Hôm nay,  

No Pain No Gain: Không Đau Không Đã

11/09/201800:00:00(Xem: 12924)
Tác giả: Lại Thị Mơ

Bài số 5493-20-31300-vb3091118

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
***
 

Khi viết bài, tôi thường bị góp ý về chuyện chen tiếng Anh vào. Thật tình sống ở Mỹ đã lâu, hình như ngôn ngữ không còn biên giới, nó đã hòa trộn vào tiếng mẹ đẻ khi muốn diễn tả ý tưởng. Vì vậy thỉnh thoảng tôi thấy mình lại chứng nào tật nấy, nhất là  mấy chữ thông dụng như chữ OK, chứ thật ra không phải vì ham “vọng ngoại” mà quên tiếng mẹ đẻ. Thêm một lý do nữa, đôi khi tiếng Anh viết ngắn, nhưng hiểu nhiều.

 “No Pain No Gain.” Trong tiếng Anh, “Pain” là đau, gợi ra sự vất vả, khó nhọc, mới “Gain” đạt được. Khó nhọc mà vẫn đạt được  thì đúng là “quá đã” hiểu theo nghĩa thích thú. Vậy “No Pain No Gain” có thể diễn nôm là “Không Đau Không Đã”, Chỉ bốn tiếng mà so với câu tiếng Việt cùng ý, “muốn ăn phải lăn vào bếp”, thấy gọn nhẹ hơn, nhất là thời buổi này lại càng cổ lỗ sĩ, muốn ăn chỉ cần có tiền, gọi delivery. Hoặc muốn ăn hét thì phải đào giun, nói xa xôi, dông dài trẻ con không hiểu (đôi khi cả má nó) chỉ có những người dưới quê đã từng thấy người ta đi câu mới biết tại sao mới phải đào giun trước. Vì vậy xin mọi người bỏ qua.

Cứ mỗi lần đọc ở đâu câu “No Pain No Gain”, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm trong ký ức. Thường là kỷ niệm vui của những lần du lịch xem thắng cảnh.

Năm 1996 chúng tôi gồm hai gia đình đi xem tượng Nữ Thần Tự Do ở NY, dẫn theo một lô nhóc từ 5 tới 11 tuổi. Sau khi qua phà tới đảo, mọi người sẽ vào Viện bảo tàng trưng bày chứng tích của tiền nhân di cư qua Mỹ từ những thế kỷ xa xưa. Nhìn những cái va ly bằng nan bằng lát, nhỏ như cái hộp đựng giày, chúng ta mới hiểu chuyện ngày xưa hai cha con chỉ có chung một cái quần là không phải chuyện bịa. Còn Trần Minh khố chuối chắc cũng có thể có chứ không phải là hư cấu, bởi vì vượt đại dương tìm đường sống mà gia tài mang theo vỏn vẹn chỉ có cái va ly nhỏ như vậy, thì nhét được bao nhiêu của cải.

Hình ảnh thuyền nhân (di dân đa số đều dùng thuyền) có từ thế kỷ 16 đã chứng tỏ câu “No pain no gain” muôn đời đúng cho tất cả chúng ta.

Trong Viện bảo tàng, người ta có thể tìm ra phả hệ của nhiều gia tộc. Xem xong phần này, chúng tôi phải xếp hàng để vào phía trong tượng. Hàng người đứng xếp dài như con rắn, mà trời mùa Hè thì nắng chang chang, đám trẻ vẫn kiên nhẫn chờ. Để mọi người biết bao lâu sẽ được vào bên trong, người ta để một cái bảng nhỏ cho biết thời gian ước lượng. Chúng tôi xếp ở đoạn phải cần 90 phút mới được vào bên trong, chẳng ai bỏ hàng, chẳng ai kêu ca, ý thức kỷ luật là nét đẹp của văn hóa Âu Tây. Chỉ có mỏi chân quá thì mọi người ngồi xổm, tay cầm tờ giấy che nắng chiếu rát mặt.

Vào tới bên trong lại còn phải trèo thang sắt để lên tới nơi cao nhất là ngọn đuốc. Rất nhiều bậc thang, có nhiều đoạn chỉ chui lọt một người. Trẻ con cũng thở hổn hển, nhưng khi thấy tấm bảng khuyến cáo: không tiếp tục thì bước qua thang máy. Đi lên hay đi xuống thì tôi không nhớ, có điều 7 đứa trẻ từ 5 tới 11 tuổi, chúng nhìn nhau (như một thách thức) và không đứa nào bỏ cuộc.

Lên tới nơi cao nhất, nhìn xuống phía dưới chỉ thấy xe cộ nhỏ li ti như những chấm đen di chuyển. Đó là lúc mọi người đã tự cho mình phần thưởng “No Pain No Gain”, cho bõ công ngồi chờ dưới trời nắng chang chang, và ì ạch leo mấy trăm bậc thang.

Khi về nhà đọc  chi tiết nói về tác giả là ông Eiffel, một Kiến Trúc Sư tài ba, mới thấy ý kiến của ông độc đáo như thế nào. Nước Mỹ quả là may mắn, vì (theo tôi) tượng Nữ Thần Tự Do ý nghĩa và nổi tiếng hơn tháp Eiffel, dù do cùng một người khởi xướng gầy dựng.

Để hoàn thành và bảo trì bức tượng, nhiều vấn đề vô cùng nan giải: làm sao di chuyển khối sắt khổng lồ, làm sao gìn giữ cho khỏi hư hỏng theo thời gian. Vì tượng Nữ Thần Tự Do dựng trên một hòn đảo chịu phong ba bão táp, mà NY là nơi có tuyết và bão rất nhiều. Tôi đi xem trước để thấy mình trầm trồ khâm phục, về nhà đọc thêm tài liệu để tăng thêm lòng ngưỡng mộ nhân tài.

Sau vụ khủng bố 9/11/ 2001 nghe nói không được vào bên trong tượng, mãi sau này mới cho vào xem bên trong, nhưng khỏi cần xếp hàng (free) mà chỉ cần mua vé. Như vậy chẳng có chút nào nặng nhọc, nhàn hạ quá, thiếu phần náo nức của cảm giác tò mò chinh phục.

Cho tới bây giờ đám trẻ đã trưởng thành, nhưng đứa nhỏ nhất lúc đó 5 tuổi, vẫn nhớ chuyện xếp hàng và leo bên trong như những đường hầm sâu hun hút. Thường người ta chỉ nhớ những gì khó khăn trục trặc, chứ mua vé đi thang máy rồi vèo lên, vèo xuống chẳng có gì đáng nhớ. Bởi vậy khi đi thăm tháp Eiffel, dù lớn tuổi chúng tôi cũng ráng đi bằng chân, xem sức mình chịu nổi tới đâu.

Cũng mùa Hè năm đó chúng tôi đi thăm Thủ Đô Washington DC. Hồi đó rất nhiều người đi thăm DC, có điều vào bên trong Bạch Cung thì chắc không nhiều, vì một lẽ rất dễ hiểu là phải xếp hàng rất sớm. Có người phải xếp từ nửa đêm ngày hôm trước, giống như ngày xưa sau tiệc Thanksgiving, là phải ra xếp hàng để mua hàng ngày Black Friday.

Năm đó chúng tôi có 3 gia đình gồm 13 người, lúc 4 giờ sáng 3 người lớn ra xếp hàng, 3 người còn lại ở lại phòng trông trẻ con. Tới 6 giờ sáng nhân viên trong Nhà Trắng ra đóng dấu trên cổ tay, sau đó tan hàng. Tới 10 giờ thì được vào xem bên trong, mỗi người được dẫn vô 3 người. Chỉ có 3 người có đóng dấu, như vậy thiếu mất một người không được vào.

Trong lúc xếp hàng, chúng tôi lân la hỏi chuyện anh chàng ngồi trước mặt. Nghe tỉ tê than thở chuyện một người không được vào, anh chàng nói ngay sẽ đưa vào dùm cho, nhưng phải trả 25 đô. Thật tình cờ tôi biết có “nghề” xếp hàng để bán chỗ, sau khi đóng dấu tay, tới giờ mở cổng anh chàng đó đưa 3 người khách không muốn xếp hàng vì quá sớm, và quá lâu. Sau khi qua khỏi cổng, anh chàng sẽ lẻn ra về, người gác cổng chắc cũng nhẵn mặt, có điều anh có làm gì bất hợp pháp đâu, vì tay anh có đóng dấu đàng hoàng mà, thiệt là cái khó ló cái khôn. Còn chuyện làm sao anh kiếm được khách mỗi ngày thì đành chịu. Chúng tôi thấy 25 đồng mắc quá, ỉ eo trả giá, giá nào anh cũng không chịu, ấy vậy mà khi tới giờ vào cổng anh bảo nhắn người nhà ra dẫn cho vào không. Thì ra anh chỉ tìm ra được 2 người, nên thấy uổng công cho vào free. Kể ra anh cũng biết tính toán chuyện làm ăn, vì nếu để trả giá, các bạn anh sẽ không bằng lòng. Hóa ra có tới một nhóm người làm nghề này, phải tôn trọng luật lệ, không được phá giá.

Như vậy nhờ xếp hàng từ sáng sớm, tình cờ tôi biết được chuyện thú vị, vậy chẳng phải “ no pain no gain” sao?

Sau vụ khủng bố 9/ 11, chỗ nào cũng bị nghi ngờ là mục tiêu của bọn phá hoại nên nhiều chỗ không cho vào xem nữa, chứ trước kia chúng tôi được vào xem cả chỗ làm việc của FBI, có rất nhiều điều vô cùng thích thú, những chuyện chỉ nghe kể trong các truyện trinh thám, tội phạm đa phần là những nhóm gangster vận chuyển ma túy vào nước Mỹ. Dĩ nhiên chỉ trưng bày những mánh đã bị giải mã, chứ bọn này là phù thủy có trăm phương ngàn cách, những con quỷ trăm đầu, chặt đầu này mọc ra đầu khác.

Được xem tận mắt các cách ngụy trang của nhóm tội phạm, từ người lớn cho tới trẻ con ai cũng kinh ngạc khâm phục FBI (Federal Bureau of Investigation) vô cùng tài giỏi trong việc phá vỡ mọi âm mưu phá hoại. Còn tù Mỹ thì khó mà vượt ngục, chả thế mà “anh lùn” trùm ma túy Mexico tên là El Chapo bây giờ phải giam ở Mỹ. Anh ta bị bắt nhiều lần, thế mà vẫn chui ra được, rõ ràng là có kẻ bị mua chuộc theo “phương châm” của dân giang hồ: Cái gì cũng mua được bằng tiền. Bởi vậy Mỹ không tin nữa, nhốt ở xứ Mỹ cho chắc ăn.

“No Pain No Gain” là chân lý muôn đời cho cuộc sống, các nhà Tỷ Phú như Bill Gates, Warren Buffett đã giao hẹn với các con không để lại gia tài cho chúng. Có đâu như con cái của mấy ông lớn bên VN xài tiền như nước, học hành lớt phớt vì đã có ô dù che chắn.

Ngày xưa sĩ tử học đêm học ngày mới cầm được mảnh bằng, rồi lại phải vất vả kiếm việc, người ta gọi là “đổ mồ hôi, sôi con mắt”. Còn bây giờ bằng giả nhan nhản, sở dĩ bằng giả xài được là do nơi nhận họ vào làm. Có lẽ họ biết nhưng giả vờ lờ đi, do có quá nhiều ô dù, chứ thật ra muốn kiểm soát giả hay thật rất dễ dàng. Kỳ thi nào cũng có ghi Hội Đồng thi, ngày giờ và nơi thi. Dù văn bằng hay học bạ chỉ cần truy nguồn gốc là biết ngay thực giả.

Bằng giả cũng như tờ giấy quảng cáo cao đơn hoàn tán, sở dĩ nó có giá trị là do nơi nhận.

Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.

Họ chỉ muốn hưởng chứ không muốn tốn công sức và thời gian.

Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đôi khi làm giảm hạnh phúc đơn sơ giản dị. Ngày xưa muốn ăn bánh bông lan, mẹ bắt chị em tôi phải quậy trứng bằng tay. Bao nhiêu là tài khéo để thi thố, trứng phải đánh cho đều, đánh mỏi nhừ cả tay, cho thật nổi, không được đổi tay người khác, vì trứng sẽ bị vữa. Sau đó nhóm bếp than cho thật hồng, gạt bớt than, trứng và bột sau khi đánh xong, đổ vào nồi gang nướng, than hồng đổ trên mặt vung. Phải canh than trên dưới mặt nồi để bánh không bị khét.

Bao nhiêu vất vả mới làm xong ổ bánh bông lan nướng than. Cả nhà ai cũng suýt xoa hít hà khi mỗi người được chia một miếng nhỏ xíu, sao mà ngon thế. Còn bây giờ cái gì cũng có sẵn, từ máy đánh trứng cho tới lò nướng, nhưng mãi mãi không bao giờ tôi có lại cảm giác như ăn miếng bánh mộc mạc ngày xưa, dù rằng bánh làm bằng các vật liệu thượng hạng từ bơ tới bột.

Cũng vậy, bây giờ mọi thứ cứ làm sẵn từ ẩm thực tới du lịch. Ngày xưa khi xem thác Datanla trên Đà Lạt chúng tôi phải đi bộ từ chợ Hòa Bình tới thác hàng mấy cây số, chỉ  dùng phương tiện sẵn có là đôi chân, rồi phải len lỏi trèo các con đường hoàn toàn hoang dã, để vào tận bên trong. Du lịch mà tưởng như đi khám phá thiên nhiên, cảm giác đó thích thú ngạc nhiên, có một chút gì hãnh diện vì mình đã bỏ công sức, mới có món quà: ngắm nhìn kiệt tác của thiên nhiên.

Ngày nay người ta muốn thực hiện nhiều “kiệt tác” chế ngự thiên nhiên, nên họ làm đủ thứ “ hoa lá cành” tô son trét phấn cho các thắng cảnh. Có cáp treo đưa khách đến tận nơi, xe dập dìu, cửu vạn gồng gánh đồ cúng vái. Du lịch ngày nay có vẻ như để khoe của hơn là tìm hiểu di tích thiên nhiên, áo quần loè loẹt, lo chụp hình để đưa lên Face Book.

Người ta chen vào các phương tiện hiện đại để phục vụ du khách, với mục đích kiếm tiền, vô tình làm mất đi những nét hoang dã nguyên thủy.

Mùa khai trường đến rồi, các cô cậu học trò dù chỉ mới bắt đầu mẫu giáo, cũng phải từ bỏ vui chơi để học hành nghiêm chỉnh, chẳng cần nhắc nhở “No Pain No Gain”. Knowledge is power nghe dễ hiểu hơn câu ví von “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Thời công nghệ tiên tiến không ai hiểu để có một cây kim, phải mài cục sắt (cho tới bao giờ).

Nhà bác học Albert Einstein khuyên chúng ta làm việc chăm chỉ sẽ thành công vì “Thiên tài chỉ bằng nửa lao động”. Như các cụ thường khuyên nhủ con cháu “cần cù bù thông minh”, chẳng cần như những lời sáo rỗng “Lao động là vinh quang”.

Xin nhớ dùm “No Pain No Gain,” các cô cậu học trò ơi.

Không lo học hành thì Burger King chờ ở cuối đường. Không phải làm chủ, mà bưng bê rửa chén suốt đời.

Lại thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
12/09/201804:51:22
Khách
Tôi đồng ý với cách dịch của Lê Như Đức "Có chí thì nên"; hay của Tim Nguyễn "Có công mài sắt, có ngày nên kim", có vẻ thích hợp hơn cách dịch "Không đau, không đã".
Ngoài ra, tôi cũng đồng ý với Tim Nguyễn khi phê bình tác giả ở đoạn cuối, khi nhắc đến Burger King... Tôi biết có rất nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, trong thời gian đang còn đi học, đã từng làm ở các tiệm McDonalds, Burger King, In-N-Out Burger,..., nhưng sau này khi ra trường đã trở thành kỹ sư, luật sư, bác sĩ,...
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng: tôi hiểu ý tác giả muốn nhắc nhở các thế hệ sau phải cố gắng học hành để có được tương lai tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, xin cám ơn tác giả về một bài viết vui và cung cấp cho người đọc biết thêm một số kiến thức thú vị.
12/09/201803:34:37
Khách
Bài viết rất vui và ý nghĩa " No Pain No Gain: Không Đau Không Đã " có công mài sắc có ngày thành bù lon cho nó nhanh hơn ha.ha.ha...thật là niềm đau chôn dấu là đây.
12/09/201800:53:17
Khách
Bài viết thú vị ghê! Cứ... tẩn mẩn, tần mần với “Không Đau Không Đã”🤓🎶‼️
Cám ơn chị đã nhắc nhớ, một vùng trời hạnh phúc nhạt nhoà nhưng thiệt là... Quá Quá Đã Vì Đau🌹‼️
Ngày xưa ơi!...
12/09/201800:27:34
Khách
Tiếng Anh dịch sát nghĩa nó cứng nhắc. Mình có thể dịch rộng rãi hơn để làm rõ ý nghĩa của câu nói. Như trong bài này tác giả muốn khuyên nhủ các em chịu khó học tập để đạt được một văn bằng gì đó cho tương lai...Tôi thấy câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Dùng cho câu " No pain, no gain " là khá thích hợp. Còn nếu áp dụng vào đời sống thì phải làm lụng mới có ăn! Phải vất vả mới có cơ đồ... Đọan cuối tác giả có nói....! Xin lưu ý tác giả là " Không có Nghề hèn chỉ có Người hèn!" Nếu như có ai phải làm cái công việc bưng bê hay quét dọn thì cũng quý vậy còn hơn là đi ăn trộm ăn cướp hay các việc tồi tệ khác! Hãy tôn trọng mọi nghành nghề. Nghề nào cũng đáng quý vậy! Bài viết có ý nghĩa nhưng hơi lan man. Xin cám ơn tác giả.
11/09/201823:58:27
Khách
" Khong ddau , khong dda~ " goi nho' ban? nhac ' Like a Virgin ( Madonna )
DDau thi` co' , dda~ thi` lau roi` khong con` nho' , nhung co' the? la` khong hi hi`
' No pain ,no gain " trong phong` gym thuong dung` y' muon' noi' cac' bap thit can` phai? ddau ( tap nhieu` ) truoc' khi dduoc no? nang , nhin` ddep .
Thanh` ngu~ rat kho' dich ....cho ddung' va` sat' nghia~
Tran trong .
Kim Ho
11/09/201811:48:03
Khách
Dịch “No pain, no gain” thành “Không Đau Không Đã” hay “muốn ăn phải lăn vào bếp” đều không chính xác chị Mơ ơi.
Câu “muốn ăn phải lăn vào bếp” không có nghĩ là chịu khó làm cực nhọc mới có ăn mà hàm ý là hãy tới đúng chỗ mà lấy đồ ăn chứ nhiều khi không cần phải làm gì hết.
Câu dịch “Không Đau Không Đã” lại còn đi quá xa ý nghĩa. Hôm qua tôi đi chích ngừa flu, chích đau quá mà chả thấy đã gì cả.
Theo thiển ý của tôi thì câu: “có chí thì nên” mới đúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,252,237
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến