Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4966-18-30666-vb7110816
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu.
Có nhiều mặc cảm nó đeo đuổi một đứa trẻ đến hết đời, bởi nó được tạo ra bởi một định kiến xã hội quá khắc nghiệt. Thời tôi đi học, xã hội miền Nam bị xáo trộn với cái chuẩn giáo dục từ miền Bắc và những thành kiến đến từ nhà trường xã nghĩa. Nói nôm na là định kiến đó như vầy: con nhà nghèo thường học giỏi, và con nhà giàu thường học dốt. Và mỗi khi có học sinh nào được tuyên dương thì nhất định đó là con nhà nghèo. Phụ huynh của mấy học sinh này nếu không là bộ đội, công nhân, y tá thì cũng là công nhân viên chức Nhà Nước. Riêng tôi thì lại không có phụ huynh lọt vào bất cứ cái diện nào để có cơ được tuyên dương là con nhà nghèo học giỏi hay gia đình văn hoá mới.
Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng con nhà giàu ưa ỷ lại gia đình không lo học hành nên bị coi thường là học dốt. Thời đó, cái suy nghĩ của một đứa trẻ không đủ khai sáng để biết được là những gia đình nhà giàu, nhất là những gia đình bị đánh tư sản và gia đình gốc Hoa, đã hiểu cái chế độ này, và biết rằng dù con cái học có học giỏi thì cũng lấy đâu cái lý lịch 3 đời bần cố nông, hay cái lý lịch không dính tới "Nguỵ Quân Nguỵ Quyền" để có cơ hội thăng tiến bình đẳng như con cái của cán bộ hay dân Bắc Kỳ 2 nút chuyển vào. Thế là từ từ tôi thấy hàng xóm láng giềng có con cái đi vượt biên, và sau này là đi định cư diện H.O.
Vậy là học sinh giỏi được tuyên dương thời đó gần như không còn ai có lý lịch con tư sản hay quân dân cán chính VNCH, mà toàn là con cái có lý lịch đỏ hoặc nhà rất nghèo.
Thế là những năm đi học, chuyện tôi là học sinh giỏi chẳng đem lại một chút hào quang nào, hàng xóm của tôi toàn dân buôn bán nên cũng chẳng mấy ai khen tặng hay chúc mừng.
Có một sự kiện mà tôi nghĩ họ sẽ thay đổi cái nhìn về con nhà giàu mà không học dốt như tôi. Số là, năm 1991, tôi được tuyển thẳng vào lớp A của trường trung học hàng đầu của thị xã, nghĩa là tôi không phải học luyện thi lên lớp 10. Trong thời gian rảnh rỗi đó, thằng bạn tôi đang luyện thi vào ban A của trường Phổ Thông Năng Khiếu Đà Nẵng.
Chuyến đi thi của tôi đơn thuần là cơ hội thực hiện ước mơ ra Đà Nẵng chơi, vì tôi chẳng có ôn thi luyện thi gì cả, và cũng chẳng biết đề thi của trường Năng Khiếu Đà Nẵng nó khác với đề thi của trường trung học của thị xã nhỏ của tôi như thế nào.
Ra tới nơi mới biết là ngay tại trường Năng Khiếu có những lớp luyện thi vào trường. Khi đó tôi nghĩ cơ hội của mình không cao vì không biết dạng đề nên cũng không kỳ vọng cho lắm. Thế mà tôi lại thi đậu. Và cũng may là tôi có một đứa em họ từng học chuyên Toán ở trường này, và từng đi thi học sinh giỏi quốc gia nên mẹ tôi có biết chút hào quang của ngôi trường này thông qua lời kể của em trai mẹ tôi.
Hơn nữa, dù là dân buôn bán nhưng Ba tôi ủng hộ chuyện học hành. Thời của ổng ở làng, ổng là người có học cao nhất trong đám bạn nhờ là con quan và có ông anh ruột là Hương Sư ở làng. Có lẽ đó mà Ba tôi đã giúp tôi thuyết phục mẹ tôi cho tôi ra Đà Nẵng học.
Năm đó, trường tôi đổi tên thành trường chuyên Lê Quý Đôn, và đám chúng tôi lúc nào cũng ngẩng cao đầu với niềm tự hào là học sinh của Top 3 trường chuyên xuất sắc nhất của Việt Nam, bên cạnh Hà Nội - Amsterdam ngoài Hà Nội và Lê Hồng Phong ở Sài Gòn. Nữ sinh trường tôi thì tự hào vì được mặc áo dài màu thiên thanh, thay vì chỉ là áo dài trắng như nữ sinh của các trường trung học khác. Đây cũng là trường mà cố Bí Thư Nguyễn Bá Thanh đầu tư cho học bổng du học nước ngoài để về làm công chức của Đà Nẵng. Sau này có nhiều người bạn học của tôi nắm những chức vụ chủ chốt trong chính quyền.
Thế nhưng, niềm tự hào chuyện Lê Quý Đôn vẫn không xoá được nỗi buồn mang mác “con nhà giàu học dốt” trong tôi. Nhiều khi tôi nghĩ nếu ba tôi là bộ đội hay mẹ tôi là giáo viên thì chắc tên của tôi sẽ được nhắc tới nhiều ở căn-tin của cơ quan ba mẹ tôi. Rồi một ngày tôi nhận ra là tôi sẽ không có cơ hội vào Đảng vì cái lý lịch gia đình tôi. Thế là thêm một cái mặc cảm không có được cơ hội thăng tiến trong xã hội vì lý lịch gia đình.
Nhiều khi tôi ganh tỵ với mấy đứa bạn chung lớp vì thấy tụi nó rất tự hào là dân trường chuyên, làm tôi tưởng tượng chắc tụi nó được hàng xóm láng giềng ngưỡng mộ lắm.
Sau này khi qua Mỹ định cư khi đã qua tuổi học đại học ở Việt Nam, tôi lại gánh thêm một mặc cảm "trâu chậm uống nước đục" vì nghĩ là mình không thể nói tiếng Anh hay bằng những người học qua phổ thông ở Mỹ hay ở Mỹ từ nhỏ. Với cái giọng tiếng Anh FOB (Fresh off the Boat) nên khó có cơ hội thành đạt. Lúc đó tôi nghĩ mình đang ở dưới đáy của xã hội Mỹ. Mọi thứ gần như đã quá trễ để bắt đầu lại từ đầu.
Một gánh trĩu nặng với chồng mặc cảm, bắt đầu từ cái mặc cảm con nhà giàu học dốt đã đeo bám tôi như thế. May là khi qua Mỹ, tôi chuyển thành con nhà nghèo, và cuối cùng được người Mỹ công nhận là học giỏi.
Đó là lần đầu tiên tôi được công nhận là học giỏi, và là con nhà nghèo của nước Mỹ, theo đúng ba-rem của nước Việt. Chả lẽ ở xứ Vệ, con nhà giàu không học giỏi bằng con cái của công nhân viên chức gốc bần nông vô sản?
Trần Du Sinh
Bài số 4966-18-30666-vb7110816
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu.
* * *
Có nhiều mặc cảm nó đeo đuổi một đứa trẻ đến hết đời, bởi nó được tạo ra bởi một định kiến xã hội quá khắc nghiệt. Thời tôi đi học, xã hội miền Nam bị xáo trộn với cái chuẩn giáo dục từ miền Bắc và những thành kiến đến từ nhà trường xã nghĩa. Nói nôm na là định kiến đó như vầy: con nhà nghèo thường học giỏi, và con nhà giàu thường học dốt. Và mỗi khi có học sinh nào được tuyên dương thì nhất định đó là con nhà nghèo. Phụ huynh của mấy học sinh này nếu không là bộ đội, công nhân, y tá thì cũng là công nhân viên chức Nhà Nước. Riêng tôi thì lại không có phụ huynh lọt vào bất cứ cái diện nào để có cơ được tuyên dương là con nhà nghèo học giỏi hay gia đình văn hoá mới.
Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng con nhà giàu ưa ỷ lại gia đình không lo học hành nên bị coi thường là học dốt. Thời đó, cái suy nghĩ của một đứa trẻ không đủ khai sáng để biết được là những gia đình nhà giàu, nhất là những gia đình bị đánh tư sản và gia đình gốc Hoa, đã hiểu cái chế độ này, và biết rằng dù con cái học có học giỏi thì cũng lấy đâu cái lý lịch 3 đời bần cố nông, hay cái lý lịch không dính tới "Nguỵ Quân Nguỵ Quyền" để có cơ hội thăng tiến bình đẳng như con cái của cán bộ hay dân Bắc Kỳ 2 nút chuyển vào. Thế là từ từ tôi thấy hàng xóm láng giềng có con cái đi vượt biên, và sau này là đi định cư diện H.O.
Vậy là học sinh giỏi được tuyên dương thời đó gần như không còn ai có lý lịch con tư sản hay quân dân cán chính VNCH, mà toàn là con cái có lý lịch đỏ hoặc nhà rất nghèo.
Thế là những năm đi học, chuyện tôi là học sinh giỏi chẳng đem lại một chút hào quang nào, hàng xóm của tôi toàn dân buôn bán nên cũng chẳng mấy ai khen tặng hay chúc mừng.
Có một sự kiện mà tôi nghĩ họ sẽ thay đổi cái nhìn về con nhà giàu mà không học dốt như tôi. Số là, năm 1991, tôi được tuyển thẳng vào lớp A của trường trung học hàng đầu của thị xã, nghĩa là tôi không phải học luyện thi lên lớp 10. Trong thời gian rảnh rỗi đó, thằng bạn tôi đang luyện thi vào ban A của trường Phổ Thông Năng Khiếu Đà Nẵng.
Chuyến đi thi của tôi đơn thuần là cơ hội thực hiện ước mơ ra Đà Nẵng chơi, vì tôi chẳng có ôn thi luyện thi gì cả, và cũng chẳng biết đề thi của trường Năng Khiếu Đà Nẵng nó khác với đề thi của trường trung học của thị xã nhỏ của tôi như thế nào.
Ra tới nơi mới biết là ngay tại trường Năng Khiếu có những lớp luyện thi vào trường. Khi đó tôi nghĩ cơ hội của mình không cao vì không biết dạng đề nên cũng không kỳ vọng cho lắm. Thế mà tôi lại thi đậu. Và cũng may là tôi có một đứa em họ từng học chuyên Toán ở trường này, và từng đi thi học sinh giỏi quốc gia nên mẹ tôi có biết chút hào quang của ngôi trường này thông qua lời kể của em trai mẹ tôi.
Hơn nữa, dù là dân buôn bán nhưng Ba tôi ủng hộ chuyện học hành. Thời của ổng ở làng, ổng là người có học cao nhất trong đám bạn nhờ là con quan và có ông anh ruột là Hương Sư ở làng. Có lẽ đó mà Ba tôi đã giúp tôi thuyết phục mẹ tôi cho tôi ra Đà Nẵng học.
Năm đó, trường tôi đổi tên thành trường chuyên Lê Quý Đôn, và đám chúng tôi lúc nào cũng ngẩng cao đầu với niềm tự hào là học sinh của Top 3 trường chuyên xuất sắc nhất của Việt Nam, bên cạnh Hà Nội - Amsterdam ngoài Hà Nội và Lê Hồng Phong ở Sài Gòn. Nữ sinh trường tôi thì tự hào vì được mặc áo dài màu thiên thanh, thay vì chỉ là áo dài trắng như nữ sinh của các trường trung học khác. Đây cũng là trường mà cố Bí Thư Nguyễn Bá Thanh đầu tư cho học bổng du học nước ngoài để về làm công chức của Đà Nẵng. Sau này có nhiều người bạn học của tôi nắm những chức vụ chủ chốt trong chính quyền.
Thế nhưng, niềm tự hào chuyện Lê Quý Đôn vẫn không xoá được nỗi buồn mang mác “con nhà giàu học dốt” trong tôi. Nhiều khi tôi nghĩ nếu ba tôi là bộ đội hay mẹ tôi là giáo viên thì chắc tên của tôi sẽ được nhắc tới nhiều ở căn-tin của cơ quan ba mẹ tôi. Rồi một ngày tôi nhận ra là tôi sẽ không có cơ hội vào Đảng vì cái lý lịch gia đình tôi. Thế là thêm một cái mặc cảm không có được cơ hội thăng tiến trong xã hội vì lý lịch gia đình.
Nhiều khi tôi ganh tỵ với mấy đứa bạn chung lớp vì thấy tụi nó rất tự hào là dân trường chuyên, làm tôi tưởng tượng chắc tụi nó được hàng xóm láng giềng ngưỡng mộ lắm.
Sau này khi qua Mỹ định cư khi đã qua tuổi học đại học ở Việt Nam, tôi lại gánh thêm một mặc cảm "trâu chậm uống nước đục" vì nghĩ là mình không thể nói tiếng Anh hay bằng những người học qua phổ thông ở Mỹ hay ở Mỹ từ nhỏ. Với cái giọng tiếng Anh FOB (Fresh off the Boat) nên khó có cơ hội thành đạt. Lúc đó tôi nghĩ mình đang ở dưới đáy của xã hội Mỹ. Mọi thứ gần như đã quá trễ để bắt đầu lại từ đầu.
Một gánh trĩu nặng với chồng mặc cảm, bắt đầu từ cái mặc cảm con nhà giàu học dốt đã đeo bám tôi như thế. May là khi qua Mỹ, tôi chuyển thành con nhà nghèo, và cuối cùng được người Mỹ công nhận là học giỏi.
Đó là lần đầu tiên tôi được công nhận là học giỏi, và là con nhà nghèo của nước Mỹ, theo đúng ba-rem của nước Việt. Chả lẽ ở xứ Vệ, con nhà giàu không học giỏi bằng con cái của công nhân viên chức gốc bần nông vô sản?
Trần Du Sinh
Bạn nhắc đến khẩu nghiệp là bạn biết đạo Phật cho nên bạn nên tìm hiểu về Vô Ngã trong đạo Phật. Hay lắm vì giúp cho bạn có sự khiêm cung.
Lời văn của bài viết chứng tỏ tác giả dứt khoát với ngôn từ của bọn khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó Việt cộng .
Đừng buồn em nhé, anh hiểu thông điệp bài em viết.
học tài thi lý lịch dưới thời VC .
chúc mừng em thành công trong học vấn cũng như sự nghiệp.
Chúc dồi dào sức khỏe
Nhưng cám ơn bạn đã đọc Việt Báo. Hi vọng bài viết của mình không làm bạn giận lây Việt Báo nhé.