Hôm nay,  

Cô Tám

20/03/200600:00:00(Xem: 124300)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Austin, Texas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình nuôi dạy con cái thành đạt trên đất Mỹ.

*

Năm 1979, gia đình Cô Tám bị Cộng sản đánh tư sản nên khánh tận. Cô Tám cùng chồng và 3 đứa con vượt biển theo dòng người đi lánh nạn Cộng sản sau ngày 30/4/75.

Gia đình cô đi trên chuyến tàu gỗ chở 105 người đi vượt biển, rất gian nguy, thập tử nhất sinh. Con tàu này đi lạc hướng, vì bị hỏng máy và phần bị bảo táp làm trôi dạt lênh đênh trên biển mất 28 ngày đêm..May nhờ một tàu đánh cá của Phi Luật Tân cứu nạn kéo vào trại tị nạn ở Palawan, khi cô đã kiệt sức vì đói lả sau 28 ngày đêm. Lần ấy nếu không cô tỉnh lại, người ta đã ném cô xuống biển để thủy táng, như 10 người đã kiệt sức chết trước đó mấy hôm. Tuy đến được bến bờ, nhưng cô lại bị bệnh dai dẳng trong 2 năm. Cũng tại nơi này cô bị mất một đứa con và bị hư thai.

Sau 3 năm ở trại tị nạn, Cô bắt đầu khoẻ lại. Gia đình cô Tám được đến định cư tại thành phố Boston. thuộc tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Nhưng gia đình cô gặp nhiều cảnh tình oan trái. Chồng cô không một lòng một dạ gầy dựng lại tương lai của gia đình nơi xứ lạ quê người. Đã thế còn bê tha với bạn bè ăn nhậu say sưa, trai gái. Ngược lại còn hành hạ đánh đập cô, hăm dọa bỏ cô cho chết.

Mặc dù gặp cảnh ông chồng quá vũ phu và tệ bạc. Cô cũng cam chịu. Cô tìm đủ mọi cách để xây dựng gia đình, nhưng chồng cô vẫn chứng nào tật đó hết thuốc chữa.

Ngày chồng cô bỏ cô, hoàn cảnh bản thân cô rất bi thảm. Cô không biết gì về nếp sống mới tại Mỹ. Tất cả đều xa lạ, trình độ học vấn yếu kém, cô phải tìm đủ mọi cách để vật lộn trước hoàn cảnh đơn thân, phải nuôi 3 con còn non dại.

Không có trợ cấp (Child support) của chồng để nuôi con, vì lý do chưa ra tòa ly dị.

Phải mất hơn mười năm sau, chồng cô về Việt Nam cưới vợ khác, mới chịu ra tòa ly dị cô. Mục đích của anh ta cũng muốn trốn tránh trả trợ cấp nuôi con. Thật ra cô cũng không cần chi số tiền 74 dô la mỗi tuần, theo án lệnh của tòa bắt chồng cô phải trả nuôi con.

Cô cũng chẳng nhận trợ cấp an sinh xã hội. Nên cuộc sống rất vất vả.

Dù có trăm ngàn khó khăn, cô vẫn quyết tâm vươn lên, một mình vất vả đi làm nuôi con. Ngày đến Mỹ cô mới bắt đầu học tiếng My, thế mà chỉ sau 3 năm tự học Anh ngữ, bằng phương pháp mỗi ngày chỉ học 5 chữ trên quyển tự điển Anh Việt, sau đó nghe radio, truyền hình, và tham dự những lớp học đàm thoại thêm tại nhà thờ, cô đã thành công như ý muốn và đàm thoại Anh ngữ dễ dàng.

Một hôm có người bạn gái đang làm ở sở Bưu điện Mỹ (US Postal Service) ở South Boston, báo cho cô biết Bưu điện đang mở khóa thi để tuyển dụng người. Cô lo sợ mình không đủ khả năng thi. Người bạn khuyến khích và hứa giúp đỡ hướng dẫn cách thi. Cô nạp đơn và chờ đợi gọi đi thi. Thật không ngờ, cô thi đạt kết quả xuất sắc, với số điểm 96/100. Số điểm chưa bao giờ có trong đợt thi của cô. Nhờ Ơn Trên dẫn dắt, cô được gọi đi làm ngay sau đó một tháng.

Ai cũng biết ở đây thi vào Bưu điện gay lắm. Những người có số điểm từ 80 đến 85/100 phải chờ có khi cả 6 tháng hoặc 1 năm mới được. Trong số cùng thi vào bưu điện, có đứa cháu cũng có bằng ''Associate Degree'', trình độ học vấn hơn cô nhiều, thế mà nó cũng thi rớt. Có lẽ vì nó quá chủ quan.. Còn cô thì rán quá sức, chăm chỉ ôn tập học hành theo bạn cô chỉ dẫn. Do đó cô đạt kết quả như ý muốn.

Thế là cô được đi làm ở Bưu điện Mỹ tại South Boston. Sau 90 ngày của thời gian tập sự, trắc nghiệm làm bán thời gian, cô được công nhân là một nhân viên tích cực và gương mẫu. Cô được tiếp nhận là nhân viên chính thức của Bưu điện tại South Boston. Đây cũng là niềm an ủi cho những nỗ lực vượt bực của cô trong cuộc chạy đua kiếm sống nơi xứ Mỹ.

Cuộc sống của cô từ ngày vào đất Mỹ, đến nay cô mới bắt đầu tạm ổn. Vì cô đã có công ăn việc làm ổn định. Giờ này chồng cô hết lý lẽ để hăm dọa cô và cũng thấy xấu hổ với cô. Bạn bè ai ai cũng bắt đầu thán phục cô. Họ khâm phục cô qua tư cách tốt và tính nhẫn nại vô bờ bến. Cô có cái thông minh hiếm có và quyết tâm kiên cường của người đàn bà Việt Nam tài đức và tiết hạnh. Cô không bao giờ bi lụy vì những tình cảm vụn vặt do tính nết đoan trang, khiến những người đàng hoàng có tư cách phải kính nể và thương mến.

Cô làm Bưu điện được 13 năm, từ năm 1986 đến năm 1999 thì không may bị tai nạn lưu thông. Sau thời gian điều trị, cô trở lại đi làm, nhưng chỉ làm được việc nhẹ do sức khoẻ yếu kém.

Thời gian tại sở làm này cô thường hay bị tên Buzzle, là chủ cai quản nhiệm sở của cô, theo đuổi ve vãn, gò ép cô. Môt phần do nhan sắc xinh đẹp và duyên dáng đã lôi cuốn hắn ta. Hắn đề nghị cưới cô làm vợ. Cô nhất định cự tuyệt. Do đó tên này thất vọng, nên hắn ta bắt đầu làm khó cô. Sau nhiều lần bị quấy rầy. Cô đưa nội vụ này ra Công Đoàn để thưa tên ''supervisor'' với tội danh là quấy rối tình dục. Cô đã thắng kiện. Tên supervisor bị khiển trách và chuyển đi nhiệm sở khác. Nhưng chính cô cũng gặp nhiều khó khăn, trù ếm. Bưu điện quyết định đưa cô đi tái khám sức khoẻ. Bác sĩ của Bưu điện bảo cô: ''Sức khoẻ kém, không còn đủ khả năng, dù làm việc nhẹ (Ligth duty). Như vậy, cô bị ép vào thế phải nghỉ việc vào cuối tháng 12 năm 1999.

Với sự tiếp sức của Công Đoàn APWU (American Postal Workers Union), cô đi kiện thưa đến nơi đến chốn, nhờ sự bênh vực của Công Đoàn, họ biết cô bị hạn chế về Anh ngữ và hiểu biết hạn chế về luật lệ của Sở Bưu điện Hoa Kỳ. Nhờ Công Đoàn phụ lực, cuối cùng Cô được chấp thuận cho nghỉ hưu non, vì lý do bệnh mất sức. Cuối cùng vào tháng 3 năm 2000, cô được quyết dịnh nghỉ hưu non vì bệnh (Disablity Retirement). Với tiền nghỉ hưu sau 13 năm làm việc cho Bưu điện Mỹ. Dù cô nghỉ việc, với số lương hưu, cũng tạm đủ cho cô sống với cuộc sống hiện nay.

Xuyên qua cuộc đời cô, từ lúc còn bé khi lên 10, cô đã có tư tưởng tư lập. Dù hoàn cảnh gia đình, cô chỉ được đi học đến lớp 12 tại Việt Nam. rồi nghỉ học, ở nhà giúp cha mẹ. Nhưng bẩm sinh cô được trời cho một đầu óc thông minh khác thường. Học đâu nhớ đó, phản ứng linh hoạt truớc mọi vấn đề. Cô chưa hề chịu bó tay hay chịu thua bất cứ sự việc gì đến với cô. Cô làm việc gì,nhất định phải đạt đến nơi đến chốn.

So với những ngày đầu đặt chân trên đất Mỹ, cô Tám ngày nay, đã tiến bộ hẳn ra. Dù sức khoẻ có yếu đi nhưng cô vẫn còn đẹp và duyên dáng như thuở nào. Các con cô giờ đã lớn khôn, tất cả đều có gia đình tốt đẹp.

Sự thành đạt của cô và các con của cô là một tấm gương cho những ai muốn thoát ra cảnh khó khăn nơi xứ lạ quê người, phải luôn luôn có quyết tâm như cô Tám, đã làm để vượt qua trong những ngày chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Cô Tám cũng còn một niềm hi vọng cuối, mà từ lâu cô vẫn nuôi dưỡng đứa con trai út của cô. Khi chồng cô bỏ cô, vô trách nhiệm với con. Cô phải nuôi con, sống cảnh mẹ góa con côi. Cô đã đơn độc nuôi con học hành hết High School rồi vào đại học.

Năm nay con cô sẽ tốt nghiệp ra trường sau 7 năm theo học ở NU (Northeastern University), tại Boston. Đây là niềm an ủi của cô, đồng thời cũng để trả lời cho chồng cô biết, cô vẫn sống, và hãnh diện vì đứa con đã thành đạt theo uớc vọng của cô. Cô vẫn cho phép nó gặp cha nó, nhưng nó lại không muốn gặp. Nó hận cha nó vì bỏ nó không nuôi dưỡng nó.

Bây giờ những ngày thê thảm vì bệnh tật hoặc bị ruồng bỏ đã qua. Cô cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản, nhìn ra ngoài trời đang vào tiết xuân trăm hoa đua nở muôn màu muôn sắc, khiến lòng cô cảm thấy thanh thản hơn. Từ ngày chồng cô bỏ cô đi, gần hơn 12 năm có biết bao người theo chọc ghẹo tán tỉnh, xin hỏi cưới cô làm vợ. Cô đều từ chối và xa lánh vì cô có ý định xuất gia đầu Phật.

Vào ngày Tết Nguyên Đán năm rồi, tôi và bà xã tôi có dịp đi viếng chùa Linh Sơn, một ngôi chùa nữ, nằm trên đồi của một khu rừng trên đường xa lộ 71 nằm giữa đường từ Austin đi Houston. Ngôi chùa này do một ni sư Việt Nam dựng lên cách đây 3 năm.

Giữa cảnh chùa yên lặng tĩnh mịch, với khu rừng thông vắng vẻ hoang vu ở miền Nam nước Mỹ, tôi bất chợt gặp lại Cô Tám. Lần này cô đã xuất gia đầu Phật. Cô đi tu cách đây đã 2 năm.

Tấm gương cô Tám một mình phấn đấu với hoàn cảnh, tự học để đi làm nuôi con nên người, rồi thanh thản vào chùa tụng kinh niệm Phật thật khiến tôi xúc động và quí trọng.

Phạm Thành Tính

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,484,012
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ&nbsp; “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”&nbsp; rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu&nbsp; đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Nhạc sĩ Cung Tiến