Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Gian Truân

21/09/201200:00:00(Xem: 178377)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Tôi đến Mỹ theo diện ODP tức gia đình có thân nhân bảo lãnh. Lúc đầu mọi sự nhiều ngỡ ngàng, từ lời nói cho đến sinh hoạt thường nhật, giữa người cũ và người mới, có nhiều bất đồng. Rồi cách cư xử của vợ chồng con cái trong một môi trường chật hẹp, và nhất là văn hóa khác biệt của mỗi nơi. Tất cả khiến tôi thấy chới với.

Ngôi nhà bốn phòng ngủ hai phòng tắm, nhưng có đến năm gia đình sống chung, trong đó hai gia đình có con nhỏ, là tôi và thằng bạn, anh em cột chèo xưng hô với nhau mầy - tao, vì chúng tôi là bạn thân từ nhỏ, lớn lên hai thằng lấy hai chị em, qua Mỹ trước sau hơn một năm. Cả hai chúng tôi đều rất nghiêm khắc với các con, vì sống chung với nhau sợ con nít mất lòng người lớn, nên con cái có đúng hoặc sai gì, thì cứ xử phạt con mình trước, nên chúng tôi không có vấn đề nào phải khó xử với nhau.

Tất cả gia đình gồm ông bà con cháu cũng có đến gần hai chục người, vì hoàn cảnh nên mọi người phải chấp nhận hy sinh những riêng tư để vượt qua thời gian đầu khó khăn của người mới tới định cư. Trong nhà, phòng livingroom biến thành phòng ngủ. Còn một phòng nhỏ được làm thêm cho con nít chơi đùa, đã được tận dụng thành phòng may quần áo gia công, bathroom và kitchen thì được mọi người xử dụng thường xuyên vì nhà lúc nào cũng đông người.

Hai vợ chồng tôi với ba đứa con, một đứa lớn mười ba tuổi, hai đứa nhỏ ba và một tuổi. Hai cháu còn bé thì ở chung phòng với bố mẹ. Phòng chật hẹp chỉ đủ kê một giường full size với một bàn nhỏ, các con phải nằm trên sàn thảm, được trải hai tấm sleeping bed, đứa lớn phải ở chung phòng với các dì.

Nơi phòng ngủ chật hẹp, sinh hoạt vợ chồng là điều ý tứ, vì bố mẹ và con cái cứ tụ lại với nhau trong một phòng. Tôi đang sức dài vai rộng, bỗng chốc phải sống như nhà tu, tù túng trong bốn bức tường. Chuyện vợ chồng phải đợi con cái ngủ say mới dám động đậy… Thế mà cũng có lần kiếm đang trong bao chưa kịp nóng thì bị thằng con nhỏ đứng vô tư bên mép giường vỗ vào mông bố… Đòi dẫn đi tiểu…

Sống chung khổ nhất là buổi sáng! Tiếng cửa phòng bathroom sát vách, cạch cạch, tiếng động ồn của nước, đã đánh thức tôi dậy thật sớm! Cứ một lúc là tiếng nước xả nhà cầu lại vang lên! Òng ọc thoát xuống cống. Nằm chờ đến lượt mà ruột tôi cứ phải nén lại, không sao chịu nổi!

Người ta nói “trai ở rể, như chó ở gầm trạn” thật không ngoa chút nào. Biết thân mình được nhà vợ bảo lãnh đến Mỹ lại được cho ở chung, đó là sự bao bọc bước đầu, đáng được trân trọng, mọi sự tôi đều phải giữ kẽ. Việc đến được Mỹ, đó là niềm mơ ước của bao người, nên nhất cử nhất động từ lời ăn tiếng nói, tôi phải dè chừng! Không bao giờ oán than chê trách.

Tôi đã từng có một mái gia đình riêng, cuộc sống tương đối đầy đủ, “trông lên thì chẳng bằng ai, nhưng cúi xuống thì chẳng ai bằng mình” được mọi người nể trọng, bởi cũng là một doanh nghiệp có tiếng, nhưng qua đây, tôi cứ như cọp đã bị “vặt” hết râu, chẳng còn môt chút oai phong nào! Ngày ngày lầm lũi với những công việc tầm thường, vợ con mỗi ngày một thay đổi như để hòa nhập vào cuộc sống mới, còn tôi thấy xót xa cho số phận hẩm hiu, lại cứ cố níu kéo qúa khứ huy hoàng để mà nuối tiếc…

Những lời góp ý hướng dẫn, của mấy người đi trước, thường nhắc đến sự tôn trọng phụ nữ và con nít để nói về nước Mỹ văn minh nhân quyền, nghe mà đến uất điên cả người. Cứ mỗi lần nghe tôi lên giọng với vợ con là y như rằng đài phát thanh “láng giềng” lại mở hết cỡ, làm như họ được dịp để truyền bá kiến thức cho những con người “chậm phát triển”. Thôi thì, đủ mọi điều căn dặn “Nếu đánh con, to tiếng quát nạt, đánh lại vợ, sớm muộn gì thì cũng thân bại danh liệt trong chốn lao tù…. Vợ con thì người khác hưởng! Đừng mong họ chung thủy.” Sáng sáng nhìn thằng cột chèo cầm máy hút bụi đi làm sạch mấy phòng sinh hoạt chung, tôi lấy làm ái ngại, khiến tôi cũng chột dạ… Đàn ông gì mà thảm bại thế này!

Bởi vậy tôi cứ mong ra ở riêng, để khỏi phải nghe các “bài ca nghìn trùng” lên lớp từ đài phát thanh, nhưng không sao thoát khỏi, Bố mẹ vợ thương con dẫn ra muôn vàn khó khăn khi phải sống riêng. “Tiền tốn đủ thứ… với các bill hàng tháng, lại phải cậy nhờ người cosign rất phiền toái mới thuê được nhà.” Bà già vợ cứ lâu lâu sợ thằng con rể quên, lại nhắc trống không ở trong nhà! Mới sang tiếng còn chưa biết hênh hoang thì có ngày mạt! Nghe mà sợ nổi cả da gà.

Lúc mới đến thấy mọi người cứ lao vào công việc để kiếm tiền, ai cũng bận rộn suốt ngày, tôi thấy cuộc sống ở đây vất vả qúa! Lại thầm tiếc thời gian thảnh thơi khi còn ở Việt Nam. Cứ chiều chiều tôi ra quán thịt chó ven đừơng ở gần nhà, làm một bọc mang về, hôm nào vui gọi thêm dăm ba thằng bạn đến ngồi nhậu say, đấu láo ba chuyện bù khú cho quên đời, ôi sao mà dễ chịu! Đến đây thiên đường đâu chẳng thấy! Toàn những lời dậy dỗ nặng phần hù dọa, đụng vào cái gì cũng là luật lệ sao mà phiền toái. Hàng tháng lại phải trả tiền nhà lo lắng đủ thứ, không giống như ở Việt Nam.

Nhớ lúc mới đặt chân đến thiên đường, tôi còn ngớ ngẩn hỏi vợ, sao không thấy mấy anh chị đưa tiền cho mình mua sắm? Rồi có khi còn hờn dỗi ba chuyện không đâu, tủi thân vì những lời nói vô tình xây dựng góp ý. Thật là khổ tâm cho vợ tôi, phải làm vừa lòng chồng rồi lại phải cư xử sao cho êm đẹp trong gia đình. May mà rồi thời gian cũng giúp tôi nghiệm ra, rằng tiền nó không từ trời rơi xuống như tôi nghĩ, mà phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có. Nhất là khi chứng kiến gương ông anh vợ, làm vất vả mà vẫn bị bà vợ trách móc đủ điều, cuối cùng cũng li dị… Lúc đó tôi mới tỉnh ra, mà hiểu rằng chính mình phải tự lo lấy thân, đừng trông chờ ai khác.

Việc đầu tiên phải lo là chuyện phải có bằng lái xe, rồi phải có cái xe làm chân. Tự lo lấy thân đã khó, nhưng khó nhất trong đời là phải tập cho vợ lái xe ở Mỹ. Lạ một điều là khi chưa học lái xe, ngồi trên xe với tôi, nàng chỉ trỏ đủ điều, nhắc nhở tôi lái xe cứ như ta đây rành rẽ, chỉ bảo khi thấy tôi lơ đễnh không kịp thắng khi đèn chớp vàng. Rõ ràng là nàng biết đủ thứ. Vậy mà đến khi chính nàng ngồi vào tay lái thì ôi thôi, mọi kiểu giảng dạy của tôi đều phản tác dụng, nói khi lái xe phải chạy thẳng và mềm tay lái, nàng cứ cứng tay lao thẳng vào lề đường… Nhắc nhở hoài vẫn không chịu sửa, mới cằn nhằn một tí là bà vợ nổi sùng, lườm lườm nhìn chồng! Ra điều đừng có mà lên mặt! Bà “cấm vận….” cho mà biết tay.

Xong màn lái xe là phải lao ra đường kiếm việc. Buổi đầu tiên, tôi đi làm ở một chợ trái cây do người Irak làm chủ, về thở không ra hơi! Hắn cứ sai một đằng, thì tôi lại làm một nẻo, có những món đưa ra cho khách đến ba bốn lần mà vẫn trật, vì ngôn ngữ bất đồng, hắn cau có nhìn tôi với vẻ mặt thất vọng! Còn tôi thì vẫn kiên trì nhưng bơ phờ vì phải chạy ngược xuôi từ đầu chợ đến cuối chợ…. Do làm việc không quen, nên về nhà người tôi đau ê ẩm, không dám kêu than với ai, sợ người ta chê lười biếng sợ việc, được ít lâu không chịu nổi đành bỏ ngang…

Tôi tới một nhà hàng sang trọng bán các món ăn Pháp do người Việt Nam làm chủ, xin làm busboy chạy bàn, tiền lương chẳng bao nhiêu, nhưng được ông bà chủ tín nhiệm. Họ động viên tinh thần, giúp đỡ coi như em út, nên vài tuần sau, tôi được làm waiter, đứng trông coi khi ông bà chủ vắng tiệm. Tiền lương cộng với tiền tip sáu chục phần trăm. Thường các nhà hàng, nếu chủ trả lương cao cho các waiter, waitress thì tiền típ họ được lấy hết. Nếu trả theo giờ thì tiền típ được chia theo tỉ lệ: Busboy mười phần trăm, cho nhà bếp ba mươi phần trăm, còn các waiter thì được chia sáu mươi phần trăm, bởi vậy nhiều nhà hàng sang trọng nhân viên sống nhờ tiền tip chứ không bằng số tiền lương ít ỏi. Tôi được bà chủ cho biết.

Khi phục vụ chúng tôi hết lòng, quan tâm chiều chuộng tối đa tới khách, thì chắc chắn tiền típ từ mười phần trăm trở lên cho khách Việt Nam, còn khách nước ngoài không dưới mười lăm phần trăm… Lâu lâu cũng găp phải người khách hào phóng không cứ gì người Việt hay người nước ngoài cho típ gấp ba lần số tiền ăn, coi như hôm đó trúng mánh. Nhưng cũng gặp khách hàng khó tính không sành điệu thì coi như công cốc. Bởi vậy nhiều khi cũng ấm ức, chửi thầm khách ở trong bếp, hay hục hặc với nhau vì tiền típ cũng là chuyện thường.

Hôm đó vào buổi chiều sau khi nhà hàng đã vắng khách, tôi lân la định xuống bếp trò chuyện với những người cook, Bật chợt ông bếp trưởng lững thững đi lên trông thấy tôi. Như mọi ngày thì anh em gặp nhau vui vẻ nói vài câu chuyện tiếu lâm cười cho quên đời mệt nhọc… Nhưng hôm nay trông ông với vẻ mặt lạnh lùng, mắt cứ long lên xòng xọc như Sa Tăng trong truyện Tây Du Ký chuẩn bị tấn công bọn yêu quái! Ông hất hàm hỏi tôi. “Tiền típ đâu rồi, sao không đưa xuống?“

Tôi trả lời “Ồ em xin lỗi! Em vẫn để phần của nhà bếp ở counter.”

Ông bếp trưởng mặt đỏ gay phang “Đ.M. Ăn thì bảo nhà bếp hầu tới tận miệng… Còn tiền típ đéo chịu mang xuống, chúng mày là cái lũ không biết điều…”

Không hiểu sao, nghe những lời tục tiũ như thế khiến tôi điên tiết! Mọi ngày chắc cũng chả sao. Nhưng hôm nay trong người đang bao chuyện phiền toái bởi gia đình, khiến máu nóng trong người tôi cứ sôi lên sùng xục…Tôi đốp lại.

“Có vài chục bạc tiền típ mà ông coi to vậy, tiền thì ở đó! Chứ có mất mát gì, mà ông chửi mẹ đéo cha tôi vậy?

“Đ.M. mày láo hả! Tao đánh chết mẹ mày nghe con! Ông quay xuống bếp đi vôi tới chỗ để dao phay, nồi, niêu, xong, chảo. vác lên một cái chảo có cán dài to tướng, hăm hở đi tới chỗ tôi đang đứng, dùng hết sức phang thẳng vào mặt tôi…

Tôi vội né xuống theo phản xạ của người học võ, xông tới đấm thẳng vào mặt của ông ta, khiến ông chúi nhủi ngã lăn quay ra sàn nhà, trước sự chứng kiến của các phụ bếp khác. Mọi người xông tới can ngăn tôi và ông ta… Thôi…. Thôi… Bỏ đi!

Đứng ra một phía ông ta hét to như cố tình để tôi nghe thấy. “Đ.M. tao gọi 911 là mày đánh tao!” cho nó còng đầu mày luôn!

Đang trong cơn nóng giận, tôi to tiếng thách thức lại “Tôi thách ông đấy!” Nhìn thấy ông ta bấm bấm trên phone của nhà bếp. Tôi lững thững bước lên nhà, ngồi ở counter như đợi police đến làm việc… Nhưng không thấy họ đến.

Được một lúc, khi bình tĩnh lại, tôi cảm thấy nhục vì mấy chục bạc tiền tip, hối hận vì hành động nóng nẩy của mình, tôi bỏ về không làm ở đó nữa… Mặc cho ông bà chủ năn nỉ trở lại làm việc.

Nghỉ làm, tôi nhận hàng về may gia công tại nhà. Hàng cứ từng bó to nhỏ hai vợ chồng và hai đứa em vợ phải may ngày may đêm để có tiền mua xe làm phương tiện đi lại. Tiếng máy may và tiếng máy vắt sổ chạy nhanh hết cỡ trong đêm nghe như tiếng kêu van thấu trời! Tiền! Tiền! Tiền! Có lúc phải làm tới hai ba giờ sáng để kịp giao hàng. Bà chị dâu mất ngủ đi lượn qua cửa sổ phòng, làm chúng tôi dật thót cả người vì tưởng là ma!

Sáng hôm sau là một bài lên lớp của ông anh vợ “ Làm để mà chết à! Phải xem chừng với những người sống chung quanh chứ…” Cứ như thế làm tôi lại càng tủi thân…

Cha mẹ nào cũng thương con, anh em thì muốn đùm bọc lẫn nhau, nhưng đường đời thì muôn ngả, đựơc lòng anh thì mất lòng chị, sự chung đụng cũng có ngày tròn cũng ra méo, làm sao mà vừa lòng nhau cho được. Bởi vậy tôi quyết định ra riêng dù cuộc sống muôn vàn khó khăn. Hôm dọn ra riêng bố mẹ vợ khóc níu kéo nhưng cũng không cản lại sự quyết tâm của tôi.

Tất cả những bước đầu gian truân rồi cũng qua. Gia đình tôi nay đã dần ổn định, công việc, nhà cửa, con cái đều đã khá hơn. Nhớ lại, thấy mỗi người khi đến Mỹ ai cũng có một trải nghiệm trong đời.

“Gia đình chú là những người đi theo diện đoàn tụ, được như vậy là qúa sung sướng, những người đến trước còn khổ gấp vạn lần…” Đó là lời ông anh tôi, đi Mỹ trong những năm đầu tị nạn, nói khi chúng tôi gặp nhau.

Tuyết Phong

Ý kiến bạn đọc
23/10/201217:43:57
Khách
Tác giả Tuyết Phong lặn đâu mất, đang có nhiều bà con ghiền chờ đọc truyện tếu lâm của sư huynh.
30/09/201204:35:17
Khách
Hay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,267,178
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Nhạc sĩ Cung Tiến