Hôm nay,  

Chàng Cóp Nhà Tôi

22/07/201700:00:00(Xem: 12643)

Tác giả: Đặng Hà Nội
Bài số 5173-19-31017-vb7072217

Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông là tác giả hai bài "Sứ Mệnh của Anh Kha" và "Chuyện Cô Con Gái Rượu" được vào chung kết giải Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười Tám- 2017. Đây là bài mới nhất của ông.

* * *

blank
Lực lượng cảnh sát tại Minneapolis, trong đó có “chàng cóp nhà tôi”.

Dân Việt chúng ta thường hay có ác cảm với lực lượng cảnh sát bên nhà hay tại bên Mỹ̀. Chắc là hay có tật giật mình. Hồi dưới thời Việt Nam Cộng Hoà cảnh sát có khẩu hiệu là "bạn của dân", nhưng cũng được gọi là công an, cớm, ông cò...tùy theo ý của người dùng. Sang bên Mỹ tôi gọi là cóp nói cho tiện. Mấy năm gần đây tôi lại hay để ý tới chuyện liên quan tới cóp qua báo chí, TV hay trên Facebook. Phần đông là những chuyện cảnh sát bạo hành hay cảnh sát tử nạn vì công vụ.

Mới đây là chuyện xôi nổi gây nhiều tranh cãi xảy ra tại thành phố Saint Anthony, Minnesota. Một cảnh sát tên Jeromino Yanez và người cảnh sảt đi cùng ra lệnh xe của anh chàng da đen tên Philando Castile ngừng lại vì đèn sau xe không lên. Castile báo cho Yanez là hắn có súng. Trong vòng mấy giây không hiểu vì sao Yanez bắn bẩy phát làm cho Castile trọng thương sau đó̉ chết tại bệnh viện. Chuyện này càng gay cấn nữa là cô bạn gái đi xe với Philando và con gái nhỏ chứng kiến cảnh tàn nhẫn này. Tiện tay cô ta có điện thoại cầm tay cô quay video cảnh hắn bị thương nặng và đưa lên Facebook trực tiếp cho thế giới biết. Và tôi là người coi được cảnh thảm thương này trên trang phết búc

Năm sau tòa xử cảnh sát viên Yanez được trắng án. Thành phố phải bồi thường cho gia đình Castile 4 triệu rưỡi. Cảnh sát viên Yanez không được đeo huy hiệu cảnh sát nữa. Anh ta bị thành phố đuổi việc ngay ngày toà tuyên án. Làm nghề cảnh sát coi bộ nguy hiểm quá! Không ra tay sớm thì nguy tới tính mạng, còn khi ra tay thì bị gán cho chữ cảnh sát bạo hành! Vậy mà ông nhô lớn nhất trong nhà của tôi lại theo nghề cóp nguy hiểm này.

Nhìn lại gần ba mươi năm trước có một bé sơ sinh tên Thiên phá ngục Bastille đúng ngày Lễ Độc Lập của Pháp Quốc 14/7 ra đời đúng lúc chúng tôi mong mỏi có̉ một thằng cu vì chúng tôi có cái hĩm rồi. Bây giờ cu Thiên đã là cảnh sát chính hiệu của thành phố Minneapolis được gần ba năm.

Bé sinh ra nhỏ con so với chị em nhà nó dù rằng sinh đúng tháng̣ đúng ngày. Vậy mà lại khảnh ăn người bé cộng thêm hai cải tai vểnh trông rấ́t "ngộ". Mỗi lần bà xã tôi mang bé Thiên đi khám bác sĩ là lần nào cũng bị la là không cho bé ăn đầy đủ. Cho ăn nhưng có chịu ăn ngay đâu. Ngồi ngắm thức ăn rồi hít hít ngửi ngửi sau đó mới ăn. Nhưng rồi lại lơ là chuyện khác quên cả ăn.

Thiên lại hay có tính ít nói, dễ tính nhưng lại cục cằn khi nổi giận giống tính bố của nó. Đi họp phụ huynh học sinh bị bà giáo lớp 1 phê bình là bé Thiên học kém vì không chịu nói. Cuối năm bé phải đi học hè. Càng tốt chúng tôi nghĩ như vậy vì nó ở nhà phá̉ phách, leo trèo và hay chọc thằng em. Thật là cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe thấy bà phụ giáo nói với chúng tôi rằng:

"Thiên đâu cần học hè, nó biết đọc biết viết mà!"

Dần dà Thiên cũng lớn lên theo thời gian nhưng vẫn còn mặc cảm mình bé con. Có lần nó nói nhỏ với mẹ nó rằng: "Mẹ ơi, con nghi là con sẽ thành người lùn midget!" ̀Bà xã tôi phải ôn tồn nói với nó: "Không đâu con! Con thấy bố mẹ đâu có lùn. Con sẽ cao to trong tương lai."

Khoảng đầu thập niên 1990 phong trào chơi video game lan rộng cho người lớn lẫn trẻ em. Thiên cũng gia nhập chơi game Atari, sau đó là Nintendo quên ăn quên ngủ nhưng cũng may có bà xã kèm toán cho chị em nhà nó còn tôi chỉ chúng nó về Anh Văn nên học vấn của Thiên không nỗi tệ lắm. Năm lớp 8 Thiên đậu kỳ thi Định Lượng Toàn Diện Minnesota (Minnesota Compehensive Assessment) với điểm toán cao làm cho chúng tôi yên tâm hơn trong khi bạn bè cùng trang lứa phải thi hai ba lần mới đậu. Bạn bè Thiên cũng có vài dăm đứa cùng sở thích là video games,chơi ầm ĩ dưới basement nhà tôi.

Cho đến khi tuổi dậy thì Thiên vẫn còn tính trầm lặng nhất là với bố mẹ của nó. Với chương trình học của Mỹ năm lớp 7 hay lớp 8 là có lớp Y tế (Health) trong đó có phần dạy về giáo dục tình dục (sex education) và nhất là có google nên Thiên chả có câu hỏi gì về̀ vấn đề rắc rối khó nói này.

Rồi bỗng một hôm lúc Thiên 17 tuổi học lớp 12 vào một buổi chiều mùa thu có hai chị em người Á châu đứng trước cửa nhà chúng tôi la hét om xòm. Nhà tôi không hiểu vì sao trong khi Thiên ở dưới basement. Sau mới biết được chuyện động trời là chàng hoàng tử nhà tôi mỗi tối lấy xe đạp lái tới nhà cô bạn gái gần nhà́ cùng trường tên Na, trèo cửa sổ basement vào phòng ngủ nàng tò tí nhiều lần. Nhỏ này là người Hmong, 16 tuổi bẻ gẫy xừng trâu.

Người Hmong là dân tộc thiểu số sống rải rác sống tại các miền cao nguyên của Nam Trung hoa, Việt nam, Lào, Miến điện và Thái lan. Cách phát âm chữ Hmong là 'Mông' chứ không phải là 'Hờ Mông' như nhiều người đã nói lầm. Họ cũng không phải là người Mường mà họ là dân tộc Mèo. Nhưng chớ bao giờ gọi họ là người Mèo vì họ sẽ giậ̣n lắm vì Mèo nghĩa là mọ̣i theo tiếng của họ.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam chính phủ Hoa Kỳ đã tuyển mộ lính người Hmong tại Lào chống lạ̣i Việt Cộng đi qua phía Bắc Lào theo ngả đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam Việt Nam. Lính Hmong đã sát cánh chiến đấu cùng với Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ và giúp cứu vớt các phi công Mỹ khi máy bay bị hạ. Lúc đó Hoa Kỳ đã giấu nhẹm việc này với Quốc hội và nhân dân Mỹ nên dân Hmong gọi đây là chiến tranh bí mật của Cơ Quan Trung Tâm Tì̀nh Báo (CIA). Kết quả là dân Hmong cũng được tị nạn sang Hoa Kỳ và các nước khác sau 30/4/1975.

Bố của Na cũng là lính Hmong. Phần đông dân này tập trung tại California, Minnesota và Wisconsin. Tôi đã từng dạy Anh văn cho học sinh Hmong nên cũng biết phần nào văn hóa của họ. So với người tị nạn Việt nam lúc đầu dân Hmong khó thích ứng với đời sống bên Mỹ vì đời sống bên thôn quê Lào và trại tị nạn Đông Nam Á hầu như không có nhiều điểm tương đồng với xã hội tân tiến của Mỹ. Nhất là họ chỉ mới có chữ viết mấy chục năm trước. Nhưng sau khi tới Mỹ họ tiến bộ rất nhiều. Học trò Hmong nói tiếng Anh đúng tiêu chuẩn. Cộng đồng Hmong đoàn kết nhờ sự lãnh đạo của các bậc trưởng thượng trong gia tộc của họ. Các gia tộc thường có tên họ là Yang, Vang, Moua, Lee... Có người Hmong làm dân biểu trong Quốc Hội Tiểu Bang Minnesota hay thành viên trong ban trị sự giáo dục của thành phố (school board member). Họ đi bầu rất sốt sắng với khẩu hiệu Hmong bầu cho Hmong nên họ len lỏi vào chính quyền Minnesota và có tiếng nói mạnh mẽ bênh vực cho quyền lợi mà họ coi họ là chiến nạn trong cuộc chiến tranh giấu diếm của chính phủ Hoa Kỳ.


Trở lại chuyện của Thiên. Gia đình của Na cho biết họ muốn gặp chúng tôi tuần sau. Chắc là họ muốn bắt đền vì chuyện làm lén lút của Thiên và muốn Thiên làm đám cưới với Na. Chúng tôi lo sốt vó. Thằng Thiên nhà tôi tuổi trói gà chưa chặt, chưa ra trung học, chả có nghề ngỗng nào mà lại đi lấy cô vợ người Hmong. Nghe nói phải đưa cho nhà gái 5.000 đô la 'mua' nàng Na về nữa chứ!

Sau khi tính toán một hồi chúng tôi cũng phải đi đến nhà của bố mẹ Na cùng với ông nhô Thiên. Tôi cũng dẫn theo Ly, anh chàng người Hmong có vợ là thư ký trong trường tôi dạy. Ly là thông dịch viên và cũng là cố vấn gia đình bất đắc dĩ cho chúng tôi.

Quả y như chúng tôi đã nghĩ bố mẹ Na bắt Thiên làm đám cưới với Na. Ông bố Na không nói tiếng Anh rành nên cho mấy ông chú bác, bạn bè gì đó nói thay giùm. Nghe Ly nói thì có một ông làm cho văn phòng luật sư. Có tám ông đực rựa ngồi họp làm chúng tôi cũng nhột lắm. Trong phòng khách chỉ có nhà tôi là đàn bà còn các bà Hmong không ra tiếp chỉ lấp ló sau màn cửa nghe lén. Xã hội trọ̣ng nam khinh nữ mà!

Chúng tôi tìm cớ hoãn binh vì Thiên hãy còn vị thành niên, học hành chưa xong. Chắc phải đợi...bốn năm nữa! Nhà tôi mới khám phá là Thiên trời đánh này gọi điện thoại cho Na mỗi đêm tiền trả lên tới $700. Đáng lẽ gọi sau 11 giờ đêm miễn phí nhưng cu cậu 9 giờ đã gọi. Chuyện này chúng tôi cũng đề cập tới. Cuối cùng chúng tôi nói: "Xin phép cho chúng tôi nghĩ lạ̣i vi ̀phải hỏi ý kiến gia đình. Hẹ̣n quí ông kỳ sau".

Về nhà chúng tôi phải đi hỏi ý kiến mọi người trong đó có ông em họ là luật sư. Họ khuyên đừng làm theo ý của gia đình Hmong, trì hoãn việc cưới xin càng lâu càng tốt. Đừng có lo vì hai đứa đều là vị thành niên và hai đứa đồng tình yêu nhau. Vụ này không có hãm hiếp trong đó.

Lần sau chúng tôi đến gặp bố mẹ Na, nhưng lần này lại có mấy ông chú bác khác, trẻ hơn và nói xõi tiếng Anh. Sau khi chúng tôi nói chúng tôi chấp thuận cho đôi trẻ làm đám cưới sau khi Thiên tốt nghiệp đại học bốn năm. Mấy ông này ngồi bàn luận một hồi sau một ông trẻ tuyên bổ: "Chúng tôi sẽ làm một khế ước hôn nhân và sẽ gửi bằng email cho ông bà. Ông bà ký vào và gửi lại cho chúng tôi."

Trời ơi! Sao mà văn minh quá thế! Mấy ngày sau tôi nhận được điện thư bản 'khế ước' đại khái Thiên phải đặt cọc 'giữ chô'̃ giá 1.200 đô sau đó sẽ cưới Na trong vòng bốn năm và phải đưa cho bố mẹ Na 5.000 đô trong ngày cưới. Lễ Thành Hôn sẽ là một buổi tiệc như là party sinh nhật.

Chúng tôi đâu có ngu xuẩn gì mà ký cái giấy nợ này. Vì tôi dạy tiếng Việt tại Đại Học Minnesota nên tôi quen được một giáo sư Hmong dạy tiếng Hmong cho trường và cũng là̉ người lãnh đạo uy tín trong cộng đồng người Hmong. Ông ta tên là Yang Dao, đã đi du học bên Hà Nội và là người Hmong đầu tiên có bằng Ph.D. tại Đại học Sorborne bên Pháp.

Chúng tôi hẹn và đến nhà ông mang theo bản khế ước. Ông rất niềm nở đón tiếp chúng tôi. Có một điều hay là Thạc sĩ Dao này nói chuyện bằng tiếng Việt lưu loát và uyên bác hơn tôi. Sau khi đọc xong bản khế ước ông nói:

- Cái khế ước này vô nghĩa trong văn hoá Hmong. Ông bà đừng có ký. Và đừng có nói bố̉ của Na là tôi khuyên như vậy.

Nghe xong chúng tôi mừng quá! Không có lễ cưới lôi thôi gì xất!

Theo như tôi biết ông Dao có họ Yang còn bố của Na họ Vang hai họ này hay hiềm khích nhau giống như hai gia đình Montague và Capulet trong truyện tình đẫm lệ Romeo và Julliet vì thế chúng tôi phải kín miệng.

Sau đó chúng tôi đánh lá bài ba không. Không ký, không trả lời, không đặt cọc. Tuy nhiên hai đứa vẫn đi lại với nhau. Na chắc cũng sợ chúng tôi nên ít khi mở miệng nói chuyện.

Truyện tình của Thiên và Na ũng có ngày chấm dứt. Một hồi lâu không thấy bóng dáng Na đến nhà, chúng tôi hỏi em của Thiên thì nó nói hai đứa không còn bồ bịch nữa vì Na có bạn trai khác. May quá! Bái bai Na Vang!

Thiên càng lớn càng đẹp trai trổ mã tuy không cao (5ft.7) so với tiêu chuẩn của họ Đặng. Thiên giống như con ngỗng nhỏ đen xấu xí trong truyện nhi đồng 'The Ugly Duckling' nay trở thành con thiên nga oai phong. Nhờ Thiên thích chơi thể thao, tập tạ nên khi Thiên cởi trần có bộ ngực thon vạm vỡ giống như của Bruce Lee.

Còn về học vấn chúng tôi cho Thiên tự do chọn trường. Nó chọn học trường đại học cộng đồng sau đó đổi sang Metropolitan State University với học phí hạ. Sau hơn bốn năm chàng ta cho chúng tôi một ngạc nhiên thích thú. Nó khoe bảng điểm và báo tin nó sẽ tốt nghiệp cử nhân với hai chuyên ngành Criminal Justice và Law Enforcement. Thiên có thể làm cho tòa án hay gia nhập lực lượng cảnh sát.

Thiên còn cho chúng tôi biết một ngạc nhiên khác là sau khi từ biệt Na nó có cô bồ mới. Cô này người gốc Hong Kong, sinh đẻ bên Mỹ và đã tốt nghiệp đại học và có việc làm hẳn hoi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Thiên xin vào làm cảnh sát cho thành phố Minneapolis. Chúng tôi có hỏi tại sao con muốn làm cảnh sát? Nó trả lời vắn tắt: "Làm cảnh sát 'cool' lắm! Bạn nó cũng làm theo nhưng chúng không được vào vì nghề này vào phải qua bao nhiêu cửa ải khó khăn như:

- Phải đủ sức như nhảy cao 16 inches, chạy 300 mét trong vòng 82 giây, cử tạ nặng 150 pound hay 82% trọng lượng thân thể, và chạy xa 1.5 dặm trong vòng 14.44 phút.

- Phải qua cuộc điều tra lý lịch. Đầu tiên là không có tiền án. Chúng tôi và hàng xóm phải điền bảng câu hỏi của cảnh sát gửi. Họ cũng đến tận nhà xem Thiên sống thế nào.

- Phải qua cuộc phỏng vấn.

- Phải qua các trắc nghiệm tâm lý, kỳ khám sức khỏe và thử nghiệm ma túy và rượu.

- Và phải học qua trường huấn luyện cảnh sát (Police Academy) sáu tháng.

Sau bao nhiêu gian nan thử thách Thiên trở thành chàng cóp thực thụ cho thành phố nơi nó sinh trưởng. Ngày Thiên ra trường cảnh sát nó là một trong hai cảnh sát gốc Á châu. Chúng tôi vui mừng cho Thiên vì mấy năm trước với hành động bồng bột thiếu suy nghĩ, học hành lơ là vì mắc bận với cô bạn Hmong nay nó trở thành công dân gương mẫu, gìn giữ an ninh cho thành phố.

Được bố mẹ dạy dỗ bên Việt Nam và kinh nghiệm nuôi con bên Mỹ tôi thấy chúng ta cần phải dung hòa hai văn hóa về cách nuôi nấng. Bố mẹ Việt Nam thường quá khắt khe, quá bảo vệ con cái. Với cặp mắt kiểm soát của bố mẹ và anh chị làm đứa bé luôn bị mặc cảm làm sai trái gây ra tính nhút nhát, rụt rè và thiếu tự tin. Trong khi bố mẹ Mỹ cho con nhiều tự do lựa chọn, tự do phát biểu ý kiến. Nếu chúng thất bại trong sự chọn lựa thì đó bài học bản thân cho chúng.

Chúng tôi đã nuôi nấng Thiên mà không có điều gì hối hận hay trách móc ai. Khi Thiên vấp té thì chúng tôi nâng Thiên lên an ủi rồi để cho Thiên tiếp tục cuộc hành trình mà nó đã quyết định.

Thiên đã cầu hôn với cô bạn gái người Hong Kong. Hai đứa đã mua ngôi nhà townhome gần chúng tôi và sẽ làm đám cưới ba tháng nữa,

Không biêt bao giờ cha mẹ mới làm xong trách nhiệm với đàn con trẻ. Chuyện nuôi con bên Mỹ là những mẩu “truyện dài nhân dân tự vệ” không bao giờ dứt!

Đặng Hà Nội

Ý kiến bạn đọc
23/07/201713:23:51
Khách
Nhờ lớp Health trong chương trình học của giáo dục Hoa Kỳ nên huề cả làng!
22/07/201721:23:01
Khách
Nhìn hình cảnh sát Mỹ oai hùng trong nghi phục thấy buồn dùm cho mấy tên vẹm Việt cộng giao thông ốm đói chuyên rình mò hành dân. Lại thêm tên thủ tướng sói đầu cờ lờ mờ phe phẩy cái quạt mo nghe nhạc hoà tấu tại Đức quốc mới ớn lạnh. Nhớ lại năm xưa coi clip chị Ngân chỉ cho Obama cách cho cá tra ăn thấy muốn mửa.
Ôi nước tôi, bốn ngàn năm văn hiến, nay sâu bọ lên làm quan, không những làm nhục quốc thể mà nước sẽ mất không lâu.
Chúc mừng cho tác giả. Chia buồn cho người dân nước Việt.
22/07/201718:34:19
Khách
May quá, hên ghê!
Na không có chửa, dính bầu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,396,771
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Nhạc sĩ Cung Tiến