Hôm nay,  

Mùa Thu Kỷ Niệm

14/11/200500:00:00(Xem: 129505)
- Người viết: CMPN

Bài số 870-1461-296-vb3111505

Tác giả CMPN danh tính đầy đủ là Christine Mai Phương Nguyễn, cho biết bà và gia đình là cư dân Westminster và làm việc tại California. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, CMPN gửi một loạt ba bài viết. Sau đây là bài thứ ba.
*
Tôi đặt chân đến thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào mùa Thu năm 1981. Tiểu bang này, khí hậu gần như mưa quanh năm, chỉ nắng được vài tháng vào mùa Hè. Còn lại là mưa dầm dề hầu như từ sáng đến tối vẫn chưa dứt. Vào mùa Đông thì ôi thôi, lạnh ơi là lạnh, lại còn có tuyết nữa.

Trước khi học xong, tôi được nhà trường giới thiệu để đi làm chương trình Internship tại Sở Cảnh Sát Portland, Oregon. Công việc của tôi làm là đánh máy và cho những dữ kiện vào computer. Chỉ sau một thời gian ngắn, thì tôi ra trường. Sở Cảnh Sát muốn giữ tôi ở lại để làm việc, nhưng tôi lại sợ vì tính nhút nhát, lại nghe bạn bè cùng ra trường hù doạ: “Mầy làm cảnh sát là người ta sợ, vì chơi với mày ngày hôm nay, là ngày mai sẽ bị mày cho vào ngồi trong bót”. Hơn nữa bạn bè lại xúi dục: “Tụi mình cùng làm nhà Bank, rồi mai mốt mình cùng nhau mở công ty luôn thể”.

Mùa Thu 1986, tôi và một số bạn học cùng lớp, cùng ra trường với nhau. Chúng tôi có cái duyên là được nhà Bank phỏng vấn, và lại được làm chung với nhau mấy năm trời. Rồi sau đó, thì thuyền theo lái, gái theo chồng, chúng tôi đành phải chia tay nhau theo hoàn cảnh của mỗI người…

Từ những người thân trong bạn bè, cũng như trong sở tôi làm, ai cũng thắc mắc là tại sao tôi lập gia đình đã lâu rồi mà chưa chịu có con! Tôi nghĩ, lại thấy thương Thầy Mẹ, cứ thôi thúc tôi phải có con để ông bà còn được bế cháu, có đứa cháu thì ít ra hai ông bà cũng còn được an ủi trong tuổi già. Mẹ tôi bảo:

- Con có biết người ta thường nói: “Lấy chồng mà không có con thì cũng giống như cây độc không trái”.

- Sao mẹ lại nói thế"

- Ừ, có riêng gì mẹ nói đâu, đời người ta thường mai mỉa ngườI đàn bà lấy chồng lại không có con.

- Con nghĩ tư tưởng đó xưa rồi mẹ oi!

- Xưa gì mà xưa, lập gia đình mà không có con thì chẳng thà ở vậy cho khỏi mang tiếng.

Dù nhiều lần mẹ tôi vẫn cứ nhắc mãi, làm tôi bực mình nhưng tôi cũng hiểu là vì cha mẹ thương, nên lo cho mình. Cái lo của cha của mẹ là sinh thành ra mình, nuôi nấng dưỡng dục mình, rồi khi lớn lên, cha mẹ lại lo cho con cái có đôi có lứa cho xong phận để các cụ được yên tâm.

Ban ngày thì tôi và anh ấy đi làm, cứ sáng nào cũng phải dậy thật sớm lo nấu nướng chuẩn bị thức ăn rồi đem đi làm. 7 giờ sáng là đã phải ra khỏi nhà với chiếc xe cộc cạch lái trên freeway luôn kẹt cứng vào mỗi buổi sáng

vì vào giờ đó, mọi người đều tuốn ra để đi làm cho kịp giờ. Cái khổ nhất là lúc đi làm về ban chiều, ai cũng mệt nhừ từ công sở mà lái xe cứ phải nhếch từng tí một trên freeway thì không biết đến bao giờ mới về được đến nhà. Cứ ngày nào cũng lái xe mất một giờ đi, rồi một giờ về là hai tiếng lái xe trên đường, rồi vào công sở làm thêm tám tiếng nữa, chưa kể những lúc phải ở lại để làm overtime. Về đến nhà sau giờ làm là cơ thể mệt đến độ giống như linh hồn rời thể xác. Cuộc sống bên mỹ này, công việc là chính. Hai vợ chồng đi làm lo cho miếng cơm manh áo, rồi còn biết bao nhiêu điều phải lo như tiền nhà tiền cửa, tiền bảo hiểm chi phí, tiền này, tiền kia, thế mà vẫn không đủ, đôi khi mình còn phảI năn nỉ chủ cho làm thêm giờ overtime. Tôi

thực sự quá mệt mỏI cho cuộc sống ở mỹ này, nhiều lúc tưởng chừng như muốn ngã đổ vì quá nhiều khó khăn phảI giải quyết. Nghĩ đến căn nhà phải trả nợ trong vòng 30 năm nữa, con đường thật dài trước mắt, nhưng vẫn phải cố gắng được ngày nào thì hay ngày đó. Đã lỡ phóng lao thì đành phải theo lao. Còn nếu không nổi nữa thì đành phải buông xuôi. Khi nghĩ tới đó là nghĩ tới sự tận cùng, tôi vội xua đuổi những tư tưởng ám ảnh đó trong đầu.

Nhiều lúc tôi nói chuyện với nhà tôi để chia sẻ những lo âu chất chứa:Anh à, anh có nghĩ là mình qúa dại khi mình mua căn nhà này không"

- Sao em lại nói thế"

- Mình phải đi làm qúa vất vả để trả nợ cho nhà bank.

- Thì cũng phải cố chứ sao!

- Em thấy mình phảI gồng gánh trả nợ đến 30 năm nữa, tự nhiên sao thấy sợ sợ. Em nói thật với anh, tiền lời mình trả cho nhà bank họ ăn lời nhiều quá. Em thấy mình trả nợ bao năm rồi, mà sao mortgage phải trả hằng tháng vẫn còn cao. Em lo nhiều đêm không thể ngủ được.

- Có gì đâu mà sợ, người ta sao thì mình vậy. Mình lo âu quá chỉ làm khổ cho mình mà thôi.

- Em biết thế, nhưng vẫn phải lo, anh bảo không lo làm sao được.

- Hai vợ chồng, cả hai đứa cùng chèo mà em lo quá làm gì, trả được

tới đâu thì hay tới đó.

- Nhưng nếu chẳng may, một trong hai đứa mình, lỡ bị mất việc thì làm sao"

- Thì lúc ấy mình lại tính.

- Em sợ không trả nổi, rồi nhà bank họ kéo nhà, thế là mất luôn cả chì lẫn chài, bao nhiêu mồ hôi, công lao khó nhọc trả tiền cho nhà bank từ trước đến giờ đều mất hết. Em không biết lúc đó mình sẽ ra sao"

- Sao em cứ lo xa để làm gì" Mà cho cùng lắm, nếu mình có thất bại, mình mới là mẹ thành công. Anh thấy cũng nhiều người thất bại lắm mà họ có chết đâu.

Nhà tôi nói chuỵên sao ngang quá, mình đã đang lo phát sốt cả lên, thì anh ấy lại cứ dở giọng nói ngang ngang. Tôi bực mình và kể cho anh nghe câu chuyện vừa xẩy ra:

- Anh biết không, Vân Anh nhỏ bạn em đó, vợ chồng nó đi làm nai lưng ra để trả nợ căn nhà được 16 năm rồi, đùng một cái, chồng nó bị mất việc, một mình lương của nó làm sao đủ để trả nổI tiền nhà.

Mấy tháng sau, hai vợ chồng phải cố gắng lắm, nhưng cũng không thể cấm cự nổi, thế là ngân hàng kéo luôn căn nhà không một chút thương xót. Đau khổ quá, hai vợ chồng và 3 đứa con bị mất nhà đành phải thuê một cái garage cũ kỹ của người em để mà ở tạm. Sự mất mát quá lớn, tiền bạc đi làm vất vả trong mười mấy năm trời để trả nợ cho căn nhà, bây giờ thì tất cả như muối bỏ biển. Rốt cuộc lại chẳng được gì mà gia đình nó chịu đựng không nổi, bây giờ lại đâm ra ly tán, em nhìn mấy đứa nhỏ, các cháu rất là tội nghiệp, bữa đói bữa no. Nếu như ở Việt Nam thì không nói làm gì, nhưng ở bên Mỹ này mà hoàn cảnh như vậy, thấy mà thương cho sự không may của các cháu. Khi gia đình phân chia mỗi ngườI mỗi nơi, sự thiệt thòi và tội nghiệp nhất vẫn là mấy đứa trẻ. Anh thấy không, anh cứ bảo em đừng lo, không lo làm sao được.

Câu chuyện căn nhà, rồi bao nhiêu vấn đề bill biếc, cứ dồn dập ngày này qua ngày khác, tháng nọ sang tháng kia, năm này qua năm tới. Người ta lại còn bảo: “Ở bên Mỹ này, nợ càng nhiều thì càng tốt,cao chừng nào thì càng hay chừng đó, ai mà không biết nợ thì kể như người đó quá dở.” Tôi không muốn nghe những lời đó, nhưng càng không muốn thì những câu chuyện của họ hằng ngày cứ lọt vào tai tôi, nhất là ở trong sở làm. Thành thử ra ở trong sở, tôi luôn luôn được nghe câu nói của những ngườI co-worker. “Today is not my day”. Hôm nay không phải là ngày của tôi. Thế là tôi lại biết có chuyện gì không may xảy ra cho người đó rồi. Ngày nào cũng như cái bánh xe, không quay, không chạy là coi như công việc bị đình trệ.

Hôm nào đi làm về, tôi cũng phải ghé thăm ông bà cụ, tuổi già sức yếu rồi, lúc này thầy mẹ tôi đâu còn sức khoẻ như ngày xưa để gánh vác hết mọi công việc nhà, việc sở như khi còn ở bên Việt Nam. Vừa bước vào nhà là tôi đã thấy thầy mẹ tôi đang lúi húi sau vườn, hai ông bà coi cái vườn là niềm vui trong tuổi già. Thấy tôi vào, mẹ tôi lên tiếng:

- Con mới đi làm về à"

- Vâng, con vừa về thì ghé xem thầy mẹ có khoẻ không"

- Thì cũng thế, ngày nào còn ra vườn được là còn may rồi, ngày nào mà phải ngồi yên một chỗ là biết mình sắp sửa rồi đấy. Con có đói, đi lấy cơm mà ăn.

- Không, con không ăn đâu, con chỉ thăm, xem sức khoẻ thầy mẹ thế nào, rồi con còn phải về nhà để nghỉ một chút và nấu cơm chiều.

- Thế bố nó có khoẻ không" Nó đi làm mấy giờ về"

- Nhà con vẫn khoẻ, vẫn phải đi làm. 7 giờ chiều anh ấy mới tan sở.

- Làm vừa vừa thôi, nằm xuống là nguy lắm đấy!

Thầy nhìn tôi thở dài rồi bảo:

- Tối hôm qua thầy mẹ vừa nghe tin anh Tâm chết rồi.

Tôi giật mình: Ủa, anh ấy làm sao vậy Thầy"

-Thảo nó gọi phone báo tin cho thầy mẹ, nói là nhà con đi làm về lại không ăn cơm như mọi khi. Tự nhiên vừa ngồi xuống ghế là kêu mệt,

thấy anh ngồi xong ngả đầu về đàng sau thở dốc. Con con nó chạy lại cầm tay ba nó, và sờ lên trán anh ấy rồi nó thảng thốt kêu lên:

-Mẹ ơi, người ba lạnh ngắt rồi, mồ hôi ba ướt đẫm thế này.

Con vội chạy lại, cầm tay nhà con thì quả thật, anh không còn biết gì nữa. Con gọi xe cứu thương chở anh ấy đến bệnh viện, sau khi bác sĩ khám nghiệm xong, bác sĩ cho biết là: Anh ấy bị dứt mạch máu não.

Tôi nghe thầy tôi kể chuyện người anh con bác tôi, tôi lặng người đi và khóc, tôi hiểu anh Tâm, một người anh trầm tính, điềm đạm, thương yêu gia đình cũng như anh có một tấm lòng nhân ái đối với mọi người. Anh nghèo nhưng tấm lòng không nghèo, một người bạn anh bị mất việc, anh cho ở trong nhà 6 tháng để đi tìm việc làm. Anh thường bảo vợ chồng tôi: “Ở đây không được mấy anh em, có chuyện gì thì cứ gọi anh. Tiền bạc không quan trọng, chỉ có tình nghĩa mới là cao quí.” Những câu nói của anh ngày nào còn trong tôi, nhưng bây giờ anh đâu còn nữa, anh đã ra đi từ tối hôm qua rồi. Tôi biết hai anh chị cũng như người con lớn nhất phải đi làm rất là vất vả, nhiều lần gặp anh, tôi lại hỏi thăm anh về công việc:

- Công việc anh dạo này có đỡ không"

- Cũng tạm được thôi em, người chủ của anh chèn ép nhân công lắm, việc thì nặng, mà lương thì lại quá rẻ.

- Sao anh không đi kiếm một công việc khác cho nhẹ hơn"

- Anh làm đâu quen đó rồi, công việc bây giờ đâu phải dễ kiếm.

- Vậy em nghĩ anh đã quen công việc làm ở đó rồi, sao anh không xin người chủ để họ tăng lương cho anh.

- Anh xin hai lần rồi, nhưng vẫn không được. Chủ nói ông chỉ trả thế thôi, vì anh cần công việc làm để lo cho gia đình nên anh đành chịu vậy.

Tôi hiểu anh vì lo cho cuộc sống nên chấp nhận sự hà khắc của chủ. Tội anh quá, tôi chỉ biết ngậm ngùi và thở dài. Sau câu chuyện của hai anh em, bây giờ tôi lại nghe tin anh ra đi. Càng nghĩ tới, nước mắt tôi càng tuôn trào. Thầy Mẹ, tôi và nhà tôi cùng đi tới nhà quàn để nhìn mặt anh lần cuối. Sau đó là tiễn biệt anh với tất cả sự có mặt đông đủ của mọi người thương yêu anh. Nước mắt tôi vẫn trào ra…

Tôi biết là thầy mẹ rất thương và lo cho tôi. Nhất là sau cái chết của anh Tâm, mẹ tôi muốn tôi phải giảm bớt công việc lại vì vấn đề sức khoẻ. Ngày nào cũng thấy con đi làm quần quật suốt ngày, mẹ tôi xót xa và buồn vì cho là mình không chịu nghe lời khuyên bảo của cha mẹ. Tôi đành phải giải thích và nói thực là tại sao tôi chưa có con với nhiều lý do. Tôi nhìn đời sống ở bên Mỹ này có quá nhiều nhiêu khê, bên cạnh những vấn đề vật chất phải lo như: cơm áo, nhà cửa, chi phí, v.v…Tôi còn quan tâm đến những vấn đề về tinh thần.

Biết bao nhiêu câu chuyện trong cuộc sống của gia đình về vấn đề con cái. Con cái bên này là một vấn đề rất là phức tạp. Trong công việc của tôi hằng ngày, tôi phải nghe biết bao nhiêu vấn đề, nào là: Các cháu bỏ nhà ra đi, các cháu đã vướng vào xì ke, ma tuý, các cháu đã nghe bạn bè dụ dỗ và có những cháu gái mới mười ba, mười bốn tuổi đã mang thai, rồi phá thai, hoặc là đi đến chỗ để tự giải quyết đời mình bằng cách tự tử, đã bao nhiêu đứa con vướng vào cảnh tù tội v.v… Trách nhiệm của cha mẹ sẽ như thế nào đối những người con của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bây giờ chưa có con thì còn biết gỡ rối để giải quyết những khó khăn, khúc mắc cho người khác. Mai mốt khi tôi có con, lỡ chẳng may có chuyện gì, thì lại lo ai sẽ gỡ rối cho mình" Đó là những vấn đề làm tôi quan tâm và lo âu nếu trong hoàn cảnh của mình không may có những người con, người cháu bị lâm vào hoàn cảnh đó. Những vấn đề đau lòng đã và đang xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Có biết bao nhiêu cha mẹ sống trong nước mắt vì con cái" Cũng có bao nhiêu cha mẹ cũng đã mất con" Thực ra, không ai muốn con mình đi vào những con đường xấu, hoặc cũng có thể do hoàn cảnh, hoặc bất cứ lý do nào mà các cháu phải đi vào những con đường đó thì càng đáng thương chứ không đáng trách. Đó là những lý do chính đáng mà tôi ngại chưa muốn có con, chứ không phải là tôi không biết nghe lời thầy mẹ tôi hay là không muốn làm vui lòng các cụ đâu.

Tôi cũng giảm bớt công việc lại để giữ gìn sức khoẻ cho thầy mẹ tôi yên tâm. Bảo lãnh các cụ qua bên này cho có con, có cháu,

các cụ cũng mong được niềm vui ít nhất là không làm phụ lòng các cụ, nhất là cuộc sống ở bên này cô đơn lắm!

Thế rồi mùa Thu năm 1993, tôi mang thai cháu bé. Đến ngày cháu bé chào đời. Thầy Mẹ tôi là người vui mừng nhất. Bà ngoại là người đặt tên cho cháu, coi cháu như là một ân lộc mà ơn Trên đã ban xuống cho gia đình từ bấy lâu nay. Chúng tôi đặt tên cho cháu là Bảo Phương theo như ý bà muốn. Cháu càng lớn, càng ngoan ngoãn. Khi cháu được hai tuổi, có ai hỏi cháu:

- Con thương ai nhất" Cháu trả lời: “Con thương bà ngoại nhất”.

Qua những câu chuyện kể, cháu hiểu được là ông bà rất thương yêu

cháu, cháu luôn gần gũi ở bên ông bà. Nhờ có ông bà nói chuyện hằng ngày, nên cháu nói tiếng mẹ đẻ rất là sành sỏi. Ai nghe cháu nói chuyện tiếng Việt, cứ tưởng cháu được sinh ra ở Việt Nam. Càng ngày càng thấy cháu lớn hẳn ra, cháu được 11 tuổi rồi, cháu rất ngoan và chịu khó học hành. Cậu bé rất thích tham gia vào những công việc của trường, của lớp cũng như những công việc thiện nguyện trong cộng đồng. Tôi còn nhớ vào ngày Tết Nguyên Đán năm ngoái, cháu đi học về rồi kể chuyện là cháu lên cô giáo Mỹ để xin cô giáo cho cháu đứng trước lớp nói về: Ý Nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán, và nói đến phong tục tập quán của người Việt Nam cho mọi người nghe. Sau khi nói xong, cháu đã lên bảng để viết chữ: Chúc Mừng Năm MớI – Năm Giáp Thân. Cô giáo và cả lớp đều vỗ tay. Và khi tới giờ tan học, ba cháu tới đón về thì cô vội vàng chạy ra gọi ba cháu vào lớp, cô chỉ lên bảng và hỏi là: “Did Vincent write Vietnamese correcty"” Vincent viết tiếng Việt có đúng không" Ba cháu nhìn hàng chữ trên bảng và gật đầu. Cô nói: “ Wow! That’s incredible. I wish I could learn Vietnamese from Vincent too”. Ồ! Đó là một chuyện không thể tin được. Tôi ước gì tôi cũng có thể học tiếng Việt từ Vincent. Và cô cười một cách sung sướng rồi nói: “I am proud to have Vincent to be a good student of mine”. Tôi hãnh diện để có Vincent là học trò ngoan của tôi.

Hôm bão Katrina xẩy ra, cháu hỏi tôi: “Mẹ ơi, cho con vào hội thiện nguyện để đi thăm những người bị nạn, được không mẹ"”.

Tôi trả lời: “Con còn bé nên phải đi học, con có thể gửi tiền qua hội Hồng Thập Tự để giúp những người bị nạn. Khi nào con lớn, mẹ sẽ cho con đi giúp”.

Niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi cũng như ông bà là được thấy con, thấy cháu nên người về hai phương diện: Trí Dục và Đức Dục. Đó cũng là niềm mong ước của thầy mẹ tôi trong những ngày cuối đời còn lại trên đất Mỹ.

CMPN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,935
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.