Hôm nay,  

Bão Tình

13/07/201500:00:00(Xem: 12588)

Tác giả: Hòa An
Bài số 3570-17-30120vb2071315

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2014. Bài đầu tiên là chuyện tình thời mới lớn - khi chưa kịp lựa chọn, hẹn hò, yêu thương - của một nữ sinh miền Nam với những người lính cộng hoà trẻ trung mà bất hạnh trong cuộc chiến. Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.

* * *

Vừa bước chân vào nhà, Thụy nghe kể anh Hưng đi với bạn cùng ngành, cùng binh chủng, đến xin mẹ cho nàng dự dạ hội khiêu vũ, vào đêm cuối tuần khi tàu trở về cập bến NK. Ngày đó cả hai người sẽ đón cô, và đưa về tận nhà.

Cô chợt nhớ nên hỏi, "... em có đi với con không?" Mẹ lắc đầu cười, "Con gái đủ khôn ngoan rồi, chỉ cần lòng tự tin... nếu con đi học xa nhà thì sao, phải tự quyết định chứ?" Mẹ nhắc, anh Hưng có tính hài hước nên ai cũng mến; cô biết ngay mẹ vẫn tin anh như ngày nào.

Lúc đó gần cuối Hè của năm đệ nhị, lần đầu Thụy được phép dự dạ hội với hai người đàn ông mà không có người nhà đi cùng. Anh Hưng chắc nhớ bà không cho con gái hẹn hò với chỉ một người, vì Thụy chưa biết yêu. Muốn quen để tìm hiểu thì mẹ sẽ cho phép hẹn với cô, nhưng phải có vài điều kiện.

Bạn gái cô hay than mẹ Thụy khó quá, nhưng bà được mọi người trong gia đình thương kính.

Thụy tin mẹ nhất ở lứa tuổi dậy thì, trong khi bạn gái của cô đã hay đang bước vào cuộc tình tin ở bạn bè cùng trang lứa nhiều hơn. Chẳng bạn nào thèm rủ rê cô thử các cuộc vui chơi như họ, vì sợ mẹ cô chăng? Nhưng đứa khôn lanh nhất bọn lại mến cô và thường tâm sự khi buồn. Tuy nghe nhưng không biết an ủi bạn, hay cô sợ góp ý, vì thấy mình vô dụng... sao nó thân với Thụy nhỉ? Còn dặn dò đừng kể cho ai nghe, nhất là mẹ của mi.

Nhưng nàng bị X. Mai la mắng trước mặt nhóm bạn gái thân nhất ở trường... Thụy cướp tình nhân của nó. Cô chỉ biết phân trần, "XM. giận quá nói bậy, nếu cướp giựt tự Thụy phải biết chứ, mình chưa yêu ai để cướp bồ của thiên hạ, huống chi là người XM yêu." Cả hai đứa giận nhau, Thụy không thèm nghe đứa bạn nào trong nhóm phê bình... dù khen hay chê.

Kể chuyện này với mẹ vì tức; nhưng đến lúc cô xong Trung Học bà tiết lộ vài chi tiết cho Thụy suy ngẫm, "Cậu ấy ghé nhà mình nhiều lần, viện lý do không đáng tin lắm, nhưng là bồ của XM., mẹ mời uống trà xong phải rút lui thôi. Con chỉ tình cờ gặp cậu một lần, đang lúc đi vô nhà, còn những lần khác mẹ quyết định." Thụy biết ơn bà, cô ngây thơ nhưng may mắn vì tin mẹ.

Đêm dạ hội đúng ngày có trăng sáng đẹp tuyệt vời, Thụy sánh vai với hai sĩ quan mặc quân phục của Hải Quân VNCH trông như các vị tướng trẻ đang dự lễ duyệt binh. Dĩ nhiên phái nữ đến dự tiệc ai cũng lộng lẫy như các nàng tiên trong phim thần thoại xưa, vẫn còn thịnh hành cho lứa tuổi của nàng. Cô hài lòng với màu áo mình chọn, vì thích sự hài hoà với rừng quân phục trắng tinh khi nàng được mời lên bong tàu.

Nhưng lúc tiếp chuyện với các anh Hải Quân hào hoa phong nhã, đông như ngày hội lớn... cô bị chọc ghẹo hơi nhiều, nhi`n quanh tìm không thấy bóng dáng hai ông sĩ quan bảo vệ mình đâu hết. Cô nàng thẹn nóng cả mặt, "Cô bé tuổi mười lăm ơi, sáng sớm thứ hai anh đến trường nữ chờ bé nha?" Tán gái kiểu gì thấy tức ghê; hừ ghét quá là ghe´t lứa tuổi biên giới giữa con nít và thiếu nữ. Bị trêu ghẹo vẫn chưa ứa nước mắt vì giận, là khá lắm rồi.

Phải lỗi của mình không? Tại cô trang điểm quá nhạt cho bộ áo dài lụa trắng cắt hở cổ... trông trẻ hơn tuổi thật à? Nhưng với làn da mỏng đánh phấn nhiều không tốt, Thuỵ làm gì được bây giờ? Nhờ hên, cô chọn nữ trang đeo cổ cùng hoa tai bằng ngọc trai rất hợp với kiểu tóc vén cao một bên rồi xoã dài bên kia vai, giu´p lòng tự tin của cô vững chút i´t. Hay tại tính tình cô chưa đuổi kịp tuổi đời?

Khi bạn của anh Hưng đến cứu bồ, đưa nàng ra sàn nhảy trong điệu nhạc chậm, cho lời khuyên thật lòng, "Em chỉ cười duyên thôi nhé, và nhìn thẳng vào mắt người đối diện như đang nhi`n anh đây, thì bọn nó chẳng tên nào đủ can đảm tán tỉnh em đâu. Thụy trẻ tuổi nhất đêm nay vừa xinh, còn e thẹn má ửng hồng hồng thế kia thì các anh phải chết vì mê thôi."

- Thế anh có mê không?

- Trời... sao với anh, Thụy dám hỏi bạo thế?

- Vì mẹ biết rõ anh Hưng, Thụy sẽ mét? Nàng dọa.

- À... nhưng ông Hưng không trị được anh đâu, tin thế đi cô bé.

- Không biết, em thích có người để mét. Cả hai cùng cười vang và anh ra dấu cú đầu cô, trị tội.

Đó là kỷ niệm vui của cô bé về các anh trong binh chủng Hải Quân trong lần đầu Thụy đi dạ hội.

Thời gian sau nàng vào Đại Học, xa nhà nên cô quen biết nhiều bạn trai, gái hơn xưa, rồi mới nghiệm ra mình thích cá tính nào ở người đàn ông. Nàng biết yêu ở lứa tuổi vẫn còn thơ ngây. Nhưng tiếc thay người ấy chỉ yêu cô thầm lặng... chắc có trở ngại gì đó? Nên đôi người đôi ngả đường.

Ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, nàng lẻ loi một mình, quen rất thân với vài bạn trai cùng trường, nhưng không ai là tình nhân của cô. Điều nầy gây nhiều phiền lụy không tránh được cho nàng. Riêng anh Hưng có lần trách cô ác. Nàng ngạc nhiên, "Thụy làm gì sai mà bị chê là ác?" Anh nhìn cô khá lâu rồi phán,

- Đẹp là ác rồi.

Cô biết mình bị án oan, ngay sau khi nghe lời chê trách đó.

Thụy nhớ về thuở mới cắp sách đến trường Tiểu Học, cha thường hỏi cô, "Con ao ước gì nếu Cô Tiên cho con một điều ước nguyện?" Con bé ấy chỉ muốn được thông minh như cha mình. Nhưng bị hỏi hoài câu đó cô giận lắm vì nghĩ rằng cha không nhớ, hoặc không chú ý gì đến điều cô mong muốn. Sau khi nghe cô phàn nàn thì câu hỏi ấy biến mất luôn.

Mãi đến lúc lên trung học đệ nhị cấp, cô vỡ lẽ cha rất chú ý việc dạy dỗ các con đặc biệt là cô. Thụy đã biết có nhiều nét đẹp khác ngoài nhan sắc ở tuổi còn bị gọi là con nít. Nhờ cách giáo dục nầy, nàng không có mặc cảm vì mình xấu hơn các mỹ nhân khác... mà Thụy đã được gặp.

*

Năm cuối của bằng Cử Nhân, sinh viên phải về Sài Gòn. Các lớp học nằm trong một cao ốc gần rạp Rex; thú giải trí như đi dạo phố, xem phim, ăn quà vặt, ngắm hoa là hàng đầu trong danh sách cần làm của cô. Còn chuyện cha mẹ quyết định gởi con gái ở trọ nhà người quen, nàng cảm thấy bất an, nhưng chưa có kinh nghiệm xấu nào dùng được để phản đối lại. Có thể nào viện lý do linh tính báo động cho cô không?

Thụy ở nội trú với đám bạn cùng lứa tuổi, nay đổi qua ca´ch sống hơi cổ kính so với kinh nghiệm nàng đã quen, thêm tính ngại làm phiền thiên hạ, và cảm giác bất an, thật đáng sợ! Nhưng cha mẹ vui thì cô con gái duy nhất, phải vâng lời thôi.

Về nhà gặp cha mẹ vào dịp nghỉ lễ mùa Đông khi bị hỏi, cô hớn hở trã lời, "Con ngoan lắm đó, ai cũng khen cha mẹ nhưng nhất vẫn là khen mẹ." Thế nhưng cô không thể ngờ trong khoá thứ nhì, ai đưa đẩy cảnh éo le đến độ quá sức chịu đựng của Thụy?

Vài ngày sau khi trở lại trường thì Khanh, cậu con trai út của chủ nhà, đem về cho cô hộp bánh sinh nhật nho nhỏ thật xinh, có thể ngon mua ở tiệm bánh nổi tiếng ở Sài Gòn. Thụy chia bánh cho hai đứa cùng ăn, vì không còn ai khác ở nhà, ngoại trừ vài người giúp việc và chú tài xế thường đưa đón cô đi học.

Khi nàng ngồi đối diện mới nhận ra, Khank có điều gì lạ lắm khi giải thích lý do tặng cô hộp bánh sinh nhật quá trễ; đối với nàng chuyện tặng bánh dù muộn, cũng bình thường thôi... nếu như ngày hôm trước anh không đem cô bạn gái đẹp về nhà giới thiệu chỉ mình Thụy biết.

Và chuyện anh tặng quà đúng ngày sinh của cô; sau khi mở ra Thụy quá ngạc nhiên nên nói đùa trước khi kịp suy nghĩ... lý do không thể nhận món quà nầy. Hôm nay Khank nói thẳng cho cô hiểu món quà ấy đã được cho?n cho người anh yêu. Một tay cầm dĩa bánh, tay kia chỉ lên cầu thang nàng bỏ đi một nước... lặng thinh vì mắc cỡ.

Nhưng mặc kệ, thời khoá biểu khít khao cho các lớp học, và ngày thi. Thụy dùng nó để từ chối việc đón cô từ trường về bằng xe nhà. Như thế không ai biết rỏ giờ giấc mỗi ngày của cô, dù vậy nàng vẫn phải có mặt bửa ăn sáng và chiều tối với mọi người trong gia đình nầy. Nhưng chỉ tạm yên chừng vài tuần lễ thì nhận ra tính tình Khanh, càng tránh gặp mặt càng khơi dậy độ nhớ thương bừng cháy trong lòng anh. Cô kinh hoàng bởi trách nhiệm hoàn tất năm học của mình và trực diện với nổi đam mê lạ lùng của anh. Trò chơi trốn bắt khởi sự.

Anh chàng trẻ trung, có nét đẹp thư sinh như thời hãy còn cắp sách đến trường, nhưng lúc Khanh khoác lên người bộ quân phu?c Hải Quân trông chững chạc ra. Tính anh hiền hậu và tử tế. Li?ch sự hào hoa thì không chê được. Nói chuyện rất hợp ý ngay lần đầu hai đứa gặp nhau... nhìn lại đó là người rất trẻ còn dọ dẫm những bước chân vào đời, như nàng... Thụy đoán thế?

Không còn gặp nhau thường xuyên tại nhà, nên Khanh lùng kiếm cô quanh khu phố gần nhà sách Xuân Thu, cuối cùng rồi cũng khám phá thời khoá biểu đi về, lớp học, và những nơi chốn cô thích đến... điều nầy cho thấy nàng lép vế rỏ ràng trước sự kháng cự của anh, ngay vòng đầu.

Có lần lớp học trong ngày bị hủy bỏ, cô đi dạo quanh khu phố trong khi chờ lớp kế tiếp thì Khanh xuất hiện rủ đi ăn kem, như có mật báo nên anh chận đường cô, rất chính xác.

Hay đang cùng bạn bè dạo phố, chợt thấy Khanh vừa đi ngược vừa nhi`n như thôi miên nàng, tưởng tim có thể ngừng đập ngay...vì không biết bạn cô nghi ngờ gì chưa?

Hoặc những ngày Thụy lén về nhà, nằm ngủ êm trong phòng bù cho đêm thức trắng ôn bài thi, có được đâu!

Khanh cũng về, thế là biết ngay cô như kẻ đang trốn nợ. Nghe tiếng chân gỏ nhịp cầu thang, nàng muốn phóng bay vào tủ áo... dấu mình.Trời hởi!


Thời gian nầy Khanh táo bạo như người chơi bài đến mức liều mạng. Cô chưa hề bị ai tấn công tình cảm như thế, chưa thấy ai giết người kiểu nầy... nên hoảng sợ. Chỉ một mình thôi... làm thế nào chống lại cơn bão dữ dội nhất trong đời và Thụy thì chưa kịp trưởng thành?

Đêm rất khuya vẫn ngồi bên cửa sổ làm bài, sau khi đèn phòng đã được tắc nàng nhìn thấy bóng người lẻ loi, nhưng quen thuộc bên cạnh gốc cây nhìn thẳng lên chổ cô ngồi học. Linh tính thúc dục cô phải bước ra ngoài cửa phòng, để nhìn xuống con đường bị xẻ ra dành riêng cho xe hơi chạy vào sân trước, căn nhà gia đình Khanh cư ngụ. Anh bước ra khỏi chổ tối đến vùng nhiều ánh sáng hơn từ đèn đường, cho cô dễ nhận diện. Thụy choáng váng phải dựa vách tường phía sau lưng, kẻo té nhào xuống nền gạch sỏi bên dưới lan can.

Có dựng rào cản kiểu nào đi nữa trước sự tấn công liều lĩnh đó, Thụy thất bại hoàn toàn.

Trước bửa ăn, sáng nay anh đã báo tin sẽ đi trình diện sớm, lên tàu ra khơi.

Tại sao giờ nầy anh chàng còn đứng ngây dại ở đó, cho Thụy nhi`n thấy? Chuyện bỏ tàu có thể dẫn đến tù tội thì sao? Khanh điên đến mức đó để hành tội cô à?

Khi trở vào phòng khép những tấm mành mành lại, cô còn thấy anh đứng nguyên chổ củ, không thể trở vô nhà, vào phòng ngủ của anh đêm nay được!

Sau đó Thụy quì gối cầu nguyện, xin ơn trên cứu giúp cả hai đứa thoát khỏi lưới nghiệp chướng mê mê đang bủa vây, không lối thoát.

Không khí trong căn nhà thật hoang vắng, cô không muốn để tâm đến, cũng không hỏi ai để biết rỏ chuyện gì đã xãy ra những ngày sau đó.

Vẫn còn ở trong nhà có người anh lớn của Khanh, nàng và dăm ba người giúp việc. Anh thứ ba nói bên trái căn biệt thự trống trải quá, "...nếu Thụy sợ ma cứ dọn qua căn phòng dành cho khách, phía đối diện." Suýt nữa nàng bật khóc vì lời chăm sóc ân cần của anh Ba, trước đây ngại bóng đêm thật nhưng bây giờ cô sợ Khanh hơn. Anh vắng nhà, cô dễ có giấc ngủ yên, đơn giản chỉ bấy nhiêu thôi.

Thụy lặng lẽ xếp đồ vào va li, túi sách cho gọn bớt nếu dọn đi nàng sẽ dư nhiều thời giờ hơn cho việc ôn bài thi sắp đến.

Lúc Khanh trở về, anh đến thẳng lớp học đón cô, chào hỏi vài người bạn thân của nàng rất tự nhiên. Thụy ngây người ôm sách vở theo anh chẳng buồn hỏi han gì, đi mòn hết con đường rồi miệng vẫn còn bị câm. Bổng nhiên cô nhận ra nổi lo sợ trong đôi mắt, và gio?ng nói bất thường của Khanh khi hỏi nàng muốn về nhà bằng cách nào, "... gọi taxi cho Thụy, hay chờ anh trở lại chổ gởi xe rồi đón em về cùng?"

Cô mở lời,

- Thụy nghỉ mình cần nói chuyện với nhau.

- Chỉ có anh Ba ở nhà, vậy hai đứa về ăn cơm chiều với anh. Sau mười giờ đêm nay sẽ qua phòng Thụy gỏ cửa, rồi mình ra vườn phía trước nhà tâm sự được không?

- Vậy cũng tiện cho Thụy... vì còn bận soạn lại đồ đa?c để dọn nhà.

Cô nhanh trí dọa trước, nhắc cho nhớ hành động của anh đã đi quá ranh giới mà cả hai gia đình ước vọng ở con cháu họ; chớ thật ra nàng chưa biết sẽ dọn đi đâu? Tự lắng nghe giọng nói nhỏ nhẹ của mình, Thụy bớt giận và hy vọng đây là cơ hội tốt để gở rối cho cả hai đứa chăng?

Mảnh vườn phía trước đẹp hơn sân sau, ngay như cô rất mê hoa, lá xinh tươi... vậy mà chưa từng ra ngắm hoa hoặc rời khỏi nhà bằng cổng chính, chắc Khanh biết nên đi chầm chậm phía trước nhắc chừng mỗi bước, sợ Thụy té ngã thì phải? Tính anh dễ thương như thế đó, khi đến góc vườn có băng ghế, cô chờ anh dọn sa?ch mới ngồi xuống, anh ngồi kế bên.

Cô tâm sự bằng giọng nói nồng ấm nhất,

- Anh Khanh... đã suy nghĩ về tình cảm anh dành cho Thụy lâu rồi.

Nàng ngừng nói ngay vì khi anh xoay người về hướng cô thì khuôn mặt anh chìm mờ vào bóng đêm, anh nhìn rõ nàng hơn. Trong khi cô cần nhìn vào đôi mắt anh để biết tình cảm diễn biến ra sao, theo cách nàng phân tích cơn bão tố đang xảy ra cho hai đứa.

Cô đứng dậy, nhè nhẹ bước sang phía anh ngồi, chọn thân cây đứng dựa lưng, biết tội nói láo khi thêm "lâu rồi!"... nhưng phải tiếp tục,

- Thụy rất nể Khanh có nhiều tính tốt, bạn gái thân cũng muốn Thụy giới thiệu em gái nó cho anh, nhưng em biết anh ngầm nhắn nhủ... Khanh quen nhiều cô gái đẹp... còn dẫn về nhà cho em gặp. Và chuyện trả lại quà anh cho, Thụy không khéo léo... anh giận, em xin lổi Khanh.

Khanh bực bội chận lời,

- Chuyện cũ không quan trọng, chỉ nói chuyện của anh với Thụy bây giờ thôi nghe?

