Hôm nay,  

Ngày Bánh Mì

30/07/201500:00:00(Xem: 14099)

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 3585-17-30175vb5073015

blank
Tác giả hiện là một giám đốc trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Với 600 nhân viên, Mount Vernon, mỗi năm đón hàng triệu du khách. Hình: Tác giả tại Mout Vernon.

Anne Khánh Vân sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại Virginia. Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với bài "Duyên Nợ Với Nước Mỹ," kể chuyện gia đình có ông bố từng được người Mỹ nhận làm con nuôi, mà suốt 50 năm thăng trầm, cả nhà vẫn cứ hụt mãi cái hẹn với Hoa Kỳ. Bài viết và giải thưởng đã góp phần khi tác giả vận động hoàn tất giấy tờ đưa được ba má từ Việt Nam qua Mỹ theo thủ tục khẩn cấp để dự lễ phát giải và sau đó đoàn tụ.

Bài viết mới của Anne Khánh Vân là bài thứ hai trong loạt “Chuyện Ngắn của Ngày” mà tác giả đang viết.

* * *

Hôm nay, khi đến giờ ăn trưa, nhóm bạn làm việc của tôi rủ qua bên khu nhà hàng mua thức ăn. Có thời gian thong thả thì có thể vào ăn trong nhà hàng. Gấp thì có thể mua thức ăn nhanh ở khu bên cạnh như loại Food Court ở các khu Shopping… nhưng ở đây họ gọi là Pavilion (chợ rạp, chợ lều). Bọn tôi thường chỉ đi bộ qua mua vài món ăn nhanh rồi về lại văn phòng ăn.

Thực đơn thứ Sáu của Pavilion sẽ đặc biệt có Sushi, Seaweed salad và Panini là các món mấy cô Mỹ này rất thích. Hôm nay tôi có mang theo thức ăn trưa nên không đi cùng họ. Tôi ở lại văn phòng ăn trưa tại bàn.

Chừng mười lăm phút sau, cái băng phụ nữ ấy quay về. Vừa vô tới cửa thì họ ríu rít lên, "Cô bị hụt rồi, Anne. Ông CFO tình cờ có mặt bên Pavilion và đã trả tiền ăn trưa cho cả bọn."

Tôi cười bảo,

"Oh, đâu có sao. Tốt cho mấy người quá! Vậy là bữa nay mấy người có lộc ăn rồi."… và ngộ nghĩnh thay, khi vừa dứt lời thì hộp thư tôi kêu báo có thư mới.

Nhìn lên màn hình trước mặt, tôi thấy lá thư hiện lên với tựa đề "Bánh Mì". Ông Tổng quản Tài chính (Controller) đang họp ở bộ phận khác, gửi nhanh cho tôi một cái email hai dòng, "Hey Anne, tôi có mang bánh mì cho cô mà quên nói trước khi đi họp. Làm ơn lục trong tủ lạnh."

“Ô, vậy là mình cũng có lộc ăn hôm nay,”tôi nghĩ. Thì ra khi Ông Trời đã quyết định mình sẽ có lộc, nếu nó không đến từ người này cũng sẽ phải đến từ người khác.

Tôi email lại cho ông Controller cảm ơn. Tôi thuật nhanh chuyện vui vừa xảy ra tại văn phòng và viết thêm, "Tôi ăn trưa rồi, nhưng để cảm ơn ông đã làm bánh mình cho tôi, tôi xin mang nó về ăn tối nay."

Thật tình thì tôi không có ghiền bánh mì chút nào. Khi đói (meo), tôi thích húp cái gì đó hơn là gặm cái bánh mì khô queo. Bánh mì là món cuối cùng tôi sẽ ăn nếu không có chọn lựa nào khác. Vậy mà có nhiều người vào nhà hàng vẫn gọi bánh mì - Thật không thể hiểu nổi!

Cũng là tình cờ mà tôi thỉnh thoảng "được" ăn ké bánh mì của ông Controller (chứ hổng phải được "chăm sóc" đặc biệt). Thời khóa biểu và giờ giấc ăn trưa của tôi và ổng rất thất thường vì những phiên họp dài hoặc những việc cần đột xuất của các bộ phận khác… Khi rảnh ra để ăn trưa thì thường đã qua giờ ăn của mọi người.

Những hôm không mang theo thức ăn mà còn lười đi mua, tôi sẽ nấu nhanh một ly Miso súp của Nhật – 25-30 calories, rồi có thể ăn thêm cái bánh ngũ cốc 190 calories. Chúng sẽ giúp tôi kéo dài khoảng vài ba tiếng. Một lần ông Controller tình cờ nhìn thấy tôi "ăn uống cái kiểu đó" đã chia cho tôi nửa khúc bánh mì của ổng. Chắc ông Controller tốt bụng thiệt… nhưng chắc ông cũng có sốt ruột sợ tôi không đủ sức để ở lại làm phụ việc với ổng và ông CFO tới chiều tối vì có hôm bọn tôi ở lại tới 7, 8 giờ, trong khi mọi người cùng làm đã quây quần bên bàn ăn tối với gia đình.

Từ sau bữa đó, khi chuẩn bị bánh mì buổi tối để sáng mai mang theo đi làm… có khi ổng làm thêm một khúc cho tôi. Thời sinh viên, ông Tổng quản tài chính này làm việc cho tiệm bánh mì nên luôn tự hào làm bánh mì rất chuyên nghiệp - mỗi ngày một loại. Ổng thường hỏi trong nhóm ai thích loại bánh mì nào thì ổng làm thêm cho họ luôn… Nhưng mỗi người đó có cách ăn riêng - người này thì để giữ eo nên chỉ ăn rau; người kia thì để giữ sự bình an... Nếu không ăn hết cái giỏ thức ăn vợ chuẩn bị, tối về sẽ bị hỏi tội "Trưa nay đi ăn với ai? Tại sao không ăn đồ ăn tui làm?"


Chuyện bánh mì chưa ngừng ở đây.

Sau khi mọi người đã ăn trưa xong và tôi đã có cách "thanh toán" khúc bánh mì của ông Controller để đôi bên đều vui vẻ… thì bên bộ phận IT lại đem qua cho bọn tôi 4 hộp bánh mì (Trời ơi! Lại bánh mì!). Những khi có họp dài và đi ngang qua giờ ăn trưa, họ hay có bánh mì (thế lunch) cho các thành viên có mặt trong buổi họp. Đặt nhiều quá thì đem "chia" cho tụi tôi. Các hộp bánh mì này rất "phong phú". Nó có thêm một trái cây, một bao khoai chip và cái bánh ngọt. Cái băng không mê bánh mì của tôi dĩ nhiên chẳng ai muốn mấy cái phần bánh mì đó dù nó thuộc loại bánh mì "cao cấp"! Họ chỉ lấy cái bánh ngọt, bao chip, hoặc cái trái cây. Chiều tối lại, khi mọi người đã ra về, tôi còn lại 4 cái bánh mì phải giải quyết.

Bẩy giờ rưỡi tối thứ Sáu, ra về với mớ bánh mì trên tay, tôi có hai cái "rầu" – (1) kiểu này là hổng được ăn tiệm tối nay. Và (2) làm sao giải quyết mớ bánh mì?

Tôi về nhà thăm ba tôi. Bbà Hai Lúa – má tôi, đang đi chơi, cha con Hai Lúa tôi ở hai nhà khác nhau. Ba tôi phải một mình canh nhà. Tôi chia cho Ba hai phần bánh mì và tôi giữ lại hai cái. Ở chơi ở đó chút thì tôi chạy về nhà bên kia của tôi. Cái office cũ của tôi nằm ngay ngoài đầu đường của nhà này. Mỗi ngày đi làm ở sở mới trong Mount Vernon, tôi phải đi ngang qua cái sở cũ.

Đã 9 giờ rưỡi tối, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy parking đậu xe vẫn đầy. Nhìn lên lầu buiding sở cũ, thấy đèn các office vẫn sáng. Tôi biết những ai còn trên đó vì biết người nào đi xe gì. Tôi lái xe chậm lại và text cho ông VP Marketing – ông này giống như người cha tinh thần của tôi; ông chỉ bảo cho tôi nhiều thứ khôn ngoan trong công việc cũng như chuyện ngoài đời. Tôi hỏi thăm ông ta, "Ông còn làm gì ở trển giờ này vậy?" Ông text lại trong tic-tac, "Tụi tao đang thảo cái đấu thầu cho một dự án lớn. Thứ Hai nộp nên phải ở lại trễ ráng làm cho xong. Cuối tuần này mọi người cũng sẽ vào làm việc… Mày cũng làm gì trễ mà tới giờ này mới đi về ngang đây? Chiều tối thứ Sáu, không phải đã rời office về nhà từ 5 giờ hay sao?"

Chỉ đọc qua lại hai cái text thì tôi đã lái xe về tới nhà. Hồi trước khi còn làm việc ở đây, có hôm tôi đi bộ đi làm. Tôi text lại cho ông ta, "Vậy ông đã ăn gì cho buổi tối chưa? Ông có muốn ăn bánh mì không?" Ông này là cái ông tôi đã "ám chỉ" ở trên. Ông ta cũng là vua bánh mì! Khi ông qua chỗ làm mới của tôi để thăm, "Cha con" tôi ăn ở nhà hàng ông Tổng Thống George Washington (chứ không phải McDonald hay Five Guys) vậy mà ông vẫn gọi… bánh mì!

Ông text lại cho tôi, "Tao đang đói meo… Sẽ rất hạnh phúc nếu có được một cái bánh mì!" - "Ok," tôi trả lời, "5 phút nữa tôi sẽ gặp ông duới parking đậu xe cùng với một hộp bánh mì."

Và "Cha/con" tôi mừng rỡ gặp nhau. Tôi trao cho ông hộp bánh mì. Cười vui với ông, nhờ ông thăm dùm các bạn sở làm cũ, xong tôi lái xe ra về…

Vậy là kết thúc một ngày đẹp: Ngày Bánh Mì.

- :)

Bạn có nghĩ mọi chuyện diễn ra trên đời này chỉ là những tình cờ? Riêng cá nhân tôi thì không. Tôi nghĩ mọi chuyện không quá đơn giản vậy. Ông Trời của chúng ta rất "thần sầu quỷ khóc" (có nghĩa Thần phải sầu, Quỷ phải khóc chịu thua) vì ổng rất là quyền năng và tinh vi. Thử nghiệm lại một cái gì đó đã diễn ra trong đời mình, có thể bạn cũng sẽ thấy mọi thứ được sắp xếp rất tinh vi?

Thấy không, "số phận" của mấy cái bánh mì của tôi? Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ hơn vì sao tôi phải mang mớ bánh mì đó về nha, vì chúng đã được "chỉ định" cái nào của ai.

Tôi thường hay thắc mắc đủ thứ chuyện trên đời… (hihi). Thắc mắc này không phải vì tò mò chuyện đời tư người khác, mà là để tìm tòi, thí nghiệm, học hỏi, hiểu thêm về cuộc sống. Hiểu thêm đôi chút, sau đó sống với mọi thứ có thể dễ hơn, ăn khớp hơn… Khi mọi thứ được sống và cư xử hài hoà, có đầu có đuôi, có trước có sau… thì kết quả chắc cũng sẽ đẹp và hài hòa như thế.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ...

(Bạn đã xem phim "The Adjustment Bureau"chưa? Tôi rất thích anh diễn viên Matt Damon. Anh ta đóng với Emily Blunt trong phim này rất đẹp đôi. Tôi rất thích phim này nên xem nó tới lui hai ba lần...)

Anne Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
02/08/201518:37:17
Khách
KV xin được cảm ơn bạn đọc Nam Lê đã đọc chuyện ngắn, thích nó, và chia sẻ vài nhận xét.
KV hiểu chữ "mày" thường bị "dị ứng"… nhưng với KV thì nó lại rất thân mật. Sinh ra và lớn lên uống nước… phong-tên nên KV có hơi Nam kỳ chút đỉnh. Bạn bè thân thiết lắm mới "mày tao"… Trong gia đình Nam kỳ cũng vậy; ông tiá nói với đứa con, "Tí, chút má mày dzìa, nhớ nói dzới má mày dùm tía là tía qua nhà ông Tám nhậu nghen." Thành ra cái chữ "mày" này không có ý hỗn láo, xa cách, hay hạ thấp nhân cách của hai bên xưng hô.

KV có nghĩ tới chữ "cô" khi viết đoạn xưng hô với ông VP Marketing trong chuyện, nhưng "cô" sẽ hoàn toàn sai. Còn "con" thì cũng không đúng và cũng không phải văn phong (khách sáo) của KV. Thành ra chữ "mày" mà KV đã quyết định dùng trong câu chuyện mới là chữ diễn tả chính xác nhất quan hệ thân thiện giữa KV và ông bạn (vừa như cha con, vừa như bạn bè rất thân, có thể nói cho nhau nghe mọi thứ mà không kiêng dè cấp bậc hay chữ nghĩa).

Ngôn ngữ Việt Nam phong phú quá phải không. KV thích và rất cảm ơn cách viết nhận xét của bạn đọc Nam Lê. Có nghĩa nói lên suy nghĩ của mình và đồng thời có lời đề nghị. Khác xa những nhận xét chỉ đã kích chứ không có ý xây dựng.

KV xin mở ngoặc một chút ở đây (hoàn toàn không dính liếu tới nhận xét của bạn đọc Nam Lê - Trong nhà KV có đủ các "kỳ": Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ (54), và cả kỳ cục. Cũng có đủ các thế hệ: xa lắc từ thời Việt Minh, sau 75, và mới toeng hiện bây giờ (có nghĩa "được" ảnh hưởng rất nhiều cách dùng chữ mà Hà Nội hiện dùng). Mỗi khi KV có chuyện kể và bị "kẹt" chữ, KV luôn hỏi ý kiến ông cha của mình. Để kể chuyện đi vào lòng người không thể lúc nào cũng dùng chữ của mình và chữ mình muốn dùng, hay để thỏa mãn cái thích sở hữu ngôn ngữ của một số người, mà đôi khi phải dùng những cái chữ mà đa số mọi người sẽ hiểu.

Ngôn ngữ là của nhân loại, của thời đại và nó phong phú thêm mỗi ngày. Có ai nào đã ký giấy bản quyền của chữ của họ? Mình cũng không nên tự sang nhượng bản quyền cho một cá nhân hay tập thể nào. Thành ra mình không thể la toáng lên chữ này là chữ của tôi, chữ kia mới là chữ của ông… Ông không được quyền dùng chữ của tôi. Quan trọng là nội dung muốn nói gì và nó có đi vào lòng người đọc hay không. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện giúp chuyên chở lời nhắn gửi và dù nhân loại có cố gắng phong phú ngôn ngữ lên bao nhiêu, sẽ vẫn không bao giờ đủ, như thầy Chương đã nói:
Ngôn ngữ trần gian khố rách
Chứa không đầy hai tiếng Mẹ ơi!
Văn tự chiếc xe mòn cọc cạch
Đường sang Cõi Mẹ nghìn trùng xa khơi…

AKV
30/07/201515:24:03
Khách
Cám ơn tác giả về một bài viết hay và vui. Chỉ xin có một góp ý nhỏ: Xin đừng dịch chữ "You" bên tiếng Anh sang tiếng Việt là "mày" trong đoạn đối thoại giữa ông VP Marketing và tác giả. Nếu tác giả đã kể mối quan hệ giữa hai bên như là "cha/con" thì hoặc là ông ta gọi tác giả là "con" hay là "cô" thì có vẻ thích hợp hơn. Một lần nữa, xin cám ơn tác giả và rất mong được đọc thêm nhiều bài viết nữa của cô.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,075,359
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà là một cây bút nữ, cư dân San Jose, có viết chung với Nguyễn Thạch Hãn bài "Dòng Sông Êm Đềm",
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville Calif.
Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.
Vẫn bài viết của nhà văn linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời, người vừa trở về đất Mỹ từ Alice Springs, vùng sa mạc Bắc Úc Châu.
Khoảng 400 quan khách, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cộng đồng, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu Tây Ninh tham dự.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết Về Nước Mỹ 2009 với bài "Con Bé",
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến