Hôm nay,  

Noel Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

24/12/201700:00:00(Xem: 14896)
Tác giả: Dong Trinh

Bài số 5297-19-31144-vb8122417

 
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài  kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà  tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.

 
***
 

Một tuần trước ngày Noel năm 1985, bốn tháng sau khi tôi đặt chân đến Mỹ. Bấy giờ là cuối thu, chỉ một hai ngày nữa là vào đông rồi. Mới bốn giờ chiều mà bầu trời ảm đạm, gió lạnh buốt xương. Tôi bước ra ngoài lấy thơ. Lúc bấy giờ, tôi mới rời khỏi Việt Nam, lòng còn bao vương vấn với quê nhà, với bạn bè thân quyến. Mỗi lần thấy có phong bì viền xanh xanh đỏ đỏ là tôi vui như tết vì biết đó là thư của người đó gởi cho tôi.

Hôm nay, ngoài mấy tờ báo quảng cáo hàng hoá bán hạ giá trong mùa lễ, tôi thấy có một cái post card để tên tôi. Đọc kỹ, trong đó báo cho tôi biết ngày 24-12-1985 đến bưu điện để nhận quà. Tôi mừng quá, mừng như những ngày còn ở Việt Nam, thỉnh thoảng nhận giấy báo lãnh quà của anh chị tôi ở bên này gởi về.

Ủa, mà ai gởi cho tôi vậy kìa? Lật tới, lật  lui không thấy tên người gởi, tôi bắt đầu hoang mang, suy nghĩ... hay là ai muốn phá mình? Tôi gọi qua nhà cho anh Ba tôi, người đã qua Mỹ năm 1975 và bảo lãnh hết gia đình chúng tôi đến vùng đất tự do này. Tôi đọc hết những lời trên tấm card và hỏi anh tôi, đó là sự thật hay người ta quảng cáo cái gì đó mà mình chưa hiểu được .

Anh tôi chỉ nói để đó, mai anh ghé qua coi.

Tánh anh xưa nay rất cẩn thận, chuyện gì cũng coi xét đàng hoàng chứ chẳng bộp chộp như tôi.

Hôm sau, đi làm về, anh Ba tôi ghé qua nhà biểu tôi đưa miếng giấy đó. Coi xong, anh nói:

-Cái này của bưu diện gởi đến. Chưa biết là gì nhưng không phải là thơ quảng cáo. Để ngày đó anh qua chở em đi lãnh.

Trưa ngày 24-12, tôi chuẩn bị sẵn, anh tôi chạy qua nhà chở tôi đi bưu điện. Ra tới nơi, có rất nhiều người nơi đó, họ sắp hàng dài sọc. Cứ vài phút là những người đứng đầu lần lượt khệ nệ bưng một cái thùng thiệt bự ra cửa.

Rồi cũng đến lượt chúng tôi. Sau khi ký tên nhận, cô nhân viên trẻ đẹp mĩm cười và nói:

-Merry Christmas!

-Merry Christmas! Thank you so much!

Anh tôi đáp lại rồi bưng thùng đồ nặng trĩu ra xe.

Coi kỹ trên mặt thùng, anh tôi cho biết đây là quà của quận Sebastian, nơi tôi cư ngụ, phối hợp với bưu điện thành phố, tặng quà cho những người không có, hoặc lợi tức thấp, không phân  biệt màu da, chủng tộc. Họ dựa vào báo cáo của sở xã hội địa phương gởi danh sách đến.

Không biết những gì bên trong nhưng tôi mừng khắp khởi. Thật là cảm động. Mấy chục năm trời sống ở Việt Nam, tôi chỉ duy nhất một lần nhận quà Giáng Sinh từ anh Minh, người bạn trai yêu dấu đầu đời của tôi. Đến năm sau, do giận hờn, tôi lánh mặt anh và chia tay vĩnh viễn, chưa bao giờ tôi có được món quà nào của ai khác.

Gần hai mươi năm trôi qua, hôm nay, nhận quà từ một hội từ thiện, từ những người xa lạ nhưng giàu lòng bác ái. Tôi vui như con nít, cứ cười nói huyên thuyên.

Về nhà, anh tôi khui thùng quà ra.... ôi... thật là ... mùi thơm phức cùng màu vàng óng của một chú gà Tây to kềnh, ít nhất cũng trên năm kí lô, được để cẩn thận trong cái mâm bằng giấy nhôm.Anh tôi từ từ bưng ra, rồi còn có nhiều hộp nhỏ như mash potatoes, gravy, bắp đã lãi ra từng hột trộn với bơ, đậu ve hấp, bánh mì, macaroni and cheese và có cả một hộp bánh fruit cake vói những miếng mứt xanh vàng đỏ trộn lẫn trong ổ bánh trông thật là hấp dẫn. Rất nhiều  đồ hộp như đậu, fruit cocktail, Apple  juice, coke ...một tấm thiệp Giáng Sinh với hình ông già Noel mang một túi quà sau lưng, màu sắc sặc sỡ, vui mắt.

Tối đó, cả gia đình chúng tôi họp mặt bên nhà anh chị Ba. Ngoài thùng quà tôi mang qua góp phần, anh chị em tôi còn làm thêm nhiều món khác như cơm chiên, chả giò, cũng có một con gà tây của Dũng nướng vì buổi tiệc này mấy anh chị em chúng tôi đã dự tính trước rồi. Buổi tiệc sum họp sau mấy chục năm mẹ con, anh chị em xa cách.  Ngồi quây quần bên nhau, chúng tôi nói đủ chuyện, quê nhà, xóm hủ tíu cây dừa, dãy phố làng, lò chén...nhắc từng món ăn quen thuộc, mì Phước Kiến, xôi giò cơm rượu, bánh bò của bà Giáo Thọ...nhớ quá, nhớ đủ chuyện, đủ món ăn ,đủ bà con chòm xóm láng giềng...


Ra về, tuyết bên ngoài rơi lả tả, vương đầy trên tóc, trên áo  chúng tôi. Cúi xuống bốc một nắm tuyết đầu đời được thấy tận mắt, được sờ tận tay, tôi cười rộn rã như trẻ thơ. Tôi lại nhớ đến xe nước đá đậu đỏ bánh lọt của chú và những buổi trưa hè, má cho năm cắc đi mua nước đá nhận  chế xi rô xanh đỏ. Phải chi bên Việt Nam lúc nào cũng có tuyết như vầy thì chú mập khỏi bào nước đá lạnh tay, chỉ cần hốt bỏ vô ly là bán được rồi hé...

Trong đêm tối, không gian sáng rực bởi lớp tuyết dày, trắng xoá từ mặt đất. Hơi lạnh bốc lên, mỗi lần nói chuyện thoát ra một làn hơi như khói thuốc...t ôi nghe thấm lạnh, cái lạnh đầu tiên nơi xứ người!

 

...I am dreaming of

a while Christmas

With every Christmas card I write

May your day be many and bright

And maybe all your Christmases be white be white be white...

 

Chợt nhớ đến bản nhạc White Christmas mà hổm rày tôi thường nghe trên TV. .. Đêm nay, Chúa Giáng sinh, tuyết rơi trắng xoá, đem  ánh sáng đến cùng khắp mọi nơi cho nhân loại....cầu xin Chúa ban cho chúng con trên thế gian này được an lành.

 

 *

Ba mươi hai năm trôi qua, tôi giờ đây không nôn nao chờ những cánh thư xanh từ bên kia bờ Thái Bình nữa. Ngày nay, theo đà tiếng triển của khoa học, chỉ cần bấm điện thoại lên là chúng ta đã thấy được hình ảnh người thân quen từ khắp nơi trên thế giới!

Sau Thanksgiving, nhiều nhà bắt đầu  trang trí ngoài sân, thật công phu, thật mỹ thuật. Những ngôi nhà to lớn trên đồi họ kết hợp nhau, mỗi nhà một phần của câu chuyện cổ tích như Snow White, Cinderella... trước sân mỗi nhà như một trang sách , hình ảnh bảy chú lùn, công chúa Bạch Tuyết, vua, hoàng hậu được khéo léo làm bằng những ngọn đèn đủ màu...thật tuyệt vời. Phải cảm ơn những chủ nhân các ngôi nhà nơi đây. Muốn được vậy, họ đã chuẩn bị trước cả tháng trời, tốn công, tốn của cho người người qua lại ngắm. Chúng tôi đi coi vừa thích thú vừa có cảm giác ấm áp trong đêm đông.

Chạy xe về hướng công viên Creek More, chúng ta sẽ chói mắt dưới những ánh đèn màu rực rỡ được thành phố cho trang hoàng nhân dịp lễ . Hàng triệu bóng đèn gắn đầy trên các cành cây ngọn cỏ trong công viên rộng lớn. Đến đó, đậu xe xong, chúng ta sẽ đi xe lửa còn được gọi là “toot toot train”. Chúng ta sẽ được chở vòng vòng trong công viên để ngắm đèn. Nơi đây, chúng ta sẽ có cảm giác như lạc vào xứ thần tiên, với các lâu đài, chim muông, cây cối...

Trở về chỗ khởi đầu của chiếc “toot toot trai”, nơi đây có quày ca cao nóng miễn phí cho ấm lòng du khách.

Ban ngày, vào mùa này trước mỗi chợ, có những người hoá trang như ông già Noel, họ cầm một cái chuông trên tay lắc đều đặn nghe thật vui tai. Cạnh đó, cái thùng giấy được dán lại như hộp quà, trên mặt một lằn được cắt sẵn cho khách qua lại bỏ tiền vô. Họ làm gì vậy? Họ là những người xin tiền cho cuộc sống hàng ngày? Không, không phải vậy đâu... đó là những ông, bà đã về hưu, các em học sinh, sinh viên làm thiện nguyện. Họ được phân công đến trước các chợ để quyên tiền giúp cho những gia đình nghèo có được một bữa ăn ngon trong ngày lễ. Dù mưa gió, dù lạnh run người, họ vẫn kiên nhẫn đứng, nét mặt luôn tươi cười, chào hỏi khách đi chợ. Cũng trong thời gian này, xe thơ sẽ để vô hộp thơ mỗi nhà một túi giấy màu nâu của bưu điện. Trên đó, nếu mình có khả năng thì cho vô đồ hộp còn trong thời gian sử dụng được như cá, thịt, trái cây... sau khi bỏ thức ăn vô rồi đúng ngày giờ đã được ghi trên túi giấy, mình mang ra để dưới cột thơ, nhân viên phát thơ sẽ đến lấy. Những món này sẽ được hội từ thiện gom lại và thêm tiền quyên được mà mua gà, rau cải, bánh trái cho những nhà nghèo như tôi đã được cách đây ba mươi hai năm!

Thật cảm ơn vô cùng những tấm lòng bác ái, cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang và tạo cho chúng tôi cuộc sống ấm no trong mọi sinh hoạt từ học hành đến việc làm. Chúng tôi đã được có cơ hội đồng đều như những người Mỹ sinh trưởng tại đây.

Trên TV đang chiếu lại phim Home alone tập 1, nói về cậu bé Kevin 8 tuổi, có nét mặt thật dễ thương, cặp môi đỏ mọng, bị gia đình bỏ quên trong đêm Giáng sinh. Cậu bé thật xuất sắc trong vai diễn đã đem lại cho chúng ta những trận cười nghiêng ngã trong mùa Giáng Sinh....bên ngoài, tuyết đang rơi, hoa tuyết tung bay khắp cả bầu trời!

 Xin chúc tất cả các bạn ở khắp mọi nơi mùa Giáng Sinh An lành và Hạnh phúc!

Fort Smith, Dec 2017.

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
24/12/201711:59:16
Khách
Cám ơn DT, tác giả đã ghi lại một kỷ niệm - Noel Đầu Tiên Trên Đất Mỹ - kỷ niệm của một cá nhân, của một di dân, của một tị nạn trên đất Mỹ. Nó nói lên một tình tự, của thì một riêng ai, của khắp mọi người. Vậy, mà có người không dám ghi lại, không muốn nhắc lại , cái thùng quà - ; (của quận Sebastian, nơi tôi cư ngụ), đó, vì tự ái, và thậm chí còn lên án : Sao dám ghi lại, dám viết lên, mà không nghĩ đến t; tự ái của đại gia đình . ! Bạn, xin tiếp tục viết để ghi lại, dấu chân người bỏ nước ra đi, vì Cộng Sản bạo tàn, một cái gì để lại cho mai sau. Xin Cám ơn , bạn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,454,620
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến