Hôm nay,  

Ở Sàigòn ….. Nhớ Cali

23/03/200600:00:00(Xem: 125587)

KIM N.C. Cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Anaheim,bài viết được ghi từ Saigon, xin được tặng the Cai family <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

*Quê hương là….

Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày quá cố lúc nào không biết. Tuổi già nó xồng xộc kéo tới, nó lôi thêm ba cái bệnh xương cốt nhức mỏi, huyết áp nó lên xuống thất thường như nước thủy triều, rồi một ngày không đẹp trời Ôn Mệ phải dìu nhau vô ngồi đuổi ruồi trong mấy cái nhà dưỡng lão ở Westminster. Tới lúc đó có muốn ‘dìu em đi trên phố vắng….Sài Gòn’ thì cũng đã muộn rồi.

Miệng thì nói hay ho nhưng thực hiện được hay không thì đúng là ‘mưu sự tại nhân mà thành sự thì tại thiên’ cho nên mãi đến nay năm 2006, tôi lại có thêm một chuyến đi ngoài dự tính là mẹ tôi về thăm em trai tôi bị bệnh. Ôn của tôi vì thình lình nên không có vacation, phải chờ chuyến khác. Đúng là vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp. Để chuyến đi của tôi được thoải mái mà không ảnh hưởng đến màn cơm nước của chàng, tôi nấu đủ 15 hộp dinner de luxe trích dẫn trong những cuốn Gourmet cookbook không món nào giống món nào, để sau giờ tan tầm ca hai, về đến nhà chàng chỉ việc lôi ra từ ngăn đá, hâm lên, bấm nồi cơm điện thế là xong, y hệt như có mụ vợ già bên cạnh.

* Xin nhắc quý cụ dùng xe lăn…

Sau chuyến bay 17 giờ mệt mỏi. Tôi và bà cụ cũng bò được về tới Sài Gòn. Ngay tại phi trường LA. cũng như tại Taipei, mẹ tôi được các nhân viên phi trường giúp đẩy xe lăn di chuyển đi từ nơi này qua nơi khác được ưu tiên 1 và họ cho cả người nhà đi theo để các cụ yên tâm là lúc nào cũng có con cái bên cạnh. Nhưng khi đến sân bay Tân sơn nhất, xin quý cụ cao niên lưu ý, nếu quý cụ có thể còn bước đi nổi thì khi đến Sàigon xin quý cụ bỏ xe lăn đi bộ theo con cái đến quầy làm thủ tục, nếu không, quý cụ sẽ bị tách rời ra khỏi con cái bằng lối đi khác, họ từ chối thẳng thừng không cho thân nhân đi cùng (điều này đã làm cho các cụ hoảng hốt). Theo lời bà cụ tôi thuật lại, sau khi họ tách rời các cụ ra bằng lối khác, đưa các cụ ra ngồi hưởng cái nắng chói chang trên sân bay, cho các cụ leo lên cái xe không người lái vòng vo trong nắng, rồi mới đưa các cụ vào khu vục làm giấy tờ trong lúc đám con cái đi theo không hiểu được các cụ đã đi đến phương nào.

Bà con kháo nhau lúc này hải quan họ sẽ không nhận tiền tặng kẹp vào passport nữa những bằng cách khác bà con sẽ được móc ra ma rốc nhiều hơn thế nũa. Phần bà cụ tôi sau khi bị cô lập, lo sợ, đã có ít nhất 3 người đến “vô tư “ đẩy cái xe lăn, lăn bà cụ đi lung tung, lăn ra tới ngoài khu vực xe taxi mà không cần biết con cái họ đi cùng đang lo lắng cho các cụ, đang đánh vật với đám hành lý. Và bà cụ tôi đã phải móc ra đến 3 lần tiền mới lọt ra được tới bên ngoài. Riêng tôi cũng đâu có hay ho gì hơn. Vật lộn với đám hành lý mà quà thiên hạ nhiều hơn quà nhà, cũng phải chi hết 15 đô la mới thoát khỏi mê hồn trận,

Xin nhắc nhở quý cụ dùng xe lăn, khi đến Tân sơn nhất, nên bước xuống đi bộ nếu có thể, để tránh trường hợp…như một hòn bi lăn.

* Điều gì cũng có thể xảy ra

Chuyện đầu tiên phải làm ngay khi vừa tới Sàigon là tôi phải lên ngay hãng máy bay xác định chuyến bay về. Mặc dù cô bán vé của Cali. nói rằng không cần làm gì hết. Không dám đâu, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Buổi sáng sớm khi đến văn phòng bán vé, tôi lấy được số 75, thế là ngồi đấy nghe được khối chuyện vui. Có sáu cặp vợ chồng cao niên cỡ tôi cùng đi về Saigon, sau khi đi đã đời từ Hà nội lần vào Nam, họ mới đến để xác định ngày về thì mới tá hỏa ra là ngày về …xa quá người ơi. Tức là không có tên trong ngày về như đã mua, phòng vé thu xếp bằng cách chia họ ra làm 2 nhóm. Nhóm 7 người về thứ 4, nhóm 5 người về ngày thứ 6. Dĩ nhiên trong nhóm sẽ có 1 cặp vợ chồng bị tách làm đôi.Thế là có một màn bàn cãi ai sẽ bị chia uyên rẻ thúy. Rốt cuộc cả nhóm đồng ý về trễ một tuần cùng ngày. Dĩ nhiên vở kịch vui kể trên không diễn ra lịch sự êm ả như tôi viết, mà nó như vầy: cái cặp bị tách ra, anh chồng người Nam bộ thứ thiệt, xổ tiếng Đức:

- ĐM. làm ăn như cái con…., kêu manager xuống cho tui nói chuyện phải quấy chút coi…

Chị vợ thì nóng nảy tay quẹt mồ hôi, tay chỉ chỏ:

- Mẹ, đồ ăn thì nấu dở ẹt, lái thì chậm như rùa, mai mốt dzìa không mua vé nữa đâu mà ham. Chuyến này về trễ mà bị lay off là “xu“ liền.

Nhớ lại khi còn ở bên Cali, mỗi khi muốn đi Las Vegas hay bất kỳ nơi đâu, mấy đứa con tôi chỉ cần rà rà trên internet một lúc, là nó đưa cho tôi tờ giấy và bảo xong rồi, mẹ chỉ việc cầm lên phi trường là xong. Đâu có nhiêu khê như tôi ngồi chờ đến số 75. Thế mới hiểu tại sao đến giờ phút này, vẫn có nhiều cái cột đèn muốn đi Mỹ. Xin ghi lại mẫu chuyện nghe được giữa hai cây cột đèn. Một cây vừa trở về và một cây sắp ra đi:

- Bộ bác trở dzìa Cali hả"

- Dạ không, tui mua vé đi New York, ở luôn với mấy đứa con bên bển.

- Trời đất, qua chi bển" Tui đang muốn dzìa luôn muốn chết đây. Bác có biết là ở bển lạnh mà buồn muốn điên lên không hả" Bác có biết là bác sẽ được ngồi giữa bốn bức tường với cái TV không" Mà thôi, để bác đi cho thoả chí tang bồng.

Thêm một người sắp phải hát bài người di tản buồn của Nam Lộc.

* “Viết về nước Mỹ” đi lạc…

Tại tiệm sách mà tôi thích tới lui, Fahasa trên đường Nguyễn Huệ, cuốn sách thứ nhất nằm trên quầy đầu tiên như đập vào mắt mình. “Về nước Mỹ“ do nhiều người viết, nhà xuất bản Đà nẵng, mở ra bên trong tôi như gặp lại những Kim Trấn, Lê Tướng… nhưng ở đây, cuốn sách đã được in lại với mẫu bìa khác, có lá cờ Mỹ cắm trên hộp thư thay cho hình tượng Nữ thần tự do. Chắc ở bên Cali. Việt báo có được nghe chuyện này.

Cuốn sách thứ 2, tôi cầm trên tay là cuốn Phạm Duy nhớ. Sách in đẹp và được viết như hồi ký với những kỷ niệm đẹp của đời người. Hôm nay thứ 7, trên tờ báo Thanh niên, có in lại hai bài báo của hai người viết khác nhau. Bài của ông nhạc sĩ Nguyễn Lưu nào đó đả kích PhạmDuy và sự trở về, bài thứ hai chơi lại bài thứ nhất. Thôi mặc kệ để cho họ chơi nhau. Bà con sao mà nozy quá, cứ để cho thiên hạ vô tư đi thôi, ai muốn đi thì cho đi, ai muốn về thì cho về. Đây này, bà già này cũng muốn retire là về đây bán bún bò enjoy, làm gì được nhau nào, mà muốn làm gì thì làm đi.

Buồn sánh thả bộ một vòng “xưa Tự Do, nay là Đồng Khởi” mong gặp bác Phạm Duy như đã từng gặp bác ở nhà sách Văn bút bên Cali. Tuần rồi có show nhạc của PD giá vé bán đến gần 35 dollars, mà vé vẫn sold out. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được những nốt vàng son dù đã bao năm qua vẫn tung tăng nhảy nhót trên mỗi kỷ niệm của mỗi đời người.

Hai câu thư pháp dễ thương được đọc trong nhà sách ;

“Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật

thế cho nên tất bật đến bây giờ…”

Tôi đang lang thang trên con đường Tự do của Sài Gòn, tưởng đâu quên được mọi thứ chuyện trên cái cõi đời ô trọc này. Trời Sài Gòn, 12 giờ trưa nắng như đổ lửa. Cú phôn từ Cali. gọi qua là 9 giờ đêm, giọng ngái ngủ của Ôn tui:

-Mệ ơi, gần về chưa" Cali đang lạnh cóng đuôi đây nì, có biết không…"

* Saigon bụi lắm Saigon ơi…….

Đoạn đường từ phi trường về nhà cỡ 1 dặm, tôi đã phải hít thở một lượng không khí đậm đặc mùi khói xe và bụi bặm. Và quả thật, Sài gòn mùa này không vắng những cơn ….ho. Trời đất, tôi ho như chưa bao giờ được ho. Đám thuốc mang theo dự phòng từ Cali không ăn thua gì. Tôi được giới thiệu đến một cái clinic tạm gọi là đúng tiêu chuẩn Mỹ để trấn an các bác về từ Cali. Columbia Asian clinic ở bên Gia Định, có trương tấm bảng to đùng để bà con dòm thấy tên của chủ nhân ông đến từ USA. Một BS. tên Mỹ đến từ USA, 1 ông BS. Đức, 1 ông BS Phi, có nhà thuốc tây, có người mở cửa, có anh chàng BS người Việt ăn diện như ca sĩ Đàm vĩnh Hưng đi qua đi lại xực nức mùi nước hoa mà không mặc áo blouse trắng. Lạ vậy" Hay ngài BS muốn bà con bệnh nhân bữa nớ chiêm ngưỡng bộ vía áo vàng đi với cà vạt, đỏ chóe.

Tại quầy tiếp khách làm thủ tục khám, tôi bị từ chối khi tôi muốn gặp BS Mỹ. Weekend không có BS nước ngoài. Đợi 15 phút tôi được khám qua loa cho toa trả tiền với cái bill không nhẹ nhàng chút nào. Cả tiền thuốc lẫn tiền khám gần 35 dollars. Uống hết thuốc mà bệnh còn y nguyên.

Điều đánh nói ở đây là người Việt mình rất khoái cái gì mà có dính tới Mỹ. Cái chi của Mỹ là cũng số 1 hết. Nên đa số bệnh nhân tôi gặp tại phòng khám là dân địa phương có tiền có máu mặt. Dân nghèo không có tiêu chuẩn vào đây. Tiền khám bệnh bị chém 1 lần có thể mua thực phẩm nuôi sống 1 con người trong 1 tháng. Đó là một sự thực chua xót, đau lòng.

Khi rời cái clinic có cái máy chém, tôi chợt nhớ tới cái phòng khám quen thuộc của nhà thương Kaiser nằm trên con đường Harbor quen thuộc. Cú phôn từ Cali gọi qua của ông xã tôi:

- Hi honey. Đã bớt chút nào chưa"

- Chưa bớt chút nào.

- Đã đi đâu chơi chưa"

- Chưa, vẫn còn nằm nhìn trần nhà.

- Bộ ở Cali không có trần nhà hay sao mà phải bay về Sài gòn ngó mấy con thằn lằn ở bển vậy em"

-Thôi được rồi Ôn, để yên cho Mệ …ho…

* Hoi An, La Vang, Hue ngày trở lại.

Chuyến bay của buổi sáng sớm đưa chúng tôi về thăm quê hương, nơi chôn nhau cắt rún. Đà Nẵng tuyệt đẹp nghe đâu đến tháng 6 này sẽ có một chiếc cầu treo nối từ bờ biển Tiên sa tới bán đảo Sơn Trà.

Dừng chân một tối ở Hội an, vẫn cuộc sống êm ả trong khu phố cổ nhưng chung quanh thì khỏi nói. Hội An đang được đô thị hóa, tựa như một cô gái tỉnh lỵ thơm ngát mùi hương đồng cỏ nội được đem vô Sài Gòn, nâng cao sóng mũi với chất silicon, đục thêm 1 cái má lúm đồng tiền giả tạo, cấy thêm lên đôi mắt huyền vài sợi lông nheo plastic. Ôi Hội an tuổi nhỏ của tôi, còn đâu tiếng còi hụ ban trưa vang lên trong thinh vắng…..

Chúng tôi có mặt tại thánh địa La vang đúng lúc chuông nhà thờ dóng dã báo trưa. Những ngọn nến thơm ngát mùi hoa hồng được đốt lên. Chúng tôi dâng nến, đọc kinh cầu nguyện, cùng dâng lời càm tạ Đức Mẹ đã ban nhiều phép lành cho gia đình chúng tôi. Lavang buổi trưa trời âm u nắng, cả một bầu trời thinh lặng. Trên đường trở về Huế, khuôn mặt từ bi của Đức Mẹ theo tôi đi vào trong giấc ngủ.

Huế và ngôi nhà cổ của ông nội tôi ở Kim long vẫn được giữ gìn cẩn thận. Hàng chè xanh từ ngõ trước dẫn vào sân trong, những thân cau xám, hàng rào tre xanh mướt, những cây cột gỗ đen bóng,…Tôi vẫn nhớ như in bóng dáng cao lớn của ông nội tội phe phẩy chiếc quạt, ngồi trên bộ ngựa kê bên cửa sổ, dạy lũ cháu nội chúng tôi những chữ abc vỡ lòng. Giờ đây, tôi trở về tóc đã muối nhiều hơn tiêu. Lòng ngậm ngùi nhớ những buồi trưa hè oi ả, cả khu vườn rợp bóng trầm mình trong tiếng ve kêu. Nhớ những sáng tinh mơ mùi hương trầm thơm ngát nồng ấm trong gian nhà ba gia hai chái thênh thang. Nhớ món vả trộn tôm thịt, nhớ miếng hến xào….tôi rán nuốt vào tâm khảm mình những mùi thơm cay cỏ trong khu vườn xưa, lòng xót xa khi nghĩ đến ngày ra đi. Ôi những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ…

Khi Huế của tôi lên đèn, phố xá vẫn đông đảo người qua lại. Không như xưa kia, tắt nắng là thưa người. Đêm Huế có thêm những phòng trà nho nhỏ cho tây balô và ta valise có nơi tới lui thư giãn. Huế có đêm sông Hương một khoản được nhuộm đủ màu xanh đỏ bởi giàn đèn hiện đại gắn trên cầu Trường tiền sáu vại mười hai nhịp. Đã có người phát biểu cái chuỗi màu đèn làm chiếc cầu trở nên sến cu-lơ không chịu nỗi. Cầu Trường tiền màu tím, nhìn chán như chiếc áo dài nguyên thủy đã bị bàn tay của nhà thiết kế năm nào cắt xén cho hở ngực hở rốn tưng bừng. Xin trả lại cho chiếc cầu màu năm cũ.

Viết tới đây tôi bỗng nhớ tới một buổi họp mặt năm nào với VB. Bữa đó có một cô nhỏ, mình hạc xương mai, kẹp tóc ba lá, mặc chiếc áo dài lụa Kim long có vẽ hình con mắt màu xanh trên ngực áo, O nớ ơi., bữa tiệc năm xưa, O làm tui đang ở Cali mà bỗng nhớ quê nhà ray rức.

Như giờ đây, đang hít thở không khí của Sài gòn, lòng bỗng nhớ Cali của mình vô kể…

KIM N. C.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,483,143
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Nhạc sĩ Cung Tiến