Hôm nay,  

Hàng Xóm…

26/06/201800:00:00(Xem: 18222)
Tác giả: Anne Khánh Vân

Bài số 5421-19-31262-vb3062618

 
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch,  hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
 

***
 

Washington DC có một chợ bán đồ biển ở dọc bờ sông, đoạn đường Main Street. Chợ đồ biển này khá nổi tiếng, không chỉ với dân địa phương mà với cả khách viễn phương. Các bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra không ít những người bán hàng là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ làm việc ở đây đã từ ba bốn chục năm qua.


Mỗi lần ra đây tìm mồi đồ biển về cho tía Hai Lúa nhậu, tôi thường trò chuyện với các anh chị bán hàng.  Không phải vì đời sống của mọi người ở đây đã yên ấm, ổn định mà những người tưởng chừng chẳng còn dính dáng tới Việt Nam này – như tôi của hôm nay hay anh bán cua chẳng hạn, lại trở nên vô tâm với chuyện cá mắm, ngư dân, biển nước, đất đai, biểu tình,… tuốt ở bên nhà. 


Anh T. vừa gắp mấy chú ghẹ xanh bỏ vô bao cho tôi, vừa như nói cho chính mình nghe, vừa như chia sẻ với tôi: “… Sao không ở gần Mỹ hay Canana… lại đi ở gần cái xứ chó đẻ! Dân tình gì mà khó ưa, đi đâu ai cũng dị ứng… Tụi nó đi vòng vòng ngoài này mua cá, mua cua, không ai bán hết chị ơi, dù người phục vụ là Mỹ chứ không phải bọn em… Đâu phải cứ có tiền và huênh hoang muốn mua gì thì cũng có người bán!”

*

Mấy tuần qua, người Việt nào yêu nước, dù ở nơi đâu, cũng xốn xang với chuyện ở quê nhà.


Đọc tin tức thấy em kia ở Lăng Cha Cả - Tân Bình, sát nách khu nhà tôi ở ngày xưa, cùng chồng đi biểu tình, hòa trong đám đông, giăng biểu ngữ… Em bị công an bắt và đánh đập bầm khắp mặt mũi.  Dĩ nhiên đó chỉ là một vụ việc trong hàng trăm, hàng ngàn vụ việc... Nhưng vụ việc ấy làm tôi suy nghĩ vì người trong chuyện và nơi chốn xảy ra cứ y như xảy ra với hàng xóm mình, em út mình còn ở quê nhà.

Suy nghĩ gì ư? Giả dụ trong số các bạn học của tôi có vài bạn hiện giờ đang là công an thì sao nhỉ?  Cả lớp chúng tôi dù ngày xưa đi học thân thiện, quý mến nhau,… giờ lớn lên, mỗi người đi mỗi hướng, trở thành những thành-phần-giai-cấp khác nhau trong xã hội, có những quan điểm, lý tưởng và lập trường khác nhau.  Nếu bất đồng với ý định hiện tại của nhà nước về việc cho Trung Quốc thuê đất 99 năm, xây dựng đặc khu, hay Luật An ninh mạng, hoặc bất kỳ sự việc gì và đi biểu tình - bạn học mà có thể cũng là hàng xóm, nay là công an, mới hôm qua vẫn còn vui vẻ, gặp gỡ, ăn uống, chuyện trò với nhau; hôm nay sẽ cầm dùi cui đập vào những bạn học kia, y như em gái ở Lăng Cha Cả bị đập bầm dập khắp người? Những người đi biểu tình kia cũng có thể là thầy giáo của mình, cha mẹ của bạn bè mình, hay chính những ông bà trong xóm…

Cảnh đó loạn đến cỡ nào!?  Loạn từ trong lòng ra tới ngoài da, trên mắt, trên môi…  Tôi sẽ thắc mắc người bạn nay là công an đó, về nhà, tối ngủ, gát tay trên trán, bạn ấy sẽ nghĩ gì?


Chỉ có những kẻ không có dòng máu Việt Nam tuôn chảy trong người, mới có thể đánh đập người Việt Nam vì họ yêu nước, muốn giữ vẹn nguyên đất nước!


*


Đài BBC và CNN hôm qua vừa đăng tin, ngày 22.6.2018, phát ngôn viên chính thức của tòa Bạch Ốc - Sarah Sanders, bị “đuổi” ra khỏi nhà hàng vùng Lexington, Virginia, khi cùng gia đình đi ăn. Sau khi nhận diện người khách vào ăn chính là phát ngôn viên của tổng thống đương thời, Donald Trump, nhân viên nhà hàng đã liên lạc với người chủ nhà hàng - bà Stephanie Wilkinson, và quyết định “đuổi” người khách đó ra khỏi nhà hàng.


Khi phỏng vấn và được hỏi, người chủ nhà hàng Stephanie Wilkinson đã không ngần ngại trả lời bà sẽ làm y như thế nếu có dịp làm lại. Có nghĩa bà không hề luyến tiếc cho những gì đã làm, bởi như bà đã nói với người phát ngôn của tòa Bạch Ốc: “Nhà hàng của chúng tôi có một số các giá trị mà tôi bắt buộc phải gìn giữ như là lòng chân thật, sự đồng cảm và hợp tác, do đó chúng tôi xin phép mời bà ra khỏi nhà hàng. Người nhà của bà vẫn có thể ở lại và được phục vụ”.


Lý do bà Wilkinson và toàn nhân viên của nhà hàng Gà Mái Đỏ (Red Hen) không chấp nhận phục vụ người khách này (Sarah Sanders) vì họ tin rằng, Sarah Sanders phục vụ cho một chính phủ bất nhân và phi đạo đức, rằng Sanders đã công khai bênh vực những chính sách ác độc nhất của tổng thống đương nhiệm, và chuyện đó không thể chấp nhận được (Wilkinson believed, that Sarah Huckabee Sanders worked in the service of an “inhumane and unethical” administration. That she publicly defended the president’s cruelest policies, and that that could not stand”).

Bà Wilkinson đã nói bà chẳng thích đối nghịch với ai. Trong suốt thời gian 10 năm quản lý nhà hàng, bà Wilkinson luôn gìn giữ không để chính trị lẫn lộn vào thực đơn (“keeping politics off the menu”). Bà muốn chuyện làm ăn buôn bán thuận lợi và phát triển. Nhưng khi đến thời điểm quyết định thì phải hành động để gìn giữ đạo lý của mình.


Sarah Senders đã phản ứng rất từ tốn. Cô lịch sự trả lời người chủ nhà hàng, “Được thôi, tôi sẽ đi” và rời khỏi nhà hàng.

Vài ngày trước đó, Trời cũng đánh trúng bữa ăn của bà Kirstjen Nielsen, Bộ Trưởng bộ Nội An của chính quyền Trump. Bà Nielsen cũng buộc phải rời khỏi một nhà hàng Mexico trong Washington DC khi đang ăn vì bị nhiều người tụ họp biểu tình phía ngoài la lớn, “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ! (Shame! Shame! Shame!).


Như quý vị đã theo dỏi tin tức những tuần qua, Mỹ đã áp dụng sắc lệnh “đuổi” những người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Mỹ, không trừ ai, không có ngoại lệ. Sự việc này đã dẫn đến chia cắt không ít cha mẹ và con cái của họ và vì vậy chình quyền Trump bị lên án.

Không đi vào chi tiết phe này phe kia, hay ai đúng ai sai, phải làm gì hay không nên làm gì. Đây chỉ là những ví dụ cho thấy lòng tự trọng và anh dũng của người dân Mỹ. Họ tự do ngôn luận, tự do phát biểu cảm nghĩ. Chính phủ Mỹ cũng không vì thế mà tìm cách trả thù nhà hàng, hay đàn áp những người dám lên tiếng vì nước Mỹ là nước tự do dân chủ. 

Sự việc cũng cho thấy tầm quan của việc gìn giữ và bảo vệ quan điểm và giá trị đạo đức của từng con người ở một đất nước tự do. 

*

Cùng với những cuộc biểu tình phản đối chính quyền trong nước lớn nhất từ sau 1975 trong những tuần qua là Giải Túc Cầu Thế Giới. 

 

Người thì lo lắng cho vận mạng đất nước, xuống đường lên tiếng, biểu tình, phản đối và bị đánh đập, đàn áp. 

 

Kẻ thì bận cá độ và nhảy cầu tự tử vì “thua độ”!

 

Mạng xã hội lại xôn xao bình luận “Tưởng chết vì yêu nước thì đáng thương, đáng quý… Tự tử chết vì thua độ đá banh, vì đầu óc không sáng suốt, không biết quý trọng sự sống và công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, thì cũng đáng chết!”.

 

Tin rằng số người tự tử thua độ đá banh chỉ là một phần một tỷ của dân số gần một trăm triệu của Việt Nam hiện nay. Sức mạnh của toàn dân Việt Nam vẫn còn đây, con Rồng cháu Tiên – không chỉ ở trong nước mà ở khắp năm châu.

 

*

 

Đã qua lâu rồi cái thời con người đi khai hoang, đánh dấu lãnh thổ, như khi ông Columbus khám phá Châu Mỹ từ hơn trăm năm trước. Khó mà chứng minh được Châu Mỹ thuộc về người thổ dân nếu không chứng minh được người thổ dân là những người có mặt trước tiên trên vùng đất Châu Mỹ. Biết đâu chừng người Eskimo xuống từ bắc cực để trốn lạnh mới là những người đến Châu Mỹ đầu tiên. Giả thiết khác cũng có thể người Viking mới là những người đến Châu Mỹ trước hết, trong những chuyến thám hiểm và di dân vĩ đại vượt qua eo biển Bering…

 

Công ước quốc tế đã ra đời từ lâu. Bản đồ từng lãnh thổ đã rõ ràng. Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới không thuộc của riêng của một vài cá nhân lãnh đạo để họ tự cho quyền quyết định những điều trái ngược với ý kiến của đại đa số người dân.

 

Tiếng hát của cô Thanh Nga trong Tiếng Trống Mê Linh lại vang lên,

“Hỡi đồng bào trăm Họ!

Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước

Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang

Thà chết mà đứng thẳng,

Không cam chịu sống quỳ

Đất nước Nam cẩm tú

Người dân Nam anh hùng,

Trước đền thờ Quốc Tổ,

Thề hy sinh giết giặc cứu non sông”


***

Anne Khánh Vân

6.23.2018


https://www.washingtonpost.com/news/local/wp/2018/06/23/why-a-small-town-restaurant-owner-asked-sarah-huckabee-sanders-to-leave-and-would-do-it-again/?utm_term=.be9616154d53

https://www.cnn.com/2018/06/20/politics/kirstjen-nielsen-mexican-restaurant-protest/index.html

Ý kiến bạn đọc
12/12/202219:50:50
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/
">https://www.candipharm.com/</a>
17/12/202119:25:15
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis dosage
13/12/202111:10:17
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ buy cialis usa
10/12/202102:42:02
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a> cialis price
06/12/202111:31:33
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a> cialis price
03/11/202123:34:53
Khách
cialis coupon <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a>
29/10/202100:01:23
Khách
cialis 20mg https://cialiswithdapoxetine.com/
21/05/202121:41:28
Khách
hydroxychloroquine plaquenil https://chloroquineorigin.com/ - chloroquine sulfate malaraquin <a href="https://chloroquineorigin.com/ ">tendances du coronavirus - france </a> buy aralen online uk
25/02/202115:43:28
Khách
https://genericviagragog.com sildenafil online
24/08/201903:13:23
Khách
Enalapril Viagra Paypal Accepted Usa <a href=http://mdsmeds.com>cialis 20mg for sale</a> Priligy Menarini
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,263,426
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Nhạc sĩ Cung Tiến