Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nghề Tay Trái: Tôi Đứng Bán Tiệm Beer & Wine

16/06/200100:00:00(Xem: 199880)
Bài tham dự số: 02-273-VB 0617

Tác giả Lê Hiền đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Ông viết về kinh nghiệm mất việc, nạn trộm cắp trong hãng xưởng Mỹ, nghề tay trái làm land lord cho Mễ mướn nhà... Bài mới nhất của ông là chuyện đứng bán tiệm beer&wine. Ông Hiền sinh năm 1951. Kỹ sư điện. Hiện đang làm việc cho một hãng ở Irvine. Ước mong ông sẽ tiếp tục góp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm sống động, quí giá khác.



Vào năm 1989 ngoài nghề kỹ sư tôi đã được vinh hạnh làm công không lương cho bà xã.
Số là bà xã nổi hứng đòi đi mua tiệm bán Beer & Wine sau nhiều năm ở nhà làm nghề nội trợ trông nôm con cái và nấu ăn. Cái này thì dễ thôi, chiều lòng bà xã cho vui vẻ cả làng, để khỏi phải nghe tiếng kêu ca là ở nhà dài giờ và chán quá. Thế là tôi bắt đầu đọc báo để sang bất cứ cơ sở làm ăn nào vào khoảng trên dưới 70 ngàn đồng.
Theo người Agent chạy ngược chạy xuôi hết cơ sở làm ăn này đến cơ sở làm ăn khác, cuối cùng tôi đã ngấp nghé cơ sở bán Beer & Wine. Cũng phải qua một số thủ tục khá rắc rối, như kiểm soát thương vụ buôn bán của tiệm bằng cách ngồi lỳ ở tiệm để đếm số khách hàng và tiền tổng cộng mỗi ngày trong vòng hai tuần lễ, đọc tờ báo cáo dài về thủ tục mướn nhà, làm đơn để xin chủ Mall chấp nhận được kế tục mướn nhà dài hạn. Vì không có kinh nghiệm buôn bán nên tôi đã không để ý đến con số của thương vụ và tiền mướn nhà, sau này vào trong rồi mới vỡ lẽ ra thì phải học một bài học hơi đắt giá. Cuối cùng rồi bà xã đã đạt được ước mơ làm chủ tiệm, nàng vui vẻ và hăng hái ra mặt, trông trẻ đi mười tuổi cứ như là con gái hai mươi. Để ra vẻ bà chủ, việc đầu tiên là nàng muốn tôi làm chân dung bán hàng không công cho tiệm, thế là ngoài việc làm 8 tiếng ở sở tôi phải vội vã chạy về làm tiếp overtime mệt nghỉ đến 11 giờ đêm mới về đến nhà.
Tôi xin kể sơ qua về tiệm Beer & Wine. Đó là một cửa tiệm bách hóa thu nhỏ bán từ A đến Z, chủ yếu là kẹo bánh, nước ngọt, beer và rượu vang, thuốc lá và vài ba thứ lỉnh kỉnh nhu yếu phẩm cho gia đình như thuốc nhức đầu, thuốc đỏ, giấy chùi miệng, giấy đi cầu, tiêu, đường, dấm, kem đánh răng, trứng, sữa, còn nhiều và nhiều nữa.
Từ ngày sang tiệm, sáng sớm nàng phải dậy sớm nấu cơm để sẳn cho bữa trưa, rồi mang theo hai đứa nhỏ mới có 4 và 2 tuổi lên mở cửa tiệm cho đến 6 giờ chiều mới về đến nhà, lại phải tắm rửa cho mấy đứa nhỏ và nấu cơm tối. Trong thời gian này tôi cũng học được cách làm món trứng bảy món để phụ bà xã, nào là trứng chiên, trứng luộc, trứng thịt kho, trứng xào rau, cháo trứng, canh trứng và trứng sống. Trứng sống là món thuần túy của người Nhật đập trái trứng gà bỏ vào tô cơm nóng hổi, quay cho nhuyễn rồi cho thêm một chút xì dầu là xong bữa ăn vừa rẻ vừa nhanh. Ngoài ra tôi cũng học được cách pha nước mắm, 3 chén nước nhỏ bỏ vào 3 thìa nước mắm, rồi thêm các gia vị khác như dấm đường, chanh, tỏi bầm nhỏ. Nhưng làm sao thì làm cũng không ngon, mấy đứa nhỏ chê quá trời. Tôi đồng thời cuối tuần cũng phải phụ vào làm việc nhà như giặt và xếp quần áo vào tủ, nấu một nồi cơm, dọn dẹp nhà cửa.
Cuối tuần tôi cũng bắt đầu đi mua hàng sỉ tại những tiệm whole sale như kẹo bánh, thuốc lá và một số đồ lặt vặt. Còn beer, nước ngọt, rượu vang thì đã có các hãng giao hàng bằng xe, nhận hóa đơn một tháng sau mới phải trả tiền, nhưng trước đó cuối tuần phải chui vào walk-in cooler để đếm số hàng nào còn hay hết, cái phòng lạnh này tôi chỉ vào được không quá một tiếng với cái áo bóng dày cộm, chạy ra ngoài thì hai tay đã tê cống. Làm được mới một tháng, thì ông chủ tiệm củ ghé tạt qua nói đêm qua cửa tiệm khác của ông bị cướp và người làm công đã bị bắn chết, cửa tiệm này nằm cách khoảng 2 cây số, mới nghe đến đó tôi đã cảm thấy chột dạ và ớn xương sống, tự nhiên sau gáy thất toát lạnh. Cả tuần đó cứ nom nớp lo sợ, nhìn người khách nào cũng thấy nghi ngờ hết nhất là vào giấc tối khuya. Tôi có đến thăm cửa tiệm này và ông chủ tiệm có hướng dẫn tôi đến chỗ hiện trường còn lờ mờ vết máu dư đã cố gắng rửa sạch sẽ. Thường trên tivi hay đưa tin về vụ cướp hoặc bắn giết người của tiệm Beer & Wine hoặc Liquor những hình ảnh này hay ám ảnh tôi, số rằng một ngày nào đó có kẻ khùng lởn vởn chung quanh đây. Làm nghề này xác suất bị ăn đạn hơi nhiều.
Vào một buổi chiều đẹp trời vắng khách, nàng đang ngồi coi sổ sách thì có hai thằng vào mua bia, mỗi thằng cầm hai cái 12 packs beer rồi đi ung dung ra cửa, nàng chỉ ối lên một tiếng thì chúng đã chạy mất đất vọt lên một chiếc xe pick up rồ máy chờ sẳn. Nàng ì ạch ra đến cửa vì cái bụng bầu đã to tướng, thì mất hút bóng chúng rồi. Gọi ban dân đến để báo cáo thì họ chỉ làm biên bản qua loa rồi thôi, chuyện này xảy ra hàng ngày như cơm bửa ở các tiệm khác, vì chưa có kinh nghiệm nên gọi ban dân đến nhưng lần sau không làm phiền ban dân nữa.
Khoảng hai tháng sau hai tên thiếu niên vô mua bánh kẹo, lu bu sao đó một tên lấy mất cái bóp đựng 800 đồng. Thật là chuyện hi hữu, ngay buổi tối hôm đó, ông cảnh sát ghé lại tiệm đưa trả lại cái bóp nói là ông tìm thấy được ở gần thùng rác lớn, ngó lại bên trong 800 đồng tiền lớn được gói nhỏ bỏ sau ở ngăn nhỏ bên trong và giấy to còn nguyên vẹn, có lẽ mấy chú nhỏ không tìm thấy tiền ngó thấy cảnh sát đi tuần sợ quá nên vội vất bỏ.

Trong một buổi trưa hè nóng chảy mỡ, tôi mở cửa toang cả đằng trước và đằng sau để cho gió thổi vào tiệm. Lại một chú nhóc nhỏ khoảng 16 tuổi vào quầy bia hai tay sách hai bịch bia, tôi định nói chú ta còn nhỏ tuổi quá không mua bia được thì thằng nhóc này đã chạy vụt ra cửa sau dông mất tiêu, tôi tức quá rượt theo nhưng không phải là lực sĩ điền kinh chạy nước rút nên đành chào thua nhưng bụng cứ tức anh ách. Tám tháng mở tiệm mà 4 lần bị giựt kiểu này. Phần vì bà xã bụng càng ngày càng to mà lại bị cái cảnh ăn cướp ngày như thế này nên hai vợ chồng bàn kế sang lại tiệm để nghỉ ở nhà cho nó khỏe cái thân.
Vào buổi trưa hè cuối tháng sáu đang ngồi trong văn phòng thiết kế máy mới, thì điện thoại reo. Bà xã ở đầu giây bên kia nói là sắp chuyển bụng nói tôi phải về tiệm trông coi gấp, nàng anh dũng một mình cắn răng lái xe chạy gấp vô nhà thương mặc dù cái thai trong bụng đang hành nàng ngất ngư. Thật bái phục luôn. Tôi trở về tiệm thu xếp gọn ghẽ lại rồi chạy vào nhà thương thì đã mẹ tròn con vuông, thật là cũng may mắn quá sức không bị đẻ rớt.
Sau hai tuần lễ vacation nàng mặc dù chưa khỏe đã phải lăn lưng ra tiệm trông coi, kỳ này mang theo 3 nhóc nhỏ. Để con nhỏ bên trong cái phòng nhỏ, nàng thì ở quầy tính tiền, lâu lâu nghe con đói khóc ngoe ngoe, thật là sót bụng. Đôi khi con khóc quá nàng vừa tay bồng tay bế vừa tính tiền. Trong tình cảnh này chúng tôi nhất quyết phải sang tiệm dù lỗ vốn cũng được.
Tôi thấp thỏm mừng thầm thấy người ta đến coi tiệm rồi lại thất vọng khi người mua chép miệng ra dáng chê bai căn tiệm. Thời gian này lại xảy ra hai vụ trộm đập cửa kính ban đêm liền trong vòng có hai tháng. 4 giờ sáng điện thoại reo bất tử từ văn phòng security nói là có trộm, tôi phải chạy lên thì đã thấy xe cảnh sát đậu sẳn đang lập biên bản. Thấy tôi đến người cảnh sát chạy đến chào hỏi có phải tôi là chủ tiệm. Nhìn vào bên trong tiệm thì thấy cánh cửa kính to lớn đã bị đập vỡ, một số thuốc lá đã bị mất ngoài ra mọi vật đều ở đâu vào đó, thì ra kẻ trộm chỉ muốn lấy thuốc lá mà thôi. Liền đó thì thấy đám lính cứu hỏa đang đóng những miếng ván lớn để lấp chỗ khung cửa kính bị vỡ, và bên cạnh là xe cứu thương.
Sau này trên sở cứu hỏa gởi bill về đòi tiền gỗ và công. Kể ra hệ thống ở Mỹ cũng hay, xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cứu thương lúc nào cũng đi dính liền nhau mỗi khi có chuyện xảy ra. Nếu không có đám lính cứu hỏa thì tôi lấy đâu ra để mà trám chỗ trống vào 5 giờ sáng này. Sau đó tôi đã phải làm hàng rào song sắt loại gấp chắn bên ngoài cửa kính mất toi cả ngàn đồng. Buôn bán lời đâu không thấy đã thấy cái lỗ trước mắt, chán ơi là chán.
Làm được vài tháng, tôi đã nhăn mặt bá quan văn vỏ. Ông John lắp ráp cửa kính bên cạnh thì chuyên uống diet coke, sáng sớm đã thấy ông súc miệng bằng chai diet coke 16 OZ, trưa và chiều phải thêm hai chai nữa.
Ông Bill chủ tiệm giầy thể thao ngày nào cũng một hay hai chai nước suối Pierre mới được, lâu lâu ông mang chiếc xe Ford 16 chỗ ngồi chở đầy khách du lịch từ Âu Châu đến tiệm ông để mua giầy thể thao với giá rẻ, những dịp này thì bán nước ngọt, kẹo bánh mệt nghỉ.
Bà Jennifer chủ tiệm uốn tóc trước khi ra về thì hay ghé mua chai rượu vang để nhâm nhi buổi tối với chồng. Anh chàng Tom chủ tiệm sửa tivi ngày nào cũng phải một gói thuốc Marlboro Light. Thỉnh thoảng có ông già homeless thường ghé vào buổi sáng sớm để mua chai beer 32oz, tôi thường bán vốn cho ông ta không lấy tiền lời, nghèo nhưng rất sòng phẳng không bao giờ chịu mua thiếu, cứ sáng là ông đi lượm lon nhôm đổi lấy tiền lẻ rồi mua bia uống.
Những ngày lễ lớn hay những ngày trúng vào các trận đấu bóng rổ hay football thì bán nhiều. Tôi rất để ý vào các ngày này phải xét bằng lái xe cho kỹ ngày tháng năm sanh, coi người mua có đủ 21 tuổi chưa nếu trật đi một ngày thì có thể bị phạt như chơi, khuôn mặt nào lạ mà trông dưới 30 tuổi là tôi hỏi tuổi tuốt luốt, nhân viên cơ quan chính phủ thường giả dạng người mua để thử tiệm có bán lậu cho người dưới tuổi uống bia không. Ba lần như vậy là tiệm bị cúp bằng bán beer & wine ngay.
Mấy tháng trôi qua cũng đủ cho tôi học nhiều bài học làm thương mại, nào là phải tính sổ sách lời lỗ hàng tháng, đóng tiền sale tax cho chính phủ, tiền nhà, tiền điện, tiền thuê đất của tiệm mà chủ nhà bắt phải đóng, tiền chăm sóc bên ngoài cửa tiệm, tiền bảo hiểm nếu có người bị trượt té hay ăn uống đau bụng, ôi thôi đủ thứ tiền mà trước đó đâu có nghĩ ra. Nhất là làm việc dài giờ từ 8 giờ sáng đến 11 giờ đêm trong 365 ngày, không có ngày nào được phép nghỉ kể cả bệnh. Đi làm hãng thì còn xin nghỉ được, chứ đứng tiệm này thì dù có bệnh cúm nóng lạnh cũng phải ngồi chịu đòn, nghỉ một ngày là lo một ngày.
Hai vợ chồng với ba đứa con nhỏ dại không người thân thích ở gần là cả một vấn đề. Nói xin lỗi đi tiểu tiện cũng nom nom sợ có khách vào. Như tôi đã nói phải mua bảo hiểm để đề phòng lo có người ăn uống bị đau bụng. Chẳng hạn có bà khách mua một miếng bánh mì sanwich sau đó bị đau bụng, bà này bèn kiện hãng để đồ bán bánh mì và hãng bảo hiểm của tiệm.
Lần cuối cùng có một cặp vợ chồng người Trung Đông đến coi cửa tiệm, chúng tôi vừa mừng vừa lo không biết có sang được cái nợ này không. Họ hỏi lý do sang tôi chỉ nói vì mới có cháu nhỏ vài tháng bà xã không thể tiếp tục trông coi, chứ đâu dám nói là bị cướp và bị trộm, bố bảo cũng không người nào dám mua. Thì họ cũng như vợ chồng chúng tôi lúc trước chỉ muốn sang tiệm buôn bán chứ đâu nghĩ là sẽ có những vụ ăn cắp tức chết đi được như thế này, mà có nghề đi nữa cũng không mường tượng được.
Rồi chúng tôi cũng đã sang được cửa tiệm, và thề rằng không bao giờ quay lại cái nghề cực và nguy hiểm này nữa. Lâu lâu trên tivi có chiếu cảnh cướp ở các tiệm Liquor hoặc Beer & Wine và tin những người chủ đứng bán tiệm bị bắn làm tôi rùng mình.

Easter 4/2001
LÊ HIỀN

Ý kiến bạn đọc
17/07/201816:08:26
Khách
hơn 20 nươi nam trước , vợ chong tui cũng đã từng đứng bán tiệm như tác giã , nhưng có thêm cây xăng ơ tiễu bang Oklahoma...... rất thông cãm với ông vì chính chúng tui cũng quá mệt mõi vớt tiệm , không đủ 3 đầu sáu tay đễ quãn lý và trộm cướp ...... thêm cây xăng và bán vé số nũa ..... nay đọc bày cũa ông , nghĩ lại chuyện xưa vẫn còn sợ ....nhưng nhiều chũ VN cũng giõi lắm ...... như 2 vc bạn tui , đứng bán có súng , cũng bắn lộn với Mỹ đen biết bao nhiêu lần nhưng họ vẫn bán bình thường ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,727,482
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.