Hôm nay,  

Khách Việt Kiều & Khách 8v

08/05/200600:00:00(Xem: 160328)

Người viết: CHUNG MỐC<"xml:namespace prefix = o />

 

Bài số 1004-1613-326-vb2080506

 

*

 

Tác giả Chung Mốc, đang sống tại Saigon, thường gửi “Thư Quê Nhà” dự Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng một giải thưởng đặc biệt năm 2005. Ông hiện đang sống tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigon.

 

*

 

Mỗi khi nhận được tin thân nhân ở nước ngoài sắp về thăm nhà, thì người trong nước thường nao nức tính từng ngày từng tháng, y như trẻ con mong đợi ngày Tết đến, mong ngày vui ấy đến thật mau.

 

Có người lo chuẩn bị đủ thứ, dọn dẹp sơn sửa nhà cửa cho đẹp đẽ, mua sắm vật dụng sao cho tiện nghi, nhà người nào khá một chút thì gắn thêm một phòng có máy lạnh.

 

Nhưng than ôi, nhiều khi trớt quớt hết!

 

Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn  cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng chợ hay cà phê quán cóc dọc đường, uống ly cà phê đá, ly chanh muối hoặc cái bánh xèo nóng hổi và lấy thế làm thú vị. Họ thích thăm lại những nơi chốn xưa, những nguời thân quen đã từ lâu không gặp mặt, chứ không thích thương xá hay nơi đô hội ồn ào, vì mấy thứ này ở ngoại quốc họ đã coi nhàm chán rồi.

 

Khách sạn VN thì cũng nhiều giá tuỳ theo bốn năm sao hay chỉ là nhà nghỉ, nhưng thường ra là 10 đô một đêm là chỗ ở cũng sang quá xá rồi, trong khi ở Mỹ nghe nói giá bẹt nhất cũng sáu bảy chục.

 

Vì VK không muốn khuấy động cuộc sống thường ngày của người thân như vậy, nên bà con ở nhà thường thắc mắc, nghĩ ngợi:

 

-Không biết mình tiếp đãi có điều gì sơ sót hay không, mà "nó" không chịu ngủ ở nhà, nằng nặc đòi ra khách sạn chi cho tốn tiền(")

 

Ngược lại, có người khi nghe tin anh em con cháu sắp về, lại đóng vai nghèo khó, chơi màn khổ nhục kế!

 

 Họ đem đi gửi hoặc cất dấu đồ đạc mắc tiền, quần áo hàng hiệu, điện thoại di động, xe xịn, TV màn ảnh phẳng  v v ... Ăn cơm thì muối hột đâm với xả ớt!

 

-Ba sống vầy quen rồi con à.

 

Nghe sao nao lòng quá, bèn hỏi:

 

-Thế tiền bạc con gởi về cho ba đâu hết rồi"

 

-Thì nhà thương, bác sĩ và tiền thuốc ăn hết chớ đâu.

 

Bảo đảm mấy ông này không hai ba bà vợ nhí, thì cũng số đề số đuôi, hoặc ham lời nghe phỉnh hoặc cho vay nặng lãi nên bị chúng giựt hết rồi.

 

Tóm lại, dầu hồ hởi hay bi luỵ thì cũng đều ước mong Việt Kiều mang về nhiều tiền để "phúng điếu".

 

Tuần rồi tôi nhận mấy cú điện thoại liên tiếp của thằng cháu làm công nhân mỏ than ở Quảng Ninh, báo tin anh em nó sắp vào Saigonthăm. Gia đình tôi lưu lạc đã lâu nên chú cháu chưa bao giờ gặp mặt nhau.

 

Nghĩ tình ruột thịt cũng thương lắm, nhưng cứ nhớ tới hồi sau 75 đã từng có những người khách 8V. (Vội vàng vô vơ vét vội vàng về) là lại băn khoăn lo lắng! Không biết mấy đứa cháu chỉ vào thăm hay còn có ý đồ gì đây.

 

Vợ tôi cũng a dua:

 

-Chúng nó kéo vào làm gì mà đông thế"

 

Trong khi mỗi lần nghe có Việt Kiều về thăm thì nàng ta lại hún hớn ra mặt!

 

Hồi hộp lo lắng trong khi chờ đợi, rồi chúng nó cũng đã tìm được đến nhà, cho dù tôi ở một nơi cũng chẳng dễ kiếm chút nào.

 

Anh em nó đúng là kéo nguyên một bầy hơn chục đứa, nhưng tôi đã mắt trợn chữ O, mồm há chữ A khi thấy chúng nó lái cái xe Mercerdes 16 chỗ mới tinh, ăn diện đúng mốt dân chơi Hải Phòng.

 

Sau thủ tục chào hỏi thông thường, một đứa cháu mới nói:

 

-Hiện giờ kinh tế chúng cháu rất thoải mái, nhân dịp vào thăm bà và chú thím, thì làm luôn một chuyến du lịch xuyên Việt. Chúng cháu đã ghé thăm cố đô Huế, phố cổ Hội An, thành phố Nha Trang, Đà Lạt ... Cả tuần rồi mà chưa xài hết trăm triệu.

 

Một đứa nói giọng ngọng khướu:

 

-Chúng cháu có một bà rì ruột ở mãi tận cái nước Ca-La-Đa, bà ấy đã già rồi mà vẫn còn nghèo nắm, cháu mới gửi tiền qua cho bà mua cái vé máy bay về thăm VN để rì cháu biết mặt nhau. Tội nghiệp nắm cơ!

 

Rồi chúng bắt đầu khuân vào bao nhiều là quà cáp, toàn thứ mắc tiền và đặc sản những vùng đã đi qua mà biếu tôi:

 

-Nghe nói chú thích ruợu ngoại, nên cháu có đem vào biếu chú một két.

 

Tôi thở phào nhẹ nhõm và quay qua vợ, những vết nhăn trên mặt bả đã giãn ra, những giọt mồ hôi trên trán đã bay hơi tự lúc nào.

 

Không biết mấy đứa này có dính líu gì vào vụ PMU 18 không đây"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,478,023
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System. &nbsp; Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm. &nbsp; Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt &nbsp; Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ &nbsp; là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Nhạc sĩ Cung Tiến