Hôm nay,  

Chỉ Có Một Trên Đời

12/05/201800:00:00(Xem: 12885)
Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh

Bài số 5385-19-31226-vb7051218

 
Chủ Nhật 23 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.  Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.

Saigon
Hai mẹ con đi phỏng vấn ODP, Saigon 1994.

Miss Ao Dai GA
Con gái đạt danh hiệu Hoa Hậu Áo Dài Georgia 2001.

Paris 2017
Hai mẹ con du lịch Paris 2017.


***
 

Ông mặt trời … chỉ có một mà thôi

Và mẹ em, chỉ có một trên đời.

Cô Quỳnh ở trường mẫu giáo đã dạy nó bài hát thật hay. Tuổi lên năm chỉ biết học hát múa và nhõng nhẽo. Tâm hồn thơ ngây của nó chẳng có một chút gì để mường tượng về một người gọi là “Ba”.

Với nó, có mẹ là nó có tất cả.

Từ những chiếc áo đầm hoa sặc sỡ, những cái cài tóc nhiều màu, những gói xí muội, những cây kẹo trái cây Thái Lan đủ mùi vị cho đến những cuốn truyện tranh Doremon. Trong vòng tay ấm áp của mẹ, nó như là cô công chúa nhỏ muốn gì được nấy. Không cần biết mẹ đã phải làm gì để kiếm tiền trong mùa nắng, mẹ lặn lội ra sao trong mùa mưa. Nó còn quá nhỏ, chưa có ý niệm gì về sự thiếu thốn tình cảm.

Một ngày cuối năm học lớp mẫu giáo. Hai mẹ con ăn mặc đẹp. Mẹ đưa nó đến trường để nhận phần thưởng “Bé giỏi,Bé đẹp”. Nó tròn xoe mắt nhìn các bạn nhỏ cùng lớp đang ríu rít ở sân trường rôì hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao bạn nào cũng có hai người đi hai bên mà con chỉ có một mình mẹ?

Mẹ nó quay mặt đi lặng lẽ.

Mãi chơi với bạn và vui mừng với những gói phần thưởng, nó chẳng cần đến câu trả lời.

Trên đường về nhà, hai mẹ con bi bô nói chuyện. Nó chợt ngẫm nghĩ như người lớn rồi níu tay mẹ hỏi:

- Mẹ à, tại sao cu Phong nó có bố Hùng với mẹ Hạnh, Thảo Vi nó có ba Việt với má Nga. Ở nhà bà ngoại mình bé Khánh nó có cậu Nam với mợ Nam … mà con chỉ có mỗi mình mẹ, hả mẹ?

Mẹ nhìn nó ngập ngừng … hình như một giọt nước mắt vừa mới ứa ra trong mắt mẹ. Tối hôm đó Mẹ trằn trọc hoài, nó nghe tiếng mẹ thút thít và thở dài.

Lớn lên một chút, nó có cảm giác sợ mất mẹ khi người hàng xóm hát trêu ghẹo: “Trời mưa bong bóng bập bồng … mẹ đi lấy chồng … con ở với ai …".Chỉ một câu hát ru thôi cũng đủ làm cho nó hoảng sợ phát khóc. Nó quên mất những câu hỏi chưa được trả lời chuyện một người với hai người. Với nó, có mẹ là nó có tất cả rồi.

Thế rồi ông Ngoại nó trở về từ một nơi gọi là “Trại cải tạo”. Mẹ nó bận đi buôn bán suốt ngày. Ông Ngoại thay mẹ trong việc đưa đón nó đi học. Nét chữ i tờ đầu tiên mà nó biết nắn nót trong đời cũng từ sự uốn nắn của ông Ngoại. Khi nó nghịch ngợm ông Ngoại thường đem hình ảnh mẹ nó cực khổ ngược xuôi ra để khuyên răn nó. Bài học hiếu thảo đầu tiên trong đời nó hiểu được chính là từ những lời dạy dỗ của ông Ngoại. Nó đã biết dùng đôi tay nhỏ của mình để rót cho mẹ một ly nước, biết cầm cây quạt nan để quạt cho mẹ khi mẹ bị cảm sốt. Lúc nào lời ông Ngoại cũng như văng vẳng bên tai “Mồ côi cha … ăn cơm với cá … nghe con. Mồ côi mẹ lót lá mà nằm … Mẹ con cực khổ quá rồi, con phải biết thương mẹ, nghe không.”

Nó càng lớn thì nỗi lo của mẹ càng nặng nhưng chưa bao giờ mẹ để cho nó bị thua sút bạn bè. Mẹ làm việc như quên mình chỉ để cho nó có bộ áo đẹp hơn người ta, ăn no hơn con người ta …Từ ngày có, nó mẹ đã tự soi gương và cắt tóc cho mình, nó thì được mẹ đưa đến cắt tóc ở một tiệm cắt tóc danh tiếng. Từ ngày có nó, mẹ chưa bao giờ may cho mình một chiếc áo mới còn nó thì không thiếu một kiểu áo đầm, áo len nào so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Mẹ dè xẻn, hà tiện với bản thân mình nhưng lại luôn luôn hào phóng với nó. Dường như mẹ cố gắng kiếm tiền để nó đủ cái ăn, cái mặc, như là một bù đắp lại sự thiếu thốn về tinh thần. Mẹ nó vẫn thường ước ao cho nó ăn học đến nơi đến chốn, một mơ ước tuy đơn sơ nhưng rõ ràng là rất khó thực hiện cho hoàn cảnh hai mẹ con thời đó.

Nó chưa đủ lớn để cảm nhận rằng mẹ nó đã có nhiều lần âm thầm nuốt nước mắt vào lòng khi nghĩ đến những câu hỏi vô cùng ngây thơ của nó. Nó cũng vẫn chưa đủ trí khôn để nhận thấy tuổi xuân của mẹ đã qua đi lặng lẽ theo năm tháng. Nó còn quá nhỏ để thấy rằng có một người hy sinh cho mình vô điều kiện như thế là hạnh phúc vô ngần. Dĩ nhiên, nó cũng không hề nghĩ rằng vì nó mà mẹ đã làm tất cả với trái tim dịu dàng của một người mẹ và nghị lực của một người cha.

Năm nó được mười tuổi, khoảng đời thiếu thốn và cơ cực của mẹ con nó ở quê hương kết thúc nhờ hồng phúc bên gia đình ông bà ngoại. Hai mẹ con có cơ hội đến một xứ sở khác có thể gọi là thần tiên đối với nó. Không thiếu cơm ăn, áo mặc lại còn hưởng được nhiều tiện nghi của một đời sống “cao cấp”. Quan trong hơn cả là nó được đến trường và có cơ hội ăn học như bao nhiêu đứa trẻ khác, có nghĩa là giấc mơ tưởng như đơn giản nhưng to tát của mẹ nó có thể thực hiện được. Nhưng thật là buồn cười, khi mà cơ hội tiến thân của nó được bình đẳng như những đứa trẻ con khác thì mẹ nó lại mang canh cánh trong lòng mối lo âu khác …

Lúc mới qua Mỹ, mẹ làm house-keeping cho một khách sạn. Nó còn nhớ, với check lương đầu tiên mẹ đã mua một đầu máy video để hát karaoke và xem phim bộ. Nó ở nhà với ông ngoại, các dì thường mướn phim về cho ông xem. Khi xem phim cùng với ông thì ông giảng cho nó biết đạo lý làm người, Ông ngoại dạy cho nó biết thế nào là “tôn sư trọng đạo”, là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín … là gieo hạt nào sẽ hái quả đó. Những cuối tuần được nghỉ làm, mẹ và các dì thường chở nó đến hát hò ở các nơi có nhiều người Việt. Mẹ còn gởi người quen đi Việt Nam mua cho nó sách truyện tiếng Việt. Mẹ khuyến khích chép nhạc Việt và viết thư cho bà con ở Việt Nam để khỏi quên nguồn gốc tiếng Việt mình. Ở nhà Mẹ và ông Ngoại bắt phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Lắm khi nó rất là bực bội và nghĩ mẹ mình quê mùa quá. Nhiều năm như thế, tiếng Anh của nó từ từ trôi chảy mà tiếng Việt vẫn nghe và nói không vấp váp.

Trong khi nó mải mê với những văn minh, xa hoa của xã hội mới thì mẹ nó vẫn miệt mài với công việc, dường như cuộc đời mẹ nó gắn liền với nỗi nhọc nhằn. Mẹ không ngừng học tập để làm quen với môi trường mới, ngôn ngữ mới. Công việc ở Hotel quá nặng nhọc đối với người phụ nử gầy gò như mẹ nó, nên mấy tháng sau các chú bác trong cộng đồng Người Việt ở GA đã giúp mẹ nó kiếm một việc làm cho một Công Ty in vé số tại Atlanta. Là bà mẹ đơn thân, có được việc làm lươngnhưng không cao nên mẹ con nó vẫn còn được hưởng phụ cấp phiếu thực phẩm (food stamp). Một ngày cần renew hồ sơ, mẹ nó đã rụt rè trình bày với cô nhân viên sở xã hội xin ngưng trợ cấp. Lý do thật nhẹ nhàng là mẹ đã có được việc làm ổn định, có bảo hiểm sức khỏe cho hai mẹ con. Mẹ chỉ mong đi làm, đóng thuế đàng hoàng như mọi người dân bản xứ, phần trợ cấp xin dành cho những người di dân khác mới định cư. Việc làm này của mẹ cũng là một tấm gưong, một bài học cho nó về lòng biết ơn đối với đất nước đã cưu mang cả gia đình ông bà ngoại. Ngoài những giờ làm việc ở hãng, mẹ nó cũng dành chút thời gian chia xẻ với nó. Mẹ cố gắng hướng dẫn cho nó những bài “homework”. Mỗi lần thấy mẹ vật lộn với cuốn tự điển Anh-Việt, bối rối với những từ ngữ lạ là nó áy náy làm sao! Thương cho sự vất vả của mẹ, tận trong đáy lòng nó hứa sẽ tập tự chăm sóc cho bản thân và cố gắng chăm chỉ học để làm mẹ vui lòng.


Còn nhớ năm nó mười sáu tuổi, mẹ mua vé cho nó đi Việt Nam một mình trước sự phản đối mạnh mẽ của ông Ngoại và các cậu dì. Nhưng sau này mọi người mới biết rằng mẹ nó đã hoàn toàn không có gì sai. Từ chuyến đi đó trở về với đời sống ở Mỹ, nó cảm thấy mình sao may mắn quá.  Nó không phải đi buôn bán cực khổ như nhiều bạn nhỏ tuổi ở Việt Nam. Nó đến trường không tốn tiền của cha mẹ như ở Việt Nam. Sau này lớn lên nó còn được tự do chọn lựa ngành nghề cho tương lai mình, mà thành công hay thất bại chỉ tuỳ thuộc vào bản thân nó mà thôi. Về Việt Nam, nhìn thấy cảnh nhiều người bà con còn quá sức nghèo khổ, nó hiểu được tại sao mẹ nó cứ chịu khó đi làm thêm giờ để kiếm thêm tiền giúp đỡ họ. Đi chơi ở Việt Nam thì có nhiều thích thú nhưng nó thật không vui trọn vẹn khi nhìn nhiều cụ già còn đi buôn bán để nuôi thân, các em nhỏ đi lượm đồ trong đống rác về bán, một bộ áo quần mới luôn là niềm mơ ước.

Vào lứa tuổi hơn 40, mẹ nó lại ghi danh vào trường học “college”. Mẹ nó vừa đi học, vừa đi làm, vật lộn với chữ nghĩa khi nó vừa tốt nghiệp bậc Trung học. Mẹ nó có cách dạy con thật lạ lùng mà cũng thật cụ thể; luôn luôn muốn làm một tấm gương sáng cho nó. Không một lần la mắng, không có cách dạy con chỉ bằng lời nói suông. Muốn nó tiếp tục con đường học vấn bằng cách chính mẹ nó không ngại giờ giấc làm việc căng thẳng, mẹ bù đầu vào học tập. Khi kết quả mang lại là mẹ có được một việc làm khá hơn, mẹ nó mới nhẹ nhàng nói “Con à, không có sự nổ lực nào là phí phạm cả, nếu con không cố gắng thì cơ hội sẽ qua đi …” Để dạy cho nó lòng nhân ái mẹ luôn luôn đối xử đầy yêu thương với người chung quanh. Để dạy cho nó đức hy sinh, bản thân mẹ là một bài học về lòng hy sinh vô hạn. Hơn ai hết, nhân cách và đạo đức của mẹ đã ảnh hưởng sâu đậm đến bản thân nó sau này…

Tết cổ truyền Việt Nam được Cộng đồng người Việt tổ chức vào mùa xuân 2001, nó đạt giải Hoa Hậu Áo DàiViệt Nam tại Atlanta. Ngoài phần hình thức, nó được điểm cao do phần trả lời câu hỏi bằng tiếng Việt rất thông suốt, nó biết đó chính là công lao của mẹ, một sự chăm sóc lặng lẽ nhưng kết quả vô cùng. Nó lớn lên không có sự dạy dỗ của một người cha nhưng nó không hề thấy thiếu thốn, tình thương bao la của mẹ đã dạy cho nó hiểu: yêu thương là tha thứ, là quan tâm. Kể cả những khi nó mắc phải lầm lỗi, mẹ bao giờ cũng là nguồn yêu thương lặng lẽ mà vô tận.

Thưở ấu thơ, thương mẹ là biết rót cho mẹ một ly nước, lo âu, sợ mất mẹ khi nghe lời hát ru “mẹ đi lấy chồng, con ở với ai …?” Giờ đây, nó đủ trí khôn để biết rằng thương mẹ là cố gắng thực hiện điều mẹ ước mơ, trở thành một người thành đạt mà bắt đầu là sự trau dồi kiến thức.Nó vào đại học, mẹ còn phải lo âu, bương chải nhiều hơn. Nó đã từ từ nhận ra rằng mẹ là món quà quí nhất trần gian mà nó đang có, niềm hãnh diện, tấm gương soi cuộc đời nó. Nó đã từng nghe nhiều bài hát, xem nhiều chương trình ca nhạc ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến lẫn thời bình. Người mẹ, người chị trong thơ nhạc là những người biết hy sinh cho chồng, cho con ở ngay trên quê hương mình. Trong phim không có ai giống mẹ nó. Một trong những người mẹ Việt Nam đang sống trên vùng Đất Hứa …

Để tồn tại ở xứ sở gọi là thiên đường này mẹ nó và bao nhiệu bà mẹ khác đã phải đánh đổi cả một khoảng đời son trẻ, vượt qua bao nhiêu là gian nan thử thách từ những ngày đầu mới định cư. Ngoài công việc bếp núc, cơm nước, chợ búa hàng ngày còn phải bương chải ra ngoài xã hội, học hỏi thêm về đời sống văn minh của xứ người, bên cạnh đó còn phải biết nắm bắt cơ hội để vươn lên, cố gắng hòa nhập với nền văn hóa mới, vượt qua bao nhiêu trở ngại khó khăn mà không đánh mất niềm tin và hy vọng, luôn luôn giữ căn bản đạo đức là một người phụ nữ Á đông. Không những chăm sóc cho gia đình còn lo giúp đỡ cho anh em, họ hàng còn lại ở quê nhà. Có khi nó nghĩ cuộc đời của mẹ nó như là một bản trường ca vô tận về lòng thương yêu. Một thứ tình cảm có khi được dấu kín bên trong, có khi thể hiện ra ngoài nhưng không có gì so sánh được. Tình thương của mẹ là động lực cho nó vươn lên thực hiện những ước mơ, bay cao đến những vì sao.

Thời gian thấm thoát đi qua, khi tóc mẹ bắt đầu có nhiều sợi bạc, bàn tay, gương mặt có nhiều nếp nhăn kèm theo những cơn đau nhức của người có tuổi, nó mới đau lòng mà nhận ra rằng thời gian và bệnh tật sẽ không chừa một ai cả. Nó đã đủ lớn để biết rằng ai cũng chỉ có một bà mẹ trên đời, ai cũng chỉ có một trái tim để chất chứa yêu thương, một trí óc để suy nghĩ về hàng vạn điều thăng trầm của cuộc sống. Và, ai cũng chỉ có một lần tim ngừng đập, trí óc ngừng họat động để đi vào giấc ngủ thiên thu êm đềm. Nó đã đủ kiến thức để hiểu rằng mỗi khoảnh khắc mà nó đang trải qua cũng chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời, cho dù cuộc sống kéo dài đến trăm tuổi. Có một thứ vĩnh viễn bất biến theo thời gian, theo hoàn cảnh đó là tình thương của mẹ.

“Từ người mẹ của một vĩ nhân cho đến người mẹ của một tên tử tội. Trên thế gian này, người mẹ nào cũng có thể vì con mình mà làm mọi chuyện”. Mẹ nó không giống như những bà mẹ trong bài hát hay bài thơ mà ông Ngoại hay đọc cho nó nghe. Nó chưa ăn chuối ba hương, chưa ăn xôi nếp một nhưng nó biết mẹ ngọt ngào giống vậy. Nơi vùng đất mà mọi người cho là thiên đường này, mẹ nó và nhiều người mẹ gốc Việt khác đã vất vả biết bao để nuôi và dạy con không quên cội nguồn, quê hương mình.

Càng khôn lớn nó càng biết trân trọng tình yêu thương của mẹ, ảnh hưởng lớn lao nhất của cuộc đời nó. Mẹ là người luôn dang rộng vòng tay ôm ấp, vỗ về nó từ khi vừa mở mắt chào đời. Mẹ là người vì nó mà phải khép kín trái tim khi tuổi còn xuân. Mẹ bao dung khi nó vấp ngã, mẹ dịu dàng, nhẫn nại khi nó cần nguồn an ủi. Mẹ trở thành kiên cường, bản lĩnh; sẵn sàng che chở khi nó cần đến, như một người cha.

Mỗi bước đi của nó đều khắc sâu hình ảnh của mẹ. Mẹ là vùng trời bình yên, là niềm yêu thương bất tận mà khi chưa được làm mẹ; nó chắc chắn chưa cảm nhận được một cách tuyệt đối.

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Ý kiến bạn đọc
13/05/201823:28:09
Khách
Người Mẹ tuyệt vời. Gương mặt mẹ cô rất phúc hậu và xinh đẹp . Cảm ơn những bà Mẹ nuôi dạy con nên người và luôn là tấm gương sáng ngời cho con cái noi theo.
12/05/201814:43:50
Khách
Bài viết hay và cảm động lắm! Cảm ơn tác giả!
12/05/201814:12:26
Khách
Nghịch cảnh là môi trường mạnh nhất để kích thích và tôi luyện khả năng sinh tồn, sáng suốt và sức chịu đựng của chúng ta. Tôi đi làm hơn 30 năm nay gặp rất nhiều người có kiến thức chuyên môn rất cao nhưng chẳng chút gì tính toán cho mình và cho gia đình mình.
Chúc mừng gia đình chị.
12/05/201812:27:48
Khách
Tuyệt vời. Cám ơn tác giả đã viết một bài thật cảm động, sâu sắc. Đọc mà rơi nước mắt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,267,131
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến