Hôm nay,  

Lão Bắc

04/06/200600:00:00(Xem: 138070)

Người viết: Lê Viết Quang

Bài số 1026-1635-348-vb8040606

*

Tác giả Lê Viết Quang là cư dân thành phố Papillion, NE. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hai Chị Em”, một truyện ngắn về lớp tuổi bé thơ trong cảnh gia đình tan vỡ. Lần này, bài viết thứ hai, là chuyện một nhân vật tuổi ngoài 60, cho thấy thêm một cách viết tinh tế, chừng mực.  

*

Lão vừa đi làm về đến nhà đã thấy nàng vừa nói chuyện điện thoại vừa tìm chìa khóa xe. Chắc là lại đi shopping nữa chứ gì" Biết ngay mà.

Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à" Đang on sale hả chị" Mở cửa tới mười giờ tối" Chị chờ em với nha, đường đó em chưa lái xe qua lần nào. Chị bảo sao" Constructions" Họ đang sửa đường à" Đường khác" Em không quen lái xa lộ. Thôi, em đi với chị cho chắc ăn. Chờ em chút mà. Vâng, mươi lăm phút nữa em tới ngay."

Lão vào phòng tắm vặn nước, chìa hai ngón tay dưới cái vòi thử xem nước đã ấm chưa. Có tiếng nói văng vẳng vọng vào, nhưng tiếng nước chảy làm lão nghe không rõ. Chắc là lại cái câu quen thuộc: "Em đi tí việc, có cơm sẵn trên bếp đấy bố mày nhá."

Lão rút cái khăn treo trên cái móc cửa lau vội rồi bước ra. Có tiếng điện thoại reo. "Hello, chị Châu à" Vâng, nhà tôi mới vừa đi đấy thôi, chắc là đang trên đường tới. Dạ, chào chị." Lão cười gượng, cúp máy, thở dài. Quay người đứng trước gương, lão nhìn mái tóc ướt lào xòa trên trán. Hình như là tóc ít bạc hơn khi còn ướt. Lão ghé sát mặt vào gương dò xem mớ tóc ướt phủ lên cánh mày rậm bên trái.

Mới đó mà đã mười bốn năm rồi kể từ khi đến Mỹ. Lão nghĩ thầm. Tóc lão bạc gần trắng cả đầu, không kém gì mái tóc của mẹ lão năm xưa. Vợ lão cũng chả còn trẻ đẹp như xưa nữa. Tóc nàng cũng đã lấm tấm bạc, da mặt nàng cũng đã có nếp nhăn khi cười. Nhưng có lẽ lão là người chóng già hơn. Chả tuần nào là nàng chẳng đi shopping với mấy bà bạn cùng làm nail. Không biết cô ấy mua giầy làm gì mà lắm thế. Chỗ nào cũng thấy giầy, trên cái kệ ở ngưỡng cửa có đến chục đôi giầy, gót thấp, gót cao đủ cả. Có đôi cái gót nhọn, mong manh như que củi khô, lão tưởng chỉ cần đứng ẹo người một tí là có thể gãy. Mở cái tủ treo quần áo cũng lại gặp giầy, nghiêng ngửa trên nền thảm, còn mới tinh, có mang bao giờ đâu. Còn nữa, nào những áo quần, hang hà xa số. Có cái mua về treo đó ba năm vẫn chưa mặc. Thế mà tuần nào nàng cũng chăm xem báo. Tin quan trọng ở trang đầu nàng chỉ lướt qua, rồi xuýt xoa như ăn phải ớt khi giở đến mấy trang quảng cáo giầy dép, áo quần với giá on sale có mấy con số 99 in to lên ở đằng sau...

So với đám bạn cùng lứa thì lão là người lấy vợ muộn nhất. Bốn mươi sáu tuổi lão mới lập gia đình. Vợ lão nhỏ hơn lão đến mười lăm tuổi. Gái lỡ thời mà, người ta hay bảo thế. Ở cái thời ấy, ba mươi mốt tuổi mà chửa có chồng, chẳng gọi là lỡ thời thì còn gọi là gì nữa. Thế mà trông cô ấy đẹp lắm ngày lão mới quen. Lão cứ tít mắt lên khi trông thấy cô ấy cười duyên với lão ở cái quán cà phê mỗi buổi sáng lão ghé sang. Trông lão cũng chẳng tệ, ngoài tuồi tứ tuần mà dáng dấp vẫn bảnh bao, làn da đen dạn dày sương gió. Cả xóm ai cũng biết lão mới được thả về từ trại cải tạo ngoài miền Bắc. Gia đình lão chẳng còn ai, chỉ còn mỗi bà mẹ già bán rau muống ở khu chợ chiều ngoài thị trấn.

Hôm lão mang cái túi vải rách từ trại về đến đầu ngõ, mẹ lão đang quét rác trước hiên nhà. Bà thật không nhìn ra đấy là con mình. Khi lão đến gần và nhếch mép cười thì bà mới nhận ra. Bà bảo người ta dù gương mặt có đổi thay theo năm tháng, nhưng cái miệng cười chả bao giờ khác đi. Mà quả thật như vậy, khi vào đến sân nhà trông thấy mẹ già trước hiên, lưng còng thêm, tóc bạc trắng đầu, nhưng khi bà nhận ra lão là con mình và nở nụ cười trước khi khóc vì mừng, thì lão biết ngay đấy là mẹ lão. Bà ôm chầm lấy lão khóc thật to, lão cũng không cầm được nước mắt. Hai mẹ con cứ đứng ở sân mà khóc. Hàng xóm kéo đến chúc mừng mẹ con lão, đám trẻ con cứ nhìn lão chăm chăm, lão cũng chẳng biết chúng nó con nhà ai. Mười hai năm rồi, đổi thay nhiều lắm. Cây xoài trước cửa, cái gốc to một người ôm không giáp. Ngày lão ra đi, nó chỉ to bằng bắp vế lão.

Thế là nhà bây giờ có mẹ có con. Bạn bè lão đời binh nghiệp có đứa cũng được tha về trước hay sau lão, nhưng chả đứa nào hỏi han đứa nào. Thời buổi khó khăn mà, vả lại mới được về, chính quyền địa phương vẫn để ý lắm. Không khéo lại bị vào trại cải tạo lần nữa là xong đời. Nên hồn ai nấy giữ. Chả ai tin được ai.

Đây là lúc làm lại cuộc đời. Làm lại cuộc đời thì phải có cái gì khác đi mới được. Phải cưới vợ. Đúng rồi. Tuổi lão đã gần năm mươi. Phải có con để nối dõi tông đường chứ. Mẹ lão bảo vậy. Thế là cô bán hàng cà phê trở thành vợ lão. Lão vui lắm, nhưng có lẽ mẹ lão là người mừng nhất. Con bà nay vẫn còn sống, trở về đây bằng xương bằng thịt, nó có vợ, rồi bà sẽ có cháu bồng, quí hóa quá, mà cháu trai cho bà nhá. Ước mơ của mẹ lão thật đơn giản thế mà bà chẳng bao giờ được thấy. Bà ngủ hoài không dậy khi cô con dâu vào phòng đánh thức bà sau một đêm hè nóng bức.

Bây giờ lão chỉ còn có cô vợ, trẻ hơn lão mười lăm tuổi. Hằng ngày lão đi làm thuê vớ vẩn cho người ta, ai thuê gì lão làm nấy. Vợ lão vẫn bán quán cà phê. Lão để ý có mấy thằng cứ liếc trộm vợ lão hoài, mà cô ấy còn liếc mắt và cười mới tức chứ. Có lần lão nhắc khéo, cô ấy làm ầm lên: "Chả nhẽ buôn bán mà cái mặt lúc nào cũng chầm dầm như đưa ma à"" Lão cụt lời. Ngày trước làm sĩ quan, nói lính phải xanh mặt. Thế mà bây giờ vợ lại quát vào mặt mình như thế thì có ức không cơ chứ! Đùng một cái, có tin những quan chức chế độ cũ được sang Mỹ theo diện HO. Lão mừng như mở cờ trong bụng. Phen này thì tớ đem vợ tớ sang Tây. Chỉ nghĩ đến chuyện đi Mỹ là lão cười thầm.

Ngày mới sang Mỹ, lúc còn ăn trợ cấp, lão đi làm nhà hàng lấy tiền mặt. Đứng trong bếp rửa bát đĩa vừa nóng vừa mệt suốt cả ngày, lại bị mụ chủ người Tàu la mắng òm sòm mỗi khi lão sơ ý làm vỡ cái bát, cái ly. Tối về lão đi học Anh văn ở một nhà thờ Tin Lành cách xa nhà chừng năm phút lái xe. Vợ lão ở nhà trông con, rảnh rỗi cuối tuần thì ra làm cho cái tiệm tạp hóa của hai vợ chồng lão Tốt. Nghe nói hai vợ chồng lão ấy sang Mỹ ngay sau năm 75. Bây giờ thì đã có cơ ngơi, giàu nhất vùng này. Cái lão Tốt già mà mất nết. Hắn cứ đứng chết trân nhìn vợ mình hoài, còn cười cợt, chọc ghẹo nàng lúc không có bà Tốt bên cạnh. Thật đáng ghét! Thế mà bố mẹ hắn lại đặt cho hắn cái tên là Tốt lúc hắn mới chào đời. Nghỉ, nghỉ ngay! Thôi, không làm cho hắn nữa!

Lão chạy đầu này, hỏi han nơi nọ và tìm cho vợ được chỗ làm nail. Xem ra cái nghề nail an toàn hơn, bởi các khách hàng độc chỉ đàn bà. Mà đàn bà thì dễ quen nhau, lại hay có máu đi mall, mua sắm. Thứ gì cũng thấy cần, nhưng mang về đến nhà để đó ba năm vẫn chưa sờ đến.

Lão nghĩ bâng quơ, thở dài, ngồi phịch xuống ghế sa-lông, ngắm cái hình gia đình treo ở phòng khách.

- Thằng Nam đâu rồi" Chắc là lại tụm ba tụm bảy với mấy thằng bạn Mỹ chứ gì. Đi tới khuya cho mà xem. Đã dặn rồi, đi đâu thì đi, đến mười rưỡi là phải có mặt ở nhà. Thế mà nó có nghe đâu. Lão chặc lưỡi. Thôi kệ, đang lúc nghỉ hè mà. Nó đã chả học bù đầu bù cổ cả năm rồi sao. Cuối tuần mẹ nó lại bắt đi làm nail thêm để có tiền tiêu vặt. Vậy mà nó vẫn thỉnh thoảng ngửa tay xin tiền mẹ. Chả biết nó mua cái giống gì mà bao nhiêu tiền cũng hết. Mới thấy nó có cái cell phone tuần rồi, vứt ở ghế sa-lông. Lão nhặt lên đem cất thì nó bảo không dùng nữa. "Xưa rồi, bây giờ phải xài cái loại này cơ." Nó nói chuyện với lão nửa tiếng Việt, nửa tiếng Mỹ, rồi móc ở cái túi quần jean ra cái cell phone mỏng dính như cái băng cassettes nhạc tiền chiến của Chế Linh mà lão hay nghe hồi mới sang Mỹ.

Trông nó bận cái quần mới ngứa mắt chứ. Đã bảo là kéo lên hẳn hoi, thế mà nó cứ để cái đáy xệ đến ngang đầu gối, mông thì lại lòi ra trông phát tức. Lắm lúc lão phát cáu, quát lên ầm ỹ, nhưng nó bảo phải mặc như thế mới cool. Nó vừa nói vừa nhìn trừng trừng vào mặt lão. Tiên sư cha mầy, nói chuyện với bố mà dám trố mắt lên à" Nó lại bảo như thế mới lịch sự. Ở Mỹ nói chuyện phải nhìn vào mặt nhau mới là người lễ phép, mới tỏ vẻ thành thật, không dối gian. Phải rồi. Nó nói đúng. Mình đã sống ở Mỹ mười mấy năm rồi chứ có phải mới sang đâu mà không biết. Thế mà có lúc lão lại quên, cứ giữ cái kiểu nói chuyện ở Việt Nam, có khi đang nói mà lại quay lưng về phía người đối thoại.

Lão đứng dậy lững thững đi lại bếp, nhưng ngửi thấy mùi gà kho lão lại quay lên phòng khách. Ngó quanh quất, thấy tờ Việt Báo vất dưới gầm bàn, lão mới nhớ ra một điều. Lão bước đến bên bàn, mở máy computer lên để viết tiếp câu chuyện dở dang. Những lúc như vầy thì mới có hứng thú mà viết, chẳng có ai làm phiền. Nhưng bụng lão lại đói cồn cào. Nấu đại tô mì bò là xong chuyện thôi. Lão nghĩ thầm, nước bọt ứa ra dưới lưỡi. Lão bước nhanh xuống bếp, đặt cái xoong nước lên mặt lò, vặn lửa.

Trở lại phòng khách ngồi trước máy computer chờ nước sôi, lão vừa đọc lại phần đầu câu truyện ngắn mới viết tuần rồi. Chả có câu chuyện nào hay bằng chuyện của chính mình, nó vừa thật lại vừa dễ viết, khỏi phải tưởng tượng lôi thôi. Lão vừa nghĩ vừa cười thầm. Đọc lại xem nào. Chỗ này là phần nói về tác giả:

"Sinh ở ngoài Bắc, theo bố mẹ di cư vào Nam lúc mười ba tuổi. Bố chết vì bệnh thương hàn ở đồn điền cao su thời Pháp thuộc..."

Lão lấy ngón tay đẩy cặp kính cận đang xệ xuống bên cánh mũi. Lão nheo đôi mày, dán mắt vào cái màn ánh sáng hắt lên mặt lão. Chỗ này là đang lúc thực tại, phải nói về cuộc sống ở Mỹ mới phù hợp. Vì bài viết dự thi là chủ đề Viết Về Nước Mỹ cơ mà. Nhưng cần phải nói rõ chỗ này. Lý do gì mà bố mẹ đặt cho mình cái tên là Bắc. Lão gãi đầu, liếc mắt nhìn lên cái khung hình ở phòng khách, rồi nhìn xuống bàn phím.

Ơ hay, sao đến chữ Bắc khi đánh cái nút bỏ dấu "á" lại không được thế này. Chắc là thằng Nam lại lên máy chơi làm hỏng cái "sóp que" đánh tiếng Việt chứ gì. Cái thằng, đã bảo rồi, vẫn chứng nào tật nấy. Mỗi lần nó lên máy là mình phải mắc công kêu anh Tài sang sửa lại cái "sóp que" đánh tiếng Việt. Cũng may là nó không xóa mất bài viết dự thi của mình.

Có mùi gì khen khét bay lên từ bếp.

Chết rồi! Nồi nước sôi nấu mì bò! Rõ khổ! Cạn bố nó rồi còn gì. Lúc đang hứng thú viết thì có chuyện ngay. Không chuyện này cũng chuyện nọ.

Lão nhớ có hôm đang ngồi gõ bàn phím lộc cộc thì nghe tiếng vợ lão vang lên từ sau bếp:

"Bố mày rảnh giúp tôi một tay nào."

"Việc gì thế""

"Có việc cần thì mới gọi chứ."

"Chờ tí."

"Khổ chưa, nồi súp lại trào ra nữa rồi. Chồng với con! Mình bận tay không hết việc mà chẳng thấy ma nào giúp. Viết với vẽ. Lúc nào cũng viết, thi với thố. Có bao giờ thấy được cắc bạc nào đâu!"

Thế là bao nhiêu ý văn hay nhảy nhót trong đầu lão, như áng mây mong manh bị gió thổi đi, tan ra ở cuối trời.

Lê Viết Quang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,475,299
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
Nhạc sĩ Cung Tiến