Hôm nay,  

Bông Hồng Cho Má

04/08/201300:00:00(Xem: 226401)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn liên tục góp bài trong nhiều năm. Bài viết mới của Chúc Chân dành chop ngày Vu Lan 21 Tháng Tám sắp tới.

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
(Nguyễn Du)

Rằm tháng Bảy âm lịch là một ngày của một chuyện tình éo le trong thế giới thần thoại, Ngưu Lang Chức Nữ. Theo Wikipedia, “ Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

“Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm 15 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.”

Thật tội nghiệp hai người tình trẻ, một năm chỉ được gặp nhau một lần trong một ngày thôi, rồi phải chia tay bi lụy, khóc thương sầu thãm, thành những cơn mưa dầm tầm tả. Nhưng có lẽ cũng nhờ ít gặp nhau nên cuộc tình nầy đã vượt đưọc thời gian như thế chăng? Trải từ thửa Ngọc Hoàng cai trị hạ giới cho đến thời thông tin nhanh như mạng ngày nay.

Rằm tháng bảy trong dân gian là ngày cửa địa ngục mở để xóa tô?i những cô hồn các đảng. Những tô?i nhân vong thân bị giam giữ ở địa ngục bởi nghiêp ác do mình tạo ra. Ngày nầy khi xưa ở Viê?t nam, các chùa miếu hay các cơ sở buôn bán tổ chức lễ cúng rình rang và kết thúc bằng buổi “thí cô hồn”. Họ thí bánh trái, nào chuối, nào ổi, nào mía, nào khoai, thực phẫm và đôi khi cả tiền mặt. Các chùa lớn có thí giàn, thẩy thẻ tre có in số để lảnh muối, gạo hay đụng kẹo đậu phọng. Lúc đó dân “cô hồn sống” không biết từ đâu kéo đến rầm rộ, bao vây tứ phía. Có khi gia chủ bị “tứ phương thọ địch”, chưa kịp cúng quảy gì hết các cô hồn đã nhảy vào giựt phẫm cúng, đôi khi còn làm sâ?p bàn cúng hay dàn cúng luôn.

Bây giờ ở Mỹ những chùa theo tâ?p tục người Hoa như chùa Bà, hay chùa Ông có bố thí gạo muối vào ngày rằm tháng bảy để cúng cô hồn, nhưng không có cô hồn sống tới giành. Các thành viên chùa bất ?đắc dỉ phải nhâ?n của cô hồn nếu không từ chối được. Mới hay cô hồn ở Mỹ bây giờ hiếm hoi.

Theo sách Phật, truyền thuyết rằm tháng bảy gắn bó với ngài Mục Kiền Liên, Moggalla-na. Ngài là một trong những đồ đệ thân tín nhất của Phật, mô?t người thuô?c phái quí tô?c. Do cơ duyên sau khi đã trưởng thành ngài cùng mô?t người bạn theo học Phâ?t. Ngài được cho là đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Qua đó ngài thấy được những hành nghiệp không tốt của mẹ mình đang ở địa ngục và bà đang gánh chịu những quả báo do chính bà tạo ra. Ngài rất sót sa nhưng đành bó tay không làm gì được, bèn vào tham vấn đức Phật Thich Ca. Đức Phật dạy cho:

“Dù con thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ con đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Ngài Mục Kiền Liên đã làm theo lời Phật dạy, và mẹ ngài được giải thoát. Sau đó bà cải tà theo tu Phật và đạt chánh quả. Từ đó chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng đã theo cách của ngài sắm sửa lễ cúng. Và từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Vào thập niên 60s thầy Thích Nhất Hạnh có viết quyển Bông Hồng Cài Áo. Chuyện kể lúc thầy sống ở Mỹ, trong ngày lễ Mother Day, thầy được một người bạn cài cho một bông cẩm chướng màu trắng để tưởng nhớ người mẹ đã vãn sinh. Lễ Mother Day ở Mỹ bắt đầu khoảng thế kỷ 20, lần đầu tiên được bà Anna Jarvis làm bằng một lễ kỷ niệm ngày giỗ mẹ bà vào năm 1908. Sau đó bà vận động để Mother Day được công nhận là một ngày lễ chính thức ở Mỹ. Ngày Mother Day ở Mỹ rơi vào ngày chủ nhật thứ nhì trong tháng Năm dương lịch.

Quyển sách Bông Hồng Cài Áo được phổ biến rộng rãi trong và ngoài giới Phật tử Việt Nam và đã được hội nhập vào lễ Vu Lan, ngày rằm tháng bảy, ngày tuởng niệm mẹ. Bây giờ ở Việt Nam có nhiều nơi trong ngày nầy tuởng niệm cha luôn thể.

Gần đây tôi có đọc một bài viết trên mạng về một buổi lễ Vu Lan trong một ngôi chùa ở Việt Nam. Tín hữu nhận hoa đỏ cho người còn mẹ, hoa trắng cho người mất mẹ. Hoa cột giây nơ đỏ cho người còn cha và giây nơ trắng cho người mất cha. Những người có hoa và nơ cùng màu đứng vào với nhau để chia sẻ tâm sự. Trong nhóm mang hoa trắng và giây nơ trắng có một em bé khoảng 8 tuổi bước vào, em khóc sướt mướt làm tất cả mọi người trong hội trường đều khóc theo, thật cảm động. Tôi bây giờ đã hội đủ “tiêu chuẩn” để lảnh hoa trắng và nơ trắng nếu có lên chùa dự lễ Vu Lan, và tôi sẽ đứng chung với em bé mồ côi đó. Nhưng may mắn cho tôi vì tôi là một “trẻ” mồ côi hạnh phúc.

Ba tôi mất trong một bệnh viện ở Rosemead, California, thành phố có hãng tương ớt hiệu Con Gà. Ba tôi mất do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra chứng sưng phổi làm tim đập không xuể để bơm máu. Ba tôi thọ 74 tuồi. Ông nội và ông cố tôi mất ở tuổi 60 và 50, nên ba tôi kể cũng thọ hơn lớp trước.

Ba tôi là một tiểu thương có tiệm bán tạp hóa ở một thành phố nhỏ nên rất bận bịu và có rất it thời giờ dành cho con. Thế nhưng tôi vẫn còn nhớ trong ký ức một buổi chiều với ba tôi . Hôm đó trời mát ba tôi lấy xe đạp chở tôi ra ngoại ô hứng chút gió đồng để thư giản sau một ngày ở tiệm buôn vất vả. Trên đường về có lẽ gió đồng hiu hiu đã làm tôi ngủ gục, nên tôi đút nguyên bàn chân nhỏ bé của mình vào căm bánh xe đạp đang quay. Tôi không nhớ chân mình lúc đó có chảy máu hay không, nhưng tôi nhớ mình đã khóc thét và tiếp tục khóc thét hết quảng đường về nhà. Tôi không biết phản ứng ba tôi lúc đó như thế nào, vì mãi lo khóc. Chắc ba tôi phải sót ruột lắm như tất cả những người cha tốt khác.

Lớn lên tôi có ra tiệm tạp hóa trông coi buổi trưa cho ba tôi nghĩ lưng giữa ngày. Sau khi tôi học hết trung học ở trường tỉnh, ba tôi đồng ý cho tôi lên Sài gòn tiếp tục học đại học. Nếu không nhờ vậy, tôi bây giờ có lẽ vẫn còn ngân nga ca khúc “Đêm Buồn Tỉnh Lẻ”.

Má tôi mất tại nhà anh tôi ở Cuppertino, California, thành phố có đầu nảo của công ty Apple. Năm đó sau lễ Thanks Giving má tôi thấy không khỏe. Lúc đầu má tôi tưởng bị cãm thôi, nhưng mãi mấy tuần vẫn không khỏi. Đến Christmas bệnh trị liệu xác định má tôi bị ung thư. Chúng tôi từ Texas qua Cali thăm ngay. Tháng giêng sau đó, một đêm điện thoại nhà tôi reo lúc 2 giờ sáng (lúc đó chưa có caller ID),chúng tôi đáp ngay và biết ngày của má tôi đã đến. Bên đầu dây má tôi tĩnh táo bảo tôi sáng mai qua má tôi muốn gặp tôi, nhưng lại đặn dò mấy đứa cháu khỏi qua để tụi nó không mất ngày học. Hôm sau theo chuyến bay đầu tiên, 9 giờ sáng tôi có mặt ở Cali và đã chia sẽ được nửa ngày cuối cùng còn lại của má tôi. Má tôi mất vào buổi chiều tối hôm đó. Sau mấy ngày ma chay má tôi xong chúng tôi trở về Texas. Từ hôm má tôi mất tôi không cãm thấy buồn, mãi cho đến hôm cuối tuần sau khi tang lễ và tôi đã trở về Texas. Buổi chiều chú nhật đó ở nhà tôi chợt cãm thấy thiếu vắng vô cùng, một chiều chủ nhật buồn ...

Hơn 20 năm cho đến khi má tôi mất, mỗi chiều chủ nhật nếu tôi không travel, tôi đều gọi điện thoại viễn liên cho má tôi (long distance, hồi đó cell phone chưa thông dụng). Nếu tôi chậm gọi thì sẽ nhận được phone của má tôi. Mẹ con tôi chit chat chuyện tầm phào, không có gì quan trọng - Bửa nay má có đi đâu không? Tao đi chợ ở đó đó có bán cá chim sale rẽ và tươi. Trời bên đó lạnh không? Hay trời bên đó nóng không? Bao nhiêu độ? Bà Thái Bình có gọi tao hôm nay,... Buổi chiều chủ nhật đó tôi đã không còn ngườì để gọi điện thoại nói những lời điện đàm vu vơ. Tôi buồn và nhớ da diết. Và tôi biết má tôi đã mất từ hôm chủ nhật đó.

Gia tài của má tôi để lại cho tôi đáng kể nhứt là làm bánh tét. Mùa hè năm đó thằng con 10 tuổi của tôi ráng moi hết vốn liếng của nó để diển tả cái bánh nó đang thèm ăn. Bánh đó tròn tròn, bên trong khoanh vàng vàng. Khi nó nói phải rắt đường lên ăn, tôi nói bánh tét chiên, thằng bé sáng mắt lên. Ra chợ Việt Nam, thấy đòn bánh tét bán giữa mùa hè tôi mừng quá. Mua đem về nhà. Khi cắt bánh ra trông màu nếp và màu đậu đen thâm, tôi không dám cho con ăn.

Chủ nhật đó điện thoại viễn liên của tôi và má tôi là bài học “How to ... ” gói bánh tét. Ngâm nếp, ngâm đậu, cắt thịt ướp muối tiêu xì dầu cho chút rượu. Bắt chảo lửa riu riu xào nếp, rưới nước cốt dừa vô từ từ, xào tới nếp hơi nở ra bắt đầu dính lại thì vừa. Lót lá chuối lên giấy nhôm (aluminum foil), đổ nếp lên trải đều ra. Trải đậu lên nếp xong để miếng thịt lên, rồi óp hai bên giấy nhôm lại. Gói hai đầu cho chặt lại lấy dây cột. Thì quấn vòng vòng cho chặt là được.

Tôi ráng tưởng tượng nhưng vẫn không biết làm sao để khi óp hai mép của miếng aluminum foil lại, nếp và đậu cuộn vòng được. Nhưng vẫn cố gắng lắng nghe. Đến khi má tôi nói đổ nước vô nồi, nấu sôi cở 8 tiếng đồng hồ thì được. Hả, gì tới 8 tiếng lận má? Tôi xìu giọng. Chắc hổng có con rồi, canh lò bánh tét sôi 8 tiếng suốt.

Nhưng có lẽ với tấm lòng mẹ “bao la” sẳn có trong các bà mẹ, tôi nhất định sẽ làm bánh tét cho con tôi ăn. Tôi chạy lùng hết mấy tiệm trong thành phố tìm cái nồi pressure cooker dùng để canning (vô keo thực phẫm). Cuối cùng tôi tìm được ở tiệm general store Callahans, nơi bán đồ cho dân ruộng ở Mỹ, một cái nồi pressure cooker to tổ chảng chất được những 9 đòn bánh tét (bây giờ nồi pressure cooker mua on line rất dể, gởi tới tận nhà).

Sau cùng tôi đã nấu được một nồi bánh tét đầu tiên trong đời, qua phương pháp học hàm thụ bằng điện thoại. Nào xào, nấu, túm, gói, cột, kéo, ..., và với cái nồi pressure cooker, bánh chỉ cần nấu thêm 45 phút sau khi nước reo trong nồi thì chín. Đầu đuôi nấu trong vòng 2 giờ thôi. Từ đó tôi được thưởng thức món bánh tét nóng hổi mới vớt từ nồi ra mà tôi chưa bao giờ có dịp thưởng thức, kể cả khi còn ở Việt Nam. Khoanh bánh nóng cắt ra với lớp nếp mềm bao quanh lớp đậu vàng và cục thịt ở giửa. Chưa kể lúc nấu bánh, mùi lá quyện vào mùi nếp bay ra thơm lừng cả một khu nhà ở Mỹ. Và con tôi mãi tới bây giờ đã hơn hai mươi tuổi vẫn chỉ muốn ăn “bánh tét của má” thôi.

Mùa Vu Lan năm nay nếu bạn hỏi, tôi sẽ bảo bạn tôi thuộc nhóm người hoa trắng với cái nơ trắng. Nhưng tôi sẽ tự cho mình một chậu hoa hồng đỏ thật tươi với một cái nơ màu hồng thật đẹp. Vì ba má tôi vẫn còn vẹn toàn trong tôi.

Chúc Chân

Ý kiến bạn đọc
09/08/201320:58:37
Khách
Bài viết hay nhân mùa Lễ Vu lan sắp đến. Cám ơn tác giả Chúc Chân rất nhiều.
07/08/201303:50:35
Khách
Đọc xong muốn khóc luôn. Cám ơn tác gia.
07/08/201300:13:13
Khách
Người viết đọc truyện Bông Hồng Cài Áo hơn mấy chục năm nên đã quên chi tiết. Hôm nay đọc lại thấy lỗi lầm của mình. Thầy Nhất Hạnh nhận hoa ở Nhật không phải ở Mỹ. Xin cáo lỗi cùng bạn đọc và cáo lỗi cùng Thầỵ Nguyên văn: "Có một ngày, tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên nghĩ rằng có một tục lệ chi đó."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,247,387
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến