Hôm nay,  

Em Từ Bên Mỹ Về Thăm Chị

15/01/201700:00:00(Xem: 23288)

Tác giả: Phùng Annie Kim
Bài số 5019-18-30719-vb8011517

Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Chị tôi, Phùng Kim Yến.

Tôi dáo dác tìm giường số 5 trong khu “chăm sóc tích cực” (ICU). Khu này chỉ cho phép từng người một người vào thăm mỗi ngày hai tiếng đồng hồ. Chị nằm đó với ống thở, dây truyền nước biển chằng chịt trong hai hốc mũi, trên cánh tay trái. Da vàng ủng, bụng hơi phồng, mắt nhắm nghiền, mặt và tay chân múp míp. Tôi ôm chị, nước mắt tuôn.

Cứ thế, nước mắt tôi tuôn trào nhòe nhoẹt trên má, trên môi. Tôi cúi xuống, nắm bàn tay ấm, ghé sát vào tai chị, liên tục nói trong tiếng nấc: “Kim Yến ơi, em Kim Anh ở Mỹ về thăm chị. Chị nhớ em không. Chị nháy mắt cho em biết đi. Chị nắm tay cho em biết đi. Chị mở mắt nhìn em đi chị...”

Tôi được người nhà cho vào thăm lâu nhất gần một tiếng đồng hồ. Hai chị em cách nhau một tuổi. Năm chị em gái chúng tôi gần với chị vì chị là chị cả trong gia đình cùng với ông anh cả tôi giữ vai trò “quyền huynh thế phụ”.

Ngồi bên chị, tôi kể biết bao chuyện vui và kỷ niệm ngày xưa. Tôi nhắc đến những việc tốt, lành chị đã làm cho gia đình, bạn bè, họ hàng và những người chung quanh hay những chuyến đi hành hương, du lịch với chị và gia đình. Nhớ đến đâu, tôi kể lan man đến đấy.Có lúc tôi chợt dừng lại để... thở và ngắm chị. Bỗng bàn tay của chị động đậy trong tay tôi. Chị đang cho tôi tín hiệu. Trong cơn nửa mê nửa tỉnh, thần thức chị đi lang thang đâu đó, có thể nghe những câu chuyện của tôi, nó trở về với cái thân “tứ đại” dần dần tan rã này. Mí mắt bên trái của chị chớp nhẹ. Thêm một tín hiệu khác của sự nhận biết mong manh. Tôi mừng quá, chụp lấy một vài phút ngắn ngủi đó nói lớn bên tai chị “Chị ơi, chị buông bỏ hết nha chị. Chị ra đi nhẹ nhàng đừng luyến tiếc gì nha chị. Chồng, con, tài sản, tiền bạc, nhà cửa... bỏ hết. Mình sẽ về nhà ba má. Tụi em sẽ đưa chị về nhà ba má”.

Với một số tiền đền bù thỏa đáng, bà chủ cửa hàng bán giày đồng ý cho mượn cửa hàng 118 đường Hồ Văn Ngà là nhà anh cả tôi cho bà thuê làm nơi cho chị tôi trở về an nghỉ trong vài ngày. Chị tôi sẽ về căn nhà thân yêu, ấm áp, quen thuộc, nhiều kỷ niệm nơi chị đã sinh ra, lớn lên, đi học cho đến khi lấy chồng. Nó cũng là căn nhà sẽ đưa tiễn chị đến sân ga cuối cùng của cuộc đời.

Người y tá theo chiếc xe cứu thương về nhà, rút ống thở, lau chùi sạch sẽ và ra về. Bốn chị em gái với cháu Ti con gái lớn ở Úc, cháu Na con gái thứ hai ở Mỹ rù rì quanh quẩn bên chị để lau chùi, tắm rửa, chải tóc và thay quần áo cho chị. Mùi rượu bốc hơi từ cơ thể, từ khuôn mặt hiền hòa, từ hơi thở yếu dần. Tiếng máy tụng kinh cầu siêu vẫn áp sát bên tai chị. Hồi còn sống chị thích nghe kinh.

Tôi vẫn thích nắm và bóp nhẹ bàn tay ấy. Đẹp, thon thả, mềm mại, không nổi một sợi gân vẫn còn ấm áp trong tay tôi. Bàn tay dùng để viết, để chỉ trỏ, sai bảo, dẫn dắt các em, các con cháu trong cuộc sống cũng là bàn tay nhẹ nhàng lướt trên phím đàn. Bàn tay ấy cũng khéo léo khi vào bếp nấu những món chay trong ngày giỗ Mẹ, giỗ Cha. Bàn tay ấy đã nắm giữ bao nhiêu của cải, tiền bạc của thế gian nhưng cũng biết cho đi với tấm lòng rộng mở. Kem, phấn, má hồng, son môi của cháu Ti vuốt ve, trang điểm trên khuôn mặt mẹ làm chị tươi hơn. Chiếc kẹp tăm cháu Na vắt hai bên tóc mẹ làm cho khuôn mặt chị sáng hơn. Chị tôi tươi, đẹp, sạch sẽ trong tiếng thở hắt lên từng hồi. Tiếng kinh cầu siêu dẫn dắt thần thức chị vẫn vang lên trong chiếc phòng quây bằng những tấm bạt ni lông trắng.

Một rừng áo vàng của mười bốn vị sư thuộc phái Khất sĩ đến tụng kinh. Một vị bước vào quan sát nét mặt và hơi thở, dùng tay bắt ấn vùng mỏ ác trên đầu chị một hồi rồi bước ra an ủi tôi: “ Không sao đâu. Cô nghe một thời kinh rồi đi liền hà”.

Tiếng kinh là lời sám hối thiết tha của người chết cũng như người sống vang lên râm ran trong căn nhà rộng. Chúng tôi đứng quanh chị cùng chị nghe kinh. Bỗng nhiên hai mí mắt rung động nhẹ. Chị tôi từ từ mở mắt.Chị mở mắt thật to nhìn mọi người. Anh Nam và hai cháu bật lên tiếng khóc “Yến ơi!” “Mẹ ơi !”.

Tôi cầm tay hai cháu Ti, Na và bình tĩnh bảo:

-Xin anh Nam và hai cháu Ti, Na đừng khóc trong lúc này, Để chị ra đi nhẹ nhàng. Đừng để chị lưu luyến, vướng mắc với chồng con. Mọi người nín bặt.

Thật là mầu nhiệm. Tính thời gian các Sư tụng kinh đến khi chị mở mắt nhìn, đồng hồ chỉ mới mười phút. Đôi mắt chị mở to thấy rõ tròng trắng màu vàng. Mắt chị đảo qua trái nhìn anh Nam, bên phải nhìn hai con, nhìn thật lâu lên trần có Tony đứa em trai út chị rất cưng đứng bên cạnh. Cái nhìn “hồi dương” ấy chỉ kéo dài vài chục giây rồi chị hắt ra một hơi thở cuối cùng. Hai mí mắt chị từ từ khép lại. Một chút nước mắt đọng bên khóe. Một chút nước dãi và máu rỉ bên bờ môi.

Hơi thở là sự sống. Hơi thở đã bặt rồi. Chị tôi nằm yên như người đi ngủ. Mọi người không ai đụng đến thân thể này sau tám tiếng đồng hồ. Các sư, sau thời kinh sẽ về chùa và trở lại làm lễ khâm liệm và phát tang.

*

Tony chạy lên phòng gọi tôi với ánh mắt ngạc nhiên:

- Kim Anh ơi, xuống coi. Hình như Yến đang cười.

Tôi gọi Kim Khuê, Kim Vy và Kim Liên, bốn chị em vội chạy xuống lầu, vén màn nhìn chị. Chị tôi cười thật. Nụ cười này quen lắm. Phải gần gũi, thương yêu, gắn bó lắm mới nhớ và nhận ra nó. Mỗi lần có điều gì vui thầm trong lòng, bà chị tôi hay nhếch mép nhẹ nhàng như thế.

Kim Liên gật đầu:

- Ừ, Nét mặt Yến tươi và đẹp lạ. Nhìn Yến như muốn cười thật. Liên còn thấy Yến rất giống mẹ mình lúc mất.

Đó là khuôn mặt thư giãn, thanh thản, bình yên. Khuôn mặt hiền hòa và một chút tủm tỉm dễ thương của người ra đi vui lòng và mãn nguyện.

Trời về khuya yên tĩnh. Ngoài đường vắng vẻ. Xe cộ và người qua lại thưa dần. Về đêm, trời mát dịu sau cơn mưa. Sài Gòn mùa này lác đác những cơn mưa nhỏ. Đám cháu trai ngồi quanh bàn trước sân nhà, nhâm nhi ly cà phê, rù rì nói chuyện để canh quan tài ban đêm. Người phu quét rác mặc bộ quần áo màu cam dừng chổi, tò mò nhìn vào trong nhà có chiếc quan tài đèn đuốc sáng choang, khói nhang nghi ngút, chung quanh là một rừng hoa lan trắng, loài hoa mà chị ưa thích.

Sau một ngày tấp nập và bận rộn tiếp khách đến phúng viếng, mọi người đều ngủ sớm dành sức cho sáng hôm sau làm lễ di quan đưa chị đến lò thiêu Đa Phước. Khung cảnh vắng lặng, yên tĩnh này chỉ còn hai chị em. Tôi ngắm thật lâu tấm ảnh chị cười thật tươi khi chị sang Úc thăm con gái. Tôi đi một vòng nhìn những vòng hoa lan đặt quanh nhà. (sao ai cũng biết chị mình thích hoa lan trắng?). Tôi giở từng trang giấy, đọc những lời chia buồn đầy ắp trong quyển Sổ Tang. Có những trang giấy nhòe nước mắt. Bạn bè thương chị mình quá. Tôi gỡ chiếc khăn tang, đứng gục đầu bên cạnh quan tài mà tưởng tượng mình đang ôm chị trong vòng tay. Nước mắt lại tuôn trào trên đôi mắt cay, khô của nhiều đêm mất ngủ. “Chị ơi, chỉ còn một đêm nay nữa thôi em còn được gần chị. Mai này, tất cả chỉ còn là tro bụi. Chị ơi....”

Tôi được giao cho công việc viết và đọc bài điếu văn tiễn chị. Chị là người “văn hay chữ tốt” cho nên hồi ba má tôi mất, chị viết điếu văn cảm động đến nỗi trên đường về mắt ai cũng đỏ hoe. Có quá nhiều điều để viết về chị mà tôi chỉ có hai trang.Tôi không biết phải bắt đầu viết từ đâu và viết những gì.

Tôi thức trắng đêm cuối cùng bên chiếc quan tài. Trời chưa sáng mà khách đến tiễn chị đã nhiều.Trước giờ di quan, tôi cầm chiếc “micro” và bài viết trong tay. Chỉ đọc mới vài dòng đầu tiên kính thưa và cám ơn các Sư cùng các bạn bè, bà con họ hàng, chân tôi như muốn quỵ xuống, hai bàn tay tôi run lẩy bẩy. Tôi nghẹn lời. Tôi phải quay vào trong, đặt bài viết trên chiếc “ampli”, hai tay tôi cùng đỡ chiếc micro.Tôi nghẹn ngào nhìn xuống trang giấy:

“...Chị Phùng Kim Yến sinh ngày 1 tháng 9 năm 1948. Với tư chất thông minh và học giỏi từ thuở bé, lớn lên chị đi du học ở Nhật ngành kinh tế và trở về dạy học tại đại học Vạn Hạnh. Sau bảy lăm, chị chuyển hướng sang ngành du lịch, điều hành công ty du lịch Saigon Tours...”

... “Tên chị là Kim Yến một loài chim quý. Với đôi cánh chị đã bay nhiều trên các vùng trời thế giới. Sau hai mươi năm kinh doanh, chị về hưu ở tuổi sáu mươi, dành nhiều thì giờ cho đời sống tâm linh và các hoạt động từ thiện.... ”

“... Giờ đây chị vĩnh viễn bỏ báo thân trong cuộc đời giả tạm này. Các em, các con, các cháu không còn cơ hội gọi chị bằng những tiếng gọi thân thương “Chị Yến ơi”. “ Mẹ Yến ơi”. “Bác Yến ơi”...

“...Bút mực nào, chữ nghĩa nào, lời lẽ nào diễn tả cho hết nỗi đau lòng của gia đình chúng tôi trong những ngày sắp tới khi vắng tiếng cười ròn rã của chị từ xa hay tiếng nói ngân vang của chị từ chân cầu thang trong đêm giao thừa họp mặt truyền thống của gia đình họ Phùng. Chúng tôi không còn nghe tiếng đàn của chị, không còn ăn những món ăn chay chị nấu trong ngày giỗ Cha hoặc giỗ Mẹ, không còn được đi du lịch, đi chùa, đi chơi với chị, không còn...”

“...Sự ra đi của chị là một mất mát lớn không gì bù đắp được....”

“...Cũng giống như loài chim Yến, chị của chúng tôi đã chắp cánh bay xa và để lại nụ cười bình an...”

*

Xe Van ngừng. Chúng tôi thả bộ đến giữa chiếc cầu bắc qua một con sông nhỏ thuộc ngoại ô thành phố để rải túi tro. Còn xương cốt, nhà thiêu cho vào chiếc hũ, mang về chùa cúng thất vào mỗi sáng thứ hai. Sau bốn mươi chín ngày, gia đình sẽ thả xương cốt còn lại ra biển theo như ý nguyện của chị.

Chúng tôi nắm những vốc tro trong tay, thả dần theo ngọn gió xuôi chiều. Tôi gọi thật lớn tên chị: “ Kim Yến ơi. Kim Yến ơi. Bay đi. Bay đi nhé cánh chim Yến. Chúng em sẽ nhớ mãi nụ cười của chị.”.

Những đôi mắt đỏ hoe nhìn chị tôi tung bay nhẹ nhàng trong gió.

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi tuyệt vời. Mặt trời soi một kiếp rong chơi..” (1)

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt... Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà...” (2)

Chị tôi đã “rong chơi” ở cõi tạm này gần bảy mươi năm. Chị đã sống hạnh phúc và trọn vẹn một đời sống thiện lành. Chị không còn “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” nữa? Người nhạc sĩ “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” nhưng chị tôi đã tìm về quê nhà tâm linh, nơi chị có được sự ra đi êm đềm và nụ cười bình an.

Cali ngày cuối năm dương lịch hai ngàn mười sáu.

Phùng Annie Kim

Chú thích:

(1) Bài “Cát Bụi”,(2) Bài “Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Ý kiến bạn đọc
03/02/201710:19:05
Khách
Các bạn thân mến.
Annie xin mượn diễn đàn này gửi lời cám ơn đến các bạn đọc xa , gần, các bạn bè đã gọi điện thoại, gửi mail đến chia buồn , an ủi về sự ra đi của người chị gái Annie ở VN.
Có những quan điểm giống nhau nhưng cũng có quan điểm khác. Tuy nhiên tất cả đều được tôn trọng vì phát xuất từ sự chân thành và tấm lòng quý mến của bạn đọc đối với người viết.
Một lần nữa, xin thành thật cám ơn các bạn
28/01/201709:52:27
Khách
bài viết cảm động
22/01/201720:18:22
Khách
Theo tôi, chết là hết về phần hồn và phần xác.Không có thiên đường hay địa ngục. Cũng không có đầu thai.
21/01/201713:33:44
Khách
Chị Kim mến
Xin chia buon62 muộn cùng Chị. Trân trọng
19/01/201701:36:01
Khách
Tôi nghe chuyện kể về cô Bảy Nam kịch sĩ tài năng và mẹ của kịch sĩ Kim Cương lúc bà bệnh sắp mất bà vẫn còn giơ tay múa, la hét om sòm và nét mặt bà như diễn tuồng trên sân khấu. Bà ra đi khó khăn và kéo dài lâu ngày vì còn luyến tiếc sân khấu và những vai diễn một thời.Có buông bỏ thì ra đi mới nhẹ nhàng.
18/01/201705:54:31
Khách
Xin chia buồn cùng tác giả và gia đình, tôi là người thích đọc văn của tác giả và thấy bài viết nào của tác giả đều có thơ và nhạc dù đề tài có khác nhau. Hai bài hát nổi tiếng của TCS rất hay và hợp với bài viết này.
18/01/201705:46:57
Khách
Sống như thế nào thì chết như thế ấy.
Thân nhân có thương tiếc nhưng mừng vì người ra đi thanh thản bình yên.
Ai trong chúng ta đều phải qua cánh cửa "tử" này. Ai cũng mong có sự ra đi "đẹp" như chị Kim Yến.
Chị đã "thượng lộ bình an" đến một cảnh giới lành.
17/01/201706:55:32
Khách
Rất bàng hoàng khi tình cờ nhìn thấy ảnh chị qua bài viết này.
Người con gái Việt nam lúc nào cũng tươi đẹp của một thời tại trường đại học ChiBa Nhật Bản.
Xin chia buồn cùng gia đình.
Người ái mộ chị cách đây 50 mươi năm.
17/01/201704:16:15
Khách
Em xin chia buồn cùng chị, em co noi chuyện duoc voi chi Khuê, nên em cũng an ủi dù không đến viếng chị Yến được.
16/01/201705:42:38
Khách
Người chị Kim Yến có nét mặt thật dịu dàng phúc hậu. Bà có nụ cười hiền hòa Cuộc đời bà đã sống tốt chắc chắn sự ra đi của bà được về cõi lành.Đó là nhân quả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,401,693
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến