Hôm nay,  

Phụ Nữ Chân Yếu Tay Mềm

13/10/200600:00:00(Xem: 33422)

Phụ nữ chân yếu tay mềm

Người viết: NGỌC ANH
Bài số 1122-1731-444-vb4131006

Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002.

*

Mỗi lần có dịp tới một chỗ nào đó, hai ba từng lầu, có cầu thang lên xuống, mình thủng thỉnh để ý tới những người tới lui lên xuống, nhất là những đôi nam nữ, hay vợ chồng. Để chi vậy nè "

Thang máy ở xứ Mỹ thiếu giống gì. Trong mấy cái Malls thênh thang rộng lớn thường có thiết kế loại thang máy chạy lên chạy xuống, nằm hơi xiên xiên, hai chiều lên và xuống riêng biệt nhau, có từng bậc thang, dễ bước lên và đứng yên một chỗ cho thang kéo mình đi. Những thang máy loại này có tốc độ hơi nhanh, chân bước lên phải lẹ làng. Thanh niên thiếu nữ bước dễ dàng. Còn những ông bà già, cần vịn tay cầm từ tốn cho khỏi vấp té. Ngoại trừ những người khuyết tật, sợ hãi, hay những người phải dùng xe lăn, những bà mẹ đẩy xe con nít , thì có chiếc thang máy lên xuống thẳng, thường thiết kế ở đâu đó, không xa. Thang máy loại này  dễ xử dụng, cứ bấm nút , chờ thang tuột xuống, cửa tự động mở, đẩy xe vô trong thang, chờ một chút cánh cửa tự động khép lại , bấm số là chiếc thang đưa mình lên xuống mau chóng. Mấy ông bà già ưa xài loại thang máy này. Có một lần mình nhìn thấy một họat cảnh dễ thương. Hai ông bà già nước da ngâm đen, gương mặt chất phát đâu in như là vừa từ dưới quê lên. Quê này chắc có lẽ miệt dưới xứ Mễ Tây Cơ nắng cháy.

Ông dắt tay bà, đi thập thò từng bước tới chưn thang máy loại có bậc thang, đang chạy ro ro hướng đi lên. Bà dơ chưn, ngập ngừng, rồi bước lui mấy bước, lắc đầu miệng cười móm mém. Ông già nắm bàn tay nhăn nheo của bà, kéo nhẹ trở lại chưn thang máy, bà lại dơ chưn ra, chạm nhẹ vô bậc thang, rồi vội vã lùi, rùng mình, lại cười móm mém, lắc đầu. Bữa đó là ngày thường, Mall vắng vẻ lắm. Hai ông bà cứ thập thò như vậy cả tiếng vẫn chưa lên được chiếc thang máy tự động.  Cứ bước tới rồi thụt lui. Cuối cùng ông nắm tay bà, bỏ chiếc thang máy đang chạy ro ro, đi về hướng khác, chắc kiếm cái cầu thang.

Mình không đi theo, cũng có thể hình dung, bàn tay ông luôn nắm chặt lấy bàn tay bà, dù lên hay xuống cầu thang. Đó là hai người thương nhau, lo lắng cho nhau, có hạnh phúc với nhau.

Cảnh ấy làm mình man mác cảm giác thương yêu trong lòng. Bà còn có ông nắm lấy bàn tay, đùm bọc và che chỡ.

Mình cứ hay để ý tới những đôi vợ chồng, thường là tuổi cở sồn sồn, bước lên cầu thang thường. Để chi vậy cà" Để đoán coi họ có sống hạnh phúc không, có thương yêu nhau, chăm lo cho nhau, qua cách lên xuống cầu thang. Thì kệ người ta, chú ý làm chi hỏng biết. Như là một nỗi ám ảnh. Mình ưa nhìn cảnh ấy, để đóan coi con số hạnh phúc có được bao nhiêu phần trăm trên thế gian này hay sao nè.       

Cứ mỗi lần mình nhìn thấy ông bước lên cầu thang một cách hùng dũng, mặt cứ hất lên trời , bước đi hỏng thèm ngó ngàng gì tới cái nữa kia đang ì ạch vịn cầu thang bước từng bước một lên cầu, theo sau lưng đức lang quân. Lòng mình cứ thầm nghĩ, rủi đôi giày của bà mắc kẹt một gót, hay lỡ chị bước hụt một giây, té lăn nhào, cái rồi sao ta, ổng có hay mà chụp kịp cứu bả không" Khi ổng còn đang hất mặt lên trời kìa """  

Trong suốt chiều dài cuộc đời mình, cho tới ngày hôm nay, mình đã nhìn thấy biết bao nhiêu lần cái cảnh tượng này.

Chỉ duy nhất một thời gian, mình làm việc trên "Lốt" , mình biết một người đàn ông, có thái độ che chỡ, bảo bọc người khác phái, một cách vô cùng tự nhiên, như chuyện bình thường. Đó là người xếp kho hàng chỗ mình làm việc. Ông có bề ngoài cục mịch lắm. Là người Đài Loan, ông mang cái bụng phệ y như mấy ông Ba Tàu thường đứng trước thùng nước lèo bốc khói quanh năm ở mấy quán mì Chợ Lớn. Tuổi khỏang qua 40 mươi, mặt mày chẳng có nét gì là hấp dẫn. Bình thường mình chỉ tiếp xúc qua công việc với ông. Ông có gia đình, không bao giờ thả một cử chỉ trêu ghẹo mình, cứ châm bẫm làm việc y như người cần mẩn nhất trên đời. Vậy mà ông có một cốt cách cư xử thật đàn ông.


Công việc của mình là kiểm soát hàng hóa, từ những chiếc xe hàng khổng lồ, chuyên chỡ tới từ các hải cãng. Mỗi khi xe hàng tới, là mình với ổng phóng xuống thang máy, với sổ hóa đơn, nhận hàng, kiểm hàng, để mấy nhân viên đẩy vô nhà kho chứa hàng. Phải làm thật lẹ làng vì chỗ đó trộm cắp dữ lắm. Chỗ làm việc tận trên lầu thứ tám. Phương tiện lên xuống là chiếc thang máy cũ xì, sàn rung rinh, cửa sắt đóng không khít. Khi lên cũng như lúc xuống kêu rầm rầm như xe lửa. Hai bên thang máy, dù có đóng cửa, cũng nhìn thấy qua khe hở chuyển động của hai bên thành thang máy thấy ghê. Khi xuống, thang máy thường trống trơn, nên đứng chỗ nào cũng an toàn. Khi trở lên, là lúc mang hàng đã kiểm cho vào kho. Những thùng hàng chất đầy thang máy, chỉ chừa có chút xíu chỗ vừa đủ cho hai người đứng, thường là mình với ổng...

Đứng như vậy rất sợ, vì cánh cửa sắt rung rinh, hai bên thành cửa vùn vụt chạy thấy ghê lắm. Luôn luôn ông chọn chỗ đứng sát cánh cửa, đưa cánh tay ra, ngang cửa, với thái độ che chỡ, mà cánh cửa thì không có một chỗ nào để tựa cánh tay. Ông đứng như vậy đó, suốt thời gian thang máy chuyển động, mắt nhìn thẳng, nghiêm trang. Những khi thang máy bị trục trặc, mà thường lắm, có khi vì quá cũ, có khi vì máy nóng quá, thì hai người lên xuống bằng cầu thang thường. Những lúc này, luôn luôn ông  đi trước khi mình xuống lầu, và khi trở lên , ông luôn theo sau lưng, "Coi chừng cô té ".
Cánh tay ông luôn che chỡ.
Không còn làm chỗ này cả chục năm nay, mình vẫn luôn nhớ tới người xếp cục mịch đó. Chắc chắn ông có một gia đình hạnh phúc.
Lâu lắm, mình không thấy người đàn ông nào, có thái độc chỡ che cho người phụ nữ, như ông.
Đi bộ dạo chơi, mình cũng hay ngầm quan sát chung quanh. Đường đi bộ thường có hai chiều qua lại.
Mạnh ông cứ ưởn ngực, ngước mặt lên trời mà đi. Cái nửa kia lủi thủi theo sau. Nói lỡ, rủi có thằng mất dạy nó dở trò, hay bà vấp ngã, ông có hay kịp mà giúp """

Mình có một người thím. Bà năm nay cũng vừa qua tuổi sáu mươi. Thỉnh thỏang gia đình tổ chức họp mặt ăn uống vào dịp nào đó như sinh nhật. Lần rồi có buổi họp mặt ở nhà bà chị họ, khi cô con dâu mới từ VN qua tới Mỹ. Ăn uống xong, mấy chị em, dì cháu, cậu mợ ngồi ăn chè nói chuyện chơi.  Bà thím tâm sự :

" Hồi đó tao với ổng mới cưới nhau, có cái sạp nhỏ ngoài lồng chợ Châu Đốc bán đủ thứ. Sáng sáng hai vợ chồng đi bộ ra sạp. Lần nào vừa bước ra khỏi nhà vài bước thôi là ổng nói bỏ quên cái này, cần lấy món nọ, biểu tao ra sạp trước. Tao cũng tin, cứ đi một mình như vậy. Được một lúc tao mới nghĩ ra là ổng mắc cở không muốn đi chung với tao. Trời ơi, vợ chồng mới cưới nhau mà ổng hỏng dám nắm tay tao nữa. Đi đâu tao cứ đi một mình wài như dzị à. Mình thèm muốn chết hai vợ chồng nắm tay nhau một lần".

Mà bà thím này đẹp lắm, đã từng là hoa khôi chớ hỏng dởn. Ông chú thì to lớn, đẹp trai, hai ông bà rất đẹp đôi nhau.
"Dị chớ bi giờ ổng có còn dị nữa hông"".
Cháu rắn mắc hỏi .
"Bi giờ mình đi xe hơi, hỏng đi chung chớ làm sao đi đây đi đó, còn nắm tay thì hỏng có à".
Bà thím liếc xéo ông chú, hai má đỏ hồng lên.
Nhiều ông ăn hiếp vợ dễ sợ!
Mình kể chuyện này: Vùng Tiểu Saigon trong những khu thương mại, họ thường thiết kế chỗ đậu xe nhỏ xíu, ra vô rất khó khăn. Mấy nhà thầu xây cất làm như họ tưởng rất tự nhiên thiên hạ toàn chạy xe Nhựt hết trơn. Có một cảnh thấy rõ, nghe cũng rõ.  Ông muốn de đít xe vô chỗ đậu, chắc để lúc ra dễ dàng. Chỗ đậu hẹp quá, ổng sai bà ra đứng dòm chừng cho ổng de. Bà chỉ chỏ làm sao ông  đụng nhẹ chiếc xe  đang đậu phía đối diện. Ông la rầm lên:
"ĐM…đụng rồi! Họ mà hay kêu cảnh sát tao nói mày lái cho mày mất bằng khỏi lái xe, chỉ gì như c.c…"
Bà cằn nhằn nho nhỏ:
"Ông lái chứ tui lái sao mà tui bị mất bằng".
Tiếng ông:
"ĐM…tao nói mày lái, còn trả lời tao đá mày thấy mẹ".
Thấy bà êm ru!
Hai người này chắc cũng sẽ sống với nhau, chịu đựng nhau suốt đời.
Ở chợ cũng vậy.

Nhiều khi thấy tức khi một bà nhỏ thó, ốm nhom, đứng vói vói không đụng tới cuộn bao nilong thường treo hơi cao, chỗ quầy chất rau cải. Những người đàn ông đứng gần đó, lựa lựa tỉnh bơ, coi như hỏng thấy gì hết.

Ở những chỗ bán thức ăn nhanh (fast food) cũng vậy. Tha hồ mấy ông to cao, đứng vượt mặt, lấn lướt kêu trước, mình lẹt đẹt bị đẩy lui  đứng chờ thấy bà. Thiệt tình chẳng có mãi mai lịch sự tối thiểu với đàn bà chân yếu tay mềm. Vậy mờ thử dạo qua mấy diễn đàn mà coi mấy ông than thỉ " Sống trên đất Mỹ này chó mèo trước nhất, rồi tới mấy bà …"

Mình thử đố các bạn, cứ nhìn thử coi những đôi vợ chồng lên xuống cầu thang, cứ vậy mà đoán có bao nhiêu cặp hạnh phúc"
Các ông ơi, nhớ dùm cho, phụ nữ chúng tôi chân yếu tay mềm lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,989,098
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân