Hôm nay,  

Mùng Một Tết Mậu Thân, Thoát Chết

07/06/201800:00:00(Xem: 11655)

Tác giả: Hoàng Đức


Bài số 5407-19-31248-vb5060718


 

Vài hàng vềû tác giả:  Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc:  High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ.  Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.


 

***

 


Tôi là dân Huế, năm 23 tuổi rời ghế nhà trường và rời xa nơi chôn nhau cắt rún, sông Hương núi Ngự để vào sinh sống một nơi cũng nổi tiếng với hai miền sông núi: thành phố Quảng Ngãi, quê hương của núi Ấn, sông Trà.


Suốt mấy tháng Hè tôi thấp thỏm chờ sự vụ lệnh bổ nhiệm đi dạy. Tôi ưu tư lắm vì chẳng biết bao giò mới được bổ nhiệm trong lúc thời thế đang sôi động với phong trào Phật giáo miền Trung tranh đấu chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Nỗi mong chờ lại càng thêm hồi hộp vì không biết nhiệm sở mới có nằm trong số banơi mà tôi đã chọn theo ưu tiên ghi rõ trong đơn xin ngày ra trường hay không.


Sau cùng, vào khoảng trung tuần tháng Mười năm 1963, tôi đã cầm được trong taySự Vụ Lệnh bổ dụng với nhiệm sở chỉ định: Quảng Ngãi, ưu tiên thứ ba theo thỉnh nguyện. Tôi chọn Quảng Ngãi vì thành phố này gần với Huế, dễ dàng cho tôi về thăm gia đình trong những dịp lễ, Tết và vì Quảng Ngãi là quê hương của môt vài danh gia vọng tộc trong triều đình nhà Nguyễn mà tôi mến mộ. Chọn Quảng Ngãi vì tôi cầm tinh tuổi con rồng nên thích sông, thích núi, xa núi Ngự sông Hương thì phải kiếm một vùng có núi, có sông như núi Ấn, sông Trà để thay thế. Và sau cùng, chọn Quảng Ngãi vì tôi vốn tính “hảo ngọt” mà Quảng Ngãi là xứ kẹo Mạch Nha và đường phổi nổi tiếng khắp nước.


Chân ướt, chân ráo đến Quảng Ngãi, ngồi chưa kịp nóng chỗ thì xảy ra chính biến tháng 11 năm 1963.


Sau biến cố chính trị năm 1963, tôi lại chứng kiến thêm vụ Mậu Thân.


Tôi đã sống những ngày bấp bênh, phập phòng lo âu, không biết lúc nào sẽ là nạn nhân của những trận pháo kích bừa bãi của Việt Cộng trong dịp Tết Mậu Thân tại Quảng Ngãi. Thông thường, dân Việt Nam làm ăn sinh sống xa quê hương, ai ai cũng cố gắng dành dụm tiền bạc để về quê ăn Tết. Tôi cũng không ra ngoài tập tuc này, nhất là tôi lại là con trưởng trong gia đình mà dân Huế lại nổi tiếng về tinh thần bảo thủ nữa.


Thế nhưng, năm Mậu Thân, tôi quyết định không về Huế ăn Tết, tôi xin phép bố mẹ tôi ở lại ăn Tết với gia đình vợ tôi cũng người Huế nhưng sinh sống tại Quảng Ngãi. Lý do: vợ tôi sắp “bễ bầu” đứa con đầu lòng nên không thể đi máy bay được.


Thời đó, tuy Quảng Ngãi và Huế đường đất chẳng bao xa nhưng mấy anh du kích, con cháu “bác Cáo” thường hay lập công dâng Bác, dâng Đảng bằng cách đắp mô, đặt mìn trên quốc lộ để sát hại dân lành nên những ai có chút tiền đều di chuyển bằng máy bay thay vì đường bộ dễ làm mồi cho đạn bom, mìn bẫy và có khi lại bị bắt đem vào bưng để phục vụ “cô hồn các đảng”.


Còn nhớ những ngày cận Tết, tôi đang hân hoan chuẩn bị lần đầu tiên ăn một cái Tết xa quê nhưng có niềm vui sắp được làm cha. Đùng một cái, bà chủ cho vợ chồng tôi mướn nhà yêu cầu chúng tôi cố gắng thu xếp để dời nhà sau khi ăn Tết vì bà ta cần lấy lại nhà cho cô con gái vừa theo chồng về lại Quảng Ngãi sinh sống.


Thật là tức muốn “hộc xì dầu”! Vợ sắp sinh mà lại không có nhà, ăn Tết mà cứ âu lo chuyện thuê mướn nhà thì làm sao mà thưởng Xuân được. Tôi cáu sườn mà phải cố nén giận dù trong lòng chỉ muốn văng tục.


Gặp tình thế chẳng đặng đừng, tôi muốn cho bà chủ nhà biết tôi không thèm ở trong nhà bà, không muốn ăn Tết trong nhà bà nên tôi hộc tốc chạy chỗ này qua chỗ nọ hỏi thăm khắp mặt bạn bè thân quen để kiếm nhà thuê mướn ngay tức khắc cho an cư mà lo lạc nghiệp và nhất là để ăn Tết thoải mái.


May mắn thay, trong số tử vi của tôi, cung gia cư rất hanh thông, không biết nhờ ngôi sao nào chiếu mạng, nên tôi đã kiếm được một ngôi nhà khá khang trang và do tôi năn nỉ mà họ đã đồng ý cho tôi dọn nhà vào ngay trước Tết. Thế là, cuối năm Đinh Mùi, tôi không nhớ là ngày 29 hay 30 (vốn liếng tử vi bói toán của tôi học lóm được từ ông Nội không đủ để tính được xem năm Đinh Mùi tháng Chạp có đủ ba mươi ngày hay không.) Tôi chỉ nhớ là đúng vào ngày cuối năm, tôi đã thúc hối vợ tôi dọn nhà khi chiếc bụng bầu đã vượt mặt, chỉ trong sớm tối sẽ đến ngày mãn nguyệt khai hoa.


Đêm trừ tịch, tôi thở một hơi dài khoái trá trong căn nhà mới.Thoát được một mối âu lo tìm nhà mướn sau ba ngày Tết mà còn thỏa mãn tính “thù vặt” vì đã chứng minh cho bà chủ nhà thấy rằng tôi không cần cư ngụ trong căn nhà của bà, bà không thế nào làm khó dễ tôi được!


Sau khi soạn một mâm lễ cúng giao thừa, tiễn đưa năm Đinh Mùi, đón chào năm Mậu Thân, chúng tôi vui vẻ chuẫn bị ăn một cái Tết thật tưng bừng và an ổn thiếp vào giấc ngủ với bao nhiêu là mộng đẹp ngày Xuân.


Bỗng vào lúc gần sáng, tôi không nhớ rõ là lúc mấy giờ, chỉ nhớ là đã ngủ một giấc khá ngon lành, chúng tôi nghe tiếng súng nổ chát chúa bên tai và đạn bay nghe chíu chít trong không gian chớp sáng loè qua cửa kính. Hai vợ chồng tôi vội vã chui xuống gầm giường tránh đạn. Nhà tôi mướn nằm ở tận cuối đường, vách tường bên hông nhà tôi hướng ra một cánh đồng mía, thật trống trải, cách vài trăm mét đường chim bay là bến xe ngựa của thành phố.


Lũ Việt Cộng chẳng biết nghiên cứu địa hình, địa vật như thế nào mà lại tấn công vào bến xe ngựa đã hoang phế, và tiến quân qua đám ruộng mía để xâm nhập thành phố. Khu phố tôi ở không có một cơ quan quân sự hay hành chánh nào ngoại trừ trường trung học công lập Trần Quốc Tuấn của Quảng Ngãi mà bức tưòng bên hông đối diện với mặt tiền của nhà tôi. Đạn vẫn nổ rền vang, tiếng nghe chát chúa đầy tính chất sát phạt mà sau này tôi biết là tiếng súng AK,  nghesắt máu hơn loại súng M16 nhiều.


Chúng tôi vì mới dọn nhà nên chưa kịp xây hầm tránh pháo kích, đành nằm dưới gầm giường chịu trận, chỉ trông mong vào Trời, Phật, ông bà, tổ tiên phò hộ. Nhà chúng tôi sát liền vách với nhà của chủ nhà, chỉ ngăn cách bằng một cánh cửa hông, và quả thật chúng tôi được ơn trên nên trong tiếng đạn réo chúng tôi nghe tiếng gọi của cậu học trò, cháu của ông chủ nhà gọi chúng tôi mở cánh cửa hông thông qua nhà của chủ nhà để sang núp vào hầm tránh đạn. Chúng tôi bò ra khỏi gậm gường và chạy thục mạng vào căn hầm xây bằng bao cát ngay giữa nhà bên cạnh và không quên cảm ơn rối rít cậu học trò và ông chủ nhà nhân ái.


Sáng hôm sau, dứt tiếng súng, chúng tôi trở về nhà, nhìn dưới gậm giường thì thấy vết đạn lỗ chỗ trên bức tường nhà hướng về cánh đồng mía. Thật là hú hồn, hú vía, nếu không chạy được sang nhà của chủ nhà thì vợ chồng tôi đã “ô hô ai tai rồi”.


Cách bức tường nhà tôi vài chục thước, nằm tênh hênh trên một bờ mương là xác của mấy ông “anh hùng cách mạng”, áo quần tơi tả, mình mẫy, mặt mày sơn đen để nguỵ trang, áo quần phong phanh trong cái rét của mùa Xuân ở miền Trung. Tôi chẳng hiểu quân đội của ta can thiệp vào lúc nào mà đã đẩy lui được cựôc tấn công của bọn người phi nhân đã vi phạm cuộc đình chiến được thoả thuận trong những ngày đất trời đang mở hội mừng Xuân, trong truyền thống thiêng liêng của dân tộc.


Xác của Cộng quân nằm kế cận nhà tôi liền mấy ngày không có ai chôn cất vì sợ chúng quen thói dã man gài mìn hay lựu đạn dưới xác. Dân trong vùng sợ bệnh dịch do hơi thối của xác chết gây ra nên đã tự động đem vôi rải trên xác ngưòi.


Sau những ngày bận rộn ngăn ngừa cộng quân xâm nhập thành phố, nhà chức trách mới có thì giờ nghĩ đến chuyện mang xác của chúng đi trong nỗi kinh hoàng của chúng tôi vì xác đã sình chương, hơi thối toả khắp vùng.


Sáng mồng Một Tết, trong lúc tôi đang cùng bạn hữu thân quen tất bật lo xây một hầm bằng bao cát chống đạn pháo kích kế cận phòng ngủ của chúng tôi thì ở Huế nhận được tin vợ chồng tôi đã thiệt mạng trong căn nhà cũ mà chúng tôi vừa bị đuổi nhà. Ngôi nhà đã bị cháy và nổ tung!


Rất ít người biết là chúng tôi đã dời nhà vào ngày cuối năm. Hầu như những người thân quen đều đinh ninh là chúng tôi hiện đang cư ngụ tại đó.


Sau này tôi mới biết chuyện là người con rể của bà chủ nhà, mang cấp bậc Đại uý cảnh sát, đã mang về một lá quốc kỳ VNCH thật lớn và lộng lẫy treo ngay trước nhà để trang hoàng ba ngày Tết.


Lũ côn đồ chẳng biết là du kích hay bộ đội chính quy lạc vào thành phố, tình cờ đi ngang ngôi nhà có treo quốc kỳ, lầm tưởng là công sở hành chánh hay quân sự nên đã ném chất nổ phá huỷ căn nhà.Bà chủ nhà, một cô con gái và một cậu con trai đang độ tuổi vị thành niên đã chết oan ức.


Tôi nghe tin này mà bàng hoàng, sửng sốt, nghe lạnh toát châu thân, thấy mình đã thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Tôi vội vàng đi điếu tang, lòng thầm cầu xin bà chủ nhà tha thứ cho tôi đã một lúc nông nổi, oán giận bà. Chính nhờ bà yêu cầu tôi dọn nhà mà đã cứu sống vợ chồng tôi và đứa con trai đang nằm trong bụng vợ tôi.


Những ngày sau đó, tuy trong nhà có hầm trú ẩn khá an toàn nhưng tối nào vợ chồng tôi cũng theo gia đình vợ tôi đến trú ẩn tại một toà nhà khang trang rộng lớn, có lầu, có tường ốc kiên cố của một nhà thầu khoán quen thân với Bố vợ tôi. Chúng tôi được đặc ân ngủ dưới hầm cầu thang nơi kiên cố nhất để tránh pháo kích. Cứ ban đêm nghe tiếng pháo kích và tiếng súng AK rền vang là y như ngày hôm sau có tin một vài nhà bị pháo kích gây tang tóc đổ nát và một vài xác cộng quân nằm bên bờ ruộng hay ao hồ. Dân chúng lại lũ lượt đi xem và ngậm ngùi ta thán vì xác chết phần nhiều là những thiếu niên ngây thơ bị Việt Cộng dụ dỗ. Họ không bao giờ còn có dịp hiểu ra là họ đã bị Đảng dùng làm dụng cụ để giết hại dân lành vô tội, để hy sinh xương máu cho những tín điều không tưởng của chủ nghĩa Cộng Sản.


Tôi nhớ có hôm, tò mò đi xem xác Việt cộng, tôi đã thấy một cậu bé áo quần rách bươm nằm chết bên bờ ruộng mía trong tay ôm xác một con gà banh xác mà có thể cậu ta đã nhanh tay “cầm nhầm” khi vào nhà một thường dân để tìm đường cứu nước theo gương của Bác.


Từ đó, tôi không còn đi xem xác Việt Cộng nữa và ngậm ngùi thương cảm những nạn nhân của chế độ phi nhân và vô luân đang làm cho quê hương điêu linh, giang sơn tan nát.


Con trai của chúng tôi chào đời đầu tháng ba Dương lịch, vẫn đang còn trong tháng Giêng năm Mậu Thân. Lúc còn nằm tại nhà hộ sinh, cứ mỗi lần nghe đạn pháo kích của Việt Cộng câu vào thành phố là bà ngoại của cháu nằm chồm lên người thằng bé để bảo vệ cho nó chống lại hoả tiển 122 ly. Lòng bà thương cháu nói sao cho xiết! Việt Cộng có bao giờ nghĩ đến những hoàn cảnh của người dân vô tội thường xuyên bị súng đạn của chúng đe doạ hay không? Tội ác của chúng làm sao tẩy xoá được?


Gia đình tôi ở Huế cũng theo dân chúng tản cư về vùng có trường tiểu học Đoàn thị Điểm nơi Viêt Cộng chưa chiếm giữ tại Thành Nội Huế. Họ để lại sau lưng nhà cửa điêu tàn, đổ nát vì Việt cộng pháo kích trong 26 ngày chiếm đóng thành phố Huế.


Tuy gia đình cật ruột được an toàn nhưng trong vòng thân thuộc, tôi cũng có những người thân là nạn nhân của vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế. Bác tôi, trưởng ty Bưu Điện Huế đã hồi hưu, bị chôn sống tại vùng Gia Hội; Cậu tôi, sĩ quan Cảnh Sát ở vùng An Cựu gần Cung An Định mất tích hay bị thủ tiêu, đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Bạn đồng nghiệp của tôi cùng vợ và đứa con đang mang trong bụng chết tức tưởi trong hầm trú ẩn vì bị hơi ép của đạn pháo kích trong vùng thượng thành cửa Đông Ba và còn nhiều nhiều nữa, không kể xiết.


Biết bao nhiêu sách báo đã vạch trần tội ác của Việt cộng trong Tết Mậu Thân trên toàn cõi miền Nam nước Việt và đặc biệt trên quê hương tôi, Huế đô ngàn năm văn vật.


Xin thành kính thắp lên một nén hương lòng cho những nạn nhân của Tết Mậu Thân trên khắp quê hương.


 

Hoàng Đức

Ý kiến bạn đọc
29/08/202415:56:22
Khách
And if a person like your adult a bit around the wilder side, Sexygrannypics.com has plenty to offer. Typically the site is jam-packed with pics of grannies getting down and dirty, from intense anal sex to cum facials. The <a href="https://sexygrannypics.com/granny-fisted-orgasm-art-porn-pics/">Nude Granny Fisted Orgasm</a> photo gallery is sure to have something which will certainly get you off. For anyone who else loves mature ladies, this site is actually a must-see.
08/06/201813:31:42
Khách
Sau nam 1963, bat giu cac can bo CS nam vung trong hang ngu sinh vien hoc sinh tranh dau rat la kho vi Dai Su My khong cho phep va tong thong VNCH so bi phe dao chanh giet nhu Ngo Dinh Diem.
Khi dem quan dep bien dong mien Trung nam 1967, tuong Cao Van Vien so+. bi ga`i tai na,n chet nen phai muo+n may bay cua Tuong TL My di ra Danang. Phi co cua Khong quan VN bay len ngan chan quan theo tranh dau keo ve Danang bi phan luc co My ngan chan. Sau khi dep tan quan mien Trung, canh sat bat giam cac thanh phan cs trong hang ngu tranh dau nhung duoc lenh tha ra het. Nhung nguoi duoc tra tu do tiep tuc hoat dong va tiep tay cho CS nam Mau Than.
Khi Canh Sat Hue muon bat mot can bo cs cao cap nam vung trong chua, ho phai xin phep chi huy Canh Sat Hue va Tieu Khu Truong, nhung hai ong nay vien co cong tac vang mat, ket qua ho phai xin gap tuong Truong, tu lenh tien phuong quan doan nhung bi tu choi khong cho gap, phai nho co van My can thiep moi duoc gap tuong Truong va duoc phep bat can bo nay. Cap chi huy dia phuong VNCH ca^`u an, khong ai muon bi cach chu'c, nen nham mat lam ngo de cong san tu do hoat dong. Tuong Nguyen Cao Ky loi dung chuc vu giup do rat nhieu cho HuynhTan Mam va Trinh Cong Son, du canh sat biet ho hoat dong cho CS. Den Tet Mau Than thi sinh vien tranh dau ra mat nam vung mang AK 47 tiep tay giet 5000 dan Hue.
Nhung sinh vien hoc sinh tranh dau den 1975 nhanh chong treo co MTGPMN tren cac co quan, ra lenh quan can chanh vnch dem sung nop o chu`a ti?nh ho^.i, bat giam cac si quan cao cap VNCH bi ket lai de quan chanh quy ranh tay tien ve mien Nam. Ho tu ta^.p o Dai Hoc Phat Giao Van Hanh, cong khai mang sung AK47 va M16i, keu goi cac don vi cua quan doi VNCH dang chien dau buong vu khi. Nhung chuye.n nay chi co the xay ra vi cac tuong de nhi cong hoa nghe theo lenh cua My dan xep dau hang.
08/06/201802:42:56
Khách
Một bài viết hay nhân dịp 50 năm tưởng niệm tết Mậu Thân 68. Bài viết cho thấy Cộng sản đi tới đâu là máu dân lành đổ tới đó, chết vì bị đặt mìn , chết vì pháo kích, chết vì bị chôn sống, chết vì bị mang đi thủ tiêu mất tích...

Có thể nào rằng nếu cuộc chính biến tháng 11 năm 63 đã không xảy ra thì người dân miền Nam đã có một cái Tết Mậu Thân 68 an lành và 6000 người dân Huế đã không bị thảm sát? Đó là vì vị tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa không dễ gì bị mắc lỡm chấp nhận để nghị hưu chiến của bọn Cộng sản láo lường, quỷ quyệt.

Năm 1945, ông Diệm đã từ chối chức bộ trưởng bộ Nội vụ do Hồ chí Minh đề nghị. Trong khi người của các đảng phái khác đã nghe lời dụ dỗ của họ Hồ nhận 70 ghế trong “quốc hội” của Việt Minh, và còn nhận tham gia cả cái chính phủ liên hiệp giả hiệu , khiến Hồ được thế nói với thế giới và nhân dân rằng chính quyền của Hồ là chính quyền đoàn kết quốc gia, được toàn dân ủng hộ. Và đồng thời giúp Hồ ở vào vị thế hợp pháp khi thẳng tay đàn áp, giết hại các đảng phái quốc gia.

Sau khi Hiệp Định Đình chỉ Chiến sự Genève được ký kết năm 1954, Hồ đề nghị một cuộc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. Thế nhưng ông Diệm đã không mắc mưu của Hồ. Ngày 26 tháng tư năm 1958, ông Diệm tố cáo cộng sản có truyền thống không tôn trọng các quyền tự do dân chủ. Và ông không bao giờ chấp nhận cuộc bầu cử không có sự tự do và chân thành.
07/06/201823:52:04
Khách
Linh Ngay Xua nói đúng.
Những người nằm vùng trong miền Trung, miền Nam đã góp phần rất lớn vào việt làm sụp đổ VNCH. Họ đã là thành phần chỉ điểm hăng hái và hữu hiệu cho CS từ xa đến bắt bớ và giết hại dân Huế.
Khi thả CS nằm vùng về quê, nhà cầm quyền đệ nhị Cộng Hòa đã nghĩ lầm rằng họ chỉ chống ông Diệm. Sai lầm này rất cay đắng và tai hại.
Nhưng nói cho cùng, đó là sản phẩm phụ của xã hội dân chủ: người ta vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội.
Bài học rút ra là: chính phủ quá dân chủ thì rất khó đánh nhau với một kẻ thù cực kỳ gian trá, không còn nhân tính, sẵn sàng làm bất cứ gì để đạt mục đích như CSVN.
07/06/201814:14:35
Khách
VC chie^'m duoc Hue^', giet 5000 dan Hue co lie^n he ^. den VNCH la nho+` sinh vien hoc sinh tranh da^'u nam vu`ng duoc cac tuo+'ng la~nh hoi dong quan nhan cach ma.ng nhu Duong Van Minh , Nguyen Van THieu va` da.i. su+' My che cho+?
Chanh phu? de nha^'t co^.ng hoa` ba'`t giam cong san nam vu`ng trong hang ngu~ sinh vien hoc sinh tranh da^'u Hue^' thi` bi, da?o cha'nh, Duong Van Minh ra le^,nh tra? tu+. do cho ve^` Hue^' tie^'p tu.c hoat dong, ca^'m canh sat quoc gia bat can bo cs. Neu khong co dao chanh 1963 thi CS se khong co nam vung dan duong chi loi xam nhap Hue va giet 5000 dan Hue. Quan CS khong co nam vu`ng chi? du+o`ng o? Quang Ngai, Danang va Saigon nen bi. de.p tan nhanh cho'ng.
CS chie^'m Hue^' va gie^'t 5000 dan Hue^' la` nho+` quan doi da?o cha'nh tha? co,p ve^` ru+`ng.. Qua^n ta no^'i gia'o cho CS gie^'t qua^n mi`nh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,125,742
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng.
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Nhạc sĩ Cung Tiến