Hôm nay,  

Phần Tiếp Chuyện “Ông Cha...”

18/02/201300:00:00(Xem: 269042)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.

Sau khi bài viết của tôi viết về "Ông cha và các ổ nô lệ tình dục" viết trên Việt Báo vào cuối tháng 12 năm 2012 thì tôi được phản hồi từ bạn bè và người thân ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Điều này làm tôi "khoái bao tử" nên viết thêm.

Trước hết là ông anh tôi ở Pháp, anh Hô gọi về cho biết, chú gởi cho anh bài viết của chú, thì trước đó một tuần có người bạn đã gởi cho anh rồi.

- Sao mau quá vậy?

- Chú nên biết bây giờ thời đại Internet mọi việc trên thế giới họ đều biết cả, và những bài viết về người tốt việc tốt họ đều tìm đọc. Bài chú viết về ông cha rất hay, viết về những người làm đẹp cho đời.

- Cám ơn anh.

Lại có điện thoại reo.

- Alô ai đó?

- Em Tuyết đây. Em ở Canada có người bạn mail cho em bài viết về ông cha mà tác giả tên Dục, em ngợ ngợ không biết có phải anh không?

- Còn ai trồng khoai đất này nữa!

- Ông cha hay quá hả anh?

- Ừ, hôm nọ Cha có điện thoại cho anh cám ơn anh, nhờ có bài viết mà nhiều người biết về việc làm của Cha, họ hỏi Cha đã đọc bài viết về Cha chưa? Cha cho biết là đã đọc rồi, có những người ở Việt Nam cũng hỏi Cha, Cha trả lời họ, đã đọc rồi. Cha còn cho biết có một ông bác sĩ ở Úc-Châu có liên lạc với Cha xin được đứng ra tổ chức một buổi gây quỹ để giúp Cha, Cha đã nhận lời, nhưng công việc dày đặc mãi tháng năm Cha mới qua được.

- Cô Tuyết có biết ông bác sĩ là ai không? Là con anh Dũng ở Sydney đó, là cháu của bác Mâu. Em biết tại sao anh biết không, là chị Chi con bác Mâu có điện thoại cho anh. Sự việc là Chi mò trên Net thấy bài viết của anh, Chi cho cháu Quang xem, cháu thích quá mới liên lạc với Cha, vì trong bài viết của anh có để số điện thoại của Cha Thông. Chị Chi có hỏi cháu Quang là có biết ông tác giả này là ai không. Cháu nói cháu không biết. Chị nói là chồng của cô Liên hôm nọ, cô Liên từ Mỹ qua thăm bà Nội và bố mẹ cháu đó. Con biết cô Liên. Cháu có liên lạc được với Cha Thông rồi. Cha thích lắm, nhờ bài viết về công việc của Cha mà mọi nơi trên thế giới nhiều người biết được công việc của Cha và yểm trợ Cha trong công tác từ thiện. Cha cám ơn nhiều. Cháu mong sớm được gặp Cha, nhưng mãi đến tháng Năm Cha mới qua Úc được. Cha phải qua lại nhiều các nước phương tiện rất là tốn kém, cháu muốn giúp Cha một phần nhỏ trong khả năng của cháu.


- Cô nghĩ cháu làm được như vậy là quá tốt, cháu còn nhỏ mà có cái tâm như vậy biết đâu các nơi khác nhiều người sẽ giúp Cha một tay bằng cách này hay cách khác. Xin ơn trên phù hộ cho Cha nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc.

Tưởng chỉ có các nước tiên tiến trên thế giới mới vào Net để truy cập những bài viết trên báo, mà ở Việt Nam họ cũng vào Net. Bằng chứng là tôi có cô cháu tên Nguyễn Thị Minh Lý, cháu gọi cho tôi biết là cháu đã đọc bài viết của tôi rồi. Ở đâu mà cháu có? Cháu vào Net thấy tên chú, cháu thích quá. Không ngờ ông chú của cháu là một nhà văn. - Văn vẻ gì! Chú viết hay lắm, thật đấy, cháu còn gởi cho các bạn cháu nữa, khoe nhắng lên tác giả là ông chú tao đó.

Tôi cũng không ngờ là bài viết của tôi về ông cha mà được phổ biến rộng rãi như thế. Đúng là thời đại Internet.

Tôi vui lắm vì chỉ muốn mọi người biết được công việc của Cha để yểm trợ cho Cha trong công tác từ thiện.

Tôi cũng cám ơn Nhật Báo Việt Báo đã mở ra mục này để chúng tôi những "mầm non văn nghệ" đã có đất dụng võ. Mục này đã mở ra từ năm 2000 đến nay cũng gần mười ba năm rồi, mỗi năm ba trăm sáu lăm ngày, vị chi trên bốn ngàn bài đã được đăng hàng ngày mà vẫn còn tiếp tục, thật là kinh khủng. Ai cũng muốn giải bày tâm tư tình cảm của mình hoặc việc làm của những người khác sống trên nước Mỹ này. Đâu cần những câu văn chải chuốt của những nhà văn, chỉ cần nói ra những sự kiện mà mình hay người khác đã thấy, đã sống, dù câu văn ngây ngô hoặc viết sai chính tả độc giả đều chấp nhận. Chúng tôi một trong những tác giả có bài gởi về tòa soạn báo, xin chân thành cám ơn quý báo đã tạo cho chúng tôi có sân chơi trong mười mấy năm qua, nói ra cũng bằng thừa nhưng chúng tôi vẫn phải nói. Xin đa tạ.

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,256,858
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả vượt biển đến Mỹ năm 1983, khi đúng 18 tuổi. Sau 30 năm định cư, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một bài viết vui, đáng đọc. Phần minh hoạ được tác giả kèm theo bằng nhiều hình ảnh sống động, nhưng vì lấy từ mạng internet nên không tiện đăng lại.
Tác giả sinh năm 1939, hiện là cư dân Houston, Texas, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Trước 1975, ông là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự, “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân”. Bài thứ hai của bà là lá thư chia sẻ chuyện chồng con, dâu rể với một tác giả Viết Về Nước Mỹ:
Đúng 40 năm trước, 29 tháng Ba 1973, là ngày toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đình chiến Paris. Nhân dịp này, bài viết về nước Mỹ hôm nay là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng lòng với mảnh đất từng là chiến trường xưa. Tác giả bài viết, trước Tháng Tư 1975, còn là học trò, từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc. Mong Tôn-Nữ Thu Dung sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật là Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ơng là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau nhiều năm nuôi con, hiện ở nhà coi cháu. Mong Đồng Tâm sẽ tiếp tục viết.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến