Hôm nay,  

Chuyện Ma Nhà Thương Mỹ: Âm Dương

03/11/200600:00:00(Xem: 161476)

CHUYỆN MA NHÀ THƯƠNG MỸ: ÂM DƯƠNG

Người viết: TRÂN NGUYÊN

Bài số 1117-1726-439-vb6061006

 Trân Nguyen là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California,  nghề nghiệp:  y tá, siêu âm.  Bài mới lần này là chuyện ma tại một bệnh viện Mỹ ở Los Angeles.

*

Bước vào thế kỷ 21 rồi, khi mà thế giới khoa học kỹ thuật tân tiến đến độ hầu như giải thích được tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên vũ trụ này… mà còn ngồi kể chuyện ma quỉ thì thật là khôi hài! Nhưng nói gì thì nói, trên đời vẫn có những chuyện không ai cắt nghĩa được.

Đó là một tòa building 4 tầng cũ kỹ nằm ngạo nghễ giữa đất trời East Los Angeles tính đến nay đã hơn 100 năm. Vùng đất đó ban đầu đa phần là người Mễ đến lập nghiệp, họ lam lũ và sống bằng nghề tay chân. Một ngày kia có một bác sĩ người Đức đã đến đây,  lập ra bệnh viện này, cứu biết bao nhiêu là người và cùng họ vượt qua bao phen nhọc nhằn, khốn khó.

Trải qua bao nhiêu vật đổi sao dời…bệnh viện STMT vẫn ngất ngưởng hiên ngang giữa trời cao đất rộng. Tuy bề ngoài trông rất là cũ kỹ, nhưng  đó chính là một di sản văn hóa vô cùng quí, ngày nay bên trong hoàn toàn đã được trùng tu với tất cả những thiết bị y khoa tân tiến nhất để đáp ứng nhu cầu mới của con người thời đại…Thế nhưng những câu chuyện hoang đường cổ xưa vẫn mỗi ngày khơi dậy óc tò mò của cư dân vùng này, nhất là với người Việt Nam vốn thích nghe chuyện ma.

Năm đó ra trường tôi về làm việc ở đây, nửa hoang mang nửa hiếu kỳ khi nghe người ta rĩ tai nhau: Bệnh viện này…ma dzữ lắm!! Tôi  làm ca từ 3h chiều đến 11 rưỡi khuya, cái thời khắc mà tòa nhà cứ như lạnh hơn, rợn hơn khi người bệnh đắp chăn đi vào giấc ngủ và cất tiếng thở đều. Chiếc đồng hồ trên tường cứ nghe rõ mồn một tích tắc, tắc tính và vạn vật cứ âm u dưới cái thứ ánh sáng lờ mờ của nhà thương, ai nấy đều gượng nhẹ, lặng lẽ đến đáng sợ…..

Nhà thương này đã cũ kỹ rồi, lại còn lọt tỏm giữa bốn bề nghĩa địa.  Ai đi qua East Los Angeles khoảng giao điểm của freeway 60 và710, từ trên freeway nhìn xuống là thấy ngay những mộ phần của người trung cổ được dựng cao sừng sững. Đó là nơi an nghỉ của những đại gia tộc giàu có ngày xưa, người ta đã cất giữ tro cốt trong một tòa "lâu đài" nho nhỏ, công phu và đầy bí tích. Còn thường dân thì nằm đều đặn, cao thấp, lớn nhỏ rải rác khắp nơi với những tấm bia chống đứng thẳng tắp, khác với lối chôn cất của đa phần người ở đây là tấm bia được đặt dọc trên lối đi,…nên nhìn vào người ta chỉ thấy những quả đồi thơ mộng, rực rỡ hoa hồng dưới ánh nắng mặt trời không hề thấy âm khí của một nghĩa trang. Tôi vốn tính nhát gan, lại làm chung với một bà "thỏ đế" là cô Anh người Việt Nam bên khoa hô hấp. Mới vô làm đã nghe bả bỏ nhỏ:

- Ma dữ lắm Gigi ơi, mà ngay giữa ban ngày ban mặt luôn kìa, con mới vào nên không biết đó thôi, cô làm ở đây hơn 10 năm nên rành quá rồi.

Tui tò mò:

- Mà cô có thấy chưa"

Cổ trợn mắt:

- Thấy chớ sao không thấy. Biết Dr Bansal Ấn Độ không" Buổi trưa "taking a nap" trên giường đàng hoàng, nửa tiếng sau thức dậy "hạ thổ" hồi  nào không biết.

Tôi cắt ngang:

- Chắc ổng trực gác dữ quá, tâm thần suy  nhược nên lẫn lộn đó thôi cô ơi. Bên Mỹ này làm gì có ma.

Cổ chưa chịu thua:

- Không tin hở" Ông Dr Marshak dê sồm kìa, cũng đang ngủ gà ngủ gật nửa đêm trong phòng cấp cứu, bị con Mễ tóc vàng ngồi lên đùi…rồi…sao đó…bị nó hất lăn kềnh xuống đất, mắt kiếng văng ra mấy thước. Ổng la ú ớ "girl, girl lượm giùm cái mắt kiếng," mà người ta chẳng nhìn thấy ai xung quanh hết cả.

Hai cô cháu đang xầm xì, thì thằng Henry người Phi từ đằng sau "bò"  tới…. Hù một phát thất kinh, biết hai người đang nói chuyện gì. Nó tinh nghịch hỏi:

- Annie (cô Anh) chừng nào tới phiên bà"

Cô Anh chửi:

- Tới phiên mày trước thì có…

Nó phùng mang, trợn má:

- Bộ tui chưa kể với you guys hả" Mới tuần rồi trực đêm nè, gần sáng không có người bệnh, tui tri mền leo lên bàn ngũ. Hai tiếng sau phòng cấp cứu gọi, tui mở mắt thấy mình đang nằm dưới đất, chăn vẫn được đắp cẩn thận, còn cái phone thì cũng được đem xuống đặt cạnh một bên, công nhận con ma này….chu đáo thiệt…nó biết mình đang trực mà, chuyện lạ là tui rờ "lại mình mẩy" chẳng thấy chỗ nào bầm đau hay trầy trụa gì ráo trọi, mới biết mình được "ẳm" xuống nhẹ nhàng lắm, con ma này chắc…con gái!

Nó cười ranh mãnh, thằng Henry này nổi tiếng quỷ quái  mà, nó mà nói thì không biết có mấy phần là thiệt đây (") chỉ biết là bọn con trai ở nhà thương này biết con gái nhát gan, nên cứ dọa ma suốt ngày, tụi nó còn nói:

- Ma " Mỹ" có gì đâu mà sợ…đâu có mặc đồ đen xõa tóc, cũng đâu có khóc lóc tỉ tê… chỉ mặc T-shirt, nhe răng cười, rung đùi ngồi ăn hambuger, tụi này gặp hoài …ở trên lầu 2. (")

Tụi này quái quỉ thiệt, nhưng cũng nhờ tụi nó mà… những đêm trực phòng cấp cứu không còn dật dờ khó qua nữa, nhờ những câu chuyện ma 1001 đêm, kể hoài không chán. Đêm càng thanh vắng, câu chuyện càng ly kỳ, hấp dẫn… Đêm đó, phòng cấp cứu tiếp nhận một ca trợt chân bể đầu vào lúc 3h sáng, bà cụ 80, có lẽ vào phòng vệ sinh lúc nửa đêm. Bà Mỹ đen tay chân, nhỏ thó, co quắp đau đớn, thiệt là tội nghiệp… bác sĩ đề nghị chụp hình chụp hình cast. Scan sọ não. Anh chàng Danilo người Đại Hàn một cây "lí lắc" đứng làm ca đó, tụi tui đứng quanh trợ giúp. Nó nâng đầu bà cụ lên gượng nhẹ, tháo khăn quàng cổ….đưa vào máy scan, luôn miệng xuýt xoa:

- Chịu khó một chút honey, God bless you, God bless me.

Liệu trình hoàn tất, bác sĩ Bansal nhíu mày:

- Không ổn rồi, chấn thương sọ não phải đưa ngay về USC chuẩn bị "đại" giải phẫu (nơi tôi làm không có phương tiện phẫu thuật phức tạp này).

Ambulance hụ còi…Thủ tuc chuyển viện hoàn tất thì đã gần 4h sáng, mọi người mệt lả, Danilo nằm gục trên bàn lơ mơ, thì…..bà cụ quay lại đòi chiếc khăn quàng cổ, mà Danilo đã cởi ra cho bà lúc làm cast scan, vì "ngoài trời lạnh quá!" Anh chàng lật đật ngồi dậy liền…nhưng bà già đã bỏ đi đâu mất.. nó chụp vội cái khăn chạy ào ra cửa tìm nhưng hành lang vắng tanh không một bóng người qua lại. Mệt mỏi, nó lững thững quay vào ngủ tiếp. Tới chừng sáng thức dậy mới hay được, người bệnh đã từ trần trên đường đi….lúc đó…4h thiếu 10 sáng, ngay đúng giờ khắc bà cụ trở về đòi lại chiếc khăn (!").

Danilo mặt mày tái mét không còn giọt máu, nhưng ai mà biết nó sợ quá hay đêm rồi nó thiếu ngủ. Tên này cũng là tổ sư nói phéc và hay kể chuyện tiếu lâm. Nên ai cũng bán tính bán nghi câu chuyện nó kê.

Trong khoa chỉ có ông xếp người Phi tên Ademin là nghiêm nghị nhất. Ít bao giờ thấy ông bông đùa, nói giỡn nhưng ông rất tốt bụng, hiền hòa và hay làm từ thiện. Một hôm, ông giúp đỡ nhà thờ phát động  chương trình "vì tương lai của những cô nhi hiếu học"  ở bên Philipine, tài liệu hình ảnh, chương trình được soạn thảo rất công phu, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại…. cả ngày trời gặp gỡ, chào hỏi, rao giảng đến phờ cả người, cũng không mấy ai quan tâm, thậm chí họ còn xua đuổi ông. Mệt mỏi ông ngồi phệch xuống ghế đá, băn khoăn suy tính làm sao để đạt được kết quả khả quan nhất… thì có một người bệnh đi đến ngồi xuống bên ông, gương mặt đầy vẻ nhân từ: ông Sarmiento, Steven. Hai người cười với nhau chào hỏi, họ trao đổi với nhau bằng tiếng tagalog và cùng nhau thảo luận về đề tài học vấn của trẻ em Phi  ra chiều tâm đắc lắm. Cuối giờ, ông Sarmiento từ giã trở về phòng, không quên căn dặn ông xếp "Chủ Nhật nhớ đến đúng địa chỉ này ở thành phố San Dimas, sẽ có nhiều người Phi tụ họp ở đó, họ sẽ giúp ông hoàn thành ý nguyện."

Trời đã tối, ông sếp cũng hấp tấp đi về mà quên hỏi số phòng của người bạn già khả ái kia.

Chủ Nhật, sau khi hát lễ nhà thờ xong, ông hăng hái chở vợ tìm đến địa chỉ kia, quả thật có nhiều người Phi đang tụ họp ở đó, gương mặt ai cũng đầy vẻ thánh thiện và trang nghiêm… Ông đậu xe bên đường chạy lại thăm hỏi đồng hương và trình bày về chương trình cứu trợ cô nhi ở đất nước ông. Kết quả bất ngờ, họ ủng hộ nhiệt liệt ông, họ xiết chặt tay  thân ái cám ơn việc làm tốt của ông, làm ông rất khích lệ đến không cầm được nước mắt.

Trước khi ra về, mọi người tha thiết mời ông sếp và vợ ở lại dùng bữa. Hôm nay người ta "cúng thất" cho một người thầy kính mến vừa mới qua đời tên… Sarmiento.  Đứng trước di ảnh của người quá cố ông sững cả người đến không nói được thành lời, đó chính là người ông vừa gặp tuần trước ở sân bệnh viện và đã mách bảo với ông về địa chỉ này. Và ngày giờ ông gặp cũng đúng vào lúc ông cụ từ giã cõi đời.

*

Chao ôi, người đã đi rồi vẫn còn quyến luyến và lo nghĩ cho nỗi khổ thế gian, cố nấn ná lại làm thêm chút việc cho người, cho đời… thân thể đã buốt lạnh nhưng con tim vẫn con ấm nóng. Vậy thì sao người còn lại ở đời có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những cảnh thương tâm, những con người khốn khó, những cô nhi tội nghiệp"

Ông Sarmiento ra đi chẳng để lại tài sản gì và mai này chúng ta ra đi cũng chẳng mang theo được những gì. Tất cả sẽ trở về với cát bụi cả thôi. Chỉ có linh hồn cao quí là trường tồn mãi mãi.

 Giờ này chắc ông Sarmiento đang khẳng khái, mạnh dạn bước vào nước thiên đàng, bởi những việc làm khi còn sinh thời đã khiến ông thanh thản, không còn vướng mắc gì. Đừng sợ người chết và hãy yêu hơn những người còn sống quanh ta. Vì họ cho ta được những khám phá về thực tại và về chân lý, cho ta mỗi ngày vun trồng đức nhẫn nại, lòng bao dung và niềm hy vọng….

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,973,408
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