Hôm nay,  

Tiếng Anh Tiếng Tôi

02/07/200600:00:00(Xem: 227658)

Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Bài số 1048-1657-370-vb8020706

*

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ 26 của cô, với lời ghi  của người viết: “Để chào đón các thầy cô với lòng biết ơn, và các Anh Chị ở khắp nơi trên thế giới về dự họp mặt CHS Ngô Quyền Biên Hoà July 06.”

*

Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại những cổng lên máy bay ở các phi trường, người Mỹ gốc châu Âu  vẫn chiếm đa số vì họ rất chịu khó chi tiền cho những chuyến vacation ngắn ngày, giá khá cao khi mùa hè bắt đầu.

Đủ thứ ngôn ngữ được nghe tại đây từ tiếng Pháp thanh tao được chọn làm ngôn ngữ để nói với người yêu, tiếng Đức nặng nề như một con chim gần đất xa trời, vẫn còn thích hót líu lo.  Và dĩ nhiên, ở ngay đất nước Mỹ, tiếng Mỹ vẫn là ngôn ngữ chính. Ở cổng chờ số một 12A, hai hàng ghế chỗ gần như không còn chỗ trống, có người ngủ gà ngủ gật vì mắc bệnh kinh niên thiếu ngủ của đại đa số người Mỹ, có người chơi game trên laptop của mình.

Giữa đám đông hành khách có một gia đình người Nhật gồm bốn người chuyện trò với nhau rôm rả bằng tiếng Nhật nghe như tiếng máy của một chiếc Honda Accord đã chạy vài trăm ngàn miles, sắp bị overheat. Họ tưởng là không có ai hiểu tiếng Nhật giữa đất nước hợp chủng quốc nên tha hồ đưa ra ý kiến và phê bình người Mỹ bản xứ.

Chàng thanh niên người Nhật mở lời trước:

- Thức ăn trên máy bay của Mỹ dở ơi là dở, không bằng một phần Shushi của mình,  cái Sandwich lại bỏ đầy mustard vừa hôi vừa nhạt nhẽo, con nuốt không vô, nên bây giờ đói bụng kinh khủng.

Cô em tiếp lời:

- Đất nước giàu mạnh nhất thế giới mà không dám dọn thức ăn hợp với khẩu vị du khách, món nào trên máy bay cũng có mùi lạ lạ, khó ngửi!

Ông bố đưa ý kiến, còn nặng nề hơn:

- Đã vậy, cái ông Mỹ mập ngồi bên cạnh ba, ăn như cọp suốt cả thời gian bay 8 tiếng, chắc tại vậy nên người có mùi hôi làm phiền người ngồi cạnh.

Bà mẹ đưa ra kết luận rất là một chiều:

- Hèn chi họ bán nhiều dầu thơm để che mùi hôi.

Một thanh niên Mỹ ngồi cạnh họ vẫn cắm cúi trên laptop suốt cuộc đối thoại, kiên nhẫn bằng một thứ tiếng Nhật thành thạo đã được đào tạo từ Linguistic của Academic Navy, anh góp chuyện:

- Ô nói về mùi, các ông bà có thấy có mùi gì lạ lạ ở hàng ghế này không"

Cả gia đình du khách người Nhật tái mặt, bẽn lẽn đứng dậy ôm những túi xách đầy hàng "Made in USA" vừa thơm phức, vừa rẻ, cun cút di chuyển ra khỏi những hàng ghế ngồi chờ.

. . .

Ngẫu nhiên, cùng thời gian đó, ở phi trường Frankfurt bên Đức, một gia đình du khách người Mỹ gốc Việt đang xếp hàng trước quầy vé.  Nhìn những cái Passport màu xanh đậm của công dân Hoa Kỳ, cô tiếp viên tóc dài báo cho những người du khách biết bằng tiếng Anh, máy bay bị trễ, họ phải chờ thêm 10 tiếng nữa rồi cô bán vé người Đức tóc dài màu mặt trời, mắt xanh quay sang cô đồng nghiệp ở quầy bên cạnh, nói bằng tiếng Đức:

- Tụi Châu Á này may mắn hơn mình, được sống ở Mỹ, đất nước giàu nhất thế giới, cho tụi nó chờ máy bay bữa nay cho bỏ ghét

Cô tiếp viên tóc ngắn bên cạnh quay qua bạn, ngây thơ:

- Họ vẫn còn dư thì giờ, còn hơn một tiếng nữa chuyến bay 732 về lại Mỹ mới cất cánh mà!

