Hôm nay,  

Chuyển Vế

30/11/200600:00:00(Xem: 170571)

CHUYỂN VẾ           

Bài số 1139-1748-460-vb4291106

Tác giả tên thật: Lê văn Hưng, 66 tuổi, chuyên viên Cơ Điện. Đã về hưu. Hiện là cư dân San Diego, California. Ghi chú: Tất cả  tên của những nhân vật trong truyện này đều là hư cấu. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của tác giả.

*

Hút bụi nhà xong,  Trọng lấy quần áo dơ bỏ vào máy giặt  và cho máy chạy. Viêc  nhà tạm ổn, Trọng vói tay lấy bao thuốc lá, cái bật lửa, và cầm ly cà phê đi ra vườn sau, đến ngồi nơi chiếc bàn con đặt nơi góc vườn.

Trong cái mát lạnh của một buổi sáng cuối tuần, vừa uống cà phê, thả mấy cụm  khói thuốc bay lơ lững và tan hoà vào không gian. Nhìn ánh nắng mai vàng tươi,  le lói xuyên qua mấy cành  dừa, tàu lá xanh mướt, đong đưa trong gió sớm,  ánh nắng  lấp lánh trên mấy khóm hồng, màu sắc rực rõ, tỏa hương man mác.  Đôi cánh bướm thấp thoáng sau mấy chậu lan.  Chú chim hút mật nhỏ xíu,  màu xanh lục sậm,  vừa vỗ đôi cánh, vừa chọc chiếc mỏ dài ngoằn của mình vào cái  loa kèn  của chùm  hoa lựu kiểng đỏ chói đề hút mật. Trọng  cảm thấy sảng khoái,  tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, và dễ chịu  vô cùng.  Bất chợt hình ảnh một phần cuộc đời củaTrọng  hiện đến và tuần tự diễn ra như cốt truyện của một đoạn phim được chiếu thật rõ nét trên màn hình.

Ngày ấy,  nhận tấm sự vụ lệnh đi dạy ở một  tỉnh lẻ miền Trung.  Với chiếc va li con,  trong đựng mấy bộ quần áo và vài cuốn sách toán mà Trọng sẽ dùng để dạy cho môn  toán  của mình.  Trọng đến  trọ ở nhà ông bà Thẩm; một gia đình  quen biết với gia đìnhTrọng,  và cũng từ gia đình này,  Trọng đã cưới Phượng,  con gái của ông bà Thẩm làm vợ.  Phượng là giáo viên của một trường mẫu giáo trong thị xã,  một thành phố ven biển nơi  Trọng  đến dạy.

Dậu là một học sinh trong lớp toán của Trọng.  Là con của một gia đình dân chài.  Gia đình Dậu có ghe đánh cá và sống trong làng chài ở một bãi xép cuối  thành phố.  Ngoài những ngày đi học, Dậu thường theo ghe đi  biển đánh bắt cá.  Có khi học buổi sáng,  chiều về Dậu cũng theo ghe ra khơi,  do đó việc học của Dậu rất là lơ là,  có thề nói là cho có.

Rồi cuộc chiến lan tràn, mỗi ngày một khốc liệt.  Trọng bị động viên và trở thành một sĩ quan trong quân ngũ.  Dậu bây giờ là một nghĩa quân trong thị xã, nhưng là một nghĩa quân ma.  Hằng ngày Dậu vẫn ra khơi với bạn nghề.  Dậu chỉ có mặt ở đơn vị khi có thanh tra.  Tím, vợ của Dậu, hàng ngày gánh cá chạy bán ở các chợ lớn nhỏ trong thành phố.

Tháng Tư  năm ấy xãy ra.  Trọng đi vào chốn lao tù cải tạo.  Nhà  cửa bị tịch thu,  vợ Trọng phải dắt con về ở nhờ nhà cha mẹ.  Để nuôi con và có chút đỉnh đi  thăm nuôi chồng,  Phượng đã thử chạy ra đầu phố tập buôn bán chợ trời,  nhưng với bản tính chân chất,  lương thiện của một cô giáo,  Phượng đành chịu thua, không thể nào tranh giành được với những người buôn bán khác. Quay về, hằng ngày,  mỗi sáng Phượng bưng một thúng sôi ra bán ở đầu hẽm,  trưa sế Phượng bưng rổ bánh  ngọt ra đầu phố bán cho các người buôn bán chợ trời và khách qua lại, chiều tối Phương còn đi bán thêm hột vịt lộn.

Với phương tiện ghe thuyền trong tay, Dậu đã đưa gia đình vượt biên và được đến định cư trên đất nước Hoa Kỳ.

Cải tạo ra về,  Trọng giúp vợ trong kế sinh nhai bằng nghề chạy xe đạp thồ. Cuộc sống gia đình Hùng thật là chật vật,  vất vả, khốn khó vô cùng.

Những lá thư của Dậu từ Mỹ gởi về cho gia đình,  cha mẹ Dậu thường đem lên nhờ vợ chồng Trọng đọc giùm cho nghe vì cha mẹ Dậu mù chữ; do đó Trọng biết  được địa chỉ của Dậu ở Hoa Kỳ.

Chương trình HO ra đời.  Gia đình  Trọng được ra đi.  Trọng  đã viết thư nhờ Dậu bảo lảnh cho gia đình  mình.  Và Dậu cũng đã bảo lãnh cho gia đình Trọng về nơi thành phố Dậu đang ở.

Bước đầu ở xứ người,  gia đìnhTrọng đã được gia đình Dậu tận tình giúp đỡ.  Dậu đã giúp chở cho gia đình Trọng đi các nơi làm thủ tục xin trợ cấp xã hội, khám bệnh v. v và Dậu đã cho gia đình Trọng mướn một bên của căn nhà song lập của Dậu. Nghĩa cử này của Dậu làm cho Trong cảm kích vô cùng.

Gia dình Dậu bây giờ đã hoàn toàn khác xưa. Vật dụng trong nhà Dậu thật là tiện nghi, đầy đủ. Nhà mỗi phòng đều có Tivi, đầu máy xem phim, phòng gia đình với giàn âm thanh nghe nhạc tân kỳ, âm thanh nổi với hai chiếc loa thật lớn.

Vợ Dậu bây giờ không còn một chút hình ảnh nào của một  chị Tím gánh cá chạy bán khắp cá chợ lớn nhỏ trong thành phố ngày xưa khi còn ở quê nhà. Tím bây giờ với đầu tóc uốn kiểu; tóc nhuộm vàng, nhuộm nâu, có khi nhuộm  vàng đỏ. Nay váy dài, mai váy ngắn,  có ngày quần jean bó chẽn, có bửa quần tây ống loe hoặc sọt (short); áo thun, áo dây, tay dài, tay ngắn, đủ màu, đủ kiểu,  thay đổi mỗi ngày. Xách tay, giày dép cũng vậy, đủ màu, đủ sắc, thay đổi luôn. Về hình dạng của Tím cũng  thay đổi một cách khác lạ.  kiêu kỳ.  Chiếc mũi không mấy được cao của chị Tím bán cá ngày nào giờ đây là chiếc mũi cao vút của các bà đầm; cái môi chự bự ngày xưa bây giờ là đôi môi có hình trái tim thơ mộng, luôn luôn được tô một lớp son đỏ chói,  bóng láng; đôi long mày được cạo nhẵn và được thay thế bằng hai vệt sâm đen nhánh, đầy mỹ thuật; đôi mắt của Tím được giải phẫu cho to ra, không còn tèm nhem, tí hí như ngày xưa; đôi mắt của Tím lúc nào cũng lóng la, lóng  lánh dưới đôi lông nheo giả,  vành mát được tô quần xanh,  tất cả  làm cho Tím khác hẳn ra, đẹp lộng lẫy không khác gì các cô đào mú vì (movie) không chuyên.  Móng tay, móng chân của Tím cũng vậy,  lúc nào cũng được trau chuốc,  sơn đỏ,  sơn tím,  có khi được rắc thêm kim tuyến lóng lánh,  điệu nghệ vô cùng. Và mỗi khi ra đường, hai tay của Tím luôn luôn được tô điểm thêm bằng mười (10) chiếc nhẫn hột xoàn ve chai lóng lánh, sáng ngời.  Hai cổ chân của Tím cũng được làm đẹp bằng hai (02) chiếc vòng vàng có lục lạc, khi buớc đi kêu leng keng gióng như trẻ con ở dưới quê được cha mẹ chúng đeo cho để dẽ tìm khi chúng chạy loanh quanh đâu đó, hoặc tiếng kêu giống như tiếng kêu leng keng của các người bán cà rem kêu dụ con nít. Tím bây giờ đươc gọi với tên là Tina, một cái tên rất ư là Mỹ Mễ.

Còn Dậu trên cổ lúc nào cũng lủng la lủng lẳng một sợi dây chuyền vàng khè, to như một chiếc neo tàu; một tay,  Dậu đeo một chiếc lắt vàng có bản to như chiếc xích chó, một tay đeo đồng hồ rô lệt (ROLEX) mua ở chợ trời. Những ngày không phải đi cắt cỏ,  đi ăn nhậu với bạn bè hay đi shopping với vợ,  Dậu thường diện lên người một bộ jean đúng hiệu con ngựa bay,  chân đi giày hiệu Á di đà (ADIDAS),  đầu đội mủ lưỡi trai màu xanh lá cây có thêu ba chữ USA màu đỏ chói, trên vành nón còn đính thêm hai chiếc lá liễu vàng óng,  bên trong là chiếc áo  ti sợt (T shirt) có in hình một chàng cao bồi (cowboy) đang cởi ngượa với hai với hai vó trước  vươn cao,  tay chàng cao bồi huơ huơ chiếc thòng lọng.  Ngoài những đồ trang sức trên người,  trên tay Dậu còn đính thêm một chiếc nhẫn Mỹ thật to có hình nổi đầu gấu.  Mắt đeo đôi kính mát có đôi gọng nhựa to bảng có hoa văn màu bạc lóng lánh; đôi tròng kính chói lọi giống như kính soi mặt. Quả thật là Mỹ. Dậu bây giờ cũng mang một tên Mỹ rất ư là Mỹ: Đá Nồ (Donald).  Và nếu có nói tới chuyện ăn uống, nhậu nhẹt, người nghe sẽ được nghe Dậu nói toàn những tên rượu đắc tiền nào là ăc ô (XO),  cột đồng bà lu (CORDON BLUE)  v. v.. với một giọng thật là hãnh tiến.

Nếu bây giờ  vợ chồng Dậu có trở về thăm xóm chài ngày xưa, chắc sẽ có nhiều người không nhận được ra vợ chồng Dậu.  Và nếu có nhận ra được chút ít nào, chắc cũng không dám hỏi vì sợ lỡ nhầm thì người ta cười cho là thấy sang bắt quàng làm họ.  Và không ít những người hiếu kỳ chạy ra xem cho biết thế nào là Việt kiều Mỹ quốc; và cũng có không ít trẻ con trong xón; có đứa ở trần, có đứa không quần, có đứa muỉ dãi chảy long thòng, hít vô,  thò ra, quyẹt ngang, quẹt dọc,  mặt mày lấm lem lấm luốc, chạy bu theo xem như xem những diễn viên sân khấu chuyên hát đình.  Phải nói  vợ chồng Dậu bây giờ là một trời một vực với  vợ chồng Dậu ngày  xưa.

 Mớ tiếng Anh của vợ chồng Dậu tuy không đâu vào đâu,  nhưng cũng đủ làm cho người đối thoại nghe và hiểu đươc, và thường là các danh từ: ồ man, mi tu (me too), mai gót (my ghost), à hã. v. v.  ngoài ra vợ chồng Dậu, nhất là vợ Dậu lái xeláng cón,  chạy vù vù, làm vợ chồng Trọng vô cùng thán phục.

Và trong thời gian đầu,  gia đình Trọng gặp không it trở ngại về ngôn ngữ,  nhất là khi có điện thoại reo là vợ chồng Trọnglúng ta, lúng túng,  bối rối vô cùng,  miệng Trọng lấp ba lấp bấp,  Trọng cảm thấy quai hàm mình  như bị đóng đinh hay bị bắt vít dính chặt, nói không ra lời; có khi Trọng phải nhờ Dậu hay vợ Dậu nghe dùm điện thoại; và thường những điện thoại gọi đến cho Trọng là những điện thọai quảng cáo.

Trọng vô cùng bối rối, lo sợ cho cuộc sống gia đình vì đứa con trai của Trọng đã gần mười bảy tuổi, như vậy gia đình Trọng chỉ có thể đươc trợ cấp xã hội giúp đở hơn một năm nưã là hết, rồi sau đó làm sao đây.  Nào tiền nhà, tiền nước, gas điện v. v nhất là lỡ đau yếu, bệnh hoạng thì sao.  Trọng rất lo âu cho gia đình mình.

