Hôm nay,  

Cảm Xúc: Đêm Đầu Trên Đất Mỹ

05/04/200600:00:00(Xem: 112546)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả tên thật là Nguyễn thượng Văn Trung, mới qua Mỹ được hơn một năm. Hiện đang là machine operator cho một hãng tiện. Thư kèm bài viết đầu tiên gửi giải thưởng Việt Báo, tác giả viết nguyên văn như sau:

“Cả nhà tôi rất thích đọc những bài viết về nước Mỹ và tôi đã dành dụm tiền mua đủ bộ sách Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 đến 2005.

Đối với tôi, tôi rất biết ơn Việt Báo đã tổ chức cuộc thi và những tác giả đã viết bài dự thi. Nhờ đọc những bài này mà tôi học được biết bao bài học bổ ích và tự nhiên thu thập được nhiều kinh nghiệm quí báu cho cuộc sống ban đầu ở đất nước xa lạ này.

Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình của những người đi trước đã viết cho tôi đọc.

Xin Việt Báo nhận nó như là một lời cám ơn chân thành của tôi đối với tất cả mọi người.”

Giải thưởng Việt Báo chào mừng tác giả TiViTi - Nguyễn thượng Văn Trung. Kính chúc ông và gia đình an vui, tiến tới.

*

Đã quá lâu cho một sự đợi chờ! Nước Mỹ và tôi như đôi tình nhân quen nhau qua tờ rao kết bạn. Biết về nhau qua những bức thư tình. Cố hiểu về nhau qua những thông tin lượm lặt nhưng chưa từng diện kiến dung nhan.

Tôi đã từng cố tưởng tượng, cố hình dung một mảnh đất, một khung trời với đầy đủ vẻ quyến rũ, nhưng không tài nào có được một bức tranh đầy đủ và thỏa ý. Nước Mỹ trong tôi sao mà vừa thân thương vừa xa lạ. Thân thương vì lòng mình cứ mãi mơ về chốn ấy. Khắc khoải nhớ mong như ngóng chờ hình bóng của người yêu. Xa lạ vì người trong mộng ấy chưa một lần được nắm lấy bàn tay, chưa một lần được nhìn vào đôi mắt, chưa một lần được nhận biết mùi hương.

Ngày nhận được giấy báo tin cho một lần hội ngộ, tôi thấp thỏm đếm từng ngày và quay quắt cả trong mơ. Ngày thức giấc tôi mong đêm về thật sớm. Đêm mơ màng tôi ngóng ánh bình minh. Nhiều khi tự trách mình sao bạc tình đến vậy. Quê mình đây bao tháng ngày mình sống, sao bây giờ hửng hờ quay mặt tìm Mỹ nhân. Đành biết thế chứ làm sao phân giải. Nỗi lòng mình chỉ mình biết, thế thôi.

Rồi ngày ấy, dù lâu bao nhiêu cũng tới. Tôi bồi hồi xao xuyến như kẻ mới được yêu.

Trên máy bay vút lên trời xanh thẳm, tôi nghe như mình vỗ cánh thoát lồng chim. Mười mấy tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng, có xá gì đâu so với mấy mươi năm đợi chờ. Mắt cay xè nhưng chẳng hề chợp mắt. Cay vì mất ngủ hay cay vì nước mắt ứa bờ mi" Lạ thật nhỉ! Mình da vàng mũi tẹt, sao lại bồi hồi mong gặp kẻ tận trời Tây" Nơi mà chưa một lần mình bước tới. Chưa một lần cúi xuống đặt môi hôn.

Phút hội ngộ sao mà xao xuyến thế! Những nụ cười những ánh mắt thân thương. Tôi choáng ngợp trước hình hài đẹp đẽ. Dù có bao lần tưởng tượng cũng không ra. Từ phi cảng đến ngoài đường phố xá, người xứ gì mà vẻ mặt hồn nhiên. Chắc chẳng bao giờ mất tự do nên họ cười đôn hậu, gặp thì chào như thể đã thân quen. Trên freeway dòng xe như thác lũ, xuôi một chiều chạy mãi tận về đâu. Đường về nơi ngụ xuôi theo dòng lũ ấy, tôi thu mình ngây ngất ngắm trời mây. Thoáng một chút buồn chợt nhớ về quê xa. Mới hôm qua rời xa nơi cắt rún, nơi vẫn còn những giọt lệ đau thương. Bao năm chinh chiến đến đọa đày, chẳng còn nổi một nụ cười vô tư lự. Trái tim tôi vừa rạng rỡ với nơi hằng mong đợi, lại u sầu vì so sánh với quê hương. Nơi tôi đã lớn lên mà sao thành xa lạ, như tha hương trên chính tổ quốc mình. Thầm niệm một lời cầu cho tổ quốc của tôi.

Đêm đầu tiên tôi lang thang, không ngủ. Đã chín giờ trời vẫn sáng, lạ chưa"! Như níu kéo ngày đầu tiên gặp gỡ. Gió lạnh lùa vẫn thấy ấm con tim. Tôi cứ đi tận hưởng mùi hương mới, của đất trời của thảm cỏ cây xanh. Vùng đất này từ nay sẽ gắn bó phần đường đời còn lại của tôi ư"

Dù sao nữa, đã một lần lựa chọn, phải hòa mình sống cuộc sống tự do. Tôi vẫn biết đoạn đường dài phía trước, cả một trời thử thách bước chân tôi. Tôi vẫn biết đêm đầu đời cô dâu chú rể, hạnh phúc nào bằng nhưng là hạnh phúc chung thân. Chẳng còn đâu những ngày yêu nhau trong mộng tưởng. Chẳng còn phập phồng mong đợi những cánh thư. Kể từ nay cuộc đời là thực tiễn. Cả hai người phải bước những bước chung. Phải hiểu nhau, phải một lòng tiến bước. Dù đường đời muôn vạn những chông gai.

Từ ngày mai tôi khởi đầu cuộc sống mới. Nhất định mình sẽ làm lại từ tay không. Dù có biết cuộc đời không dễ dãi. Nhưng bền lòng hạnh phúc vẫn tầm tay.

TiViTi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,488,624
Dù chiều nay, hai mẹ con mình đã nói chuyện thật nhiều qua phôn, nhưng mẹ vẫn muốn nói thật nhiều thêm nữa.&nbsp; Nếu mỗi buổi tối con không phải học bài và mẹ cũng không có những công việc cần thiết phải làm thì chắc mẹ cứ ôm ghì&nbsp;
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.&nbsp; Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Nhạc sĩ Cung Tiến