Cô tóc ngắn im lặng, có vẻ không đồng ý nhưng không trả lời.  Người đàn ông Mỹ gốc Việt Nam cũng im lặng, nhưng không bỏ sót một lời đối thoại nào.   Anh đã hoàn tất chương trình Cử nhân ở Tây Đức vào những năm 1973-1977 nên dĩ nhiên anh hiểu toàn bộ lời hai cô tiếp viên hàng không người Đức.  Anh đang suy nghĩ sắp đặt lời nói thì một nam nhân viên phi trường khác đi đến, hỏi hai cô nhân viên:

- Mọi chuyện vẫn tốt đẹp chứ hả"

Hai cô cùng cất tiếng: "thưa vâng, trời hôm nay tốt, không có chuyến bay nào trễ !"

Ông nhân viên phi trường Frankfurt trong đồng phục màu xanh đen sắp di chuyển sang quầy vé khác thì người hành khách Mỹ gốc Việt Nam tiến lên, bằng một thứ tiếng Đức hơi cứng, nhưng rất academic, anh lịch sự:

- Xin lỗi, hình như có sự hiểu lầm ở đây, cô tiếp viên tóc dài vừa nói với chúng tôi chuyến bay số 732 bị trễ, chúng tôi phải chờ thêm 10 tiếng nữa.

Ngạc nhiên tột độ, há hốc miệng, cô tiếp viên tóc dài nhìn người hành khách trước mặt mình như người vừa về từ hành tinh khác.

Dĩ nhiên sau đó, gia đình người du khách Mỹ gốc Việt vẫn lên máy bay kịp giờ đúng thời khoá biểu.  Trước khi lên máy bay, khi đưa vé cho cô tiếp viên hàng không tóc dài, anh còn hóm hỉnh:

- Cảm ơn cô đã cho tôi có cơ hội ôn lại tiếng Đức đã lâu rồi không có dịp dùng đến.

. . .

Một thời gian khác, trong khách sạn Double Tree ở St. Louis, cô gái Việt Nam dậy sớm đi từ phòng mình ở tầng thứ mười hai xuống Fitness Room ở tầng một trong khách sạn để tập thể dục như thói quen, không thể thiếu mỗi ngày, tóc cô quấn cao, và giữ lại bằng cây viết chì vì những cái cây cột tóc đủ màu đã bị bỏ quên ở nhà.  Chiếc thang máy ngừng lại ở tầng thứ chin, có hai người da trắng bước vào, cửa thang máy vừa đóng lại, cô gái gốc Châu Âu nói với anh bạn bằng tiếng Pháp:

- Anh coi kìa, con nhỏ này gài cây viết chì lên đầu, nó có bất bình thường không"

Như một tia chớp lóe lên trong bán cầu não bên trái chuyên về ngôn ngữ, vốn liếng tiếng Pháp của bảy năm Trung học đã lâu không dùng đến, được dịp soi rọi, cô gái Việt Nam trả lời:

- Không tôi vẫn bình thường, tôi chỉ quên mang theo cái kẹp tóc.  Là con gái cô cũng hiểu có nhiều cách để giữ tóc cao lên, đúng không"  Cũng như có nhiều cách để phán xét người khác phải không"

Cô gái Pháp đỏ mặt lên, nói không ra lời, trong lúc người thanh niên bối rối xin lỗi:

- Xin lỗi, em tôi còn vụng dại, cô đừng trách nó.

. . .

Và ở ngay thung lũng hoa vàng của người Việt Nam lưu vong ở Mỹ, ở một tiệm cho thuê Video của người Việt, một cô gái Mỹ gốc Phi Châu bước vào, cắm cúi xem xét những phim Mỹ loại dành cho người lớn, anh thanh niên đứng sau quầy hàng nói với bạn qua điện thoại:

- Mày chờ tao một chút, để con nhỏ Mỹ này ra khỏi tiệm tao sẽ đóng của đến nhà mày ngay, còn sớm mà!

- …

- Tụi Mỹ đen này chắc là chỉ coi phim sex, mà loại đó tiệm tao không có nhiều, chắc là nó sẽ ra khỏi tiệm soon.

Cô gái ngước đôi mắt có hàng lông mi cong dài đẹp tự nhiên, nhưng tròng trắng nhiều hơn tròng đen của người Mỹ gốc Phi Châu, trả lời bằng tiếng Việt rất sành sỏi:

- Anh yên tâm, tôi sẽ ra khỏi tiệm ngay, tôi chỉ vào look around thôi, không có ý định mướn phim.

Một lần nữa, có một cái miệng há hốc khác hình chữ O giống như vẻ ngạc nhiên tột độ của cô tiếp viên hàng không tóc dài ở phi trường Franhfurt…


Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,447
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Nhạc sĩ Cung Tiến