Trọng đem nỗi lo sợ của mình tâm sự cùng Dậu .  Uống một hơi hết ly bia,  mặt  Dậu đỏ ửng lên một màu đỏ sậm trên làn da sạm nắng. Trong hơi men,  Dậu vừa cười cười vừa nói và pha  tiếu lâm: thầy đừng lo. Dậu vẫn gọi Trọng bằng thầy; lúc đầu em cũng vậy;nhưng khi bà xã em có mang đứa thứ hai,  một hôm em kê tai lên bụng bà xã em, em nghe thằng nhỏ trong bụng nó nói là nó sẽ nuôi vợ chồng em thêm mười tám năm nữa, rồi những đứa kế tiếp,  có đứa nói là con sẽ mua cho ba chiếc xe truck mới để đi cắt cỏ, có đứa nói là con sẽ mua cho má một chiếc  Mẹc sơ Đì ( Mercedes ) hay một chiếc Bì Em ( BMW ) xịn đi làm neo (nail) và đi sốp binh ( shopping) ,   những đứa sau nữa thì nói là tụi con sẽ giúp ba má mua một căn nhà cho thuê,  ba  lấy tiền nhậu chơi,   má thì tha hồ mua quần áo hiệu .  Đó,  thầy thấy chưa,  vợ chồng em vẫn phây phây, có chết đâu,  và em đã làm  một bài toán xã hội vô cùng hữu hiệu là khi vợ chồng em vừa đến tuổi hưởng tiền già thì đứa con út của em cũng vừa đúng mười tám tuổi.  Bây giờ em đi cắt cỏ,  bà xã em đi làm neo lấy tiền mặt, gia đình em ở hao sinh ( housing), nhà em mua nhờ người khác đứng tên, cho thuê, lấy tiền bỏ túi.  Em nói thiệt với thầy là bác sĩ, kỷ sư làm cũng  thua em luôn . Thầy biết không, . em có đươc như  vầy là nhờ bà xã em chịu khó đẻ đó .  Rồi Dậu cười một cách thích thú và ra chìu đắc ý.

Trọng về suy nghĩ miên mang,  không lẽ mình qua Mỹ chỉ để sống như vậy sao.  Vô cùng ray rứt, nhưng để tạm giài quyết cái khó khăn cấp bách trước mắt,  Trọng không nói gì với vợ về bài toán xã hội mà Dậu đã nói với mình,  anh âm thầm thực hành và kết quả là vợ chồng Trọng có thêm đứa con thứ hai.

Sáng sớm Trọng đi bỏ báo,  trở về Trọng theo Dậu đi cắt cỏ; chiều tối đến Trọng chạy vào  đại học cộng đồng (College) học lại.  Với  tất cả sự cố gắng vươn lên của mình, cùng với trình độ sẵn có,  được thừa hưởng một nền giáo dục và đạo đức vững chắc,  Trọng ngày nay đã là một chuyên viên suất sắc trong công ty và Trọng cũng đã đươc đề bạt lên làm giám thị trong  phân xưởng của mình. Còn Phượng làthợ lắp ráp điên tử.  Gia đình Trọng bây giờ tuy không giàu có cho gì,  nhưng có thể nói gia đình Trọng  thật là vững chắt cả về mặt vật chất lấn lẫn tinh thần,  đạo đức xã hội, hạnh phúc gia đình.

Tội nghiệp cho Dậu, căn nhà song lập mà Dậu nhờ một người bà con đứng tên đã bị người này chiếm đoạt .  Còn Dậu đã phải ra tòa vì tội gây tai nạn cho một người di dân lậu nói tiếng Tây Ban Nha mà Dậu đã mướn  để cùng đi cắt cỏ vơi mình ;Dậu đã phài đền bồi cho người này một  khoản tiền rất lớn .  Ngoài ra Dậu còn bị truy  tố về tội hành nghề không có giấy phép.

Bây giờ về hưu,  Trọng sống vui thú với mảnh vuờn nho nhỏ do chính tay mình xây dựng, chăm sóc.  Trọng cũng tập tành viết lách đôi chút cho vui, cho qua những ngày tháng còn lại của cuộc đời.

Ngồi nhớ lại bài toán xã hội của Dậu,  Trọng không khỏi lấy làm buồn cười và Trọng nghĩ những bài toán đại số mà anh đã dạy cho Dậu khi còn ở quê nhà,  như  khi  chuyển vế thì phải đổi dấu, chắc chắn là Dậu chưa một lần đem ra ra ứng dụng vào cuộc sống; nhưng bài toán xã hội của Dậu chỉ cho anh,  Trọng đã phải một lần đem ra ứng dụng.  Ánh nắng đã dần đi vào trưa, Trọng vươn  vai đứng dậy, vừa đi vào nhà,  Trọng vừa huýt nho nhỏ sáo miệng một bàn nhạc mà một người bạn của Trọng đã phổ thành nhạc từ một bài thơ của anh.

Ý kiến bạn đọc
24/07/201820:44:36
Khách
OKE , cám ơn bạn , chuyển vế thì phải đổi dấu , Khánh Hòa mà
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,522,276
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến