Hôm nay,  

Tiếng Anh Tiếng Tôi

02/07/200600:00:00(Xem: 227662)

Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Bài số 1048-1657-370-vb8020706

*

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ 26 của cô, với lời ghi  của người viết: “Để chào đón các thầy cô với lòng biết ơn, và các Anh Chị ở khắp nơi trên thế giới về dự họp mặt CHS Ngô Quyền Biên Hoà July 06.”

*

Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại những cổng lên máy bay ở các phi trường, người Mỹ gốc châu Âu  vẫn chiếm đa số vì họ rất chịu khó chi tiền cho những chuyến vacation ngắn ngày, giá khá cao khi mùa hè bắt đầu.

Đủ thứ ngôn ngữ được nghe tại đây từ tiếng Pháp thanh tao được chọn làm ngôn ngữ để nói với người yêu, tiếng Đức nặng nề như một con chim gần đất xa trời, vẫn còn thích hót líu lo.  Và dĩ nhiên, ở ngay đất nước Mỹ, tiếng Mỹ vẫn là ngôn ngữ chính. Ở cổng chờ số một 12A, hai hàng ghế chỗ gần như không còn chỗ trống, có người ngủ gà ngủ gật vì mắc bệnh kinh niên thiếu ngủ của đại đa số người Mỹ, có người chơi game trên laptop của mình.

Giữa đám đông hành khách có một gia đình người Nhật gồm bốn người chuyện trò với nhau rôm rả bằng tiếng Nhật nghe như tiếng máy của một chiếc Honda Accord đã chạy vài trăm ngàn miles, sắp bị overheat. Họ tưởng là không có ai hiểu tiếng Nhật giữa đất nước hợp chủng quốc nên tha hồ đưa ra ý kiến và phê bình người Mỹ bản xứ.

Chàng thanh niên người Nhật mở lời trước:

- Thức ăn trên máy bay của Mỹ dở ơi là dở, không bằng một phần Shushi của mình,  cái Sandwich lại bỏ đầy mustard vừa hôi vừa nhạt nhẽo, con nuốt không vô, nên bây giờ đói bụng kinh khủng.

Cô em tiếp lời:

- Đất nước giàu mạnh nhất thế giới mà không dám dọn thức ăn hợp với khẩu vị du khách, món nào trên máy bay cũng có mùi lạ lạ, khó ngửi!

Ông bố đưa ý kiến, còn nặng nề hơn:

- Đã vậy, cái ông Mỹ mập ngồi bên cạnh ba, ăn như cọp suốt cả thời gian bay 8 tiếng, chắc tại vậy nên người có mùi hôi làm phiền người ngồi cạnh.

Bà mẹ đưa ra kết luận rất là một chiều:

- Hèn chi họ bán nhiều dầu thơm để che mùi hôi.

Một thanh niên Mỹ ngồi cạnh họ vẫn cắm cúi trên laptop suốt cuộc đối thoại, kiên nhẫn bằng một thứ tiếng Nhật thành thạo đã được đào tạo từ Linguistic của Academic Navy, anh góp chuyện:

- Ô nói về mùi, các ông bà có thấy có mùi gì lạ lạ ở hàng ghế này không"

Cả gia đình du khách người Nhật tái mặt, bẽn lẽn đứng dậy ôm những túi xách đầy hàng "Made in USA" vừa thơm phức, vừa rẻ, cun cút di chuyển ra khỏi những hàng ghế ngồi chờ.

. . .

Ngẫu nhiên, cùng thời gian đó, ở phi trường Frankfurt bên Đức, một gia đình du khách người Mỹ gốc Việt đang xếp hàng trước quầy vé.  Nhìn những cái Passport màu xanh đậm của công dân Hoa Kỳ, cô tiếp viên tóc dài báo cho những người du khách biết bằng tiếng Anh, máy bay bị trễ, họ phải chờ thêm 10 tiếng nữa rồi cô bán vé người Đức tóc dài màu mặt trời, mắt xanh quay sang cô đồng nghiệp ở quầy bên cạnh, nói bằng tiếng Đức:

- Tụi Châu Á này may mắn hơn mình, được sống ở Mỹ, đất nước giàu nhất thế giới, cho tụi nó chờ máy bay bữa nay cho bỏ ghét

Cô tiếp viên tóc ngắn bên cạnh quay qua bạn, ngây thơ:

- Họ vẫn còn dư thì giờ, còn hơn một tiếng nữa chuyến bay 732 về lại Mỹ mới cất cánh mà!

Cô tóc ngắn im lặng, có vẻ không đồng ý nhưng không trả lời.  Người đàn ông Mỹ gốc Việt Nam cũng im lặng, nhưng không bỏ sót một lời đối thoại nào.   Anh đã hoàn tất chương trình Cử nhân ở Tây Đức vào những năm 1973-1977 nên dĩ nhiên anh hiểu toàn bộ lời hai cô tiếp viên hàng không người Đức.  Anh đang suy nghĩ sắp đặt lời nói thì một nam nhân viên phi trường khác đi đến, hỏi hai cô nhân viên:

- Mọi chuyện vẫn tốt đẹp chứ hả"

Hai cô cùng cất tiếng: "thưa vâng, trời hôm nay tốt, không có chuyến bay nào trễ !"

Ông nhân viên phi trường Frankfurt trong đồng phục màu xanh đen sắp di chuyển sang quầy vé khác thì người hành khách Mỹ gốc Việt Nam tiến lên, bằng một thứ tiếng Đức hơi cứng, nhưng rất academic, anh lịch sự:

- Xin lỗi, hình như có sự hiểu lầm ở đây, cô tiếp viên tóc dài vừa nói với chúng tôi chuyến bay số 732 bị trễ, chúng tôi phải chờ thêm 10 tiếng nữa.

Ngạc nhiên tột độ, há hốc miệng, cô tiếp viên tóc dài nhìn người hành khách trước mặt mình như người vừa về từ hành tinh khác.

Dĩ nhiên sau đó, gia đình người du khách Mỹ gốc Việt vẫn lên máy bay kịp giờ đúng thời khoá biểu.  Trước khi lên máy bay, khi đưa vé cho cô tiếp viên hàng không tóc dài, anh còn hóm hỉnh:

- Cảm ơn cô đã cho tôi có cơ hội ôn lại tiếng Đức đã lâu rồi không có dịp dùng đến.

. . .

Một thời gian khác, trong khách sạn Double Tree ở St. Louis, cô gái Việt Nam dậy sớm đi từ phòng mình ở tầng thứ mười hai xuống Fitness Room ở tầng một trong khách sạn để tập thể dục như thói quen, không thể thiếu mỗi ngày, tóc cô quấn cao, và giữ lại bằng cây viết chì vì những cái cây cột tóc đủ màu đã bị bỏ quên ở nhà.  Chiếc thang máy ngừng lại ở tầng thứ chin, có hai người da trắng bước vào, cửa thang máy vừa đóng lại, cô gái gốc Châu Âu nói với anh bạn bằng tiếng Pháp:

- Anh coi kìa, con nhỏ này gài cây viết chì lên đầu, nó có bất bình thường không"

Như một tia chớp lóe lên trong bán cầu não bên trái chuyên về ngôn ngữ, vốn liếng tiếng Pháp của bảy năm Trung học đã lâu không dùng đến, được dịp soi rọi, cô gái Việt Nam trả lời:

- Không tôi vẫn bình thường, tôi chỉ quên mang theo cái kẹp tóc.  Là con gái cô cũng hiểu có nhiều cách để giữ tóc cao lên, đúng không"  Cũng như có nhiều cách để phán xét người khác phải không"

Cô gái Pháp đỏ mặt lên, nói không ra lời, trong lúc người thanh niên bối rối xin lỗi:

- Xin lỗi, em tôi còn vụng dại, cô đừng trách nó.

. . .

Và ở ngay thung lũng hoa vàng của người Việt Nam lưu vong ở Mỹ, ở một tiệm cho thuê Video của người Việt, một cô gái Mỹ gốc Phi Châu bước vào, cắm cúi xem xét những phim Mỹ loại dành cho người lớn, anh thanh niên đứng sau quầy hàng nói với bạn qua điện thoại:

- Mày chờ tao một chút, để con nhỏ Mỹ này ra khỏi tiệm tao sẽ đóng của đến nhà mày ngay, còn sớm mà!

- …

- Tụi Mỹ đen này chắc là chỉ coi phim sex, mà loại đó tiệm tao không có nhiều, chắc là nó sẽ ra khỏi tiệm soon.

Cô gái ngước đôi mắt có hàng lông mi cong dài đẹp tự nhiên, nhưng tròng trắng nhiều hơn tròng đen của người Mỹ gốc Phi Châu, trả lời bằng tiếng Việt rất sành sỏi:

- Anh yên tâm, tôi sẽ ra khỏi tiệm ngay, tôi chỉ vào look around thôi, không có ý định mướn phim.

Một lần nữa, có một cái miệng há hốc khác hình chữ O giống như vẻ ngạc nhiên tột độ của cô tiếp viên hàng không tóc dài ở phi trường Franhfurt…


Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,447
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Nhạc sĩ Cung Tiến