Bài số 358-896-vb8210903
Tên họ Nguyễn Phong Thu, 43 tuổi, hiện cư trú tại Takoma Park, MD; Công việc đang làm: Kỹ thuật viên điện. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông mang đề cập tới những kinh nghiệm và phản ứng của ông khi cảm thấy bị kỳ thị trong sở làm.
+++
Sống trên xứ người, dĩ nhiên không ai tránh khỏi bị kỳ thị. Dù Hoa Kỳ là một đất nước tôn trọng quyền tự do, bình đẳng cho mọi người nhưng điều đó cũng chỉ có giới hạn. Sự kỳ thị xảy ra khắp nơi. Chúng ta có thể thấy tại công sở, nơi công cộng, các hệ thống truyền thông, báo chí...những hình thức kỳ thị đã diễn ra" Và làm sao để chống lại nạn kỳ thị" Tôi chỉ xin kể một điển hình trong sở của tôi.
Công ty tôi tổng cộng chỉ có 50 người. Gồm nhiều bộ phận khác nhau. Tôi làm bộ phận xem xét sơ đồ, xây dựng hệ thống điện, điều chỉnh máy cắt điện cho chính xác. Trong phòng tôi chỉ có 11 người, tính luôn hai bà xếp của tôi. Một bà tên Dogt là chị, còn bà Dinner là em. Cả hai đều là supervisor. Cả công ty chỉ có 3 người đàn ông Việt Nam và một bà người Đại Hàn. Anh Tân là người Việt Nam làm lâu năm, rất giỏi kỹ thuật lại là trưởng nhóm.
Tôi đến làm độ gần một năm thì ông Phó Giám Đốc tự nhiên bị đuổi đột ngột. Ông ra đi không kèn không trống. Ông là giáo sư trường Đại Học, có bằng Master nhưng vì muốn làm nhiều tiền đã bỏ nghề đi làm Phó Giám Đốc cho công ty kỹ thuật điện. Sau khi ông ra đi, công ty mướn một người manager mới để trông coi hệ thống sản xuất máy. Ông Richmon về đây làm là một điều bất đắc dĩ mà bà Dogt không muốn. Bà ta luôn nuôi một hy vọng sẽ là người nắm quyền lực duy nhất ở đó. Nhưng ước vọng của bà đã không thành.
Ông Richmon là người mới nên chưa nắm được hoạt động của công ty. Ông phải nhờ kinh nghiệm hiểu biết của bà. Hai bên cùng có lợi nên ông đã bao che cho bà làm tất cả những gì bà muốn. Bà Dogt có thể ăn nói thô lỗ cộc cằn, và nặng nhẹ, đe doạ công nhân bằng mọi hình thức. Bà còn muốn đạp lên đầu người em là bà Dinner để độc quyền thống trị. Mỗi lần em bà làm một chút gì sai trái, lập tức bà chạy lên văn phòng báo cáo ngay với ông Richmon. Bằng cách củng cố địa vị, bà đã không còn màng đến tình máu mủ, ruột thịt. Chẳng những thế, bà không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để loại trừ những ai thường ra mặt chống đối bà.
Bà Dogt thường hay kiếm chuyện bắt bẻ người Việt Nam từng chút một. Khi người Mỹ được quyền đi trễ về sớm thì người Việt Nam không được. Người Mỹ đen hay trắng có thể ra ngoài hút thuốc lá 5, 10 phút thì người Việt Nam không được. Người Mỹ đen mới vô làm, giỏi nịnh hót nên được mở nhạc giựt gân cả ngày ầm ỉ, nhưng người Việt Nam mở nhạc chừng năm phút là bị kiếm chuyện nói "wrong music". Anh Tân trẻ tuổi, tính tình nóng nảy nên hay trả lời lại. Phủ binh phủ, huyện binh huyện, ở đâu cũng vậy, huống chi mình là dân ăn nhờ ở đậu xứ người thì mất công ăn việc làm là cái chắc. Anh Tân và một người Mỹ trắng hiền như bụt bị đuổi đúng vào lúc gần Noel.
Khi bà ta loại trừ được người nầy thì bà ta tiếp tục loại trừ những người khác. Nhưng bà ta lầm, công nhân bắt đầu sáng mắt. Họ thấy tiêu chuẩn càng ngày càng bị cắt xén. Đồng lương càng ngày càng thu hẹp. Tiền bảo hiểm càng ngày càng tăng. Khó sống quá! Những người trong công ty bắt đầu nghi kỵ lẫn nhau. Họ sống bằng sự giả tạo, che đậy, nịnh hót để tồn tại. Những người giỏi, có khả năng, tốt bụng không còn muốn ở đó. Họ đã lần lượt bỏ công ty đi làm nơi khác.
Tôi phải công nhận hai ông chủ rất tốt bụng. Một ông thì cười suốt ngày, còn một ông thì hiền như bụt. Tôi chưa bao giờ nghe ông lớn tiếng với ai. Cả hai cũng không tỏ thái độ hách dịch, phách lối, kỳ thị... Hai người cũng chăm lo cho công nhân về việc ăn uống, tiệc tùng và tiền thưởng ba tháng một lần. Việc công ty hai ông giao phó cho những người dưới quyền mà ông tin tưởng.
Phòng tôi có hai bà thầy tu. Một bà Mỹ đen tên Sellser và bà Đại Hàn là mục sư Tin Lành. Bà Mỹ đen tính tình thẳng thắng, bộc trực. Còn bà Đại Hàn thì ít nói. Hai bà thích đọc kinh thánh. Họ tin Chúa Giêsu còn hơn tin ở chính bản thân của họ. Họ nghĩ rằng sinh mạng cuộc đời của họ nằm trong bàn tay của Chúa. Họ phó mặc cho Chúa dẫn dắt đưa họ đi đến chân thiện. Họ luôn cầu nguyện và tin rằng khi chết đi linh hồn họ sẽ lên Thiêng Đàng. Hai bà thường giảng đạo cho tôi nghe và mơ ước tôi sẽ đi nhà thờ.
Sau khi anh Tân bị đuổi việc, nhiều người rất bất bình. Họ bắt đầu chống đối và gởi thư cho hai ông chủ. Công ty tôi cứ 6 tháng thì có thư trưng cầu ý kiến. Năm đó, tổng kết lại tình trạng công nhân phản ánh các nhóm lãnh đạo trong công ty, tỷ lệ xấu cao nhất trong 10 năm qua. Nhất là bà Dogt, người ta chỉ đích danh bà. Riêng ông Richmon thì mặt đỏ như con gà chọi.
Để trả thù, bà Dogt và ông Richmon càng gay gắt hơn với đám công nhân. Bà Dogt cấm những người có kinh nghiệm huấn luyện cho người mới đến. Hình như bà ta sợ rằng bà ta sẽ mất vị trí lãnh đạo. Bà bắt bẻ, ăn nói hách dịch mỗi khi thấy ai hướng dẫn cho người mới vào tập làm.
Ngành điện dễ nhưng rất khó, nhất là hệ thống máy móc nếu không lắp ráp đúng sơ đồ thì máy không hoạt động. Dây điện cắt không đúng quy trình thì coi như bỏ thùng rác. Đã vậy, công ty mới mướn một người đàn bà Mỹ đen, tướng thì mập, mặt mày bậm trợn, ăn nói thô lỗ. Tôi là người huấn luyện kỷ thuật, dạy cho bà ta. Đến khi bà ta thành thạo thì bà ta quay lưng lại nói xấu, moi móc từng người. Bà ta lên văn phòng mét đủ điều. Bà ta sẳn sàng luồn cúi, nịnh bợ, quà cáp cho hai chị em bà supervisor để lấy lòng. Từ ngày con mẹ Mỹ đen nầy vô làm, thì không khí phòng tôi trở nên hết sức nặng nề. Bà em thì hiền quá đâm ra ngu, thiếu nhận xét, có định kiến với những người không biết quà cáp nịnh bợ. Bà chị cũng y chang, ưa nghe lời bậy và dùng quyền supervisor để gây sự với những người khác. Và người Việt như chúng tôi dĩ nhiên là lãnh đủ.
Máy cắt điện tôi nắm hết quy trình, hệ thống, con số và cách sử dụng. Nhưng do không được tin tưởng, nên máy hư tôi không thèm có ý kiến hoặc sửa chữa. Bà Dogt thì chẳng biết cái gì cả nhưng thích làm ra vẻ thông minh đến giải thích cho tôi nghe đủ thứ tầm bậy, tầm bạ. Tôi chỉ còn biết nín thinh và quay lưng đi mà cười. Hệ thống máy cần phải chính xác, nhưng do họ thích chỉ huy làm ra vẻ ông bà chủ nên khi đưa cho tôi những sơ đồ sai lạc con số, tôi vẫn cứ làm theo ý họ. Khi cắt ra thì gần cả ngàn dây điện ngắn quá không sài được. Bà Dogt mang lại hỏi tôi tại sao mầy cắt như vậy. Tôi trả lời rằng tôi đã làm theo y như lời của bà, dù cho tôi biết cắt sai. Tôi chỉ cho bà và ông Richmon biết số dây điện tôi đã cắt trước đó, là số dây điện cắt đúng quy trình. Bà ta đỏ mặt gọi tôi vô văn phòng nói chuyện.
Khi tôi nói chuyện với bà ta một hồi, tôi thấy không "nuốt" nổi cái dốt của bà ta, nên tôi lên văn phòng nói chuyện với ông Richmon. Ông ta giải thích vòng vòng một hồi rồi cũng chẳng đi tới đâu. Mấy hôm sau, bà Dogt trả thù bằng cách ra lệnh cho tôi và bà Sellser, phải cắt dây theo sơ đồ cũ. Họ điều khiển trong một trình trạng không nắm được quy trình tạo dựng sơ đồ của kỹ sư và trong thực tế rất khác nhau. Thực tế là sự thử nghiệâm của sơ đồ và điều chỉnh những sai lạc trong bản vẽ. Do sự ngu dốt của đám lãnh đạo nầy, mà hệ thống dây điện quá ngắn không thể sử dụng được, đến nỗi bà Sellser la làng, và cằn nhằn om sòm. Bà nói trong suốt 13 năm làm việc ở đây, bà chưa bao giờ thấy có chuyện nào quái đản, ngu ngốc hơn.
Riêng hai anh Việt Nam thì bị bà Dogt quấy nhiễu hàng ngày đến nỗi chỉ biết than trời. Hình như một tuần, hai anh lên văn phòng mét ông Richmon ba bốn lấn. Lần cuối cùng, cả hai quyết định lên mét ông chủ. Một tuần sau, bọn chóp bu phòng tôi đã xẹp xuống. Bọn nó không còn làm chó săn và xem chúng tôi như tù binh nữa.
Việc gì đến rồi cũng đến. Hai chị em bà Dogt đi trễ về sớm. Bà Dogt muốn vô lúc nào vô, muốn về lúc nào về không ai kiểm soát. Đi ăn trưa có khi hơn một tiếng đồng hồ mà không bao giờ trả lại giờ cho công ty. Trong công ty, nhiều người muốn đi giờ nào đi, muốn xin nghỉ giờ nào cũng được. Tôi đi trễ 10 phút, tôi trả lại giờ bằng cách về trễ 10 phút mà quên ghi vô y chang thì bà ta gọi lên văn phòng hạch sách:
- Ngày thứ năm mầy đi trễ 10 phút tại sao mầy không ghi vô.
- Tôi đi trễ mà tôi có ở lại trả giờ cho công ty. Em bà cũng thấy rõ ràng.
Giọng bà ta chua như dấm:
- Có người ở đây biết mầy vô trễ. Mầy có biết là mầy viết sai như vầy là mầy bị mất việc không"
Tôi vặn lại bà ta:
- Bà ghi tôi vô trễ. Tại sao bà không ghi giờ tôi ở lại trễ trả giờ cho công ty"
Bà ta cứng họng không trả lời được. Sau đó bà ta giảng giải rằng những giấy tờ nầy sẽ vô report để mai mốt không ai kiện công ty. Giọng nói xấc xược và thái độ hăm doạ của bà ta làm cho tôi bực mình. Làm sao để chấm dứt tình trạng nầy đây" Mét ông Richmon, hay ông chủ rồi cũng đâu vào đấy.
Tôi nghĩ ra một cách tố cáo bà ta công khai. Tôi quyết định viết và dán ngay trước mặt tôi chữ "DISCRIMINATE", rồi buồn buồn vẽ hình một người đàn bà mập như heo, có cái miệng rộng hoách chửi bới nước miếng văng tùm lum đang đứng chống nạnh. Bên cạnh tôi ghi: "Why can I" How we doing". Đó là câu bà ta hay nói mà thiếu văn phạm. Tôi treo trước mặt tôi ngay cạnh bàn làm việc. Bà Đại Hàn và bà da đen thầy tu khuyên tôi nên lấy xuống. Hai bà đem kinh thánh ra giảng giải cho tôi nghe. Nhưng tôi không thích nghe kinh thánh nữa. Tôi vẫn còn nhớ câu ngạn ngữ "Dĩ độc, trị độc". Tôi trả lời hai bà rằng: "Hai bà chỉ nhìn tấm hình thôi đã cảm thấy khó chịu. Vậy thử hỏi, trong thực tế ngày nào hai bà cũng gặp mặt một người như thế thì hai bà sẽ cảm thấy khó chịu gấp mười lần".
Tấm hình biếm hoạ đã gây cuộc tranh cãi. Con da đen mập mới vô thấy cái hình đó nó tưởng rằng đang châm biếm nó. Bà Dogt thấy cái hình đó cũng nghĩ là tôi đang châm chọc bà ta. Lập tức, cả hai lên văn phòng mét ông Richmon.
Ngày thứ hai, sáng 7 giờ, ông Richmon gọi tôi vô phòng ông ta. Mặt ông ta đỏ gay, đỏ gắt tỏ vẻ giận dữ. Tôi ngồi xuống tỉnh bơ, không sợ hãi còn cười suốt buổi nói chuyện. Có gì phải giận ông ơi! Một tấm hình biếm hoạ mà giận điên lên như vậy thì làm sao làm việc. Bộ ông sợ người ta đọc được tim gan, phèo phổi của ông sao" Ông phun ra một tràng liên thanh:
- Tại sao mày lại làm như vậy. Mầy có biết là tấm hình đó làm cho tao không ăn, không ngủ suốt ngày thứ 7 và chủ nhật hôn" Tao rất tôn trong mầy, nhưng tao không tin rằng mầy lại treo tấm hình đó với hàng chữ "kỳ thị" kế bên. Mầy đừng có tưởng rằng tao không biết mầy đang muốn ám chỉ ai.
Bằng thái độ bình tĩnh và nhủn nhặn, tôi đáp tỉnh bơ:
- Thưa ông Richmon, tấm hình đó là một trong bốn tấm bạn tôi vẽ tặng tôi. Tôi thấy tấm đó hay hay nên đem vô treo nhìn cho đỡ buồn. Ông thấy tấm hình đó có giống ai trong công ty nầy không" Tôi không hề ám chỉ một ai, vẽ mặt mũi một ai trong công ty nầy và tôi cũng không hề viết tên của ai, hay của bà Dogt lên. Vậy bà ta không có lý do gì để phàn nàn. Kế nữa, tôi nghĩ đó chỉ là một bức biếm họa. Nếu ai có đầu óc không tốt và lương tâm không tốt họ nghĩ rằng tôi đã vẽ họ. Và bức biếm hoạ đó là hiện thân của chính họ. Còn chữ Discriminate tôi viết và dán ở đó cách đây 2, 3 tuần vì tôi quên đánh vần.
- Tao không thấy ai trong công ty nầy treo những tấm hình đó lên. Chỉ có một mình mầy. Sao mầy không treo hình của gia đình mầy lên. Mầy treo cái hình đó cùng một lúc với sự việc xảy ra. Sao mầy không vẽ một người nào ốm mà mầy vẽ mập như vậy"
Tôi cười đáp:
-Treo hình là quyền của mỗi người. Còn vẽ mập hay ốm đó là quyền của người vẽ. Tại ông không nhìn thôi. Bà Dinner có treo một tấm hình người đàn ông đầu hói, bụng phệ đang quỳ xuống van xin tha tội ngay bàn làm việc của bà. Sao ông không hỏi" Riêng tôi nghĩ nếu bất cứ ai trong công ty nầy có hành động và suy nghĩ kỳ thị thì tôi hy vọng họ phải chấm dứt hành động đó. Ông có thấy rằng tôi luôn là mục tiêu của sự quấy nhiễu không" Có phải tôi khác hơn những người khác, tôi là người Việt Nam không" Tại sao họ không phàn nàn, để ý những người khác mà luôn đi theo quấy nhiễu tôi" Và chỉ duy nhất người Việt Nam"
Mặt ông đỏ rần. Ông nói từng tiếng một, giọng bắt bẻ:
- Nếu có ai vẽ người Việt của mầy như vậy thì mầy nghĩ sao"
- Đó là quyền tự do cá nhân. Ai muốn vẽ một trăm tấm hình treo ở khắp nơi trong công ty hay trên thế giới tôi cũng không dám phàn nàn" Cứ tha hồ mà vẽ. Ông có thấy tấm hình trên internet tôi dán trên cái hôp giấy tờ không. Tôi dán tấm hình đó đã 2 năm nay rồi. Hình tổng thống Bush đang đi xe đạp chở heo. Còn trên bi-đông là trùm khủng bố Binladen ngồi, cái đầu là của ông ta và thân hình đàn bà. Tôi đâu có thấy ông tổng thống Bush phản đối chuyện đó. Tại sao có người phàn nàn phản đối tấm hình biếm hoạ của tôi"
Ông đã đuối lý, hay đúng hơn là ông ta cảm thấy vô lý khi đòi hỏi và giận dữ một ấm hình vẽ khơi khơi. Ông trả lời:
- Ở đây không có ai Đạo Hồi. Nếu không họ cũng sẽ phản đối. Thôi mầy đi về đi. Làm ơn tháo cái hình đó xuống dùm tao.
Tôi cười cười nửa miệng làm cho ông ta không biết nụ cười của tôi có hàm ý gì.
Về phòng làm việc, tôi lấy tạp chí Time ra. Tôi cho mọi người nhìn thấy bức biếm họa nổi tiếng của tạp chí Time gây tranh cãi rất lớn.Tôi chìa ra cho ông Richmon xem khi ông đi ngang qua. Tôi hỏi:
- Ông nhìn xem. Đây là một bức biếm hoạ của những người nổi tiếng. Tôi không biết có ai trong số họ phàn nàn gì về tờ báo Time. Ông thấy có một người đàn ông nằm trong một vỏ bom không. Ý ám chỉ ông ta là người buôn bán vủ khí giết người. Tôi không biết ông nầy có hỏi nhà báo tại sao mầy vẻ tao như vậy hôn. Tôi thích bức tranh nầy, vậy tôi có thể treo lên chơi phải không"
Ông Richmon nhìn xong thì bí luôn không dám trả lời. Bởi bức biếm họa vẻ chân dung của tất cả những nhân vật muốn chạy đua giành cái ghế thống đốc California. Hình vẽ rất ngộ nghĩnh, dí dỏm và vui. Tôi copy và treo trước bàn làm việc để giải sầu. Trên đầu bức vẽ tôi ghi: FREE SPEECH. Trong mấy bức hình tôi ghi những lời đối thoại:
- Do you get scared when you see this picture, Arnold"
- Why should I be scared"
- Do you get angry when you see this picture"
- No, because it's who I am. I want to give $1,000.00 to the artist.
- Me too!...
- It's a free country.
- Who cares"
Những câu đối thoại nầy đập vào đầu và vào mắt tất cả mọi người, làm cho họ bối rối. Con Mỹ da đen nhiều chuyện mà chúng tôi xem nó như con rắn độc hai đầu hình như nó không ngủ được bởi tấm hình biếm hoạ mới. Ngày thứ hai, nó vô rất sớm và chạy lên văn phòng mét ông Richmon. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông xuống nhìn tấm hình. Bức biếm hoạ đã thay tôi nói tất cả hiến pháp của đất nước Hoa Kỳ, quyền tự do phát biểu ý kiến, quyền tự do bày tỏ quan điểm. Ông Richmon đã được tôi giáo huấn một cách cẩn thận. Ở đây là đất nước tự do thì đừng có chơi trò cộng sản. Nếu ai nhân danh cho tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác. Con đen và bà Dogt nhìn thấy tức lắm nhưng đành chịu. Nó có lên đấu hót, chạy vạy, phản đối cũng vô ích. Tôi và hai người Việt Nam vừa thấy nó là phá lên cười và nói tiếng Việt rằng: "Con chó mập đến canh cửa sớm. Hình như nó được giao trách nhiệm trông chừng công nhân không công".
Ở đời cũng lạ. Khi con người làm việc gì xấu xa. Họ cố gắng che đậy bản chất đó. Khi họ nhận ra rằng có người biết được chân tướng của họ thì họ sợ hãi. Cũng như ông Richmon, bà Dogt và một số người trong công ty tôi. Họ kỳ thị, họ xem thường người Á Châu nhưng họ che đậy tinh vi bằng những nụ cười xã giao, bằng lịch sự. Còn bà Dogt thì dốt nát nên lộ ra. Khi nhìn bức biếm hoạ thì họ sợ hãi. Biếm họa là một loại hình nghệ thuật độc đáo. Nó thể hiện quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ của người nghệ sĩ thông qua nét vẽ. Nó gây ấn tượng mạnh cho người nhìn. Nó còn diễn đạt trí thông minh, và nhất là châm biếm sâu cay trước thói hư, tật xấu của con người. Vì vậy, mà những người trong công ty tôi sợ hãi khi nhìn chính chân dung tệ hại của họ qua bức vẽ nghệch ngoạch của tôi.
Sau sự việc trên, tôi thấy hình như những người trong công ty, từ nhỏ tới lớn có ý tránh chúng tôi. Phòng ăn lúc trước có nhiều người nay vắng tanh. Chúng tôi cũng cóc cần.
Tôi cần làm việc để lo cho gia đình, con cái, chén cơm manh áo. Nhưng tôi không sợ bị mất việc và tôi không thích nịnh bợ, luồn cúi để hưởng lợi. Tôi không chà đạp người khác để ngoi lên. Nhất là tôi không sợ hãi quyền lực. Bởi quyền lực, tiền bạc chỉ là tạm thời. Tôi tự hỏi lòng mình để chiến đấu, giành lại quyền bình đẳng như người bản xứ. Hay ít ra tôi cũng được một chút tôn trọng tối thiểu.
Mùa hè 2003
Phong Thu