Hôm nay,  

Tâm Sự Của Một Du Học Sinh

11/07/200600:00:00(Xem: 151683)

Người viết: NGUYỄN DUY AN

Bài số 1055-1664-377-vb3110706

Nguyễn Duy-An là tác giả vừa được bình chọn vào danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006. Ông  hiện là Senior Vice President, NATIONAL GEOGRAPHIC,  làm việc và cư trú tại Virginia.  Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2005, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 5 bài. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National Association of Asian American Professionals" tổ chức.

Sau khi đi một vòng chào hỏi Ban Tổ Chức và đại diện của nhiều nhóm khác nhau, tôi bước tới cuối hành lang. Tôi chưa kịp lên tiếng, hắn đã mỉm cười nhỏ nhẹ:

- Chào anh. Anh là anh Duy ở National Geographic phải không" Em là Hoàng hôm trước giúp anh đẩy xe ở siêu thị...

- Ồ. Xin lỗi. Lúc nhìn thấy cậu mình biết là quen lắm nhưng không tài nào nhớ đã gặp ở đâu! Sao thơ thẩn một mình vậy"

- Em theo một người bạn Hàn Quốc tới đây cho biết nhưng vừa tới giờ giải lao, anh ta nhập bọn với người họ rồi nên em...

- Vậy à" Để tôi đưa cậu tới làm quen với nhóm Việt Nam.

- Em không dám đâu. Chắc em phải về thôi!

- Sao vậy" Trước lạ sau quen, lo gì.

Hoàng yên lặng, thẫn thờ nhìn tôi không trả lời. Tôi đành kéo Hoàng ra ngồi bên ghế đá phía trước sân trường ngồi tâm sự.

Vừa bước ra sân, tôi vừa nghĩ lại hôm gặp Hoàng ở chợ Đại Hàn cách đây vài tuần vào một buổi chiều Thứ Sáu. Hôm đó, sau khi tan sở tôi ghé mua một ít thực phẩm Á Đông vì nhà tôi bị cảm cúm cả tuần không đi chợ được. Sau khi trả tiền, tôi đẩy chiếc xe chất đầy những thứ lẩm cẩm mua theo lời dặn của vợ, từ nấm Đông Cô tới mì ăn liền, cá khô, xì dầu... Vừa ra tới cửa, một thanh niên Á Châu ngập ngừng tới gần nói bằng tiếng Anh xin được giúp tôi mang các thứ lỉnh kỉnh ra xe. Nhìn dáng dấp rụt rè của hắn, tôi mỉm cười nói "OK". Cặp mặt hắn sáng rực nhìn tôi, nói cám ơn bằng tiếng Việt và tự giới thiệu tên là Hoàng. Lúc đó tôi mới nhận ra mình vẫn còn mang ID Card (thẻ làm việc) trên ngực áo nên hắn nhận ra tôi là người Việt Nam. Tôi nghĩ hắn cũng như những trẻ em Trung Học trong vùng, thỉnh thoảng ra siêu thị giúp khách hàng đẩy xe để nhận vài đồng tiền "tip" nên vui vẻ hỏi chuyện:

- Sao cậu không làm ở chợ Mỹ vừa đông khách vừa được tiền "tip" nhiều hơn"

- Em không có giấy tờ nên không xin làm ở tiệm Mỹ được anh Duy à.

- Sao vậy"

- Em sang đây du học nên không được phép đi làm.

- Ồ... Nếu thế cậu xin làm ở mấy tiệm Việt Nam họ trả tiền mặt cũng được chứ đẩy xe thì được bao nhiêu!

- Em sang đây gần một năm rồi, cũng thử nhiều chỗ nhưng...

Hoàng bỏ lửng câu nói. Cặp mắt hình như đang ngấn lệ vì tủi thân! Tôi thấy tội nghiệp hoàn cảnh của Hoàng nên đã đứng ở bãi đậu xe nghe hắn tâm sự. Tôi đã cho Hoàng số điện thoại và địa chỉ email nhưng hắn chưa hề liên lạc với tôi; và hôm nay, tôi tình cờ gặp lại hắn đang "lạc lõng" tại chỗ này. Tôi nhớ lại việc Hoàng cho tôi biết cha mẹ hắn chạy chọt sao đó nên được đi du học tự túc. Gia đình Hoàng cũng tương đối khá giả bên nhà, nhưng chỉ đủ khả năng trả tiền học, tiền thuê phòng nội trú và ngày hai bữa cơm. Hoàng đã phải lăn lộn kiếm thêm để có tiền mua kem đánh răng, xà bông tắm giặt và tiền tiêu vặt nhưng không làm sao kiếm được việc làm vì Hoàng qua Mỹ theo diện du học nên không có thẻ an sinh xã hội để đi làm. Hoàng đã đi xin làm "tiền mặt" nhiều nơi nhưng số nó lận đận nên cuối cùng chỉ biết đẩy xe giúp người đi chợ kể kiếm vài đồng tiêu vặt!

Vừa ngồi xuống ghế ghế đá, Hoàng đã nhỏ nhẹ:

- Cám ơn anh Duy. Em định gọi điện thoại cho anh mấy lần rồi nhưng cứ sợ phiền anh.

- Phiền hà gì đâu. Tôi đoán cậu vẫn chưa kiếm được việc làm nên mới theo bạn bè tới đây phải không"

- Dạ. Em không định đi, nhưng anh bạn chung phòng cứ rủ mãi nên em đi theo cho biết.

- Anh chàng dẫn cậu tới đẩy xe trước tiệm Đại Hàn phải không"

- Dạ. Em chỉ có mỗi một người bạn đó thôi.

- Cậu không chơi với những bạn Việt Nam cùng đi du học sao"

- Không anh Duy à. Hầu hết họ là "con ông cháu cha" hoặc con cháu "tư bản đỏ" bên nhà nên em không hòa nhập được.  Hầu hết họ có tài chánh dồi dào nên ăn chơi thả cửa, phần em chỉ biết cố gắng học để khỏi phụ lòng cha mẹ bên nhà. Giả như em là con gái thì dễ dàng hơn!

- Cậu nói lạ vậy" Trai gái gì cũng vậy thôi. Bây giờ người ta không câu nệ cố chấp đâu như hồi xưa nữa đâu.

- Không đơn giản như anh nghĩ đâu anh Duy ạ. Em biết vài cô du học sinh được mấy tiệm phở hay nhà hàng Việt Nam cho làm "waitress" lãnh tiền mặt, nhưng khi em tới xin người ta không nhận. Có lẽ tại khuôn mặt của em vẫn còn "ngố" quá!

- Cậu nói cũng có lý. Để vài hôm nữa mình hỏi thử một ít người quen xem sao. Nhưng cậu có dám đi quét dọn nhà vệ sinh ở các công sở vào buổi tối hay theo người ta đi làm vườn cuối tuần không"

- Dám chứ anh. Em đâu phải là công tử bột.

- Tốt. Nói thật với cậu, ngày mới sang Mỹ tôi cũng đi làm đủ thứ "hầm bà lằng xíu quách" để kiếm thêm tiền... Hôm nào rảnh cứ gọi điện thoại cho mình. Thỉnh thoảng gặp gỡ vài người Việt trong vùng để làm quen, đừng ngại.

- Có anh giúp thì em "OK" liền.

- Không ai giúp mình tốt như tự mình giúp chính mình đâu!

- Em đã cố gắng nhiều rồi, nhưng người ta còn dè dặt lắm vì họ nghĩ em cũng là "con ông cháu cha" mới được đi du học. Cuối cùng em chỉ chơi thân với người bạn Hàn Quốc cùng trọ chung phòng ở trường.

- Sắp hết giờ giải lao rồi, cậu cứ đi vào ngồi với tôi.

- Em không dám đâu. Anh ngồi trên bàn Ban Tổ Chức... Em sợ!

- Nhằm nhò gì. Họ sẽ nghĩ cậu là người phụ tá của tôi. Đi nào.

- Dạ. Cám ơn anh nhiều lắm. Nếu không gặp anh chắc em đành trở về thôi chứ không biết nhập vào nhóm nào cả vì đám du học sinh tụi em đâu có ai tham gia vào những sinh hoạt này... Chỉ có Việt kiều thôi!

- Nói tầm bậy. Việt gì cũng là Việt cả, cũng máu đỏ da vàng, cũng Con Rồng Cháu Tiên. Từ từ rồi cậu sẽ hiểu. Nếu các cậu cũng cố chấp như thế thì đừng trách tại sao không hội nhập được với cộng đồng người Việt ở bên đây. Các cậu sang đi học chứ đâu phải làm chính trị. Lo học cho giỏi rồi tính sau.

- Dạ. Em và nhiều du học sinh khác cũng nghĩ như thế, nhưng hoàn cảnh chính trị và thái độ của mọi người làm chúng em bị cô lập nên muốn hay không cũng phải ngả theo đám "con ông cháu cha" để tìm chỗ dựa.

Nói rồi hắn lẽo đẽo theo tôi đi vào hội trường. Vừa đi tôi vừa nghĩ không biết lát nữa sẽ giới thiệu Hoàng với đám sinh viên Việt Nam như thế nào để tránh hiểu lầm. Những người như Hoàng, nếu được nâng đỡ, sẽ dễ dàng học thành tài và có cơ hội trở về giúp dân Việt thăng tiến về khoa học kỹ thuật, khác hẳn với những du học sinh "giầu có" hay "con ông cháu cha" chỉ biết ăn chơi hưởng thụ.

Tôi nhớ lại một câu tiếng Anh: "Yesterday is history, tomorrow is a mistery, today is a gift, that s why we call it the present" và tự hỏi không biết mình nên làm gì với hoàn cảnh hiện tại của thế hệ trẻ "du học tự túc" như Hoàng. Liệu rồi một vài con én có đem lại mùa xuân cho mấy chục triệu dân đang lầm than trong nước được không"

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,803
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Nhạc sĩ Cung Tiến