Hôm nay,  

Khách Việt Kiều & Khách 8v

08/05/200600:00:00(Xem: 160065)

Người viết: CHUNG MỐC<"xml:namespace prefix = o />

 

Bài số 1004-1613-326-vb2080506

 

*

 

Tác giả Chung Mốc, đang sống tại Saigon, thường gửi “Thư Quê Nhà” dự Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng một giải thưởng đặc biệt năm 2005. Ông hiện đang sống tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigon.

 

*

 

Mỗi khi nhận được tin thân nhân ở nước ngoài sắp về thăm nhà, thì người trong nước thường nao nức tính từng ngày từng tháng, y như trẻ con mong đợi ngày Tết đến, mong ngày vui ấy đến thật mau.

 

Có người lo chuẩn bị đủ thứ, dọn dẹp sơn sửa nhà cửa cho đẹp đẽ, mua sắm vật dụng sao cho tiện nghi, nhà người nào khá một chút thì gắn thêm một phòng có máy lạnh.

 

Nhưng than ôi, nhiều khi trớt quớt hết!

 

Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn  cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng chợ hay cà phê quán cóc dọc đường, uống ly cà phê đá, ly chanh muối hoặc cái bánh xèo nóng hổi và lấy thế làm thú vị. Họ thích thăm lại những nơi chốn xưa, những nguời thân quen đã từ lâu không gặp mặt, chứ không thích thương xá hay nơi đô hội ồn ào, vì mấy thứ này ở ngoại quốc họ đã coi nhàm chán rồi.

 

Khách sạn VN thì cũng nhiều giá tuỳ theo bốn năm sao hay chỉ là nhà nghỉ, nhưng thường ra là 10 đô một đêm là chỗ ở cũng sang quá xá rồi, trong khi ở Mỹ nghe nói giá bẹt nhất cũng sáu bảy chục.

 

Vì VK không muốn khuấy động cuộc sống thường ngày của người thân như vậy, nên bà con ở nhà thường thắc mắc, nghĩ ngợi:

 

-Không biết mình tiếp đãi có điều gì sơ sót hay không, mà "nó" không chịu ngủ ở nhà, nằng nặc đòi ra khách sạn chi cho tốn tiền(")

 

Ngược lại, có người khi nghe tin anh em con cháu sắp về, lại đóng vai nghèo khó, chơi màn khổ nhục kế!

 

 Họ đem đi gửi hoặc cất dấu đồ đạc mắc tiền, quần áo hàng hiệu, điện thoại di động, xe xịn, TV màn ảnh phẳng  v v ... Ăn cơm thì muối hột đâm với xả ớt!

 

-Ba sống vầy quen rồi con à.

 

Nghe sao nao lòng quá, bèn hỏi:

 

-Thế tiền bạc con gởi về cho ba đâu hết rồi"

 

-Thì nhà thương, bác sĩ và tiền thuốc ăn hết chớ đâu.

 

Bảo đảm mấy ông này không hai ba bà vợ nhí, thì cũng số đề số đuôi, hoặc ham lời nghe phỉnh hoặc cho vay nặng lãi nên bị chúng giựt hết rồi.

 

Tóm lại, dầu hồ hởi hay bi luỵ thì cũng đều ước mong Việt Kiều mang về nhiều tiền để "phúng điếu".

 

Tuần rồi tôi nhận mấy cú điện thoại liên tiếp của thằng cháu làm công nhân mỏ than ở Quảng Ninh, báo tin anh em nó sắp vào Saigonthăm. Gia đình tôi lưu lạc đã lâu nên chú cháu chưa bao giờ gặp mặt nhau.

 

Nghĩ tình ruột thịt cũng thương lắm, nhưng cứ nhớ tới hồi sau 75 đã từng có những người khách 8V. (Vội vàng vô vơ vét vội vàng về) là lại băn khoăn lo lắng! Không biết mấy đứa cháu chỉ vào thăm hay còn có ý đồ gì đây.

 

Vợ tôi cũng a dua:

 

-Chúng nó kéo vào làm gì mà đông thế"

 

Trong khi mỗi lần nghe có Việt Kiều về thăm thì nàng ta lại hún hớn ra mặt!

 

Hồi hộp lo lắng trong khi chờ đợi, rồi chúng nó cũng đã tìm được đến nhà, cho dù tôi ở một nơi cũng chẳng dễ kiếm chút nào.

 

Anh em nó đúng là kéo nguyên một bầy hơn chục đứa, nhưng tôi đã mắt trợn chữ O, mồm há chữ A khi thấy chúng nó lái cái xe Mercerdes 16 chỗ mới tinh, ăn diện đúng mốt dân chơi Hải Phòng.

 

Sau thủ tục chào hỏi thông thường, một đứa cháu mới nói:

 

-Hiện giờ kinh tế chúng cháu rất thoải mái, nhân dịp vào thăm bà và chú thím, thì làm luôn một chuyến du lịch xuyên Việt. Chúng cháu đã ghé thăm cố đô Huế, phố cổ Hội An, thành phố Nha Trang, Đà Lạt ... Cả tuần rồi mà chưa xài hết trăm triệu.

 

Một đứa nói giọng ngọng khướu:

 

-Chúng cháu có một bà rì ruột ở mãi tận cái nước Ca-La-Đa, bà ấy đã già rồi mà vẫn còn nghèo nắm, cháu mới gửi tiền qua cho bà mua cái vé máy bay về thăm VN để rì cháu biết mặt nhau. Tội nghiệp nắm cơ!

 

Rồi chúng bắt đầu khuân vào bao nhiều là quà cáp, toàn thứ mắc tiền và đặc sản những vùng đã đi qua mà biếu tôi:

 

-Nghe nói chú thích ruợu ngoại, nên cháu có đem vào biếu chú một két.

 

Tôi thở phào nhẹ nhõm và quay qua vợ, những vết nhăn trên mặt bả đã giãn ra, những giọt mồ hôi trên trán đã bay hơi tự lúc nào.

 

Không biết mấy đứa này có dính líu gì vào vụ PMU 18 không đây"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,976,760
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến