Hôm nay,  

Chuyện Tản Mạn

09/09/201500:00:00(Xem: 14190)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3619-17--30109vb4090915

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua. Sách đã xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" và "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Năm nay, ông vừa cùng gia đình bay 5000 dậm từ miền Đông về California dự họp mặt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài gần đây nhất của ông là “Cháu Gái Hát Ô và Ông Bà Bill Gate”.

* * *

blank
Nhân vật trong bài viết “Cháu Gái Hát Ô...”, Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, từ Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County cùng chúng tôi dự họp mặt VVNM.

Chuông điện thoại reo lên điệu nhạc quen thuộc nhấc máy lên tôi nghe thấy tiếng chú em thân mến ở phía bên kia đầu giây:

- Ngày 16 tháng 8 năm 2015 em sẽ đáp phi cơ qua thăm anh.

Tôi “Ớ” lên một tiếng. Thấy thế chú em tôi bèn hỏi:

- Bộ anh có hẹn rồi sao?

Không. Anh không có hẹn với ai cả.Anh chỉ lạ một điều bây giờ mới tháng 6 mà em đã mua vé rồi, sợ có hơi sớm chăng. Vì từ lúc này đến ngày chú tới chơi còn quá xa nên e có nhiều thay đổi!

Lúc trả lời, tôi không ngờ là tôi sẽ được mời đi Cali nhận Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2015.

Tôi chỉ linh cảm chuyện gì đó sẽ xảy ra mà tôi không biết và vào ngày 16/08/2015 tôi sẽ không có dịp gặp chú em của tôi thế thôi.

Thời gian qua mau! Đùng một cái. Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 tôi nhận được thiệp mời của Việt Báo để tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng VVNM năm 2015.”

Trong số các tác giả tham dự VVNM, được Giải, thì riêng Trường Sinh Ngữ Quân Đội, đơn vị cũ của tôi tại Việt Nam trước 1975, có 4 người:

Người đầu tiên là anh Trương Tấn Thành với bài “Bà Mẹ Hoa Kỳ”

Người thứ hai là anh Lê Hoàng Ân với “Bài Nói Chuyện Của Một H.O.”

Người thứ ba là anh Phạm Công Lý với bài “Cõng Vợ Đi Trả Nợ”

Người thứ tư là tôi, Sao Nam Trần ngọc Bình, với bài “Chồng Mỹ Vợ Việt”

Khi tham gia mục “VVNM” từ năm 2002 tôi chỉ nghĩ đây là thú tiêu khiển cho qua những thì giờ rảnh rỗi.

Thường thì tôi chỉ viết theo cảm hứng, không đặt mục tiêu phải đạt tới. Có thể vì vậy mà bài của tôi cứ “thường thường bậc trung” hoài nên bây giờ mới “lượm” được giải, nếu nói đùa như anh Lý trong Mục “Ý Kiến Bạn Đọc.” Cũng vì vậy mà một anh bạn văn sành sõi, nhiều kinh nghiệm trong trường văn, trận bút, đã nhỏ nhẹ góp ý là khi tôi viết thì nên đi thẳng vào đề tài như người người Mỹ vẫn nói “Dont beat around the bush,” hay như người Việt ta vẫn nói “Đừng vòng vo Tam Quốc.”

Vậy mà rồi giải thưởng cũng tới. Trước khi được báo tin trúng giải mấy ngày, con tôi hỏi có đi Cali chơi không, tôi cho con tôi biết có lẽ không vì đâu có chuyện gì mà phải đi Cali.

Được dịp đi chơi mà lại nhận Giải Thưởng nữa thì còn gì thú cho bằng!

Vậy là cuối cùng tôi quyết định cùng gia đình đi Cali để có cơ hội tham dự.

Tôi có mặt trước 4 giờ chiều tại Nhà Hàng Moonlight Restaurant. Trước mặt tiền nhà hàng ở trên cao là một tấm băng dài màu trắng chạy ngang với dòng chữ màu xanh dương nổi bật “Họp Mặt VVNM Năm 2015.”

Vừa mới bước vào thì đã thấy các cô phụ trách tiếp tân với áo dài màu xanh da trời đi đi lại lại nhộn nhịp. Phía bên tay phải là nơi trải thàm đỏ để khách tham dự chụp hình kỷ niệm

Tôi tới quầy Tiếp Tân yêu cầu cho tôi cái bảng tên thì được cô phụ trách trao cho cái bảng tên màu đỏ để ghim vào túi áo.

Cách đây 45 năm khi tôi được đi du học Mỹ để theo học khóa “Giảng Viên Anh Ngữ” tại Viện Ngữ Học của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ở Lackland, TX, tôi được phát một cái Bảng Tên có sẵn cái kim băng dính chặt ở mặt sau dùng để gắn vào túi áo trước ngực.

Còn bây giờ không cần dùng kim băng nữa mà thay vào đó là miếng sắt hình chữ nhật dính thật chắc ở mặt sau. Muốn đính Bảng Tên lên túi áo thì chỉ cần dùng miếng plastic có 3 cục nam châm rất mạnh để giữa lớp vải của túi áo và mặt sau của Bảng Tên là xong.

Cứ theo như tôi biết thì người Mỹ lúc nào cũng nghĩ tới sự an toàn trước tiên dù chỉ trong cái tầm thường nhất như cái Bảng Tên.Lý do họ không muốn bị cái đầu nhọn của kim băng “lỡ” đâm vào tay.

blank
Sao Nam Trần Ngọc Bình và các tác giả Khôi An, Donna Nguyễn, Phương Hoa.

Người Mỹ khi làm gì thì đều nghĩ đến câu “Safety first.”(An toàn trước hết)

Người Việt ta cũng thường hay nói như thế mà lại không tìm cách áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày thí dụ như cái máy ép nước mía tại Saigon hồi trước cái ngày chết tiệt 30/04/1975. Cái máy này không an toàn vì không có cách bảo vệ người xử dụng,vì có thể trong lúc nào đó thay vì ép mía thì lại ép cái tay của người ép mía chơi cho vui!

Còn cái máy ép nước mía ở các tiệm bán nước mía ở Little Saigon hiện nay đã được chế tạo để bảo vệ bàn tay của người xử dụng!

Thì ra nước Mỹ không phải chỉ tiến bộ trong việc lên Mặt Trăng còn tiến bộ cả trong đời sống bình thường nữa. (Ấy, tôi lại “vòng vo tam quốc” rồi, xin trở về hiện tại).

Khi tôi hỏi một trong những cô Tiếp Tân số bàn của tôi thì Cô này mau mắn dẫn tôi đến số bàn đã định.Tôi hết đi ra lại đi vào để đón khách mời của tôi và hướng dẫn họ đến đúng số bàn đã định sẵn.

Trước ngày họp mặt, Việt Báo có phổ biến bài Cháu gái HO. và Ông Bà Bill Gates, kể về chuyện cháu Hòa, cô út của một ông bạn đến Mỹ năm 1994, theo diện HO 28, nhận được học bổng toàn phần của Ông & Bà Bill Gates. Nhờ học bổng này, cháu đã thành tài, hiện là Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, làm việc tại Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County, một bệnh viện hàng đầu của California. Nhân dịp này, tôi có hẹn cháu Hòa cùng đến dự Viết Về Nước Mỹ cho vui.


Khi tới nơi, cháu Hòa nói cháu từ chỗ làm khá xa lái xe tới, xin phép vào phía trong để thay bộ đồ khác cho thích hợp với khung cảnh của buổi lễ trao giải. Lúc trở ra cháu hoàn toàn là một cô gái Việt tha thướt dịu dàng trong chiếc áo dài Việt Nam! Quả thật chiếc áo dài của người Việt ta có tài làm cho người mặc trở nên xinh đẹp, duyên dáng hơn.

Trong buổi họp mặt, tôi cũng đã có dịp giới thiệu cháu với nhà thơ Trần Dạ Từ. Anh Từ vui khi biết dù đến Mỹ năm 7,8 tuổi nhưng cô út Hòa nay vẫn nói và viết tiếng Việt rất tốt, anh thân mật bảo cháu cố thu xếp thì giờ viết bài, chia sẻ kinh nghiệm học tập của cháu cho lớp trẻ. Cháu Hòa lễ phép nói “Thưa bác, con sẽ viết.” Tôi hy vọng nay mai sẽ có bài viết của cháu Hòa.

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự họp mặt Viết Về Nước My, ít kinh nghiệm nên không đi tới đi lui để tìm gặp các tác giả mà mình mến mộ, nhưng trong dịp này tôi đã có dịp gặp được Bà Phương Hoa. Tôi rất thích bài viết của Bà nên đã mở một hồ sơ để lưu trữ khi tôi thấy có bài nào mới của Bà đăng trên Vietbao online.

Chuyện thật giản dị tôi tặng quyển“Within&Beyond” của tôi cho “Museum of the Forgotten Warriors” của Ông Dan ở Thành Phố Marysville nơi Bà đang dạy học thì quyển này bị lạc đâu mất, Ông Dan bèn nhờ Bà hỏi dùm nên chúng tôi mới có dịp biết nhau.

Người thứ hai mà tôi được gặp là Cô Khôi An. Cô thuộc lớp trẻ lớn lên ở Mỹ và thành công về nhiều phương diện như kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật. Ít người có nhiều khả năng như Cô!

Tôi còn được gặp tác giả Donna Nguyễn cũng về từ miền Bắc Cali. Trường hợp của các cô thật đúng như trong câu “Tài sắc vẹn toàn.”

Người thứ tư mà tôi có duyên được gặp là Bà Song Lam đến từ New Jersey. Bà cho biết năm nay Bà tự đi qua Cali để tham dự dù rằng năm ngoái Bà đã đi rồi.

Tôi cũng có dịp được gặp Ông Nguyễn Xuân Nghĩa thật sự bằng xương, bằng thịt vì trước đây tôi chỉ gặp được Ông Nghĩa “ảo” trên Người Việt TV cũng “ảo” luôn khi Ông giải “ảo” cho bà con thấy sự thật của nhiều vấn đề thời sự.

Tôi cũng có dịp gặp cô ca sĩ Khánh Ly với giọng ca Liêu Trai, vượt thời gian nổi tiếng với những bài ca của Trịnh Công Sơn.

Tôi còn được may mắn ngồi chung bàn với con trai của một tác giả trúng giải. Tác giả này bận đi xa không đến tham dự được nên cho anh con trai đi thế.

Khi nói chuyện với bà xã của anh tôi mới biết bà này không phải là người Việt. Tôi có kể với anh chuyện vui khi tôi mới qua Mỹ, được mời đi ăn đám cưới ở San Diego, có dịp gặp một bà mẹ có hai đứa con lai Mỹ tóc vàng mắt xanh khoanh tay thỏ thẻ chào vợ chồng chúng tôi bằng tiếng Việt rất sõi: “Thưa Ông Bà con xin chào Ông Bà!” Bà mẹ cho biết mỗi lần xấp nhỏ muốn gì thì Bà ta nhắc chúng nói tiếng Việt nên đã tập cho xấp nhỏ có thói quen nói tiếng Việt. Bà mẹ cũng nói bà không muốn xấp nhỏ gọi bà bằng “you” mà bà chỉ muốn chúng gọi bà bằng tiếng “mẹ” thân thương của người Việt! Bà quả thật là người mẹ tài giỏi khi biết cách giúp con trẻ tiếng mẹ đẻ dù chúng sinh ra ngay trên xứ Mỹ.

Trong câu chuyện, chúng tôi đồng ý với nhau là việc học thêm một sinh ngữ rất khó nhất là tiếng Việt với những âm bổng, trầm khác với tiếng Anh. Nhưng dù sao, với bọn trẻ tại Mỹ, biết thêm một sinh ngữ là chuyện rất tốt cộng với nghề chuyên môn thì hẳn nhiên sẽ kiếm việc dễ hơn. Tiếng Việt đối với con em gốc Việt không chỉ mang lại lợi ích công việc mà quan trọng nhất còn là cầu nối với truyền thống lịch sử và sinh hoạt với cộng đồng của mình.

Qua câu chuyện với người bạn trẻ cùng bàn, tôi nhận được nhiều niềm vui ý nghĩa khi theo dõi chương trình họp mặt phát giải thưởng, ra mắt sách mới.

Phải nói là năm nay tôi đã không uổng công làm chuyến du lịch qua Cali để tham dự “Họp Mặt VVNM Năm 2015”

Theo tôi thì bất cứ ai, đã bị bầm dập,thừa sống,thiếu chết trong các Trại tù trá hình trong chế độ CS thì tham dự “Họp Mặt VVNM” mỗi năm do Việt Báo tổ chức là cả một sự thích thú!

Tại Mỹ có 609 dân tộc cùng chung sống, tôi biết điều này do tìm hiển trên internet. Vậy mà, theo một lời phát biểu trước đây của ông Lou Correa, vị Thượng Nghị sĩ Tiểu bang California gốc Mexico, chỉ có cộng đồng Việt là có được chương trình Viết Về Nước Mỹ với hàng ngàn người viết. Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ năm 2010 đã chính thức vinh danh chương trình này như một di sản lịch sử của người Việt hốc Mỹ.

Người Việt Hải Ngoại hiện sống ở trên hơn 100 nước trên thế giới và ngay cả người Việt ở Việt Nam, cũng đã có nhiều người đã đọc đồng thời là người viết bài dự Viết Về Nước Mỹ.

Vậy là sau 40 năm mất quê hương, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ củachúng ta vẫn được gìn giữ và phát triển.

Cụ Nguyễn Văn Vĩnh từng nói “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

Thưa Cụ Nguyễn,

Chữ quốc ngữ thực là hay! Như lời Cụ đã tiên đoán!

Điển hình là chương trình Viết Về Nước Mỹ này, đã đứng vững 16 năm và sẽ còn tiếp tục, thưa Cụ.

Riêng đối với tôi thật là không uổng công khi tôi quyết định bay qua Cali tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Xin cám ơn Việt Báo.

Nhân dịp này, tôi cũng đã có dịp gặp cô Thảo, người phụ trách tiếp tân tại tòa soạn Việt Báo để cám ơn cô. Bao lâu nay, khi cần tờ Việt Báo nào tôi chỉ cần gọi phone là cô sẵn sàng giúp liền một khi.

Lần họp mặt này, do thiếu kinh nghiệm, tôi quả có bỏ lỡ nhiều cơ may gặp gỡ, nhưng cũng đã có dịp được diện kiến ba người mà tôi mến mộ như đã đề cập ở phần trên.

Lần tới, tôi sẽ tìm gặp các tác giả mà tôi mến mộ để cùng trao đổi thêm.

Hẹn gặp năm 2016!

Thu 2015

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
02/10/201521:40:39
Khách
Nate cưng,
Ôi Cái Tiếng Việt thời hiện đại hại điện . Chuyện tản mạn (tức là chuyện không đâu vào đâu , chuyện bá láp tầm xàm, tầm bậy) , rồi ý nghĩ tản mạn ( tức là ý nghĩ lảng xẹt, ý nghĩ ba trợn ...) , bây giờ thêm Đi Tản Mạn ( tức là đi xà bát ..) Chắc tui chết quá . Chết vì tức cười . Không ngờ trong cái xóm nhỏ như cái lổ mũi nầy đã xuất hiện không biết bao nhiêu là THIÊN TÀI .

Ngày xưa cụ Thượng Phạm Quỳnh tuyên bố : " Truyện Kiều còn, Tiếnf g Việt còn" Ngày nay phải sửa lại là : Tản Mạn còn , Tiếng Việt còn . Khà khà khà . Quá đã những Thiên Tài của thời đại
24/09/201515:46:22
Khách
Cháo Ông Nate
Cám ơn Ông đã khuyến khích và thăm hỏi.Thăm sức khỏe Ông và bảo quyến.Trân trọng
23/09/201515:36:11
Khách
Kinh gui O Sao Nam Tran ngoc Binh - Chung toi cam on long tot cua O va xin O cu tiep tuc viet cho VB de chung toi duoc hoc hoi them hoac biet them tin tuc do day cua NVHN. Viet hay thi doc gia khen. Con viet khong hay thi doc gia phe binh/cho y kien voi su nha nhan, lich su, etc.

Noi tom lai, y kien khong co nghia la pha hoai (destructive) nhung la mot hinh thuc xay dung (constructive) cho ca nguoi viet lan nguoi doc.

Kinh chuc O va quy quyen manh khoe luon, yeu doi va yeu nguoi !!!
17/09/201523:15:31
Khách
Than gui ban hien Nguyễn SG - Hom nay thoi tiet that la dep, minh voi may ong ban gia ru nhau di tan man o so thu cho gian gan gian cot. Noi la tan man, chu tui gia nay cung ban tan ra ban tan vao ve vo so loai vat va moi truong sinh song, su di truyen cua chung. Tren duong ve nha, ai cung cong nhan rang chi co loai KHI la gan giong loai NGUOI thoi.

Tui gia nay lai nghi rang, neu Thuong De ban cho loai KHI co tri khon thi chac no khong gieu do va gieu dai nhu the, lam tro cuoi cho thien ha cho den het kiep lam KHI.

Thoi tan man voi ban vai giong tam su lam cam, chang dau vao dau, gia roi, chan qua ! Love.

Y quen, xin gioi thieu voi ban ve cai link nay doc choi http://www.gio-o.com/PhanThanhTam.html
17/09/201522:25:58
Khách
Tai sao hom nay Nate khong ban quan, Nate rat dam dang,dung khong ?
Nate khong thich ban quan, nate dang o truong voi may dua ban.
17/09/201516:02:49
Khách
Mấy cưng ồn quá . Ngưng ồn chút để qua diễu chút chơi . Mấy cưng giỏi lắm Tiếng Việt tiếng Tàu gì cũng biết . HánG -Việt Tản Mạn làu thông lưu chuyển . Qua dốt qua nhậnqua dốt . Qua không biết nghĩa chữ tản mạn thì qua nói qua không biết Bây giờ nhờ Tự điển Tiếng Việt của VC mà qua biết tản mạn là không đâu vào đâu . Chuyện tản mạm là chuyện không đâu vào đâu rời rạc chả có nghĩa lý gì . Nếu ông tác giả ổng kể chuyện năm trên, tầm xàm bá lap thì qua đây sẽ không có dịp diễu chơi đở buồn. Đằng nầy ông ta là một chuyên viên ngôn ngữ , Viết về một nhân tài người Viêt Nam mà ông ta cho là chuyện kho6ng đâu vào đâu chuyện bá láp thì "fini l'eau dire"
Làm ơn ngưng vái lạy . Còn cưng nate hãy để cho những người đã chết yên nghĩ . Thân mẫu của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên không dính dáng gì đến chuyện tản mạn . Còn thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên cũng một thời làm xao động trong làng thơ VN . Hãy tôn trọng người đã chết đó là văn hóa và đạo lý của người VN . Muốn chửi muốn mắng gì thì chửi mắng qua đây . Qua đây cũng rất thất vọng về một SQ QLVNCH nghề nghiệp giảng viên tức là làm thầy mà đi cám ơn một người chẳng biết đạo lý gì cả . Còm là vui chơi . Cứ tự nhiên tản mạn mạn tản thì cũng chẳng có chết thằng Tây nào chỉ nói lên cái kiến thức , trình độ cà giựt của mình mà thôi . Khà khà khà . Chửi tiếp chê tiếp đi mấy cưng .. Nếu rảnh qua đây sẽ vào hầu tiếp mấy cưng
16/09/201520:07:08
Khách
Xin thành thật cám ơn hai vị "Nate" và "Ông Nội Thằng Teò" đã quan tâm và bò thì giờ quý báu để góp ý vào bài này.
Trân trọng
16/09/201503:04:57
Khách
Xin bo tuc them - tan man-->pragmatic. Thi du:

Mot Cau Chuyen Tan Man ve Mo Hinh Biet Truoc co Kiem Chung: Bao Gom Nhung Cong Thuc va Luan An cua Mazen Alamir

A Pragmatic Story of Model Predictive Control: Self-Contained Algorithms and Case-Studies by Mazen Alamir

Hy vong giup duoc phan nao ve chu Tan Man.
16/09/201502:03:58
Khách
Ông nội thằng Tèo bổ túc thêm tài liệu : "Một số từ ngữ Hán cổ có thể kể đến như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"... Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hóa rất nhanh nên những từ này hiện nay nói chung không còn xa lạ đối với người Việt nữa. Đứa nào nói "tản mạn", "ngộ nhận" là chữ của VC, thì chính nó là VC hoặc là Công an mạng đang kiếm chuyện gây sự với các tác gỉa, hoặc đang nhận vơ chữ VN cho tụi VC đó. Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe, đừng để ông nội thằng Tèo nổi cơn "Tam Bành Lục Tặc" khi biết tía thằng Tèo nói nhảm nhí cái gì mà gọi là " hiếp dâm chữ nghĩa" hả con trai ? (Tam Bành là ba thần Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất xui khiến con người làm những việc sằng bậy. Lục Tặc là 6 điều làm người ta sa ngà, tu không đắc đạo : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.)
16/09/201500:30:34
Khách
Chuyen Tan Man (pragmatic) la nhung chuyen nho nhung (but) hay (sound, logical), thuc te (practical), co that (true) duoc thuat lai, ke lai. Chuyen Tan Man khong co nghia la chuyen xao, chuyen khong dau, khong duoi, chuyen tao lao.

Y kien 2 xu !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,073,351
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000,
Tác giả tên thật Phương Nguyễn thị, sinh năm 1955 tại Phủ Cam Huế, cựu học sinh trường Jeanne DArc. Cư dân thành Phố Shoreline, Tiểu bang WA.
Tác giả tên thật là Đoàn Q Vũ, sĩ quan Hải quân VNVH, cựu tù cộng sản, hiện là cư dân vùng ZLittle Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Vượt Biển Bằng Thuyền Buồm” đã phổ biến.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Ông là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
An nô nức mong chờ ngày họp mặt cựu sinh viên, học sinh tỉnh Tây Ninh trên khắp thế giới tổ chức tại miền nam California.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ
Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, sinh quán Bến Tre. Tại Việt Nam trước 1975, ông giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức.
Tác giả là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô là một nhà giáo, hiện làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California.
Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến