Hôm nay,  

Giấc Mơ Nước Mỹ

10/12/201200:00:00(Xem: 154973)
viet-ve-nuoc-my_190x135Bài dự viết về nước Mỹ gửi từ Sài Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.

Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!

Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. Vì sao ư? Để tôi tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.

Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vẫn còn lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đã im tiếng súng đã lâu, từ khi tôi chưa chào đời.

Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dăm đó?

Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?


Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?

Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được chìa khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?

Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có gì giống và khác nhau.

Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.

Nhưng đường đến nước Mỹ với mình chắc xa diệu vợi. Thôi thì các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai còn tâm tình với những người bên này vui lòng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ. Nếu vậy thì âu cũng là một niềm vui lớn rồi, chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó mình đạt chân đến Mỹ quốc!

Mong lắm thay!

Nguyên Giang

Ý kiến bạn đọc
10/12/201218:18:29
Khách
Nghe như đã viết thì chắc kg chỉ mới nghe 1 lần thì có cần nghe thêm câu trả lời nao nữa hay kg? Tôi thầm nghĩ nghe và viết được như vậy chắc đã trả lời cho chính mình rồi,,,dù sao cũng mất công email và chuyển nhỉ!!
20/02/201306:59:28
Khách
Hay !
10/12/201205:04:14
Khách
Em đọc lại các bài Viết về nứớc Mỹ từ năm 2000, 2001,2002 và sau đó sẽ biết tại sao thiên hạ giờ này còn kéo nhau vô toà đại sứ Mỹ lo giấy tờ đi Mỹ. Đồng thời lên mạng theo dõi tin tức và các bài bình luận chính trị.
Vô saigonbao.com sẽ thấy vô sô websites hải ngoại nói về những cái xấu xa ,giả dối, láo khoét,dốt nát, độc ác của chính quyền VN .
10/12/201217:19:39
Khách
Chao` Giang ,
Xin Giang cho Kim biet ly' do nao` ba cua? Giang ko đuoc đen' đinh cu tai. US theo dien HO nhu nhung~ chien' huu? cua? ong ay' ?.
Nhung~ hoai` bao? cua? Giang cung~ la`cua? tat ca? so' đông moi nguoi`' tren the' gioi'. Nuoc' My~ la` đat' nuoc' cua? co hoi & moi nguoi` muon' đen đinh cu tai nuoc nay`.
That vay đuoc menh danh ...nhu tren theo Kim thi co' hai ly' do chinh'đo' la` nhan quyen & y' thuc' dan tri' đa~ lam` cho đat nuoc' nay` phat trien vuot bực....
Khong rieng gi` VN ma` nhieu` nuoc' tren the' gioi' nay` ko co' hai đac ân tren .
Kim hy vong mot ngay` ko xa xa~ hoi. VN se~ thay đoi~ .... hoac bang` ly' do nao` đo' Giang se~ thuc hien đuoc hoai` bao? cua? minh`.
Cau` chuc' Giang luon suc' khoe? & binh` an.
10/12/201213:52:23
Khách
Hi Cháu,
Cho chú số phone . Cháu sẽ đuoc trả loi dấy.
20/02/201303:45:42
Khách
Kính thưa các anh chị !
Mãi hôm nay tôi mới trở lại và thấy bài viết của tôi được đăng .Cám ơn Ban Tổ Chức Và cảm ơn các bạn đã có nhiều câu trả lời từ nhiều hướng , để Giang có cái nhìn đa dạng hơn về nước Mỹ !
20/02/201304:00:05
Khách
Cám ơn chú PCL : Số phone của cháu là +84 -908-404-596 ! Chúc chú một năm mới mậnh khoẻ. Đến hôm nay cháu mới vào diẽn đàn !
20/02/201303:57:02
Khách
Rất cám ơn anh hay chị Kim Ho đã chia sẻ
Ba giang không định cư được vì ông không đủ chuẩn ạ. Rất vui khi được biết anh / chị !
11/12/201211:41:06
Khách
Chào bạn Nguyên Giang
Tôi cũng mới qua Mỹ vài năm, lúc thời buổi kinh tế yếu kém nhưng có thể trả lời bạn tại sao. Lý do chính theo ý riêng đây là xứ sở tạo cho người ta sống lương thiện, được tôn trọng, giúp đỡ mà không cần phải có chức, có quyền, có tài sản, có nhan sắc, v.v... và v.v... chỉ với điều kiện duy nhất bạn phải thật thà, chịu khó học hỏi và làm việc như những người bình thường trên xứ sở này
13/12/201215:05:23
Khách
Ở Mỹ người ta được tự do cá nhân. Mình không phải sống vì dư luận như VN, mình sống cho mình, không thích không gặp, còn ở VN ghét nhau vẫn phải dính chùm chùm thí dụ như mẹ chồng nàng dâu, bà con, hàng xóm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,261,872
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng:  http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose, California từ năm 2003; và năm 2009 Cam Li bắt đầu góp cho Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới của Cam Li cho Trung Thu 2012.
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông là một du ký về nhiều nước Âu Châu, với nơi hẹn chính là Paris.
Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn, người đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, từ nay là bút hiệu. Cô là dân Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, từng sống ở vài tiểu bang như Indiana, New York, Connecticut, hiện là cư dân San Jose, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới nhân mùa Trung Thu được tác giả ghi là “Để trân trọng tưởng nhớ phi hành gia Neil Amstrong 1930-2012”
Nguyễn Khánh Vũ là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, tác giả đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến