Hôm nay,  

Năm Tuất, Cám Ơn Chó

19/02/201817:43:00(Xem: 8983)

Tác Giả: Mai Hồng Thu

Bài số 5316-19-31161-vb2021918

Mùng Bốn Tết Mậu Tuất. Mời tiếp tục bài trích báo xuân của Donna Nguyễn. Tác giả là cư dân San Jose, đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ." Mong Donna Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.

donna nguyen
Tác giả nhận Giải Danh Dự Viết Về NƯớc Mỹ 2013.

***
Thuở nhỏ, vú nuôi tôi mở quán thịt chó. Ông ngoại tôi rất thích nhậu thịt chó. Tôi thấy thịt chó cũng ngon, không nghĩ có ngày quấn quýt và xem chó như con. Giờ tôi nuôi hai con chó nhỏ rất ngoan và dễ thương. Những đứa con hồn nhiên, ngây thơ chân tình, không bao giờ lớn mà sống thật với mình nhất.
Ở Việt Nam, tôi không thích chó.
Chó phóng uế đầy đường khiến tôi phải lo tránh hoài. Tiếng chó sủa và cảnh bị chó dại cắn khiến tôi càng không ưa. Chó thường được nuôi giữ nhà hơn là thú cưng. Người ta hay nói “ngu như chó, khổ như chó”. Ở Mỹ, ta nói khác “Chó là người bạn trung thành nhất của loài người”, giờ tôi hiểu được điều này đúng nghĩa nhất.
Duyên phận giữa tôi và chó bắt đầu từ những ngày tôi thất ý sa sút. Vốn thẳng tính, không nịnh hót, la cà, a dua, tôi thường bị đồng nghiệp và xếp nữ làm khó. Xếp nam thường hay tán tỉnh quấy rối khiến tôi gặp nhiều khó khăn trên đường sự nghiệp. Khi đó, tôi vừa chăm sóc hai con nhỏ, làm việc toàn thời gian, học đại học bán thời gian ngành kế toán kinh doanh, vừa lo tìm việc khác tốt hơn.
Tôi còn vất vả chăm lo tất cả việc nhà. Chồng tôi trong lúc tôi đầu tắt mặt tối, đam mê cờ bạc gây thêm nhiều khó khăn khác, khiến tôi càng khó chuyên tâm tiến thân trong sự nghiệp và việc học.
Tôi đành nhận việc ngắn hạn qua phòng môi giới Accountemps để tránh không khí khó thở khi làm việc. Thỉnh thoảng không có việc, tôi nhận lương thất nghiệp đủ tiết kiệm và có thêm thời gian, tâm tư hoàn tất việc học. Gia đình và sự nghiệp luôn gặp nhiều sóng gió khiến tôi dễ cau có gắt gỏng bất thường.
Cô bạn thân tặng tôi cô chó nhỏ, Nhí, mong nó ở bên tôi chia sẽ buồn vui.
Lúc đầu, tôi cho Nhí ăn cơm thừa, dẫn đi bộ và thường bỏ mặc nó chơi một mình. Nhí âm thầm quấn quít bên tôi bất kể buồn vui, dù đôi lúc cũng buồn so nằm một góc khi tôi bận rộn lơ là. Kỷ niệm sẽ nhạt nhòa nếu không có ngày bạn tôi đến làm bài chung, sơ ý để Nhí chạy lạc ra đường mất hai ngày.
Khi ấy, tôi mới cảm nhận được sự vô trách nhiệm của mình và trong lòng rất hối hận.
Tôi tìm được Nhí về với một chân bị thương khiến nó rên rỉ suốt đêm không ngủ.
Bác sĩ thú y nói Nhí cần giải phẫu tốn 800 đô. Tôi trả 100 đô tiền chụp hình quang tuyến và 50 đô thuốc giảm đau, đem nó về, hy vọng mình sẽ tự trị bệnh cho Nhí.
Tôi bắt đầu học cách chăm sóc chó từ sách và internet. Tôi hỏi thăm những người bạn nuôi chó để học kinh nghiệm. Theo lời khuyên, tôi lấy dầu xanh xoa bóp, lấy thuốc trụ sinh của người cho Nhí uống dù cũng hơi lo. Nhí đau đớn nằm im chịu đựng và cuối cùng cũng lành bệnh chạy nhảy vui vẻ.
Tôi thấy Nhí một mình cô đơn, nên nghe lời khuyên mua một chú chó làm bạn với Nhí, Lucky.
Khi chúng chơi với nhau và với tôi, tôi để ý thấy chó cũng như người, đều có những cử chỉ và tính cách khác nhau. Nhí thích vòi vĩnh muốn được chú ý cưng chiều, nhẹ nhàng nằm im dưới chân. Lucky luôn từ tốn khoan thai nằm trên gối hưởng thú an nhàn, không cần ai vuốt ve. Lucky không thích dạo phố nhưng cũng vui vẻ chạy nhảy lăn tròn trên sân cỏ và đùa giỡn với Nhí.
Tôi vẫn bận rộn với công việc nhiều hơn, trả hai trăm đô triệt sản cho Nhí, tránh trường hợp nó có chó con. Tôi cố gắng nhín thời gian quan tâm và chăm nuôi chúng tốt hơn.
Vốn thích tự do, tôi để chó tự nhiên sống theo bản năng và sở thích riêng thay vì ép chúng làm trò. Tôi thích thú để ý từng cử chỉ, hành động của chúng rồi bỗng nghiệm ra đời sống con người có nhiều điểm tương tự. Chó biểu hiện linh cảm, buồn vui rõ ràng tự nhiên và trung thực nhất. Sau một ngày mệt mỏi căng thẳng, về nhà thấy chúng mừng rỡ quấn quýt: chúng cho tôi sự ấm áp thoải mái.
Khi chuyển sang Cali, tôi dự định đầu tư vào ngành địa ốc mua nhà sửa lại cho mướn hoặc sang tay. Tôi học một khóa kinh doanh địa ốc, làm quen vài người làm nghề bán nhà và thường theo chị Lan dẫn khách xem nhà. Tôi lẳng lặng học lén cách làm việc của chị.
Một hôm chị nhờ tôi giúp điền đơn trả giá nhà để câu khách. Tôi hơi nghi nên chỉ ậm ự, bảo chị cho xem giấy tờ rồi tính sau. Chị đem cho tôi một xấp giấy tờ nhờ bảo lãnh tài chính để mượn nợ giúp chị mua nhà. Trách nhiệm tôi lãnh, lợi ích chị hưởng.
Tôi từ chối và từ đó tôi cẩn thận tránh giao du với người như chị Lan.
Giấc mơ tôi mua được nhà riêng như người Mỹ xem như tạm gác lại.
Quý nhân khó kiếm, lại thường gặp người gian dối, mà gia đình vẫn lục đục, phải nuôi hai con nhỏ một mình, tôi chật vật khốn khó một thời gian dài. Lương kế toán tạm sống qua ngày, tiền dành dụm trong 401k và mutual fund theo stock tuột khiến tôi mất khá nhiều tiền, tôi luôn toan tính dọn khỏi Cali tìm nơi nhà cửa rẻ hơn tạo cuộc sống mới.
Nhưng vì hai con nhỏ và hai con chó cưng vướng tay vướng chân, tôi gồng mình trụ lại vùng Bay đến giờ.
Chó cưng cho tôi thú vui thích quan sát và để ý tới mối quan hệ giữa người và người, giữa chó và chó, giữa người và chó, và giữa ta với vạn vật quanh ta. Tôi thấy mình bớt lạc loài khi phải một mình chống chọi với bao gian nan, gia đình nhiều mâu thuẫn, tài chánh khó khăn. Chó là nguồn an ủi và một thú vui lành mạnh. Từ hai con chó cưng, tôi học được sự tôn trọng tánh cách riêng của từng cá nhân, dù là người hay chó. Lucky thích yên tĩnh, Nhí khều nó đòi chơi chung, gây xích mích cắn sủa um sùm.
Chúng cho tôi nhiều bài học nhỏ về kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc tốt hơn.
Tôi học được đức tính kiên nhẫn, bao dung và từ tốn từ Lucky. Thỉnh thoảng tôi cau có bực dọc gắt gỏng khiến chúng chui vào một góc nằm im re. Nhưng sẵn sàng nhảy xổm mừng rỡ nếu tôi đổi ý vỗ về nựng nịu. Khi chúng cắn sủa nhau, tôi luôn kiên nhẫn can ngăn. Tôi thường áp dụng kinh nghiệm sống và lối suy nghĩ mới vào những mối quan hệ với người, kiên nhẫn khuyên ngăn những người bạn có xích mích trong gia đình. Họ thường tìm ra lối thoát kịp thời và luôn cảm ơn tôi.


Từ những tiếp xúc hằng ngày với chó, tôi học lời cám ơn và xin lỗi khi cần. Tôi cảm ơn chúng vui khỏe khỏi tốn tiền thuốc men bác sĩ. Tôi xin lỗi và hối hận khi thấy ánh mắt ngơ ngác lúc tôi nóng nảy bất ngờ. Tôi học thêm đức tính cho đi mà không cần nhận lại.
Khi tôi bận rộn không để ý quan tâm, chúng tự chơi với nhau. Nếu tôi gãi lưng hoặc xoa bóp một đứa thì đứa kia nhào tới ganh tỵ và nũng nịu đưa lưng đưa đầu tranh nhau đòi được xoa. Đôi khi kiên nhẫn chờ được gọi tới phiên với ánh mắt kiên nhẫn chịu đựng như đang van nài. Khi chúng chơi đùa mệt thường nằm lăn lóc ngủ vùi rất đáng yêu.
Các con chó không biết nói, chỉ với cử chỉ, ánh mắt, dáng đi, quấn quít vô tư hồn nhiên, biết đánh hơi nỗi buồn của chủ để quây quần bày tỏ sự ấm áp ân cần. Chúng biết sai và xấu hổ. Khi tôi hỏi đứa nào cắn hư dép, tè bậy, “thủ phạm” tự động cúi gầm mặt lấm lét lủi đi thật nhanh, gián tiếp trả lời.
Khi tôi kêu chúng đi tắm hoặc cắt móng chân thì cả hai cùng trốn mất!
Tôi để ý là chúng hiểu được ai thích và thương chó để gần gũi hay không. Vì kén bạn, tôi học theo chúng để biết những người yêu thú vật thường có lòng bao dung, dễ hòa đồng, tỉ mỉ và tốt bụng. Nhờ chúng, tôi biết cách gắn bó với bạn tốt và tránh chung đụng với những người quen không đúng nghĩa bạn.
Chó cưng giúp tôi giảm bớt nhiều áp lực căng thẳng và vượt qua khoảng thời gian có cảm giác chán đời bi quan không thiết tha đến tương lai, không muốn một mình phấn đấu chật vật mãi.
Lúc tôi quá buồn vì bao khó khăn trong sở, việc làm ăn riêng thất bại, gia đình con cái có nhiều tranh cãi trái ý thì nhờ có chó vây quanh tíu tít hồn nhiên, thơ ngây an ủi, tôi lại phấn chấn hơn.
Giờ tôi hiểu vì sao nhiều người Mỹ hay lo âu buồn bã khi thú cưng bị bệnh, qua đời.
Tiếp xúc với hai con chó có tính trái ngược nhau, tôi học biết tôn trọng quyền dân chủ của các con và tâm lý khác biệt của người trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Tôi có thêm tinh thần đọc sách và tiếp tục phấn đấu. Nhờ chúng, tôi gắng vui vẻ chấp nhận những bế tắc khi bất công cứ dồn dập không ngừng. Tôi bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng và làm việc thiện nguyện để gần gũi những người tốt và học hỏi thêm kinh nghiệm sống.
Lạ thiệt. Tôi sống cởi mở và cười nhiều hơn bất kể buồn vui và bao gian khó vẫn còn vây quanh chính là nhờ Nhí và Lucky… Hóa ra chính tôi lại là Con Nhí, Lucky.
Tôi biết những người có chó yêu bị chết thường bị trầm cảm và đau buồn một thời gian dài. Họ sợ không dám nuôi chó nữa vì không muốn bị rơi vào vòng lẩn quẩn thương yêu rồi xa cách, mang nỗi buồn chia ly tử biệt.
Tuổi thọ của chó ngắn hơn người nhiều và sẽ chết trước chủ. Nhờ đó, tôi lại học được cách biết trân trọng hiện tại và vui với những gì mình đang có. Tôi áp dụng những chân lý đó vào cách đối nhân xử thế.
Nhờ chúng, tôi có dịp trau dồi thêm kỷ năng quan sát và giao tiếp bằng ngôn ngữ thân thể. Từng cử chỉ từng ánh mắt và sự biểu lộ tình cảm của chúng giúp tôi thấy tinh thần thoải mái nhẹ nhõm, vui vẻ, thêm niềm tin cố gắng vượt qua bao khó khăn trong đời.
Mỗi người chủ đều có những kinh nghiệm buồn vui, thích thú và khổ đau riêng.
Theo tôi, kỷ niệm đẹp thường nhiều hơn những vất vả khó khăn và nhiều trách nhiệm cần có. Từ khi tôi dành nhiều thời gian chăm sóc và gắn bó với chúng, tôi bớt gay gắt và căng thẳng với cuộc sống. Những cơn giận, bực tức vì sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của người khác cũng dễ qua hơn. Tôi không còn thất chí lâu vì những bế tắc khi phải lựa chọn giữa tình và lý nữa.
Những đêm dài thức trắng và các cơn buốt đầu như búa bổ cũng từ từ giảm. Chó cưng là động lực khiến tôi đón ngày mới với sự can đảm và niềm hy vọng để gắng mỉm cười với đời và với người, vươn lên để kiên trì tới thành công.
Kinh nghiệm nuôi chó có trách nhiệm theo văn hóa Mỹ giúp tôi có cái nhìn nhân bản và cầu tiến hơn.
Càng tìm hiểu, tôi thấy chúng ta cần lưu ý và học thêm nhiều đề tài trong cuộc sống. Tôi học tự làm thức ăn và may, đan áo cho chó. Tôi thích kể những chuyện ngộ nghĩnh về chó với mẹ, con gái, và bạn bè thích chó. Tôi đồng ý chó là người bạn trung thành nhất của loài người.
Chúng giúp mình rèn luyện nhiều đức tính tốt như điềm tĩnh, kiên nhẫn, tỉ mỉ, bao dung, giản dị và nhân từ. Chúng giúp tôi để ý chăm sóc sức khỏe và tinh thần của chính mình tốt hơn.
Chó cưng, như nhiều loại thú cưng khác, là liều thuốc giúp chúng ta thư giãn và đẩy lui buồn phiền.
“Chó không chê chủ nghèo”, chó trung thành, dễ tha thứ và bao dung, an ủi và đồng hành vô điều kiện với chủ. Bạn hãy quan tâm và quan sát chó nhiều hơn để hiểu được những gì tôi nói, đừng thơ ơ lạnh nhạt với chính mình và cuộc sống chung quanh ta.
Người già cả neo đơn hay người tự kỷ càng nên nuôi chó để có dịp trải lòng, thêm mục đích sống, năng động và phát triển tiềm năng riêng. Người tiếp xúc với chó thường xuyên, cơ thể sẽ tiết ra chất hóc môn oxytocin giúp họ dễ gần gũi, tăng khả năng yêu thương, giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng không cần thuốc. Sự ấm áp và quấn quít của chó giúp bạn tạo ra quán tính thân thiện và ấm áp với người và vạn vật quanh mình.
Trách nhiệm chăm sóc chó giúp cuộc sống của tôi có thêm ý nghĩa, thay đổi quan niệm về thành công. Tôi học lạc quan mạnh mẽ, kiên trì vươn lên từ những vấp ngã thất bại, bệnh tật và giữ niềm tin để vui vẻ chấp nhận mọi thử thách. Tôi có thêm động lực hăng hái tham gia thiện nguyện, sinh hoạt cộng đồng. Tôi sẵn lòng giúp đỡ nhiều người khi có dịp. Tôi tự vượt qua gian khổ, tự tìm lối thoát và niềm vui. Tôi đối diện tốt đẹp hơn với những bất toàn trong xã hội, sở làm và đời sống gia đình. Tôi học chấp nhận thản nhiên và kiên trì. Tôi trân trọng sự an ủi ấm áp quấn quýt của chó cưng, nó cho tôi sự vui vẻ từ những giao tiếp ngôn ngữ thân thể rất nhỏ mà rất hữu ích và thiêng liêng.
Chó cưng sẽ giúp ta sống chậm lại, chú tâm hơn để cảm nhận nhiều điều hữu ích và ơn phước để sống tốt và thành công hơn về mọi mặt.
Mai Hồng Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,655,738
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.