Hôm nay,  

Tôi Làm Hồ Sơ Bảo Lãnh Người Em

05/09/201700:00:00(Xem: 20602)
Tác giả: Phạm Hoàng Chương

Bài số 5210-19-31053-vb3090517

Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.

*

Trở lại Mỹ sau chuyến về thăm nhà ngắn ngủi  năm ngoái, tôi bắt đầu lên mạng lo thủ tục bảo trợ Dũng, chú em út sắp qua Mỹ diện F4 (anh em đoàn tụ). Hồ sơ làm từ  2002, Mỹ chấp thuận 2003, đáo hạn đầu 2016, nhưng Dũng đã lớn tuổi, lại nhiều bệnh, nên lừng khừng không muốn đi; nhận thư Sở di trú Mỹ báo mà nín thinh không cho tôi hay.

Nhân kỳ này về thăm mẹ, nghe tin Dũng vừa thoát khỏi một cơn stroke nhẹ, tôi đưa Minh (con nuôi tôi) tới nhà coi bệnh dùm. Minh là bác sĩ giám đốc một bệnh viện đa khoa ở quận 11, khuyên vào bệnh viện Minh khám tổng quát với giá đặc biệt, rồi vui miệng khoe sắp đưa con trai học lớp 9 (bằng tuổi con Dũng) qua miền Đông nước Mỹ gặp mấy trường trung học tư nổi tiếng phỏng vấn nhận vào, than lâu nay đổ hết tiền dành dụm đầu tư vào học vấn tương lai cho 2 đứa con, một trai một gái, đứa nào cũng giỏi tiếng Anh, tiếng Đức, thông minh xuất chúng. Nghe Minh kể, hai vợ chồng Dũng mới tỉnh ngộ biết mình dại, bèn đổi ý chịu đi Mỹ, chịu cho tôi xúc tiến hồ sơ hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh.

Người ta tiện tặn tốn tiền lo lót chạy đưa con qua Mỹ học không được,  con mình đuợc bác ruột bảo lãnh đi Mỹ ở “free”, ăn học ngon lành, tương lai tươi sáng trước mặt, tại sao lại không chịu đi.

Về tới Mỹ, nhận ngay thư NVC (National Visa Center) từ Portsmouth gửi tới nhà, hỏi sao không thấy trả lời thư báo, hỏi tôi (petitioner) còn ý định bảo trợ gia đình em ruột (applicant) không, muốn thì check YES, không thì check NO, rồi gửi lại gấp, nếu không, sẽ hủy bỏ hồ sơ vĩnh viễn. Tôi vội vàng check YES rồi bỏ phong bì gửi đi. Tội nghiệp, các anh trai đi ngoại quốc hết, chỉ còn nó em út kẹt lại, chịu trận sống chật chội mấy chục năm nay trong căn nhà ngõ hẽm ở Saigon.

Một tuần sau, nhận được thư gửi chỉ dẫn cách thức lên mạng điền đơn AOS (Affidavit of Support), đóng tiền (có thể nhờ luật sư, hay tự mình làm lấy). Vì văn phòng các luật sư di trú toàn chỉ ở Little Saigon đông người Việt, mà tôi thì ở Riverside, mất công chạy qua chạy về, nên tự chọn mình làm agent, ngồi nhà lên mạng điền lấy cho khỏe.  Tưởng dễ, mà không dễ, copy vô số mẫu giấy tờ để lỡ điền sai thì còn cái khác điền lại, rồi có vô số các chi tiết, thông tin, lý lịch phải điền. Lợi tức, địa chỉ, bank account… của sponsor là mình thì dễ, mà tên họ ngày tháng năm sinh vợ chồng con cái của applicant, địa chỉ số phone cư trú ở VN, học trường nào, bằng cấp gì, làm nghề gì hãng nào, từ năm nào tới năm nào, tên employer, địa chỉ, phường, quận, số phone… thì tôi mù tịt, chịu chết. Phải email và gọi phone về Saigon hỏi Dũng liên tục  information để điền cho đúng. Sau một tháng, khi trên mạng hiện ra bản xác nhận đã nhận đủ tiền bảo trợ của mình rồi thì phải in ra 2 tờ receipts làm record, một cái gửi về bên đó giữ để khi đi interview trình cho họ coi, một cái mình giữ bên này làm gốc.  Rồi điền form giấy I-864 bảo trợ 2 vợ chồng và đứa con trai nhỏ 15 tuổi (đứa con lớn 27, đang làm cho một công ty Mỹ, quá tuổi, không đuợc đi theo).

Lợi tức sponsor theo tiêu chuẩn tối thiểu họ ấn định cho 5 ngưòi (2 vợ chồng bên này và 3 người bên đó sắp sang) là 35,000$, mà lương hưu tôi chỉ có trên 24 ngàn, không đủ bảo bọc  5 nhân mạng, nên phải nhờ con gái và rể có lương cao điền thêm 2 cái form I-864 khác, làm 2 co-sponsors tài chánh ký tên vô . Rồi kèm đủ thứ bằng chứng lợi tức công việc, lợi tức self-employment của hai con, giấy title nhà tôi đã trả off…. bỏ chung một phong bì lớn gửi NVC.  Lúc gửi hồ sơ trúng vào dịp Giáng Sinh cuối 2016. Mười ngày sau, tôi gọi kiểm chứng, họ cho biết đã nhận được và sẽ cứu xét trong vòng 6 tới 8 tuần.

Tám tuần sau, quả nhiên NVC mới review (vì quá đông người bảo trợ diện F4 ở khắp nơi trên thế giới nộp đơn), gửi email  bắt tôi phải làm thêm cái form I-864 A cho cả tôi và 2 co-sponsors điền vào và cùng ký tên, đề ngày đàng hoàng. Form này là một giao kèo cam kết giữa sponsor chính và sponsors phụ. Nếu sponsor chính chẳng may chết sớm thì các sponsors phụ cam kết phải nuôi, không được dẫn đám mới qua Mỹ đi xin trợ cấp và medicare chính phủ. Gửi I-864 A đi đuợc 6 tuần thì NVC lại email cho hay 2 tờ chứng minh hạnh kiểm (police certificates) công an phường cấp cho Dũng gửi qua kèm trong hồ sơ là sai. Họ cần 2 copies bản “tư pháp lý lịch số 2” do Bộ Tư pháp cấp, chứ không phải tờ chứng nhận hạnh kiểm tốt do công an phường cấp. Mình thấy chữ “Police” trong cuốn chỉ dẫn, cứ nghĩ police là công an địa phương, mà vợ chồng đứa em ở Saigon cũng tưởng vậy, ai dè “police certificate” đó là Tư pháp lý lịch do Bộ tư pháp VN cấp, họ mới tin tưởng. Thế là rầu rĩ gọi về cho 2 vợ chồng lên Bộ tư pháp làm đơn xin, đóng hơn 600 ngàn tiền phí cho 2 cái, và chờ 10 ngày sau mới có. Mà đám công an phường cũng kỳ, tự biết không có thẩm quyền ký giấy này cho người xuất cảnh mà cũng cứ làm, không chịu chỉ cho người ta lên Bộ Tư pháp xin.

Qua tháng 7 năm 2017 tôi nhận được  2 bản lý lịch tư pháp số 2 (kèm 2 bản dịch ra English) Dũng gửi qua, kẹp với cái joint tax return 2016 và 6 cái W2 ba năm liền của con gái, con rể , income mới của con rể vừa đổi job… bỏ chung phong bì gửi tới NVC. Năm ngày sau gọi kiểm chứng, họ nói nhận rồi, nhưng  bảy 8 tuần nữa mới  review, nếu nhận đúng là tư pháp lý lịch số 2, mới sẽ gọi bên đó đi khám sức khỏe, chích ngừa để đi phỏng vấn.

Suốt tháng 8, tôi chờ đợi trong lo lắng, không biết đã yên thân chưa, họ có còn moi móc ra cái  khác thiếu sót, có kiếm chuyện bắt bẻ mình điền sai chỗ này chỗ nọ,  bắt làm lại cái đơn khác không.  Nếu có, lại phải bổ túc, đi gửi bưu điện, rồi chờ thêm hai tháng nữa. Trúng ông Trump mới lên, chủ trương hạn chế nhận di dân, nên Sở Di trú cũng dựa vào đó mà làm khó dễ mình, bé cổ thấp miệng phải đành chịu thôi.

Thủ tục bảo trợ kéo dài đã 8 tháng… làm tôi gác lại các dự định khác muốn làm trong năm, như tháo thảm cũ lợp gỗ sàn nhà, thay hàng rào mới,  ra mắt cuốn sách đầu tay, hay đi du lịch,  về VN thăm mẹ…

Từ Noel năm ngoái tới giờ,  theo “nghề bảo trợ,” tôi bắt đầu thấm mệt với thủ tục đơn từ kéo dài. Đêm ngủ cứ chập chờn với những con số ngày sinh tháng đẻ, case number, income luơng bổng, ngày tháng gửi bưu điện, chi tiết information cái nào thiếu, cái nào đủ. Rồi bực mình đỗ lỗi cho thằng em chậm lụt bên nhà, không biết câu “Trâu chậm uống nước đục” sao.

Ba tôi mất 1964 khi cu Dũng mới lên 3, bé Trang mới lên 2. Tôi đi dạy,  đi lính, lại mở tiệm sách ra ở riêng trước 75, nên không gần gũi lâu các em út nhỏ ở với mẹ. Anh chị em đông, nhưng mỗi người một tính. Đứa gan dạ, lanh lợi tháo vát, chịu khổ; đứa lè phè, hiền lành, chậm chạp. Mẹ cũng để con cái tự do quyết định tương lai, không can thiệp ép buộc gì.

Năm 81,Trang học lớp 11 bỏ theo chị vuợt biên bể, bị đuổi học, phải đi Dalat buôn trà, cà phê một năm rồi đi tiếp chuyến khác lọt qua Thụy sĩ ở với chị lớn đi trước đó 1 năm. Qua 83, tôi vượt biên tiếp, khi đó Dũng mới 22, học Đại học Bách khoa ở Saigon… Dũng là đứa ít nói, ít bạn, đọc sách nhiều, sống nhiều bằng nội tâm, tánh khẳng khái không chịu nịnh bợ cấp trên, nhưng tự ái cao, chậm chạp, lừng khừng.

Chín anh em mà hết 7 đã nhanh chân tự tìm cách lần lượt rời khỏi quê hương, tìm tương lai tươi sáng -dù phải trả giá bằng mạng sống-, chỉ có em gái thứ 8 (chị kế Dũng) giáo viên, hy sinh ở lại giữ nhà, phụng dưỡng mẹ, rồi nhằm thời nhà nước đổi mới kinh tế năm 88, bỏ dạy học, cùng chồng kinh doanh máy móc vi tính khá giả.  Còn cậu út Dũng an phận làm kỹ sư cơ khí, lấy vợ được 2 đứa con trai, an phận sống chật chội trong căn nhà nhỏ xíu ở Saigon.

Tử vi Dũng, cung quan lộc bị Tuần Triệt chận, nên làm chỗ nào cũng không lâu, bỏ việc cơ khí quay ra học computer, ngồi nhà viết sách về vi tính bán cho các đại học in ra cho sinh viên học, sau xin dạy đại học tư về vi tính, cũng chỉ một năm rồi bị “laid off,” có lẽ vì lầm lỳ ít nói.  Anh chị em ở nước ngoài, một số đã về hưu, lai rai gửi về giúp đỡ em trai út, nhưng trước tình hình kinh tế đất nước nợ ngập đầu hiện nay, ngân sách kiệt quệ tới nơi, công tư chức về già chắc gì có tiền hưu, ai cũng ái ngại lo cho tuổi già cậu út và tương lai 2 đứa con trai.

Là anh cả, ba mất sớm, mẹ già yếu như chiếc lá sắp rụng, tôi cảm thấy có bổn phận phải cố gắng kéo gia đình em qua được bên đây, đoàn tụ với ba anh chị lớn.

Cổ nhân nói, “Quyền huynh thế phụ,” cha mất còn có anh. Tôi ở Mỹ, đủ điều kiện hơn các em khác lo cho Dũng, vì chỉ có Mỹ nhân đạo mới cho phép bảo lãnh diện anh chị em, nhưng chờ lâu quá, tuổi lớn, về hưu, chịu đựng mau mỏi mệt, nên đôi lúc cũng bực mình với những hạch sách của NVC đòi giấy tờ này, bằng chứng kia, chê chỗ này sai, chỗ kia thiếu… chờ đợi từ tháng này qua tháng khác trong âu lo hồi hộp. Nhiều khi ngẫm nghĩ, tôi thấy bảo lãnh diện anh em F4 này còn cực và rắc rối hơn cả con đường vượt biên trước kia. Giá mà ngày xưa vượt biển, tôi xin mẹ cho em đi theo thì mọi sự đã khác.

Nghĩ lan man tới đây, tôi bỗng nhớ "lá số vượt biên" -tên một bài viết về nước Mỹ tôi đã viết từ gần 10 Năm trước...

Hồi ấy, tháng 7 âm lịch năm 1983, tôi chấp nhận bán miếng đất đầu tư 15 cây vàng từ năm 71 ở ngoại ô lấy một chỉ vàng, rồi tay trắng dẫn con trai 10 tuổi ra Nha Trang xuống ghe vuợt biên.

Tử vi tôi Mệnh có Lộc tồn, là số hưởng di sản ông bà để lại, nhưng tuổi Giáp, Mệnh đóng cung Dần thì chỉ hưởng di sản có một giai đoạn. Thân cư Di là số bỏ xứ tha hương lập nghiệp. Mệnh cung Dần có Tham lang đắc địa +Tràng sinh tọa thủ thì sống lâu như “ông Bành tổ,” làm sao còn trẻ vuợt biên mà chết đuối được?

Mệnh lại có Tràng sinh + thiên mã là hanh thông may mắn, tại sao không thử thời vận? Cung Điền có đại tiểu hao + kiếp sát, làm sao giữ nhà đất, mà ở lại mất công? Thân cư Thiên di có Song lộc + Mã, Tử phủ vũ tướng+ tứ linh là số ra nước ngoài lập nghiệp mới khá giả  và nổi tiếng đuợc. Cung Phúc đức lại có Quang + Quý (Ơn Trên che chở bảo bọc) tai qua nạn khỏi, tại sao không đi? Bao nhiêu là thày chỉ tay, bói toán, siêu hình ở Phanrang, Dalat, Saigon… đều quả quyết đi lọt, tại sao không đi?

Thế là tôi gạt nước mắt bỏ lại vợ và con gái 5 tuổi, xuống ghe đầu tháng 7 âm lịch năm đó. Tính qua Phi mà gió nam cứ thổi lên phía Bắc, ra tới hải phận quốc tế hãi hùng gặp cơn giông tố thịnh nộ, may mà đi theo bảo vệ con, chứ không dám “ném con cho giông tố,” như bài ca của anh Trần dạ Từ mà Quang Tuấn thường hát mấy năm nay.

Nhớ hồi vượt biển, sóng gì mà cao như ngôi nhà lầu 3 tầng, ầm ầm từ xa kéo tới đổ xập xuống, nhắm mắt tưởng  ghe ngập nước chìm chết cả đám 83 người già trẻ lớn bé. Vậy mà rồi… sóng êm bể lặng, nước xanh, mây trắng, một đàn cá heo ở đâu xuất hiện, nổi lên giữa biển rượt đua theo ghe, nghiêng đầu nhìn người trên ghe, há miệng cười khuyến khích. Gia đình chủ ghe chỉ chỏ, vui mừng cười nói oang oang, ”Cá heo xuất hiện là đem điềm lành và may mắn tới đó bà con, yên chí đi!” Con tôi dạn dĩ, bắt chước một đám người trẻ, nhảy xuống biển bơi lội vùng vẫy bên đám cá vui nhảy nhót nhào lộn, mang điềm lành tới.

Hôm sau, ghe tắp vào đảo Hải Nam, ngủ một đêm, rồi sáng ra, đi thêm 2 ngày nữa tới Hongkong. Đêm cuối trên ghe, vừa cập bến tàu, trời mưa tầm tã, cha con nằm dưới sàn gỗ, trùm tấm nylon ôm nhau chịu lạnh, nghe mưa rơi lộp độp mà lòng mừng muốn khóc vì tới được đất liền bình yên... Sáng ra, cảnh sát Hongkong ra đón, ân cần đưa người tỵ nạn vào ngôi nhà lầu 3 tầng nghỉ ngơi ăn uống… Đêm đó, trời nổi bão tố dữ dội ngoài khơi, cây cối ngoài cửa sổ gãy răng rắc, cảnh sát cho hay có mấy trăm ghe thuyền đánh cá chìm lật...

Ngày tôi rời Nha trang, lênh đênh trên biển, rồi cập bến Hongkong xảy ra vào thượng tuần tháng 7 âm lịch,  mất hết 12 ngày, tính tới hôm nay lại cũng vào tháng 7, sắp tới Lễ Vu lan, đúng 34 năm.  34 năm ở Mỹ, quê huơng thứ hai, học hành đỗ đạt, đi làm, tạo nhà cửa, con cái thành đạt, thực hiện được “American dream.”

Nhìn lại, chín anh chị em, đủ loại biến cố hung hiểm mà bao năm còn nguyên vẹn, âu cũng nhờ phước nhà. Mong hồ sơ bảo lãnh út Dũng lần này trót lọt để anh em đoàn tụ.
Phạm Hòang Chương

Ý kiến bạn đọc
14/01/201904:50:09
Khách
Chúc mừng anh Phạm Hoàng Chương và gia đình đã đoàn tụ với gia đình người em.
Lâu quá không thấy anh viết nữa, tôi cứ phải lôi mấy bài cũ của anh ra đọc đi đọc lại. Bài viết của anh với dẫn chứng của tử vi làm nên những nét chấm phá rất là đặc biệt, không thể nào lầm lẫn với người khác. Cảm ơn anh rất nhiều đã bỏ thời giờ và công sức để hiến tặng cho đời những giây phút giải trí thoải mái.
16/02/201804:13:48
Khách
Xin báo tin vui cũng độc giả quan tâm là gia đình em Dũng đã passed interview ngày 6 Decembre 2017 , được cấp visas qua MỸ giá trị 5 tháng, đã mua vé máy bay đi Mỹ ngày 15 Fevrier 2018 (mồng 10 Tết) tới phi trường LAX, trình giấy tờ nhập cảnh làm thủ tục di dân, đuợc cấp thẻ xanh tại đó, và được tôi tới đón chở về nhà.
Còn cái người khách nào lấy tên Dũng "chọc quê " tôi đó, không phải là Dũng em tôi.
07/10/201703:27:56
Khách
Ông DŨNG viết về tác giả như vậy không biết có phải là em của tác giả không???
Tui không biết gì về 2 người hết, nhưng thiết nghĩ, tác giả nếu có tệ như vậy thì đâu cần viết ra làm gì, cứ về VN ăn nhậu và gái gú theo ý thích thôi.
Tui tin tác giả hơn.
16/09/201708:57:18
Khách
Ông đừng có sạo. Mỗi lần ông về VN , ông chỉ có nhậu và gái. Ông KHÔNG LO GÌ CHO ANH EM Ở VN. Cuối đời THÂN TÀN MA DẠI thì "nổ" BẢO LÃNH THẰNG DŨNG này nọ. ông nói mà KHÔNG BIẾT NGƯỢNG. Ông chỉ biết gia nhập vào "đám NỖ" bên Mỹ. Nếu tôi muốn đi thì tôi cũng tự LO không CẦN ĐẾN ÔNG
06/09/201719:09:11
Khách
Coi guong Trịnh vĩnh Bình đem vàng, đô la về Vn đàu tư bị tóm cổ nhốt tù sau khi cướp sạch tài sản nhà đất,may trốn đuợc qua Hòa lan lại, kiện ở tòa án quốc tế đòi bạc tỷ làm Vn chết đứng,phải moi vàng của dân, đánh thuế dủ thứ... để có tiền trả phạt.
Coi guơng dân oan bị công an bắt nhốt , đánh chết trong tù nhan nhản kia kìa... Sinh viên đậu cao học tiến sĩ ra, thất nghiệp đi xuất khẩu lao động, ăn trộm, đói quá có ngày sẽ ăn luôn thịt mèo đó "Con mèo" ơi.
06/09/201719:00:25
Khách
Theo như bài viết này thì tác giả có thể bảo lãnh được cho người em đã lớn qua Mỹ định cư theo diện đoàn tụ. Thực là điều ngạc nhiên đối với tôi vốn không để tâm nghiên cứu về vấn đề này và thỉnh thoảng được nghe nói là Mỹ chỉ cho bảo lãnh người hôn phối và trẻ con mà thôi.

Tôi có người bạn cư ngụ ở Mỹ muốn bảo lãnh cho người chị - đã về hưu và hiện đang sống bên Âu châu- được sang Hoa kỳ mà đành bó tay. Muốn qua Mỹ theo diện đầu tư EB-5 cũng khó vì không tìm được lãnh vực đầu tư nào có thể tạo ra được 10 việc làm toàn phần ở Mỹ.
06/09/201718:38:07
Khách
Phải rồi, ở lại Vn làm tôi mọi cho Tàu phù, sống trong bùn đục thì mình cũng đục theo...di họa tới cả đời con , cháu, chắt, chúng so sánh với các anh em họ bạn bè khác ở ngoại quốc có tự do nhân quyền, công ăn viêc làm, mà đem lòng oán hận cha mẹ ông bà đã sanh chúng ra mà thiển cận, hèn nhát, không dám lìa bỏ địa ngục để lên thiên đàng.
06/09/201717:11:38
Khách
Ở đâu cũng vậy thôi. Tui thấy VN sướng hơn nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,395,653
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến