Hôm nay,  

Những Tấm Lòng Sau Cơn Bão Lụt

21/10/201700:00:00(Xem: 11581)
Tác giả: Anthony Hưng Cao

Bài số 5248-19-31091-vb7102117

 
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

viet ve nuoc My
Trình diễn trong chương trình gây qũy.

 
***
 

Tấm hình của người cảnh sát trong đội SWAT của Houston bế trên tay một phụ nữ Á Đông với đứa bé ngủ ngon trên tay cô đi trong dòng nước lụt có thể nói là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa nhất trong cơn bão lụt vừa qua.

Ánh mắt trẻ thơ ngủ ngon trong cánh tay người mẹ cũng là một hình ảnh gợi nhớ cho chúng ta sự cưu mang của đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay chào đón người Việt tị nạn cộng sản của chúng ta vào tháng Tư năm 1975 khi miền Nam rơi vào tay cộng sản. Tấm hình đó được chuyền đi khắp nơi, trên các trang báo chí, T.V., các diễn đàn,  đã khiến  những người Việt tị nạn ở khắp nơi xúc động, thôi thúc chúng ta phải làm một cái gì đó cho những nạn nhân bão lụt.

Tôi nhận được cú điện thoại từ anh Nguyễn Mạnh Chí trên đường lái xe từ chỗ làm về. Anh cho biết anh được ủy nhiệm trong vai trò Trưởng Ban Tổ Chức của Ban Vận Động Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt và đang liên lạc để mời một số hội đoàn ngồi lại với nhau để tổ chức ngày Đi Bộ và Đại Nhạc Hội Ngoài Trời.  Anh ngỏ ý muốn mời Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS) góp mặt trong Ban Tổ Chức này. Biết được ý nghĩa và mục đích của Ban Vận Động Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt, tôi vui vẻ nhận lời ngay.

Là một thành viên trong Ban Tổ Chức, tôi có dịp trực tiếp tham dự những buổi họp của Ban Tổ Chức, chứng kiến những công việc làm âm thầm và vất vả "phía sau hậu trường" mà có lẽ sẽ không được ghi lại trong các bài tường thuật của các nhà báo hay qua những hình ảnh video của các phóng viên khi đến tham dự chương trình này vào ngày 15 tháng 10 vừa qua.  Tôi muốn chia sẻ một số những việc làm này để chúng ta thấy được tấm lòng rất đáng quý của những anh chị em trong Ban Tổ Chức mà chúng tôi có dịp làm việc chung trong hơn một tháng qua.

Trước khi kể về những công việc làm đằng sau hậu trường này của các anh chị em trong Ban Tổ Chức, tôi xin nói đến tấm lòng của những "Thiên Thần Tình Thương" mà tôi không thể nào không nhắc đến.

Trong mùa lễ Trung Thu năm nay, chúng tôi cùng các anh chị em trong Ban Điều Hành của chương trình Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ cũng rất bận rộn để đưa các em thiếu nhi của CLB Tình Nghệ Sĩ đến trình diễn ở một số nơi. Có dịp sinh hoạt với các em và các phụ huynh trong hơn một năm qua, chúng tôi được biết thêm về những hoàn cảnh khó khăn của gia đình một số em đang tham dự trong chương trình này.  Có những em trong gia đình rất đông anh chị em và các phụ huynh không có điều kiện đưa các em đến những lớp học nhạc  mặc dầu các em có năng khiếu và rất thích. Thật xúc động khi chứng kiến cảnh một phụ huynh chịu khó chở con mình đến lớp bằng xe đạp đều đặn hàng tuần. Đây là những cảnh đang ở xung quanh chúng ta ngay đây thôi, chứ không phải ở nơi đâu xa xôi hay ở một vùng quê hẻo lánh nào đó ở Việt Nam. Đó là lý do các anh chị em trong Ban Điều Hành của CLB TNS ngoài việc mở chương trình dạy miễn phí, còn giúp mua trang phục cho các em từ ngân quỹ nhỏ nhoi mà chúng tôi có được từ một vài chương trình tổ chức hàng năm. Thế mà các em đã làm cho tôi thật sự cảm động vì ngay khi nhận được phần thưởng từ chương trình thi tài năng và lồng đèn do đài Việt Mỹ Television tổ chức, các em từ hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, đến các em được các giải khuyến khích, đều tặng hết số tiền thưởng của mình cho Ban Vận Động Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt. Tôi đọc những lời nhắn của các phụ huynh các em như chị Ronnie, anh Hiếu... gửi đến mà trong lòng không khỏi bồi hồi. Và điều làm cho tôi cảm động hơn hơn khi đọc những dòng chữ như sau:

"Thầy ơi! Con cũng muốn gửi một phần nhỏ từ phần thưởng con đạt được từ cuộc thi lồng đèn để giúp cho các nạn nhân bão lụt. Con muốn gửi $100. Dạ con cám ơn thầy và cô Lisa rất nhiều. Con rất may mắn khi được thầy và cô giúp con ca hát và nói tiếng Việt. Con vui nhiều lắm lắm. Con cám ơn thầy và cô Lisa nhiều".

Chúng tôi còn nhận được những lời nhắn của phụ huynh các em gửi tiền tặng như Megan, Mindy, Phương (Megie), Thảo Mi, Jennifer, Angelina, Thuận Thiên, Thục Nghi, Quỳnh Như, Kaylynn, Linda,... Thật cảm động trước tấm lòng của các em. Với một số em trong ban thiếu nhi của CLB Tình Nghệ Sĩ, các em có thể dùng số tiền thưởng mà các em nhận được để mua một món đồ chơi gì đó mà các em đã ao ước từ lâu. Tuy nhiên, các em vẫn vui vẻ góp món tiền thưởng nhỏ bé của mình vào quỹ cứu trợ cho nạn nhân bão lụt.

Với tôi, các em như những thiên thần nhỏ bé mang tình thương đến xoa dịu những nỗi đau và mất mát mà những nạn nhân của các cơn bão lụt đang gánh chịu. Chẳng bao lâu nữa, đâu đó dưới một mái một căn nhà đổ nát ở Texas, hay ở Florida hay xa hơn nữa là ở Puerto Rico, nếu những nạn nhân nhận được món tiền từ ban cứu trợ, chắc chắn họ sẽ cảm thấy thật ấm lòng khi biết rằng trong số tiền mà họ nhận được, có những phần tiền thưởng nho nhỏ của các thiên thần nhỏ bé này.

Trở lại các buổi họp mà Ban Tổ Chức Vận Động Cứu Trợ phải họp hàng tuần vào mỗi tối thứ Năm để bàn thảo rất nhiều công việc chuẩn bị cho ngày Đi Bộ cũng như Đại Nhạc Hội Ngoài Trời để gây quỹ.  Những buổi họp với sự tham dự của hấu hết đại diện của 26 hội đoàn góp mặt trong Ban Tổ Chức. Từ những em trong Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali mặc dầu đang bận rộn trong mùa học, cũng có em Sarah Quỳnh Giang, Chủ Tịch Tổng Hội đến tham dự. Nói đến các em sinh viên, rất nhiều tổ chức trong cộng đồng chúng ta rất quý mến tấm lòng của các em vì hàng năm, các em đứng ra tổ chức Hội Chợ Tết và số tiền lời mà các em thu được, các em đều chia ra tặng lại cho các hội đoàn trong cộng đồng.

Trong chương trình này, các em cũng hứa sẽ có đến hơn 100 em thiện nguyện viên đến giúp cho chương trình Đi Bộ Gây Quỹ (Walk-A-Thon and Concert). Ngoài ra, còn có nhiều hội đoàn khác, như các anh, các chú trong Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam mà đại diện là anh Trung Tâm Trưởng Bùi Đẹp, giúp trong vai trò hỗ trợ điều hành cuộc đi bộ. Rồi đến các em trong các Liên Đoàn Hướng Đạo và Cao Đài do anh Ngô Thiện Đức đại diện. Về Ban Ẩm Thực, trong mỗi buổi họp, chúng tôi đều nghe giọng nói đầy lo âu của cô Ngọc từ Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng, khi cô nhắc nhở mọi người giúp tìm những người bảo trợ để lo từng chai nước, từng phần ăn cho hàng trăm thiện nguyện viên. Có lẽ lo cho công việc ẩm thực này còn vất vả cho cô nhiều hơn những ngày soạn bài vở dạy cho các em trong trường. Thầy Vũ Hoàng từ Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ cũng luôn có mặt trong các buổi họp để yểm trợ cho cuộc đi bộ. Chú Lê Quang Dật, một vị Niên Trưởng kỳ cựu luôn có mặt trong các buổi họp và luôn đi tiên phong trong việc kêu gọi mọi người cố gắng đi xin bảo trợ. Trung Tâm Y Tế của Bác sĩ Micheal Đào ngoài việc hứa giúp vấn đề chăm sóc ý tế, còn đóng góp số tiền $20,000 cho quỹ cứu trợ. Ngoài ra còn có rất nhiều hội đoàn khác mà trong khuôn khổ của bài viết này, tôi không thể kể ra hết; ví dụ như Ban Tù Ca Xuân Điềm, Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, v.v… là những tổ chức cùng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đóng góp trong phần văn nghệ, v.v…


Và sau cùng, không thể nhắc đến các cơ quan truyền thông báo chí đã hỗ trợ và giúp quảng bá cho chương trình này. Mỗi buổi họp, dù bận rộn lo chuẩn bị cho chương trình phát thanh của Đài Mẹ Việt Nam chị Như Hảo, Giám Đốc của Đài luôn có mặt trong các buổi họp. Anh Phan Tấn Hải, Chủ Bút của Việt Báo tuy rất bận rộn với công việc hàng ngày trong tòa soạn, nhưng mỗi khi Ban Tổ Chức cần chuyển những thông báo gì, anh đều cho lên trang tin của báo rất nhanh chóng. Những cơ quan truyền thông báo chí khác như chị Minh Phượng của Đài Bolsa Radio, chị Ngọc Ân của Đài Little Saigon Radio, Đài VNCR, các đài TV như VNA-TV, Việt Mỹ Media, Việt Phố TV, Đài SET, Đài SBTN, Đài KVLA, Đài VHNB Lạc Việt, Đài Asian Media World, Đài IBC TV, chị Hồng Vân và KS Bùi Bỉnh Bân của FreeVietNam.Net, v.v… đều có các chương trình talk shows cho các anh chị em trong Ban Tổ Chức lên quảng bá về chương trình cũng như sẽ đến làm phóng sự trong ngày Đi Bộ. Các báo như Saigon Times, Người Việt, Diễn Đàn Giáo Dân, Viễn Đông, v.v. đều hỗ trợ đưa tin tức về chương trình này.

Có thể nói chưa bao giờ tôi thấy có sự hợp sức của nhiều đoàn thể và các cơ quan quan truyền thông báo chí trong cộng đồng của chúng ta như chương trình này. Thêm một điều may mắn là chúng ta có một Thị trưởng thành phố Westminster là anh Tạ Đức Trí cũng như 2 Nghị viên gốc Việt là anh Diệp Miên Trường và BS Kimberly Hồ cũng góp phần không nhỏ cho công việc tổ chức tại khu toà thị chính của thành phố được chấp thuận dễ dàng hơn.

Các anh chị em trong Ban Điều Hợp chắc chắn là những người bỏ nhiều thời gian và công sức nhất.  Chúng tôi thấy anh Trung Tạ, trong vai trò Phó Trưởng Ban về Tài Chính, luôn luôn lo lắng cổ động các anh chị em trong Ban Tổ Chức góp tay để đi xin các bảo trợ cho Quỹ Cứu Trợ. Anh Lộc Đỗ trong vai trò Tổng Thư Ký cũng đã bỏ nhiều thời gian và công sức thực hiện các tờ flyer, các mẫu phiếu bảo trợ, v.v. cho chương trình.  Anh Chu Tất Tiến trong vai trò Trưởng Ban Văn Nghệ luôn đăm chiêu với tờ danh sách trên tay để giúp liên lạc các MC, các ca sĩ và sắp xếp các tiết mục sao cho mọi người được vừa lòng. Anh cũng là một người bảo trợ cho Ban Tổ Chức cho chi phí âm thanh và máy phát điện cho chương trình. Sau đó, phải kể đến Luật sư Nguyễn Quốc Lân trong vai trò Luật sư cố vấn của Ban Tổ Chức. Anh cũng luôn có mặt trong các buổi họp cũng như giúp cho Ban Điều Hợp trong các công việc sắp xếp tổ chức và những lời khuyên liên quan đến luật pháp. Các chị trong ban thủ quỹ luôn đứng phía sau trong căn phòng họp nhỏ được Ban Tổ Chức thuê tạm, để nhường ghế cho các đại diện các hội đoàn, nhưng chúng tôi luôn cảm thấy sự nhiệt tình và sự quan tâm của các chị khi báo cáo về kết quả vận động tài chính trong mỗi buổi họp.

Và người sau cùng đứng mũi chịu sào nhiều nhất chắc chắn là người Trưởng Ban Tổ Chức; anh Nguyễn Mạnh Chí. Trong mỗi buổi họp, anh đều báo cáo những việc đã thực hiện được cũng như các công việc cần làm. Rất nhiều công việc mà chắc chắn để tổ chức một chương trình lớn như vầy, đòi hỏi rất nhiều thời gian, từ việc lo tìm chỗ để tổ chức, đến các giấy phép, giấy tờ thủ tục bảo hiểm cho chương trình, giấy phép bán thức ăn, sân khấu, khách mời, v.v và v.v...  Sự nhiệt tình và tấm lòng của anh có thể nói một phần nào đã giúp cho việc tổ chức được nhịp nhàng và quy củ hơn. Nhìn thấy tấm lòng và sự nhiệt tình của mọi người, nên mặc dù những chiều thứ Năm ngay sau giờ làm việc ở phòng mạch, tôi cũng cố gắng vừa lái xe vừa ăn vội những món fast food để lái xe đến kịp tham dự các buổi họp cùng với các anh chị em.

Nói về những đóng góp của từng cá nhân, từng hội đoàn để có được con số hơn $80,000 quyên góp được, chắc chắn không thể nào kể ra hết trong một bài viết ngắn. Tôi xin được nhắc đến sự đóng góp của các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ mà tôi có dịp trực tiếp tham dự. Trước hết là một chương trình live show mà đài VNA-TV đã có nhã ý tặng cho Ban Tổ Chức 2 tiếng đồng hổ vào ngày thứ Bảy để làm chương trình gây quỹ. Tôi còn nhớ chiều thứ Năm trước buổi họp, anh Chí đã gọi điện thoại và nhờ CLB Tình Nghệ Sĩ giúp tổ chức cho buổi gây quỹ live show này trên đài. Chúng tôi chỉ có không đầy 48 tiếng đồng hổ để chuẩn bị cho chương trình live show này. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tổ chức "cấp tốc" mà chúng tôi đã thực hiện trước đây, tôi không ngần ngại nhận lời giúp anh. Thế là vừa tham dự buổi họp xong, tôi phải giúp liên lạc với các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB Tình Nghệ Sĩ để sắp xếp chương trình. Thật là cảm phục trước sự nhiệt tình của các anh chị em đã mau chóng ghi danh tham dự. Ngay tối hôm thứ Sáu trước buổi Live Show, các chị em trong ban múa đã phải tập dợt trong cái garare nhỏ của nhà tôi đến gần nửa đêm cho chương trình của ngày hôm sau. Một vài phụ huynh cũng nhận lời đưa các em thiếu nhi đến trình diễn và góp lời kêu gọi khán giả gọi vào đài ủng hộ, cùng với sự có mặt của một số vị lãnh đao các tôn giáo.

Chắc hẳn khi khán giả theo dõi chương trình live show gây quỹ ngày hôm đó trong suốt 2 tiếng đồng hồ từ 7 giờ đến 9 giờ sẽ khó biết được những công sức và thời gian mà các anh chị em trong Ban Văn Nghệ CLB TNS đã bỏ ra, vì những nụ cười vẫn nở trên môi che dấu đi những mệt nhọc khi trình diễn. Ban Tổ Chức và các anh chị em cũng rất vui với số tiền khán giả gọi vào ủng hộ là $4,500 trong chương trình này. Sau đó, trong ngày Chủ Nhật 15 tháng 10 vừa qua, các anh chị em không những đã đến để góp tiếng hát trong chương trình, mà còn quyên góp thêm được $1,000 cho quỹ cứu trợ nữa.

Nhìn những chiếc áo dài đồng phục màu cam với hình chiếc trống đồng trên áo của các chị cùng các anh đi trong đoàn đi bộ với những bài hát vang vang làm cho tôi cảm thấy dường như hào khí của bà Trưng, bà Triệu, của hồn thiêng sông núi đang về để cùng các anh chị em và các đoàn người đi bộ.  Sự thành công của chương trình gây quỹ đã đem lại niềm hãnh diện về sự đóng góp của cộng đồng người Việt chúng ta ở miền Nam Cali cho công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt.

Có dịp làm việc chung và chứng kiến sự nhiệt tình của các anh chị em trong Ban Tổ Chức,  các hội đoàn, các anh chị em MC và ca sĩ, các anh chị em và các cháu thiếu nhi trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và nhất là các đồng hương đã đóng góp cho quỹ cũng như đã có mặt trong buổi đi bộ gây quỹ, tôi xin gắn một đóa hoa tình người thật đẹp bên cạnh câu "Sau cơn bão, xuất hiện những tấm lòng...".

Oct. 16, 2017

Anthony Hưng Cao

Ý kiến bạn đọc
24/10/201723:45:10
Khách
Cám ơn tác giả đã cho biết về những unsung heroes trong cuộc vận động gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão lụt. " Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,425,746
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến