Hôm nay,  

Thăm Quê

12/09/201500:00:00(Xem: 15625)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Bài số 3622-17--30112vb7091115

Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới của tác giả kể về chuyến đi từ Mỹ về Việt Nam để mừng đại thọ bà ngoại vừa đúng trăm tuổi.

* * *

blank
Đi đò trên sông.

Lâu nay mới trở về làng
Lòng em sung sướng nhẹ nhàng xiết bao
Đàn chim trên ngọn cây cao
Thấy em hót một bài chào líu lo.

Bàng Bá Lân

Đã mấy năm qua, sau khi thư qua điện lại, các anh chị em quyết định mừng sinh nhật cho bà Ngoại ngày 4 tháng 7 năm 2015 nên con cháu dự định về rất đông, nhân dịp long weekend ngày lễ Độc Lập của nước Mỹ.

Trong đám cháu chắt thì có con cá Nhàn này, không biết hình thù con cá này nó ra sao nhưng chắc nó phải có gì đặc biệt nên cụ Xuân mới gọi như vậy?

Cách đây 10 năm con cá Nhàn về thăm Ngoại bị bệnh và có hứa với Ngoại nếu... Ngoại khỏe mạnh thì con sẽ về thăm. Nhờ ơn trên và nhờ mọi người cầu nguyện nên Ngoại khỏi bệnh và khỏe mạnh đi lại bình thường. Vậy nên giữ đúng lời hứa với Ngoại, tôi làm một chuyến thăm quê lần thứ hai, để được ngồi trên chiếc đò dập dềnh sóng nước khi có chiếc đò khác chạy ngược chiều. Ăn lại những món ăn thời thơ ấu, mang rổ ra vườn hái đủ các thứ rau tập tàng về luộc chấm nước mắm kho quẹt, hay trèo lên cây mận cây ổi kiếm quả còn sót lại... vậy thôi!!!

Chuyến bay từ Seattle khởi hành lúc 2:30 ngày 1 tháng 7, ngồi trên máy bay nhìn ra ngoài cửa sổ thấy những dải mây trắng cứ lùi lại phía sau càng nhanh thì trong lòng tôi rộn rã và háo hức như cún con được hửi...mắm. Máy bay đáp xuống phi trường Taipei để chờ chuyển tiếp, phải ngồi chờ 3 tiếng đồng hồ và thêm 3 tiếng trên máy bay. Tiếp viên hàng không thông báo cài dây an toàn, chắc ai nấy đều hồi hộp và náo nức vì sắp gặp được những người thân yêu, được uống những ly nước mía nguyên chất, có nhiều trái tắc hoặc ra vườn hái dừa chặt uống tại chỗ.

Nhưng bước xuống phi trường Tân Sơn Nhứt là một khung cảnh ngoài sức tưởng tượng của con Cá Nhàn.

Đầu tiên là sức nóng, cái nóng hắt vào mặt của người sống ở thành phố Seattle mưa nhiều hơn nắng, làm cho con người mệt mỏi... nhưng không bằng đứng xếp hàng để chờ nhập cảnh. Những hàng người dài ngoằng nối đuôi nhau để chờ check in, lần lượt từng em cầm Passport đưa cho các "cụ" ngồi ở trên cao, nếu em nào hiểu được thủ tục "đầu tiên" của các cụ mà đưa ra thì rất nhanh để được gặp người nhà bên ngoài. Nếu không thì màn hình computer hay Passport là mục tiêu để cho các cụ nhìn ngắm một cách hờ ơ, như vậy là các em phải kiên nhẫn chờ và thân nhân ở ngoài cứ dài cổ đợi.

Xong màn nhập cảnh là tới phần hành lý, hơn một tiếng đồng hồ làm thủ tục nhập cảnh bước ra ngoài thì đã được một bác săn đón và thông báo rằng thì là...

- "Hành ní" của chị đã được em nấy ra rồi, chị cho em xin tí cà phê em sẽ đủn ra ngoài để máy xét cho nó dễ, chị không phải no nắng gì cả.

Tôi chưa kịp cúi xuống để lấy hành lý xách tay thì lại phải nghe một giọng nói rặt Bắc Kỳ chua như giấm:

- Chị đưa hành ní của chị cho chúng tôi kiểm cha. Chị mang về sao nhiều hành ní như thế này, có bao nhiêu cái iPhone, bao nhiêu đồ điện tử? Chị có biết nà nuật không được mang quá 5 triệu đồng hàng điện tử không? Bây giờ chị cho ít tiền cà phê thì khỏi phải đóng thuế...

Vậy là đúng với câu ai về VN thì cũng phải qua thủ tục đầu tiên, thiệt là nản củ tỷ.

Ra khỏi phi trường tôi đã thấy má, chị Yến cùng chị Ánh và Mai con gái anh Định đang vẫy tay gọi nên mệt mỏi cũng vơi đi phần nào. Lên xe về nhà bác Uông, yến tiệc đã được dọn sẵn, chẳng chần chờ khách sáo chi, con cá Nhàn này xơi liền 3 chén cơm trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Có gì đâu mà lạ, tại vì mười mấy tiếng ngồi trên máy bay nó không ăn, không ngủ mà lị.

Ăn uống nghỉ ngơi tới chiều chị em rủ nhau đi... “hưởng thụ.” Được hỏi “Việt kiều muốn ăn cái chi” như cởi tấm lòng nên mạnh dạn nói đi ăn ốc, vậy là cu Bống nhà cậu Chung lấy xe chở Ánh, Hậu, Yến và cá Nhàn đi ăn ốc. Tới nhà hàng kêu món ốc leng xào dừa, sò huyết, thì không còn đành phải kêu món khác, chỉ hai con chim cu kêu chiên bơ, ngồi chờ nửa tiếng. Phục vụ mang ra rồi lấy kéo cắt thì khách thấy trong cổ còn nguyên 1 bọng lúa, thiệt là quá ghê, nhưng cô tiếp viên còn đau lòng hơn nữa.

blank
Cây mít trong vườn.

Chuyện như thế này: lúc tính tiền tổng cộng hết 97 ngàn. Chị Yến đưa trả 1 triệu nói khỏi thối và hào phóng rút ra thêm 50 ngàn để cho tip, cứ nghĩ ta đây rành tiền Việt nhưng chị Ánh hỏi:

- Sao típ nhiều thế?

- Có 50 ngàn thôi mà.

Chị Ánh tròn mắt:

- Lạy Chúa tôi, năm trăm ngàn cơ đấy.

- Năm chục ngàn mà.

- Nhầm rồi, 5 trăm ngàn.

- Thật không?

Chị Yến ngồi đực mặt đưa tay gãi đầu.

Cá Nhàn níu tay cô tiếp viên:

- Xin lỗi em, làm ơn cho chị coi lại đồng tiền vừa rồi được không?

Tiếp viên mặt bí xị xòe bàn tay ra.

Chị Ánh:

- Thấy chưa, $500.000 mà lại.

Chị Yến lấy về tờ 500.000 và đưa cho cô tiếp viên tờ 50.000. Cả bọn vui vẻ tươi cười ra về, để lại cô tiếp viên đứng đó với bộ mặt iủ xìu.

Ngủ ở nhà bác Uông một đêm, sáng hôm sau mới 4 giờ sáng mấy mẹ con đã khua náo để chuẩn bị về quê, làm cho bác và hai chị phải thức theo.

Chào tạm biệt xong xuôi, tài xế trực chỉ hướng về miền tây. Xe qua cầu Mỹ thuận, sang phà Vàm cống hướng về Rạch giá nơi có con sông kinh 5 chạy dài thăm thẳm, đồng ruộng bát ngát mênh mông và nhất là nơi có Ngoại đang chờ những đứa con đứa cháu ở phương xa về mừng tuổi Ngoại.

Xe về tới đầu kinh, xuống xe đã thấy chiếc đò máy do cậu Chung kêu chờ sẵn để rước 3 cô... Thắm về làng. Ngồi trên mũi đò nhìn lên hai bên để đếm từng căn nhà của các ông bà khi trước đã ở nhưng tôi không hình dung ra được vì thay đổi quá nhiều. Nhà nào cũng xây cất khang trang chứ không như mười mấy năm về trước, bởi vậy người ta mới kêu là “Làng Việt Kiều.”


Đò vừa chạy tới nhà ghé bến thì anh Nhộng chạy ra đón và reo lên:

- A aa....... Chị Hương về. (và thông báo rằng) bà đang chờ kìa.

Vậy là bao nhiêu mệt mỏi tiêu tan hết, tôi chạy thẳng vào nhà ôm chầm lấy Ngoại như ngày còn bé. Hai bà cháu vừa cười vừa khóc, bà nhắc lại câu hỏi của 40 năm về trước, khi còn là con bé con, tôi ngây thơ hỏi “Bà ơi bà "Chồng bà" đâu?”.

Chiều hôm ấy, bà con tới giúp để chuẩn bị bữa tiệc đại thọ cho ngày mai. Pình poóng con rể cậu Chung dắt qua con nghé nhưng đến khi cắt tiết thì chẳng thấy cu cậu đâu. Thì ra cu ta nuôi nghé lâu ngày mến chân mến tay nên không dám mục thị.

Rồi thì chỗ này các bà nấu nước, chỗ kia các chị nhặt rau chuyện trò râm ran. Cá Nhàn ngồi nghe mọi người nói chuyện để ý thấy ai cũng xài từ "nói chung", đại khái như... Năm nay lúa tốt nhể?

Dạ nói chung là tốt hơn năm ngoái, nhưng nói chung... là xấu hơn năm tới. Câu này là cá Nhàn bịa ra chứ lúa năm nay chưa trổ, mà đã biết xấu hơn năm tới sao được.

Mỗi người một việc chẳng mấy chốc cỗ bàn đã dọn lên. Mới là ăn sương sương "nhóm họ" thôi mà đã 10 bàn rồi.

Tiệc xong nhưng mọi người ai cũng nhớ tới Ba của cá Nhàn mới qua đời bên Úc được 1 năm, nên đã đọc kinh cầu cho linh hồn Giuse thật là sốt sắng.

Ngày hôm sau mới 7 giờ sáng các con gái, trai, dâu và rể đã xúm xít bên Ngoại để sửa soạn cho nhân vật chính lên nhà thờ để tham dự thánh lễ “trăm năm mới có một lần.”

Ngoại đứng giữa 11 đứa con vừa dâu vừa rể trong bộ áo dài, khăn đóng. Nhìn Ngoại “xinh gái” lắm cứ y như đám cưới nhưng thiếu chú rể. Lễ xong về tới nhà thì nhà hàng đã dọn sẵn 50 bàn tiệc. Con, cháu và chắt đứng chung quanh Ngoại cùng hát tặng Ngoại hai bài hát của Phạm Duy, “Bà Mẹ Quê” và “Xuân Ca”, mong rằng Ngoại sẽ được như câu hát: Thì xin để cho nàng xuân sống thêm ngàn ngày.

Sang ngày hôm sau má, cậu Chung mợ Phượng, chị Yến và cá Nhàn rủ nhau đi xuống cha Bửu Diệp ở Sóc Trăng để cầu xin và tạ ơn, sau đó cậu mợ Toàn Hiếu, cậu mợ Tân Điểm, cậu mợ Chung Phượng và thêm mấy đứa nữa, tổng cộng 14 người lên Cần Thơ để sáng hôm sau đi chợ nổi. Nghe nói người ta họp lúc tờ mờ sáng, mà phái đoàn này gần 8 giờ mới rình rang xuống đò. Tới nơi chợ đã gần tan nên chẳng xem và mua bán được gì, bèn hỏi ông lái đò có chỗ nào nhà vườn để đi thăm và tìm trái cây để mua. Ổng chở đi hai nơi mà chẳng “thu hoạch” được gì cả, vì nhìn lên cao không còn trái cây, khi nhìn xuống đất thì đạp phải phân chó. Cả đám lục tục kéo nhau trở lại đò kêu kiếm cái gì ăn.

Cá Nhàn ưu tiên được cậu Chung hỏi muốn ăn cái gì? Không bỏ lỡ cơ hội đáp ngay: Bánh xèo và ốc leng.

Thế là ông lái đò gọi phone đặt chỗ trước, đến nơi thì ra đó là một khu vườn, không có nhiều cây ăn trái nhưng có chòi lá, có mấy cô thôn nữ mặc áo bà ba đang đứng làm đồ ăn và quậy bột để chuẩn bị đổ bánh xèo. Có lẽ chỗ này ngon nên khi vào trong nhà chòi, có cả người nước ngoài đến ăn và cả đài truyền hình tới quay phim nữa.

Ốc và bánh xèo rất ngon, cộng thêm đủ thứ rau thơm xà lách, lá cách, cải xanh nên mọi người thay nhau xin thêm nước mắm. Một giờ trôi qua, ai cũng đã căng bụng nên muốn trở về khách sạn nghỉ trưa và chuẩn bị đồ đạc, vì cậu Tân mợ Điểm, cậu Chung mợ Phượng phải lên Sài Gòn; Yến và Hương về lại Kinh 5. Riêng cậu mợ Toàn Hiếu thì ở lại để ngày hôm sau đi thêm lần nữa. Số là anh chồng sắp cưới của con gái cậu mợ bị ngộ độc thức ăn,.

Xum họp nào rồi cũng phải chia ly, 10 ngày qua đi rất nhanh tới ngày phải trở về Mỹ. Lúc chào tạm biệt Ngoại chưa kịp nói gì, mà nước mắt đã lăn trên má và cũng câu hỏi 10 năm trước của Ngoại "chừng nào thì con về nữa?" Lần này không dám tham lam như lần trước nên hẹn với Ngoại là 5 năm nữa con sẽ về thăm Ngoại, cầu xin ơn trên ban cho Xuân này hơn hẳn những Xuân qua, để 5 năm sau con còn được nghe nhắc lại câu "Bà ơi, chồng bà đâu?" Và nghe Ngoại kể chuyện một mình đi từ Bắc vào Nam lập nghiệp, hoặc kể chuyện vào đồn điền cao su tản cư từ làng này qua làng nọ, hay khi mới dọn về Kinh 5 được các ông bà đi trước giúp đỡ như thế nào.

Bịn rịn rồi cũng phải chia tay, sợ cảnh kẻ đi người ở giọt châu lã chã nên cá Nhàn nhờ con gái lớn của anh Định đưa ra phi trường. Không biết những người khác thì có bị như vậy không, nhưng riêng cá Nhàn khi về tới Việt Nam là đã bị vướng vào “thủ tục đầu tiên” rồi, cứ tưởng là khi trở về Mỹ sẽ không bị chặn lại để hỏi về thủ tục. Nhưng đời không như là mơ, hành lý mang trở về Mỹ đã cân đi cân lại là thiếu kí vậy mà họ cân và nói là dư và trắng trợn xin tiền cà phê. Thôi thì tránh voi chẳng xấu mặt nào, đành phải xì tiền ra.

Tuy không đáng bao nhiêu nhưng cứ y như là bị cưỡng bức phải cho, nên không được vui. Thật là một tệ nạn đi chung với vấn nạn không biết đến bao giờ mới hết. Chán thiệt vì so sánh mình với ta khác nhau quá xa. Mong rằng lần tới về thăm quê không còn thấy những cảnh như vậy nữa.

Ngồi trên máy bay trở về Mỹ, tâm trí vẫn còn để lại VN vì thời gian quá ít chưa làm được những điều mình dự định và lại phải xa quê hương, nơi được sinh ra và lớn lên, nơi mà chiều chiều có tiếng chuông nhà thờ ngân vang bay trong gió, hoặc là tiếng ếch nhái kêu khi trời nhá nhem tối, cùng tiếng chó sủa người đi ngoài đường.

Tiếng gà gáy đón bình minh; những giọt sương lấp lánh như những viên kim cương còn đọng trên lá lúa tiễn người đi mà trong lòng cảm thấy buồn.

Đường đi và về dài bằng nhau nhưng sao thấy lẹ hơn lúc đi 1 giờ đồng hồ.

Máy bay đáp xuống, ai nấy cầm Passport trên tay đưa cho hải quan để vào Mỹ. Họ tươi cười và nói “Welcome Back”. Chỉ hết có 2 phút là xong thủ tục, một đất nước không phải là nơi chôn nhau cắt rốn và chỉ là quê hương thứ hai của mình, vậy mà họ lại vui vẻ đón chào trở lại.

Chuyến đi 10 ngày đã hết, cá Nhàn xin được tường trình sơ sơ, còn lấy sức tiếp tục đi cày góp tiền 5 năm nữa về thăm Ngoại.

Nguyễn Thị Thu Hương

Ý kiến bạn đọc
14/09/201505:31:25
Khách
Lần duy nhất tôi về VN về để lo liệu cho bố gìa 79 tuổi đang nằm bệnh viện. Trên máy bay tiếp viên hàng không đưa cho mọi người mấy tờ giấy bảo điền vào rồi giữ lấy để đưa cho hải quan VN. Khi tôi đưa passport và mấy tờ giấy đã điền xong đầy đủ cho hải quan, tôi đã bị thằng đểu nó trả lại passport và hỏi tôi "còn tờ giấy màu xanh đâu ? Tôi còn đang ngẩn người ra thì nghe người đứng sau nói " giấy màu xanh là đola đó, ông phải kẹp vào passport 5 or 10 đô thì mới xong. Đúng là quân cướp ngày có bài bản bố nó làm gương. Sau khi lo xong cho ông cụ, tôi thề không trở lại VN khi nào còn phải nhìn thấy cờ máu trên quê hương.
Hy vọng 5 năm nữa khi cá Nhàn về thăm Ngoại thì cả nước VN đã treo cờ vàng ba sọc đỏ, hải quan TSN lúc này không còn mang bộ mặt hình sự và ăn bẩn như bọn hải quan VC bây giờ. Cháu Thu Hương viết bài hay lắm !
Người K5 hải ngoại
13/09/201522:00:01
Khách
NEU NHU 120% NGUOI VIET TY NAN CONG SAN O HAI NGOAI DAT CAU HOI:

TAI SAO (WHY) nam 75 chung ta gat nuoc mat bo tat ca nhung gi chung ta co (cha me, ho hang, ban be, etc.) de ra di mac dau biet rang cai CHET (DEATH), hoac bi HAI TAC THAI LAN HIEP (RAPE) co the xay ra bat cu luc nao thi chuyen hoi lo, tham nhung tai phi truong TSN o dau ra ma dat thanh van de ?
13/09/201520:53:40
Khách
Tôi không thích về Vietnam vì những tệ nạn mà tác giả đề cập. Nam 2012 tôi rời VN tại phi trường TSN-SG, giữa đám đông như kiến vô cùng hỗn lọan tại nơi cân hành lý, một Việt Kiều đưa tiền "trắng trợn", ai cũng thấy, cho người kiểm tra hành lý để được ưu tiên. Dĩ nhiên hành lý anh ta được ưu tiên cân trước, không phải xếp hàng chờ. Tôi phản đối thì anh ta nhìn tôi giống như nhìn một người ngòai hành tinh, ánh mắt anh ta còn có vẻ tự hào... vì biết cách bởi "đồng tiền đi trước là đồng tiền KHÔN." Thậm chí anh ta còn nói, "Có giỏi thì qua Mỹ đi thưa đi!" Và anh ta còn nói địa chỉ anh ta ở Mỹ nữa chứ! Cho nên trách người thì cũng nên nghĩ lại mình: nếu nhu 80% người Việt từ chối đưa tiền và cự tuyệt mạnh mẽ sự "hối lộ" thì nạn tham nhũng không co đất sống. Hãy "Tiên tráck kỹ, hậu trách nhân." Người Mỹ họ rất chuộng sự CÔNG BẰNG. Nơi tôi ở, Wasilla, Alaska, ngày nọ, một người cố tình chen ngang vào hàng để được duyệt hàng hóa và trả tiền. Khi ann ta đến trước mặt thâu ngân, người ấy lịch sự mời anh ta trở lại xếp hàng đúng lượt như mọi người, bằng không thì cô ấy có quyền từ chối phục vụ anh ta. Chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối, tôi khâm phục "văn hóa" của họ.
13/09/201519:03:20
Khách
Sao ông Nate biết một mà không biết mười? Chị em nhà đó giúp cho bao nhiêu người nghèo quê tôi có cơm ăn trong mùa giáp hạt, mua thuốc phát không và mời BS về khám bệnh miễn phí đó. Còn ông? Cứ ngồi vô bàn phím mà nói dóc. Ông có cho người khốn khổ đồng nào chưa?
Người K5 trong nước.
12/09/201515:55:46
Khách
Lâu nay mới trở về làng
Lòng em sung sướng nhẹ nhàng xiết bao
Dan ngheo dan kho biet sao
Cu an cu uong em cuoi tinh bo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,043,451
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng,
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể,
Tác giả vượt biên: Rạch Giá đến Mã Lai, Pháp 1979, Mỹ 1987. Tốt Nghiệp Electrical Engineering 1990 tại University of Illinois at Urbana, Champaign, Illinois
Trước Tháng Tư 1975, tại Saigon, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,” Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000
Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiệm sở hiện ở Alice Springs, Northern Territory,
Nhạc sĩ Cung Tiến