Hôm nay,  

Garage Sale

26/11/200200:00:00(Xem: 203704)
Người viết: Kim Hạnh
Bài tham dự số 100\VBST
38 tuổi, qua Mỹ năm 1977, hiện cư trú tại Thousand Oak, California, nghề nghiệp: nội trợ.


"Mới đó mà chừ cũng đã hơn mười ba năm rồi anh nhỉ" Thằng con mình nay cũng đã lên đại học, mau chưa"" Hạnh vừa lặt rau vừa nói chuyện với Phúc.

Hai vợ chồng và ba đứa con đến Mỹ sau mấy lần vượt biển. Những tháng đầu tiên, cả nhà Hạnh, năm người quây quần trong căn garage đựơc sửa sang thành phòng ngủ cho thuê.

Lúc đầu đi mướn, nàng không hiểâu tại sao cái phòng như vậy mà lại kêu la cái ga ra. Phúc phải giải thích:

"Anh làm tíêp liệu trong căn cứ không quân, cái nhà để máy bay goi là hang ga, cái nhà để xe hơi thì gọi là ga ra, em không thấy sao, cái phòng này có cửa bên hông mà không có cửa trước, cái cửa trước đẩy lên đẩy xuống dùng cho xe hơi vô ra, họ đã bít lại, mình chỉ còn ra vào cửa hông thôi."

"Như vậy xui chết, ai mà lại cho đi vô đi ra cái cửa hông, cửa mặt tiền không có, sao chủ nhà không dùng để chứa xe mà lại để xe ngoài đường, khóa hai ba cái khóa, kỳ thật."

Phúc thấy vợ không biết nên lên lớp thêm một hồi:

"Cho mình mướn thì chủ nhà mới thu được bốn trăm một tháng, ở phòng lớn thì năm trăm rưỡi, phòng nhỏ ba trăm rưởi, cả 2 loại này không đủ chỗ cho gia đình mình đâu, vả lại em còn có cái bếp riêng khi em mướn ga ra".

Phúc nói trúng ý Hạnh, đàn bà thì cần cái bếp. Nàng nghĩ ở ga ra là tốt nhất, qua được Mỹ là hên rồi, có cửa tiền cửa hậu như ở Việt Nam chỉ mất công cho cán bộ gõ cửa xét nhà.

Chờ đợi đổi lớp học ESL mới, Hạnh ngồi rảnh rang chờ cô giáo khác. Thấy mấy tờ báo Mỹ nằm la nằm lăn lóc dưới ghế, nàng cầm lên coi thử. Sức học Anh văn còn non nớt của nàng khi nhìn vào trang báo thấy toàn chữ chằng chịt như khu rừng già, lật qua các tờ khác thấy có hình xe cộ, ít chữ dễ hiểu hơn, chiếc xe nào cũng đẹp hơn chiếc xe cổ lổ sĩ của gia đình Hạnh, mà anh Phúc gọi là xe tăng.

Vào trang trong nàng thấy hàng chữ lớn đề là: garage sale. Hạnh hiểu gara sale là "bán cái ga ra". Cái gara sale đầu tiên đập vào mắt Hạnh là giá tiền, chữ thì nàng có thể lầm lẫn, chứ con số 550 đô la thì không thể nào lầm được. Chỉ hơn giá mướn của nàng có trăm rưởi, mà nàng khỏi trả tiền hàng tháng.

Hạnh đi kiếm cô giáo Anh văn dạy nàng mấy tháng nay, và nàng cảm thấy nhiều cảm tình và dễ chịu với học trò. Cô Marie đang ngồi chấm bài, thấy Hạnh tíên tới, đột ngột, nhưng cô cũng cười tươi. Hạnh chỉ chỉ vô tấm báo. Đọc tờ báo, cô hỏi ngay "Do you need washer and dryer" Wait me here tomorrow, right here at 7:00 in the morning. Do you understand"" (Em cần mua máy giặt, máy sấy" Đợi tôi ở ngay đây vào sáng mai 7 giờ, tôi sẽ chở em đi, nhớ nhé")

"Yes, yes" Hạnh trả lời mừng rở.

Về nhà, Hạnh gom góp tiền và chờ Phúc đi làm "bỏ bọc" cho siêu thị Việt Nam về, nàng muốn chạy tới đó ngay, nhưng tưởng tượng nhìn con mắt khinh khỉnh của ông chủ mà nàng ơn ớn.

Rồi Phúc cũng về tới nhà. Sau khi nàng hăng hái kể chuyện may mắn đọc báo thấy bán cái gara quá rẻ, Phúc chỉ nhún vai nói " riêu li"" (really).

Hạnh ghét nhất là những chữ Mỹ này, nghe không êm tai chút nào, nhưng Phúc cứ thích nói " riêu li" "guốc nịt (goodness) "are you sure"", những chữ này Phúc học của mấy ông thầy Anh Văn bên Phi Luật Tân, mấy ông nói "nói như vậy mới giống Mỹ, và mỗi lần như vậy là có cãi cọ, và hai vợ chồng lại quên đi cái họ muốn bàn cãi là cái gì" Lần này thì nàng nhịn, muốn riêu li hay phở ri chi cũng được, miễn là mua cái ga ra cho nàng.

Phúc nghi nghi ngờ ngờ, mua thì 550 đô, mà mướn 400 đô. Vô lý. Tuy nhiên anh cũng chỉ mới qua Mỹ ba tháng, cái này anh cũng tò mò muốn bíêt.

Sáng sớm hôm sau thứ Bảy, hai vợ chồng cùng đến trường chờ bà Marie. Bà đến sớm lắm, hôm nay bà măc quần cao bồi, jean, nên trông trẻ và ít đạo mạo hơn. Sau khi bắt tay Phúc và đợi hai vợ chồng Phúc và đứa con gái leo lên xe, bà lấy cái bản đồ ra xem không khác chi các vị quan sát viên trước khi hành quân.

Đến địa điểm, Hạnh thấy lố nhố năm bảy người đã có mặt tại đó. "Trễ quá rồi chăng" Rẻ quá mà mình đi đến chậm, giá mình biết đường, biết lái xe" Nàng chỉ dám nghĩ thầm trong bụng.

Xe đậu lại bên lề. Bốn người xuống xe. Người đầu tiên phát ra tiếng nói là Phúc, may là có bà Marie, không thôi chắc là cũng bắt đầu bằng "mai guốc nịt". "Đâu có giống chỗ ga ra để ở đâu em" "

Bà Marie tới rờ rờ hai cái máy bằng sắt vuông vuông" Phúc lại chỉ cho đứa con gái "Chỗ này ba thấy giống như bán tạp hóa cũ, cái gì cũng có, một thứ một ít, chả có cái nào mới, mà bê bối họ để cả dưới đất".

"Có mà ba, có con búp bê và cái quần jean vừa con, cái này vừa cho mẹ." đứa con gái Phúc vui mừng ra mặt.

Chợt bà Marie hỏi "You like this"" bà chỉ hai cái máy giặt máy sấy giống như cái máy mà hai vợ chồng Phúc đem áo quần đi giặt mổi tuần tại nhà giặt bên kia đường. Phúc nhanh nhẩu trả lới " no, no". Giờ thì đến lượt bà Marie ngạc nhiên, rõ ràng là Hạnh đến ngay bàn việc của bà nhanh nhẩu nhờ bà đi mua giúp, nay Phúc lại bảo "no, no" rất dứt khoát. Có lẽ chắc là quá túi tiềân hai vợ chồng Phúc, bà nghĩ.

Phúc cầm con búp bê, 2 cái quần jean, môt cái áo sơ mi đến chỗ cái bà Mỹ mập đang cầm một đống tiền lẻ. Thấy Phúc bà cười ngay "how are you""

Trúng ngay bài học anh văn tủ, Phúc trả lời không cần suy nghĩ "I am fine, thank you". Nhìn đống áo quần trên tay Phúc, bà nói gọn ơ "one buck".

Làm siêu thị Việt Nam nhưng thỉnh thoảng cũng có vài người Mỹ lạc vào mua, Phúc hiểu ngay tất cả chỉ một đô thôi.

Bà Marie chở hai vợ chồng cùng bé Hương con gái Phúc đến vài ba chỗ khác gần đó, Có chổ bán rất nhiều thứ, cả xa lông bàn ăn, máy hút bụi, radio, cassette, computer và nhiều nhất có lẽ là áo quần, giày dép. Không mua được cái gara nào để ở, nhưng Hạnh cũng mua được vài ba cái quần và áo cho nàng và thằng con lớn, có cả máy tính, một máy xay trái cây, tất cả chỉ trên mười đô.

Bà Marie cũng mua khá nhiều đồ, tranh ảnh, đồ chưng trong nhà, dĩa nhạc. Bà cứ luôn miệng nói "cheap, cheap". Phúc ghé nhỏ vào tai Hạnh mặc dù là đang nói bằng tiếng Việt với nhau "bà này chắc cũng tổ keo kiệt, Mỹ mà cũng đi mua đồ ngoài đường, ham đồ re.û"

Cái trớ trêu nhất là ngay chiều đó, một ông Mỹ mập đem dến địa chỉ nhà vợ chồng Phúc với hai cái máy giặt, máy sấy. Ông bấm chuông nhà, anh Quốc chủ nhà ra mở cửa. Chính anh Quốc gọi hai vợ chồng Phúc dậy, hai đứa có thói quen ngủ trưa:

"My name is Jack, I am Marie's husband. Are you sick"". (Tôi tên là Jack, chồng của Marie, hai bạn bịnh hả"")

Chả nói chả rằng ông ta khệ nệ bưng hai cái máy xuống, ông kéo cửa garage ra, nhưng làm sao ông mở ra được khi cửa bị đóng đinh và chắn luôn một tấm ván ép ở trong.

Anh Quốc lo lắng ra mặt, anh phân bua:

"We can do it, let put them here, thanks."

Jack sốt sắng : "Let me make sure it works, Marie will kill me, she bough this as a gift for Hanh".

Phúc và Hạnh cứ thắc mắc mãi, bà Marie làm lương chả bao nhiêu theo như các cô phụ giáo Việt cho biết. Chính vợ chồng Phúc cứ cười mãi sau khi thấy bà mua nhiều đồ cũ tại gara sale, còn chê trách bà là keo kiệt. Hai cái máy giặt máy sấy đó, dù có rẻ đi cách mấy, khi đăng báo họ đòi năm trăm rưởi, giá rẻ mạt bà Marie cũng phải trả 300 đô.

Khi còn ở bên nhà, khó khăn lắm thằng em bà con gửi cho một trăm bạc, than vãn rằng bên này, em cũng túng lắm anh chi ạ, làm mà không đủ trả bill, kiếm tiền bên này cũng vất vả lắm anh chị ơi.

Nay một cô giáo mới quen mới biết, không bà con ruột thịt, đã bỏ vài ba trăm bạc khơi khơi để giúp người khác giống.

Nếu không chứng kiến thì tưởng là chuyện hoang đường.

Sau mới biết bà Marie rất thích đi garasale, mỗi tuần bà đều đến chở Hạnh và hai đứa con gái cũa Hạnh theo, Phúc cũng mê lắm nhưng chàng phải đi "bỏ bọc" lúc chín giờ, sợ về trễ bị laid off.

Nơi gara sale Mỹ họ bán rất nhiều đồ, nói tóm lại, cái gì cũng có, nếu Hạnh chịu khó đi mỗi tuần, đi sớm, và đi nhìêu nhà sale. Hạnh sắm đủ cả, từ cái song, cái nồi, cái bàn cái ghế, máy đấm bóp, xách tay, cả vải vóc, bàn may, tranh ảnh vân vân và vân vân. Mà cái phẩm chất cũng rất khá nếu Hạnh đến các khu "nhà giàu Mỹ" và chịu khó lục lọi.

Có lần Hạnh phải núp sau bà Marie khi thấy Hằng, bạn hoc, nhưng không kịp, Hằng đã thấy la lớn "ê mày mà cũng đi ga ra sale sao"" Bà Marie dạy học trò Việt mình từ 1977, bà có học tiếng Việt nên bà hiểu câu hỏi của Hằng và tại sao Hạnh lại núp sau lưng bà.

Trong một dịp rảnh rổi Hạnh đến nhà bà Marie, bà giải thích cho Hạnh hiểu. Gara sale là một trong những dịch vụ buôn bán nhỏ vào cuối tuần ở Mỹ, rất ít có quốc gia nào có gara sale, nhất là ở Á Châu. (Hạnh chợt buồn cười khi tưởng tượng nếu Việt Nam có gara sale không biết có gì để bán"), Marie nói tiếp "dịch vụ cũng thể hiện nhiều cá tính của dân Mỹ. Bất cứ một ngươi Mỹ nào cũng có thể đi garasale mà không cảm thấy mắc cỡ, vào ngày cuối tuần họ đi dạo chơi, ghé thăm một gara sale, biết thêm một gia đình mới, họ kiếm coi cái gì họ cần mà chủ nhà dư thừa không dùng tới, và cái đầu óc thực tế của người Mỹ, đồ họ không xài họ bán ra, trước tiên là có chút tiền, họ có thể dùng tiền này mua cái họ cần, hay cúng cho nhà thờ hay các hiệp hội. Thay vì họ chất vào ga ra, đồ họ bán ra thường là với giá rẻ mạt, để chia xẻ với người nào cần đến. Garasale cũng là một dịp để gặp gỡ mà lối xóm, vì xã hội Mỹ ai nấy đều bận rộn rất khó gặp gỡ nhau."

Dĩ nhiên gara sale cũng là một dịp để làm rộng rải nhà cửa, tống cựu nghinh tân. Có nhiều người may mắn mua những cổ vật tai garasale, đồ vật chỉ vài đô thôi, nhưng trị giá thật sự lên đến vài trăm ngàn đô, như có người mua được tấm bản đồ khắc trên đá ở thế kỹ 18, hay tấm tranh của một danh họa mấy trăm năm trước.

Hạnh với cái tật ham mua rẻ, nay trong nhà "tư " của hai vợ chồng đầy ắp đủ loại đồ dùng. Có cái thì dư thừa, như nàng có đến 3,4 máy xay thịt. Bà con nào mới đến định cư thì nàng lại cho, tiền mua thì chả bao nhiêu, mà người nhận thì lấy làm sung sướng. Tuy nhiên tích lũy hoài thì đâm ra dư thừa. Nàng tự nhủ " mình chắc cũng phải mở một gara sale mới được"

Cách đây một năm, Jack đã bỏ bà Marie đi lấy vợ khác. Bà nghỉ dạy từ lâu, cơn bệnh ung thư đã làm bà ốm nhiều. Bà ở bệnh viên nhiều hơn ở nhà. Các đứa con ở xa, vài ba tháng mới về thăm mẹ một lần. Chỉ có hai vợ chồng Phúc thăm víêng thường trực, khi thì đem trái cây, khi thì đem những món ăn bà Marie thích.

Khi nào Marie khỏe, không lên cơn bệnh, bà vui vẻ nắm tay Hạnh:

"Vietnamese people are so good, they remember all persons that help them in the past, they never forget until they die. I am proud to have such friends like you, Hanh and Phuc" (Người Việt Nam thật tốt, họ nhớ ơn tất cả những người giúp đỡ họ trong quá khứ, nhớ cho đến khi lìa trần. Tôi rất tự hào có những người bạn như hai em. Hạnh và Phúc).

Bà Marie khóc nắm chặt tay Hạnh. Vợ chồng Phúc cũng không cầm được nước mắt.

Nay bà Marie đã mất, mỗi tuần hai vợ chồng vẫn chở nhau đi gara sale, mỗi lần nhìn thấy nhà nào có bán máy giặt máy sấy là Hạnh đã bắt đầu rơm rớm nước mắt.

KIM HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,973,069
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến