Hôm nay,  

Người Lao Công

04/10/200300:00:00(Xem: 149101)
Người viết: Thủy Như
Bài số 368-906-vb5021003

Tác giả cho biết cô sinh năm 1968, cư trú tại Anaheim, đã tốt nghiệp BS degree tại UCI và đang tiếp tục học Teaching Credential Program cũng tại UCI. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện một gia đình Việt Nam có bố là lao công, con gái là sinh viên trong cùng một trường đại học danh tiếng. Câu chuyện có những tình tiết sống động và cảm động. Mong cô sẽ tiếp tục viết thêm.

*
Ông Tân bắt đầu ca làm việc lúc mười giờ đêm khi các tòa nhà dần dần rơi vào yên lặng. Hầu hết các phòng đều vắng bóng người. Thỉnh thoảng mới có tiếng bước chân vang lên trong hành lang im vắng. Đó là những giáo sư hoặc sinh viên cao học rời văn phòng sau một ngày dài làm việc hoặc nghiên cứu. Đa số họ ăn mặc rất đơn giản. Oâng Tân không thể nào nghĩ ra rằng những người ăn mặc xuyềnh xoàng ấy lại là những ông cử, ông nghè nếu Vân, cô con gái út của ông không giải thích. Vân bảo rằng người Mỹ mà nhất là dân California rất giản dị trong cách ăn mặc. Oâng chỉ biết lắc đầu. Thật khác với thế hệ của ông ngày xưa. Oâng vẫn nhớ những vị giáo sư trung học của ông sang trọng trong những bộ đồ ủi phẳng phiu, với những đôi giày tây bóng láng. Cô con gái út của ông thật có lý khi bảo rằng những ông nghè, ông cử ấy muốn tạo một không khí gần gủi vói sinh viên để dễ giảng dạy. Tuy vậy ông vẫn thích một phong cách ăn mặc đàng hoàng. Ngay cả bây giờ ông chỉ là một công nhân quét dọn, lau chùi, ông lúc nào cũng gọn gàng trong đồng phục màu xanh xám.
Oâng Tân thường lo sợ cái công việc hèn mọn của ông sẽ làm cho con cái khó được mọi người tôn trọng. Oâng đã làm việc quét dọn lau chùi ở trường Đại học này hơn bảy năm. Trước đây ông vẫn thường đùa với vợ con rằng ông làm việc cho một trong những trường Đại học danh tiếng của Hoa Kỳ. Dẫu rằng chính ông đã đùa giỡn với chức phận của mình, trong đáy sâu của tâm hồn ông vẫn đắng cay với công việc lao công này.
Chẳng phải ông xấu hổ với danh xưng thiếu úy của ông ngày xưa, nhưng ông sợ rằng công việc của ông ảnh hưởng đến tương lai của con cái, hay nói đúng hơn là tương lai của Vân. Cô con gái út của ông đẹp người, đẹp nết và học rất giỏi. Mỗi thành công trong học vấn của Vân làm cho ông hãnh diện, vui mừng. Oâng cảm thấy như mình có lại tất cả thời vàng son ngày xưa. Nhưng rồi ông lại thấy mình có lỗi với con về công việc của mình. Nhất là khi Vân được nhận vào học ở trường này. Oâng sợ rằng ông trong bộ đồ lao công màu xanh xám sẽ làm sứt mẻ cái danh tiếng mà con ông đã vun đắp bao năm. Bởi vậy ông Tân bớt lo khi nghe Vân nói rằng những người bạn của cô rất tốt. Họ cũng xuề xòa giản đơn như những ông cử, ông nghè mà ông đã gặp trong tòa nhà ông quét dọn ấy. Và điều quan trọng hơn là họ không kỳ thị. Họ không coi trọng về gốc gác hoặc thành phần gia đình. Họ đối xứ với cô con gái út của ông rất tốt.
Có lẽ Vân hiểu được những âu lo của ông nên đã tỏ rõ cho ông điều ấy. Tuy nhiên ông đã xin đổi sang làm ca đêm khi Vân bắt đầu mùa học ở trường đại học này. Oâng muốn tránh cho con những phút giây ngượng ngập trước mặt bạn bè vì là con của một nguời lao công quét dọn thấp hèn.
Và cái điều lo sợ mơ hồ của ông Tân đã xảy ra khi ông đang lui cui lau chùi bên trong thang máy. Tiếng cười nói lao xao bên ngoài rõ dần khi cái thang máy dừng lại ở tầng 4. Cửa thang mở ra. Oâng Tân nghe một giọng nói quen thuộc. Oâng dừng tay, ngẩng mặt lên và nở một nụ cười như thường lệ để chào những sinh viên mà ông vẫn thường gặp mỗi tối. Nhưng nụ cười của ông chợt đông cứng. Trước mặt ông, Vân đang vui vẻ hồn nhiên với hai người bạn, một nam và một nữ, cùng bước vào thang máy với một người đàn ông đứng tuổi. Vân sững người một chút rồi quay sang nói điều gì đó với người đàn ông đứng tuổi. Oâng này nhìn ông mỉm cười rồi đáp lại một tràng tiếng Anh.
Oâng Tân nhìn Vân bối rối. Rồi ông định vờ đi, làm tiếp công việc nhưng Vân nói: "Ba, ông giáo sư của con chào ba." Oâng ngẩng mặt lên ngượng ngùng. Vị giáo sư cao lớn hơi cúi người xuống và chìa tay cho ông. Oâng vội vàng đưa tay ra đáp lễ nhưng Vân nhắc: "Ba, cái găng tay…..." Oâng vội rút tay lại, lúng túng tháo chiếc găng tay. Oâng cảm thấy mặt mình căng cứng với nụ cười méo xệch. Vị giáo sư vừa khoát tay vừa nói: "It's ok…..."
Cái vốn liếng tiếng Anh vốn đã ít ỏi của ông cộng với những bất ngờ vừa xảy ra làm cho ông không thể đoán được câu nói dài dòng của vị giáo sư. Oâng như một người vừa câm vừa khờ không mở miệng nói được một chữ nào dù là một chữ đơn giản "Hi". Vân tiếp tục thông dịch: "Oång nói rằng ổng rất hân hạnh được gặp ba. Con của ba học rất giỏi. Ba chắc chắn là rất tự hào về con." Oâng lọng ngọng trả lời," Thank you, sir ...very much." Oâng giáo sư nói thêm điều gì đó làm tất cả đều cười. Oâng chẳng biết nên cười theo hay yên lặng. Vừa lúc đó có tiếng chuông báo hiệu đến tầng một. Vị giáo sư buớc ra khỏi thang máy vẫy chào. Oâng máy móc trả lời ngắn gọn, "Bye." Vân cũng chào ông nho nhỏ rồi cất bước đi với bạn bè.


Cửa thang máy đóng lại. Oâng Tân đứng thừ người ra, mắt nhìn chăm vào cánh cửa thang máy đã khép kín. Oâng không ngờ cái cảnh gặp gỡ ngang trái dường như chỉ được ghi trong những cuốn tiểu thuyết bây giờ lại xảy ra cho cha con ông. Oâng nhận ra cô con gái út của ông không có được dáng vẻ tự tin thường ngày. Lần đầu tiên ông bắt gặp ánh mắt xấu hổ của con khi có một nguời cha làm phu quét dọn. Dẫu đã đoán biết truớc cảm giác ấy, ông vẫn cảm thấy đau khi nhận biết thái độ của con. Rồi ông giận chính mình đã ứng xử một cách thiếu bình tĩnh và vụng về làm cho hoàn cảnh trở nên tệ hơn. Oâng đã không giúp con có được cảm giác tự hào vì đã có một nguời cha làm việc vất vả cho con cái nhưng ông đã làm cho mình ra một kẻ kém hiểu biết bất nhã. Có lẽ cái mặc cảm ngôn ngữ đã khóa miệng ông. Oâng tự trách mình đã không nói được một câu đáp lễ đàng hoàng dù là bằng tiếng Việt.
Hơn bao giờ hết, ông cảm thấy thật ghét công việc mình đang làm. Oâng nhấn nút mở thang máy rồi bực dọc đẩy xe vào tầng lầu dưới cùng để chùi những phòng vệ sinh còn lại.
Những ngày tiếp theo ông ít khi gặp con. Khi ông về đến nhà, Vân đã im lìm trên giường ngủ. Buổi sáng Vân lặng lẽ rời khỏi nhà đi học sớm. Oâng không được nghe con kể về những người bạn ở trường hay những vui buồn của lớp học như thường lệ. Vợ ông giải thích rằng Vân đang bận rộn với bài vở chuẩn bị cho kỳ thi final sắp tới. Oâng kể lại cho vợ nghe lần gặp gỡ trong thang máy ngày hôm ấy. Bà Tân thở dài rồi gợi ý:
"Hèn gì mấy hôm nay em thấy Vân có vẻ đăm chiêu lắm. Hay là mình tìm một việc làm ở nơi khác. Dẫu mình có tối mặt, bé người nơi khác nhưng con mình sẽ không hổ thẹn với bạn bè mỗi khi gặp mình nơi đông người."
Oâng Tân thấy vợ có lý. Chắc là ông phải tìm một việc làm khác. Nhưng khổ nỗi ở cái tuổi năm mươi như ông với dăm ba chữ tiếng Anh đứt khúc thì làm sao tìm ra việc trong thời buổi thất nghiệp tràn đầy này. Cái tuổi lỡ dở của ông cũng không thể đi làm nail giống vợ mà cũng không đủ sức để đẩy cái máy cắt cỏ mỗi ngày. Oâng cảm thấy chông chênh trong sự kiếm tìm một giải pháp. Dầu thế nào đi nữa, ông cũng quyết với lòng rằng ông sẽ tìm ra cách để tránh cho mình thành ra một trở ngại cho việc tiến thân của Vân.
Ngày lễ Tạ ơn cả nhà ông Tân tề tựu đông đủ quanh bàn ăn với con gà tây mà cậu con trai cả lãnh từ hãng về. Nhìn Vân vui vẻ, tíu tít với anh chị và các cháu, ông Tân thấy yên tâm trở lại. Oâng thầm nghĩ có lẽ vợ chồng ông đã lo láng thái quá. Những người bạn và vị giáo sư ngày hôm đó hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của ông. Oâng hy vọng họ đã không đối xử với Vân khác đi sau lần gặp hôm ấy.
Bữa ăn đã xong. Vân tiễn các anh chị và đám cháu ra về, rồi quay vào ngồi lại nơi bàn ăn lặng lẽ gọt trái hồng ăn tráng miệng. Căn nhà trở nên im váng. Oâng lại cảm thấy cái không khí căng thẳng như trong thang máy hôm nào. Vợ chồng ông cũng ngồi vào bàn với con. Oâng hắng giọng rồi bắt đầu:
"Ba sẽ nghỉ làm trong trường và tìm một việc làm khác. Ba nghĩ như vậy thì sẽ tốt hơn cho con." Vân nhìn ông nước mắt ngấn đầy. Cô lắc đầu rồi tiếp tục nhìn xuống trái hồng. Giọng cô đầy nước mắt: "Ba không cần phải nghỉ chỗ làm đó. Công việc ở đó nhẹ nhàng hơn những chỗ khác. Ba đừng lo con sẽ xấu hổ với bạn be..ø. Thật ra nhờ buổi gặp hôm đó mà con biết được Tony không hề yêu con… ..."
Vợ chồng ông nhìn nhau xót xa. Vân tiếp tục với giọng bình tĩnh hơn. "Tony, người bạn ba gặp trong thang máy là con của một bác sỹ. Tony và con học rất hợp với nhau. Tụi con quen nhau đã lâu…"
Bà Tân nóng nảy ngắt lời:
"Tony là người gì""
"Người Việt mình." Vân chậm rãi trả lời. "Con cứ tưởng Tony giản dị, không phân biệt tầng lớp. Nhưng sau hôm gặp ba, Tony không còn thân với con nữa. Tony nói bóng gió rằng ba mẹ Tony khuyên nên kết bạn với những người cùng trình độ hiểu biết thì dễ thành công hơn. Tony còn nói rằng con sẽ thấy ông thầy mà ba gặp hôm nọ sẽ đối xử với con khác đi sau khi biết ba là người lao công. Con không thấy ông thầy đối xử với con tệ hơn nhưng con thấy Tony lẩn tránh con. Megan, cô bạn thân của con nói đúng. Tony không xứng đáng để làm bạn. Ba không việc gì phải xấu hổ với công việc của ba. Con rồi cũng sẽ tốt nghiệp như bao người khác. Con sẽ có được một chỗ đứng đàng hoàng trong xã hội dẫu rằng ba má chỉ là những người lao động bình thường."
Giọng của Vân nghe thật chắc và rất kiên quyết. Bà Tân choàng tay qua vai con. "Ba má sẽ làm tất cả để giúp con đạt được ước mơ. Con sẽ gặp một người bạn khác xứng đáng hơn... "
Trong khi vợ tiếp tục an ủi cô con gái, ông Tân mải miết suy nghĩ về những điều Vân vừa kể.
Ông quyết định sẽ tiếp tục công việc của mình và ông sẽ đăng ký đi học ở một trung tâm ESL. Oâng sẽ bắt đầu cái công việc mà lẽ ra ông nên bắt đầu tám năm về trước khi ông mới đặt chân đến Mỹ. Nếu ông không an phận với những yếu kém của mình, có lẽ con ông đã không bị cái thằng nhóc Tony hợm mình kia coi thường. Oâng không nghĩ rằng mình có thể lấy được bằng cấp gì với cái tuổi xế chiều của ông nhưng ít ra trường lớp sẽ giúp ông có được cái tự tin khi giao tiếp.
Ông quyết sẽ không để cô con gái út của ông xấu hổ với mọi người vì ông bố lao công kém học hỏi. Oâng sẽ đến trường để cùng với con xây niềm mơ ước ngày mai.

Thủy Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,803,125
"Nhà em có nuôi một con chó"… Đúng ra con chó đang có mặt ở nhà tôi là chó của con gái tôi mới mua, loại chó đến từ Bắc Kinh, mặt nhăn nhăn như 'con khỉ" (con khỉ nói giọng Huế của ba tôi) không phải là Bulldog vì thân hình nó không nhăn nhúm như Bulldog.
Tức ơi là tức, nhà gì mà chỗ nào cũng đầy đồ, giữ thì không xài, bỏ thì không được, chán muốn chết. An vừa càu nhàu trong lòng, vừa đi từ góc này đến góc khác trong nhà để tìm mấy món đồ cần dùng. Hai đứa làm đám cưới đã 3 tháng rồi mà đến giờ đồ đạc của An đa số còn nằm trong mấy cái vali và túi xách chất ở góc kẹt trong nhà Jim!
Sáng nay tôi dậy sớm hơn thường lệ, vì hôm qua nghe tin thời tiết cho biết hôm nay có thể có tuyết. Lòng hơi nôn nao muốn tận mắt nhìn thấy, muốn tay mình cầm lấy những bông tuyết trắng, mà ở Việt nam mình tôi chỉ thấy qua hình ảnh, hoặc trên Truyền hình.
Chiếc phi cơ cất cánh chở tôi rời khỏi thành phố Milpitas của San Jose, nơi mà người ta giới thiệu với tôi tên Milpitas đó có nghĩa là Thành phố Ngàn Hoa.
Tôi ra trường, gần một năm nay ôm cái bằng kỹ sư chạy xuôi chạy ngược, gặp ai quen cũng đánh trống " thấy việc làm thì giới thiệu ". Họ ừ, rồi im luôn. Thời buổi kinh tế đi xuống, hãng xưởng đóng cửa hết rồi, bạn bè lâu lâu thì nghe tin "..... mới bị lay off" nghe mà phát rầu.
Con bé cười ngặt nghẽo khi bị mắng. Nó bắt chước mẹ, hỏi khó bà nội. Mẹ nó yêu Bà lắm. Từ ngày nó lớn một chút, nó thấy mẹ nó hay trêu bà nội như vậy.
Tính đến năm 1986 tôi đã làm việc cho Santa Fe Engineering được 11 năm. Đây là một hãng lập đồ án và xây cất các dàn khoan dầu ngoài khơi, tầu khoan dầu, cầu tầu, ống dẫn dầu, nhà máy lọc dầu... trên khắp thế giới.
Việc làm đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là làm họa viên cơ khí cho hãng Given, làm máy tiện NC (numerical control) trên đại lộ Santa Fe, thành phố Compton ở California.
Xin việc trên đất Mỹ, nếu ai có bà con thân nhân đã làm trong một hãng xưởng hay văn phòng, dẫn vào giới thiệu với xếp, ngày hôm sau đi làm, là hạnh phúc nhất.
Nửa đêm ngày 17-5-1975 gia đình tôi gồm 4 người, gồm hai vợ chồng, cháu trai tên Cương 5 tuổi và cháu gái tên Thu Tâm, 2 tuổi rưỡi được đưa vào Camp Pendleton, California làm thủ thục nhập trại.