Cô thở dài... rồi hé nở nụ cười rất trẻ con, Khanh cười theo. Nàng khám phá điểm nầy, phái nam thường dễ tha thứ tính đùa nghịch của cô. Khanh thuộc nhóm nầy, thế là nàng lên tinh thần nói tiếp,

- Đồng ý, chuyện hai đứa mình quan trọng đáng bàn luận. Thụy tự đặt mình vào hoàn cảnh của Khanh, thấy tình cảm của anh rất bình thường. Chắc anh chưa biết điều riêng tư nầy, em có yêu thầm một người. Nhưng không ai ngờ điều đó, chỉ thấy Thụy không có tình nhân nên họ đoán mò em chưa biết yêu ai.

- Người Thụy yêu thầm là anh chàng nào vậy?

- Khanh biết để làm gì? Thụy đoán là ông ấy biết nhưng vì lý do gì đó nên không tiến tới. Đêm nay như Khanh nói mình chỉ có một chuyện đáng bàn thôi.

"Vì đã biết yêu nên Thụy phân tích tình cảm của mình như thế nầy, lúc mới 15 hay 16 tuổi gì đó... em nhận ra người nào thương em. Thụy cũng tự hỏi lòng, mình sẽ mến, và chọn ai để yêu? Nhưng chưa có câu trả lời đúng ý, bổng nhiên em cảm thấy chỉ yêu một người thôi, từ lúc mới quen cho đến khi biết yêu ca´ch nhau ba năm. Thụy go?i ông chắc Khank đoán được người ấy lớn tuổi hơn.

Điều quan trọng là trong đầu Thụy đã có một khuôn mẫu tổng quát về người mà em sẽ thi´ch, cho tỉ dụ thế nầy nhé... em thẳng tính, nếu gặp một anh rất đẹp trai nhưng gian dối. Khanh nghỉ em có thể yêu anh ta không?... Trường hợp nầy chưa xãy ra cho em.

Chỉ là bạn khác phái của em thôi nha, nhìn kỷ chẳng có một ai trong đám bạn ấy, có vài tính xấu mà Thụy rất ghe´t. Vậy đã có sự chọn lựa nằm ẩn đâu đó rồi, trước khi em biết sẽ thương một chàng nào đó, đúng không? Anh Khanh có nhiều tính tốt Thụy rất quí và mến. Nhưng cái khung ảnh trống trơn trong tim em, đã có hình người yêu rồi."

"Anh Khanh còn trẻ, dư ngày giờ để đi tìm cô gái khác có những nét đẹp như anh mơ ước, Thụy tin tưởng điều nầy và cầu chúc anh may mắn. Điều tệ hại nhất là không biết mình đi tìm cái gì, nhưng Khanh biết mà."

Cô thấy nhẹ người hẳn, một khối gì đó đã đè nặng trên vai nàng bấy lâu nay... chỉ trong tích tắc chợt biến mất, nhìn thẳng vào đôi mắt Khanh không có nổi thất vọng nào, nhưng khi kiếu từ đi lên lầu, cô nghe lời than nhẹ như hơi thở... xuyên hương hoa của đêm, văng vẵng lùa vào tai,

- Không biết có may mắn tìm được một người như...

Thụy biết khi mình về phòng ngủ, khép cánh cửa xong cô không thể nào ngăn được dòng nước mắt.

Rồi cha mẹ giúp cô dọn về căn nhà khác, Khanh có đến lớp và tìm nhà trọ mới để thăm nàng. Điều vui vui là gia đình nầy có con và cháu gái xinh rất xinh, các cô đã gặp Khanh rồi. Thụy đoán sớm muộn gì họ sẽ mến Khanh. Khi ông chủ nhà nhờ cô mời anh đến chơi thường xuyên, cô làm theo ý đó; nhưng việc mai mối thì nàng từ chối ngay. Khanh không biết chuyện nầy, nhưng cô chẳng hỏi lý do gì anh không đến nhà trọ của Thư mà chỉ đến trường hoặc sở làm để thăm cô, Khanh có theo dõi chuyện nàng xin đi du học. Tình bạn của anh tặng cho cô rất thành thật, cả hai đứa không gặp nhau thường xuyên nhưng khi gặp nhau có cả đám bạn gái thân thiết của nàng, nên vui lắm.

Cuối Xuân 1974 Thụy đang chờ chuyến bay sang Tokyo, nhập học khoá mùa Thu ở Kyoto University, nàng gọi Khanh, có thể nghe giọng cô sợ hãi... anh đến ngay. Thụy kể chuyện người cô quen, DC. nói với cô, "khi chuyến bay của Thụy đáp xuống phi trường ở Tokyo là lúc sẽ nhận được tin" ông chết. Nàng tiếp chuyện khá lâu và nhận ra đây là lời trăn trối của một người tuyệt vọng, chứ không phải lời dọa suôn.

Khanh tra hỏi nhiều chi tiết nhưng cô gạt qua bên, hứa sẽ kể hết cho anh nghe... giờ nàng chỉ muốn biết lý do gì khiến DC. tuyệt vọng đến mực độ đó?

Đây là ngày giờ chuyến bay đưa cô sang Nhật. Nếu Thụy ra đi có thể gián tiếp giết ông ấy, nhưng không đi chắc thiệt hại cho tương lai của nàng. Cô cần biết để chọn lựa. Thụy hỏi, nghe kỷ cách ông trả lời... Thụy vẫn không biết điều mình muốn biết.

- Không ai có thể hiểu và giúp em ngoài Khanh, vậy ngày mai anh sẽ có câu trả lời cho Thụy, được không? Nàng hỏi.

Khanh hứa cố gắng hết sức, nàng nhìn vào đôi mắt buồn, lo âu của anh mà tự ghét mình vô cùng, con nhỏ i´ch kỷ... phải thế không?

Thụy viết tên ông, công việc và sở làm nhưng không rỏ địa chỉ, trên tờ giấy trao tay anh. Chỉ có thế, Khanh ra đi vội vã trong đêm vắng lạnh, tối mịt mù.

Ngày hôm sau Khanh trở lại cho biết lý do Thụy muốn biết, không nói thêm lời nào trước lúc bỏ đi. Hiểu được lý do ông bị lao phổi rất nặng, em hỏi DC. để xem ông sẽ làm gì khi rõ điều thiệt hại của cô vì hủy bỏ chuyện du học?

Thụy bỏ chuyến bay, mất luôn cơ hội nhập học Kyoto University. Có phải vì yêu, nàng mới hy sinh như thế? Hay chỉ vì không còn cách nào khác? Nhưng Thụy biết DC. làm xong điều đã hứa, trị hết bệnh. Rồi về sau nghe kể ông đã đến Hoa Kỳ tị nạn. Thụy biết ơn Khanh.

*

Sau lần gặp đó chúng mình mất tin nhau, và mất cả quê hương.

Hai đứa thật là may mắn cùng làm được chuyện nầy, đó là bài học hay phải không Khanh? Bằng không, cơn bão đã tàn phá đại gia đình của chúng ta ngay trước tháng tư của năm 1975.

Hòa An

Ý kiến bạn đọc
17/07/201517:18:24
Khách
i don't understand the story much
14/07/201522:33:55
Khách
Toàn bài chỉ viết về kỷ niệm ở Việt Nam; chẳng có gì liên quan đến "Viết Về Nước Mỹ"? Đoạn gần cuối, tự nhiên nêu tên DC, mà trước đó không hề nhắc đến mối quan hệ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,047,279
Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina,
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết -thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015.
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài Chú Lính Mỹ, Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Kỳ trước, Viết Về Nước Mỹ đã giới thiệu bài viết từ Hà Nội của một nhà giáo 82 tuổi. Vẫn “viết từ Việt Nam”, xin mời đọc thêm bài viết của Nguyễn Anh Nguyên từ Saigon.
Nhạc sĩ Cung Tiến