Hôm nay,  

Sức Khỏe, Túi Tiền & Chuyện Nhà H.O.

01/08/201710:21:00(Xem: 11075)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 5181-19-31025-vb3080117

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***
1. Sức Khỏe - Túi Tiền

Năm 2016 tôi đi khám mắt thường niên bác sĩ nhãn khoa phán một câu xanh rờn làm cho tôi cảm thấy khỏe ru bà rù:
“Mắt ông cầu 10 năm nữa mới bị cườm chút xíu. Ông yên tâm!”
Tôi từ biệt ra về thơ thới hân hoan rộn rã như muốn bay lên bầu trời xanh cao vút cho trọn vẹn niềm vui.
Năm 2017 tôi lại đi khám mắt xem sao. Niềm vui khi khám mắt năm 2017 còn đó trong tâm khảm của tôi thì cô bác sĩ đo mắt phán:
“Hai mắt của ông bị cườm tức là cataract rồi phải đi giải phẫu mắt thôi!”
Nói xong cô trao cho tôi một phong bì màu vàng trong đó có danh sách ba ông bác sĩ phẫu thuật về mắt mà cô giới thiệu để tôi “chọn mắt gởi đô” khi mổ xong.
Quá thất vọng với chẩn đoán của cô này, tôi ra ngoài chỗ bán kính để mua kính mới.
Khi đi qua quầy bán kính cô thấy tôi ngồi chờ người bán kính làm thủ tục cô bèn ghé lại nói:
“Ông bị cataract khi giải phẫu xong ông khỏi mang kiếng nữa ông mua kính làm chi cho uổng tiền!”
Tôi không nói gì, chỉ im lặng nhìn cô miệng nở một nụ cười để cám ơn sự đôn hậu mà cô bác sĩ đo mắt dành cho tôi.
Sau buổi khám mắt, tôi cho anh Hanh, bạn tôi, hay là tôi bị mắt cườm. Rất mau mắn anh Hanh bèn cho tôi số phone của ông bác sĩ nhãn khoa đã phẫu thuật hai con mắt bị cườm của anh năm ngoái.
Anh cho biết anh bị mắt cườm từ hồi còn ở Việt Nam lận nhưng vì mới ở tù cộng sản về nên lu bu trong cuộc sống nên anh đành ghi nợ, xong đi HO mãi cho tới năm ngoái mới trả nợ cho hai con mắt của anh.
Cứ nghe nói mắt bị cườm nếu không mổ thì sẽ thành người đi phải chống gậy.
Tôi đâm hoảng nên việc đầu tiên tôi lấy danh sách 3 ông bác sĩ mà cô bác sĩ đo mắt trao cho tôi.
Trong ba người này thì có một người đang nổi tiếng. Tôi hỏi anh Hanh mình đi người này được không. Hanh trả lời ông này lấy tiền mặt, tụi mình, như tôi và ông, làm sao có đủ khả năng. Thôi ông đi đến ông bác sĩ chỗ tôi mổ năm ngoài đi ông này nhận bảo hiểm mà.
Thế là tôi gọi phone lấy hẹn khám mắt với ông này.
Mọi việc xong xuôi tôi được một cái hẹn để gặp cô phụ tá của ông bác sĩ nhãn khoa.
Tôi chờ cô phụ tá cùng với 4 bịnh nhân khác nữa.
Khi cô ta mời tôi đi theo cô ta sang phòng bên cạnh cô ta bắt đầu thao thao bất tuyệt thuyết trình về tiến trình giải phẫu hình như cô muốn làm cho xong để còn thì giờ tiếp 3 vị khách kia.
Khi cô ta tạm ngưng tôi yêu cầu cô ta cho tôi ghi cách xử dụng ba loại thuốc nhỏ mắt thì cô ta tỏ vẻ không vui.
Chính thái độ này làm tôi chợt nhớ đến lời khuyên của vị bác sĩ người Việt nổi tiếng trong một bài viết của ông được phổ biến rộng rãi trong Internet người Việt ta:
1/ Mình phải là bác sĩ của chính mình
2/ Trong trường hợp emergency nếu không giải phẫu thì chết, mới phải chịu để cho bác sĩ mổ còn nếu chưa có gì nguy cấp thì nên có ý kiến thứ hai,thứ ba v…v… rồi hãy quyết định.
Ông nêu ra ba thí dụ:
“1/ Mổ mắt bị mù luôn nên từ chối lời bác sĩ bảo mổ con mắt còn lại và bây giờ chỉ nhìn đời bằng một mắt thôi .
2/ Mổ Tiền Liệt Tuyến đã 7 năm nay tình trạng ngày càng tệ hại hơn chứ chưa lúc nào khá hơn cho đường tiểu và mất hứng thú nam giới kể từ lúc mổ đến nay!
3/ Mổ đốt xương sống thứ 5 ở cổ, trước khi mổ còn lái xe đi đây đó nhưng từ sau khi mổ hết lái xe vì nhiều bộ phận phản ứng chậm (tay chân mắt) do khu thần kinh tiểu não bị ảnh hưởng xấu của mổ và hiện nay nghĩ lại rất hối tiếc nhưng không còn kịp.
Cặp mắt là quan trọng nếu cô ta không dành thì giờ để cho tôi ghi cách xử dụng ba loại thuốc nhỏ mắt thì cớ sao tôi phải chiều ý cô ta?
Lỡ có chuyện không may xảy ra cho tôi thì tôi lãnh đủ. Cô ta đâu cần biết.
Mấy ngày sau tôi nói thẳng cho cô ta là tôi hủy bỏ việc giải phẫu cặp mắt của tôi đồng thời tôi báo cho cô thư ký văn phòng cũng như hãng bảo hiểm của tôi biết việc này.
Hãng bảo hiểm của tôi làm ăn rất có bài bản mà từ hồi tôi về hưu tôi thay đổi hãng bảo hiểm ba, bốn lần nhưng tôi chưa thấy có hãng nào điều hành hãng một cách bài bản như hãng này.
Mỗi lần nói chuyện về bất cứ chuyện gì người tiếp tân của hãng cũng đều cho khách hàng một số tham khảo.
Nếu có chuyện gì trục trặc thì cứ lấy số tham khảo ra đối chiếu.
Thiệt là tiện lợi!
Có lần tôi đi clean răng hàng năm cô hygienist sau khi xong phận sự bèn trao cho tôi một bản đề nghị chữa một cái răng cho tôi.
Bản đề nghị này cho tôi một cái giá trên trời. Tôi bèn trở lại cái ông bác sĩ tôi vẫn clean răng từ hồi nào đến giờ nhưng tôi bái bai ông này vì ông ta không nhận bảo hiểm.
Sau khi khám xong ông ta cho tôi một cái giá hợp tình hợp lý. Thế là tôi để ông ta chữa cái răng hư cho tôi.
Có lần tôi phải deep cleaning thì cũng cái cô hygienist này đưa cho tôi một cái giá khá lạ lùng mà trong policy của hãng bảo hiểm nói là free.
Tôi không nói gì nhưng trước khi qua năm mới tôi mang cái policy của hãng bảo hiểm tới và chỉ cho cô thư ký tiếp tân cái trang nói deep cleaning free.


Cô ta bèn mở hộc tủ lấy ra một xấp hồ sơ dày cộm những biên lai đóng tiền cho dịch vụ mà lẽ ra khách hàng không phải trả một xu.
Không nói một câu cô ta lẳng lặng ký check refund cho tôi số tiền mà tôi đã đóng!
Thành ra theo như tôi nghĩ trước khi đi khám bịnh mình nên coi trước cái policy của hãng bảo hiểm thì đỡ được phần nào.
Bảo vệ sức khỏe, đương nhiên là ưu tiên. Nhưng cũng nên bảo vệ cái túi của mình mình chứ!

2. Và Chuyện nhà H.O.

Gia đình tôi đi HO 6 đến Mỹ vào cuối năm 1991.
Mọi người hối hả đi kiếm việc làm. Tôi được cô em gái giới thiệu vào làm công việc lắp ráp cho một hãng điện tử nhưng chỉ một năm sau hãng này khai tử cái chi nhánh ở Cali để move về New York, thế là tôi thất nghiệp tới thất nghiệp lui.
Còn bà xã tôi thì cũng chẳng hơn gì vào làm cho một hãng may quần áo lối 3 năm sau thì cũng ngồi chơi xơi nước luôn.
Cô con gái lớn học khóa phụ tá nha sĩ xong thì may mắn kiếm được việc làm nhưng cũng chỉ được 3 năm thì được ông nha sĩ cho về vườn vì chỗ của con gái tôi đang làm ông này đã nhắm cho cô cháu ruột của ông ta từ lâu rồi.
Đứa con gái nhỏ học thẩm mỹ vừa xong thì anh chồng của nó từ Việt Nam lừ lừ bay qua. Bao nhiêu miệng ăn là bấy nhiêu lo toan. Làm sao bây giờ?
Một người quen ở Greenville, SC, rủ qua đây xin việc vì việc làm ở đây có “cả tấn đừng ở Cali nữa!”
Thế là chàng rể vừa mới đậu thi viết bằng lái xe hôm thứ bẩy là sáng thứ hai cùng vợ chồng chúng tôi lên chiếc xe già tới muốn rụng bánh giữa đường, trực chỉ Greenville, SC.
Một quãng đường đâu phải là ngắn vì dài tới hơn 2000 miles lận!
Tại Thành Phố này cả đại gia đình chúng tôi được nhận vào làm cho một hãng chuyên môn may đồ trang trí nội thất.
Đỡ quá! Cứ tưởng sẽ phải homeless đến nơi.
Được lối 5 năm thì cái hiệp ước thương mại WTO được nước Mỹ thông qua và hàng của chú Ba Cộng -nhất là mền và các món trang trí nội thất – ào ào nhập vào nước Mỹ với giá rẻ chưa từng thấy, thế là con gái và con rể may mắn kiếm được chỗ giũa nail để qua ngày, còn bà xã tôi thì “sống sót” nhờ chạy rèm cửa cho hãng cũ nay thu nhỏ lại.
Còn tôi thì qua làm cho hãng mới của hãng cũ nay chuyên môn sản xuất các cuộn gòn để làm ruột cho cái mền.
Giũa nail được lối 3 năm thì 2 vợ chồng đứa con gái quyết định mở tiệm nail. Tiệm ở Thành Phố Anderson,SC “gần” Greenville nhất cũng phải mất lối 40 phút lái xe trên Freeway 85 South.
Thế là cứ chiều thứ sáu tan sở làm là tôi với bà xã lại khăn gói quả mướp chạy tới căn apartment mà con gái tôi mướn trông 3 cháu nhỏ cho vợ chồng con gái đi “giũa” nail.
Cho đến chiều Thứ Bẩy lối 9 giờ tối mới lên con ngựa sắt chạy về Greenville.
Mệt khờ người nhưng mà vui. Vui lây niềm vui có công ăn việc làm của con gái và con rể.
Niềm vui nào bằng!
Nước Mỹ cho tôi tự do muốn làm gì thì làm không phải nơm nớp lo sợ thường trực bị đi tù không biết ngày nào ra.
Việt Nam chỉ “độc lập,tự do” với CS và bè lũ mà thôi còn người dân thì như nằm trên thớt!
Khi tôi move đi Greenville, SC chồng đứa con gái lớn của tôi tặng cho tôi một cái PC để bàn.
Chẳng biết gì về cách xử dụng thì may sao anh S. bạn tôi ở SĐ 9 chỉ tôi qua phone một cách rất chi tiết và tận tình.
Điều gì tôi không hiểu S. cặn kẽ dùng phone hướng dẫn.
Bây giờ S. không còn nữa.
Một hôm cái PC để bàn của tôi bị trục trặc tôi mang đến tiệm quen để sửa thì anh chàng technician bảo không sửa được vì cái hardware bị hư rồi phải ráp cái mới thôi.
Nghe vậy biết vậy tôi biết làm sao hơn vì tôi chỉ là người xử dụng mà thôi.
Anh chàng rể của tôi ở Anderson, SC phone cho tôi:
Bố đưa con sửa cho nhưng năm ăn năm thua Bố nhé!
Ừ! Thì năm ăn năm thua có sao đâu! Thợ mà chịu thua thì con dám nói 5/5 như vậy là ngon rùi!
Tôi trả lời.
A! Anh chàng này thế mà hay! Tôi thầm nghĩ. Nghề của chàng là giũa nail mà lại dám xông vào lãnh vực sửa PC thì quá ngon rồi!
Ba tuần sau tôi được báo tin là PC đã sửa xong chỉ việc đến lấy nếu tôi rảnh còn nếu không thì chàng ta sẽ mang lên cho tôi.
Nói là “mang lên” vì Thành Phố Anderson, SC ở cao độ thấp so với Thành Phố Greenville, SC.
Con gái tôi bật mí chồng con chỉ hướng dẫn bé Vần và bé Hy thôi chứ chồng con không trực tiếp sửa.
Hai cháu nhân dịp nghỉ hè muốn giúp ông ngoại có cái PC để tiêu khiển.
Chỉ vì Bố load quá nhiều tài liệu vào máy nên phần hardware bị quá tải không hoạt động được nữa. Chỉ cần clean sạch các tài liệu này là xong ngay!
Hai nhỏ phải mất thì giờ delete những tài liệu này. Ở tiệm sửa họ đâu có kiên nhẫn mà dùng thì giờ để delete các tài liệu này.
Nếu họ có đủ thì giờ thì Bố phải trả nhiểu tiền thành ra họ cứ nói hư cho tiện việc sổ sách. Bé Vần và Bé Hy thay nhau theo dõi và sửa PC cho Bố đấy.
Nghe cin gái tôi nói đến đây tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không ngờ hai bé lại làm được cái chuyện sửa PC này một cách ngon lành như thế. Hai bé mới chỉ 15 và 14 tuổi thôi!
Tôi vốn thích đồ cổ, cái máy này có cái khe để tôi bỏ cái diskette vào mỗi khi tôi muốn đọc lại tài liệu cũ cách đây lối 12 năm của tôi.
Đời PC bây giờ xài USB nên không có chỗ cho dickette nữa!
Thế là tôi vẫn có thể tham khảo tài liệu từ các diskette cũ mà không cần chuyển các tài liệu này qua USB.
Đúng là “hậu sinh khả úy.”(Lớp trẻ sinh sau thật đáng nể phục)
Cám ơn hai bé nhé!
Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,396,771
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến