Hôm nay,  

Có Một Người Thầy

16/01/200600:00:00(Xem: 110421)
Người viết: THUỶ NHƯ
Bài số 922-1522-246-vb7014306
*
Tác giả hiện là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học, đã dành được sự qui trọng của ban tuyển chọn và được trao tặng giải thưởng đặc biệt. Bài mới nhất lần này là chuyện về người thầy giào cũ.
*
Kính tặng thầy Lê Văn Cường
Đọc truyện là một đam mê của Thuỷ. Vậy mà từ ngày đặt chân đến Mỹ, Thuỷ đã phải từ giã sở thích này. Sách vở rồi công việc ngốn hết thời gian và Thuỷ thấy cuộc sống thật khô khan, đơn điệu. Cuối cùng, Thuỷ tự định cho mình phải đọc ít nhất hai cuốn truyện trong mỗi kỳ nghỉ. Thuỷ hài lòng với kỷ luật của chính mình. Bởi lẽ mỗi lần đọc truyện, Thuỷ lại tìm thấy chính mình niềm đam mê thuở nhỏ. Những cuốn truyện bao giờ cũng đem Thuỷ đến những vùng trời xa lạ và những giấc mơ bay bổng. Ngay cả bây giờ mặc cho những kỹ xảo hiện đại của tivi, internet, và phim ảnh, Thuỷ cũng chỉ có thể xem nhiều nhất là ba tiếng đồng hồ. Nhưng những cuốn truyện có thể cuốn hút Thuỷ cả ngày đêm. Đã nhiều lần Thuỷ đọc say mê đến hai giờ sáng, nhiều lúc quên cả ăn uống.
Thủy lướt mắt qua chồng sách mới mượn, nhẩm đọc tên từng cuốn. “Đọc cuốn mỏng nhất vậy. Mình có thể đọc xong cuốn “The Princess Bride” này trong một ngày. Còn dư thời gian để ngẫm nghĩ và ủi áo quần chuẩn bị cho những ngày làm việc sắp tới.” Thủy lầm nhầm tính tóan một mình. Cuốn truyện cuốn hút Thuỷ ngay từ trang đầu nhưng không phải là một “fairy-tale” như Thuỷ nghe giới thiệu. Đó là một lời dẫn truyện. Một kỷ niệm về một cô giáo thời tiểu học với những lời khích lệ chân tình đã theo cậu học trò bao nhiêu năm. Thời gian trôi và cậu học trò lơ đãng thuở bé đã trở thành một cây viết thành công. Cậu đã gởi đến cô giáo một cuốn sách của mình với lời nhận xét của cô giáo ngày xưa.
Thuỷ gấp sách lại, nhìn ra sân cỏ xanh bên cửa sổ. Thuỷ quyết định ngưng đọc để viết một bài về thầy giáo của mình. Thủy phải làm cái việc đã dự tính trong đầu từ khi còn học trong lớp của thầy. Thủy đã dự tính rằng khi nào mình thành công thì sẽ về thăm thầy hoặc là sẽ vinh danh thầy qua báo chí, sách vở. Nhưng rồi Thủy không giỏi, cũng không tài năng để nổi tiếng, để vinh danh thầy như dự tính. Song Thuỷ đã nhiều lần viết về thầy. Đó là những bài essay cho các lớp ESLvà English. Chẳng biết các giáo sư có cảm nhận tấm lòng biết ơn của Thuỷ với người thầy yêu kính ngày xưa không bởi những bài viết của Thuỷ đỏ choí với những lỗi văn phạm và câu cú, cùng với những câu hỏi về lối hành văn chẳng Mỹ tí nào. Bài viết này thì chắc chắn không tiếng tăm như của Goldman nhưng Thuỷ hy vọng cuối cùng nó sẽ đến tay thầy cùng với tấm lòng kính trọng của Thuỷ. Thuỷ mở computer và bắt đầu đánh máy. Hình ảnh của những giờ Toán năm học lớp mười hai ở trường Trần Cao Vân năm nào từ từ trở về trong trí nhớ.

Một con bé ốm tong teo trong cái aó trắng đã ngả vàng đứng giải bài khảo sát hàm số trên bảng. Thầy giáo đẹp và sang giống như trong những truyện Tuổi hoa mà con bé từng lén đọc. Chỉ có điều là con bé chỉ là một đứa học trò bình thường, quê mùa, không tiếng tăm về sắc đẹp lẫn học hành và thầy đang chăm chú theo dõi nó trình bày bài tóan. Cả lớp bỗng dưng yên lặng đến lạ. Con bé chỉ nghe có tiếng phấn cọ vào bảng và tiếng trống thình thịch trong ngực. Tất cả bắt đầu từ con nhỏ Xuân ngồi chung bàn với nó. Nhỏ Xuân bị thầy gọi lên bảng làm tóan nhưng bị bí. Con bé ngồi bàn đầu nên thì thào ráng nhắc cho nhỏ Xuân bước tiếp theo. Thầy xem bài giải của Tuấn “khều” vừa xong, quay qua bắt gặp con bé đang nhép miệng nho nhỏ. Thầy nheo mắt hỏi: “ Cô kia có biết làm không mà nhắc"” “Dạ biết.” “Đừng cầm vở, lên bảng làm tiếp được không"” “Dạ được.” Con bé không tin đó là những câu trả lời từ miệng mình. Tự tin và bướng bỉnh mặc dầu có thưa gởi đàng hoàng. Con bé cũng đọc trong mắt thầy sự ngạc nhiên nhưng không có sự tức giận.

Sự bướng bỉnh gần như thách đố của con bé không phải là không có nguyên nhân. Con bé không thích thầy ngay từ ngày đầu tiên thầy bước vào lớp của nó. Thầy đẹp và sang trọng trong bộ đồ rất mới với cặp da trên tay bước vào lớp. Đôi giày da của thầy vang lên trong lớp giống hệt như những ông thầy được viết trong truyện trước năm bảy lăm. Chữ thầy viết đẹp như in. Giọng thầy không lớn, chỉ vừa đủ nghe và vừa đủ để giữ khoảng cách giưã thầy và trò. Chẳng hiểu sao con bé không thích cái hoàn hảo rất giáo sư của thầy, cái hòan hảo chỉ có trong truyện mà con bé rất thích. Có lẽ vì thầy quá xa vời với cái thế giới nghèo của nó. Ngày hôm sau trong khi cả lớp trầm trồ với cái xe cúp màu mận chin của thầy, con bé càng thấy không thể có thiện chí với thầy. Cái thời buổi mà thầy cô đi dạy hưởng theo tiêu chuẩn tem phiếu và rất nhiều học trò như con bé không đủ cơm ăn mỗi ngày thì những gì thầy có thật là không đúng. Chiếc xe cúp màu mận chin của thầy chỉ xuất hiện trong sân trường chỉ một vài lần rồi sau đó con bé thường thấy thầy đến trường bằng chiếc xe đạp phượng hòang. Dẫu không sang bằng chiếc xe cúp nhưng cũng đủ để con bé nghĩ rằng thầy không bao giờ cảm thông với thế giới của nó. Và nó quyết định sê không để thầy có một cơ hội để coi thưòng thế giới nghèo của nó.
Chẳng biết vì cái quyết tâm “đổi đời” của con bé hay vì thầy dạy rất hay, con bé học hành sáng sủa ra trong môn Tóan. Bạn bè cũng phải ngạc nhiên vì sự tiến bộ của nó. Một con bé học hành lúc nào vừa đủ đậu bỗng dưng dám tranh luận những bài toán “calculus” với những cây tóan Ngọc Thịnh, Quốc Việt, Hữu Sơn…Nhưng mà bây giờ thì con bé đang bí trên bảng. Con bé lúng túng vì không hiểu tại sao hàm số không đổi dấu theo như nó dự tính. Con bé nghe giọng thầy vang lên: “ Nhìn lại miền xác định xem nào.” “Ô, đường tiệm cận.” Con bé nghe mình reo lên, rồi nó nghe thầy bảo: “Thôi được rồi. Em về chỗ.” Suốt giờ học đó, con bé như say với thành tích của mình. Dẫu rằng thầy có gợi ý cho nó nhưng con bé đã chứng tỏ được sự hiểu biết của mình qua bài giải.

Nhưng mà môn hình học không gian thì quả là một bức tường sắt đối vời con bé. Chẳng phải mình con bé nhưng rất nhiều đứa trong lớp ngán môn này từ lớp mười một. Thầy đã làm cả lớp ngạc nhiên đến há miệng với những hình vẽ không gian ba chiều của thầy. Những viên phấn màu (thật là sang thời bấy giờ) đã làm cho những bài toán trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Nhiều đứa ước có thể đem những hình vê của thầy về nhà. Con bé ước gì mình có thể vẽ được giống như thầy thì chắc hẳn những bài toán không gian sê không còn khó nữa. Con bé cảm thấy bực mình với tài năng hạn hẹp của mình. Một lần nữa, con bé nhận thấy cái hòan hảo của thầy thật giống như trong truyện.


Cuối tháng chin, cái nắng của miền Trung vẫn còn gay gắt. Ra khỏi lớp, con bé cùng với nhỏ bạn vội vàng đạp xe về nhà. Con đường Nguyễn Du nhỏ hẹp tràn ngập với những đám học trò đua xe nhau trên đường. Vượt qua vài nhóm học trò, nhỏ Hạnh với tay khều nó. “Thầy kìa.” Đúng là thầy trên chiếc xe đạp phượng hòang, thong thả đạp như thể đang dạo mát trên đường phố. Con bé vội vàng thắng xe chậm lại đưa mắt nhìn nhỏ Hạnh hỏi: “Làm răng chừ"” “ Chạy chậm đằng sau ổng. Tới ngã ba Nguyễn Thái Học mình quẹo.” “Nhưng mà tau phải về nhà ngay để chị tau kịp đi bán hàng buổi chiều. Đi chậm như ổng chừng nào mới tới nhà"” Một tốp học sinh vừa lướt qua. Nhỏ Hạnh nháy mắt. “Lướt theo tụi nó. Ổng không nhận ra tụi mình đâu.” Con bé gật đầu nhấn bàn đạp phóng theo đám học trò. Nó mím môi đạp nhanh khi lướt qua thầy. Nhưng con bé nghe thầy gọi tên nó. Con bé thắng xe chậm lại theo phản xạ tự nhiên, nhỏ Hạnh thì đã mất dạng trong đám học trò đằng trước và nó thấy thầy đang đạp xe bên cạnh nó. “Đi đâu mà phóng xe nhanh dữ vậy"” “Dạ em phải về nhà…” Con bé dừng lại giữa chừng. Nó không muốn tiết lộ gia cảnh của nó. Con bé nghe thầy hỏi tiếp: “Em định thi vào trường nào"” “ Dạ em chưa biết.” “Nhưng mà em sẽ thi chớ"” “Dạ có.” “Vậy có định ôn thi chưa"” “Dạ chưa.” “Thầy đang dạy một nhóm ôn thi. Nếu em muốn, em có thể hỏi Thanh Nga.” “Dạ cám ơn thầy. Thưa thầy em về ngõ này.” Nó thấy thầy gật đầu mỉm cười.
Vừa phóng xe trên đường, con bé vừa nghĩ về những gì mới xảy ra. Vậy là thầy biết tên nó, thầy nhận ra nó giữa đám đông, thầy nói chuyện với nó. Con bé cảm thấy mình dường như được nổi danh, được có tên tuổi trong trường lớp. Con bé ngạc nhiên vì thầy muốn nó đi học chung nhóm với Thanh Nga, nhóm con nhà giàu. Tại sao thầy không nhận ra cái quê mùa lạc hậu trong cách ăn mặc của nó" Tại sao thầy nghĩ nhóm bạn áo quần lượt là, tha thướt kia có thể chấp nhận nó học chung" “Ơ, nhưng mà thầy chỉ hỏi nó chuyện thi đại học. Điều đó có thể nói là thầy chỉ nhận ra nó trong học tập mà thôi. Con bé vui với suy nghĩ đó và cảm thấy thầy không còn cách xa với thế giới nghèo của nó nữa.
Con bé ghét cái lạnh và mùa mưa của miền Trung bởi lẽ nhà nó không có một cái áo mưa nào cả và nó thì phải mặc khính cái áo len cũ “bảy đời” của chị nó. Con bé biết mình không đẹp và càng cảm thấy mình xấu hơn trong miếng choàng che mưa không lành lặn cho lắm. Chưa hết con bé thấy mình lụm xụm trong cái áo len rộng xuyềnh xoàng của chị mỗi khi trời lạnh. Bởi vậy mỗi khi đi học, con bé cứ mặc hòai cái áo trắng cho dù ngoài trời đã chuyển sang mùa đông. Thầy nhiều lần hỏi nó: “Không thấy lạnh hay sao mà không mặc áo ấm.” Con bé ngượng nghiụ trả lời: “ Dạ em chưa thấy lạnh lắm.”
Nhưng rồi một hôm con bé không thắng nổi cái lạnh. Nó gục xuống bàn và run lên cầm cập trong lúc cả lớp đang làm bài kiểm tra hình không gian. Con bé nghe giọng thầy xa xôi trong lúc nó đang ngất đi. “Em lạnh có phải không"” Sau này nhỏ Tuyền ngồi kế bên kể lại: “Thầy thấy học trò cưng của thầy lạnh run. Thầy lo qúa chừng. Tau mà không cỡi áo lạnh của tau chòang cho mi chắc thầy sẽ làm lắm.” Con bé vội vàng ngắt lời bạn. “Nhờ vậy mà tau thoát khỏi bài kiểm tra hình học không vô, ý quên hình học không gian.”
Con bé cảm thấy thầy gần hơn với thế gìới nghèo khó và khổ cực của nó khi nó biết thầy phải giúp vợ đi chở hàng buôn bán. Nhưng nó cảm thấy một chút hụt hẫng. Thầy của nó giỏi, dạy thật hay và yêu nghề dạy nhưng không thể sống với đồng lương của nghề dạy. Thầy phải bươn chãi kiếm sống trong thế giới mà nó nghĩ là không phải của thầy. Rồi con bé tốt nghiệp lớp mười hai, rời thị xã nhỏ bé miền Trung với những dòng lưu bút của bạn bè và thầy cô trong đó có những nét chữ thật đẹp của thầy. Tiếp theo tên cuả con bé thầy viết: “ - Cô học trò nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn của thầy. Thầy không được vinh dự theo dạy các em suốt ba năm ở bậc trung học này, nhưng chỉ một năm thôi đã đủ để cho thầy thấy gắn bó với cái tập thể - một tập thể trẻ trung, sôi nổi, cởi mở, say mê làm việc và làm việc có kết quả này, và trong đó nổi lên cô học trò nhỏ với khuôn mặt thông minh, cái nhìn thật trong sáng…”
Có lẽ thầy là người đầu tiên tặng cho con bé chữ “thông minh” và nó tin điều thầy nói. Lời nhận xét của thầy theo suốt những năm tháng khó khăn, tăm tối của con bé. Những ngày cúi mặt cấy lúa, làm cỏ, nhổ đậu, trồng khoai nơi miền quê heo hút ở miền Nam, những buổi tối cặm cụi trên bàn máy may những ngày đầu mới đến Mỹ, những lần đứng làm việc suốt ngày trong những assembly lines; con bé luôn nhớ lại lời thầy viết cho nó, “khuôn mặt thông minh, cái nhìn trong sáng.” Thầy nhìn thấy nơi con bé điều đó thì nó nhất định phải học được, phải trở thành cô giáo như thầy ngày xưa. Và rồi con bé ngày xưa bây giờ đã là cô giáo dạy Toán.
Thủy chẳng thể nào sánh được với thầy nhưng Thủy cũng có những học trò cũ thỉnh thoảng trở lại hỏi thăm. Năm nào Thủy cũng nghe đám học trò Calculus hỏi: “Miss Phan, were you a straight A student in high school"” “No. I barely passed all my Math courses except my senior year.” Và rồi Thuỷ thường kể cho học trò nghe về thầy với lòng kính trọng.
Trong lưu bút của Thuỷ, thầy viết: “…đôi mắt sáng ấy, cái nhìn rạng rỡ ấy khiến thầy thêm yêu nghề và càng hết lòng vì các em…” Ngày ấy Thuỷ không hiểu những dòng chữ của thầy, nhưng bây giờ khi đang đứng lớp giảng bài, Thuỷ thấy rõ ý thầy qua ánh mắt những học trò của Thuỷ. Thuỷ ước mong mình có thể khích lệ niềm tự tin trong một đưá học trò như thầy đã làm cho Thuỷ năm xưa.
Cảm ơn thầy đã nhận ra em trong đám đông học trò trên đường phố. Cảm ơn thầy đã quan tâm đến một đứa học trò nghèo như em. Và hơn hết, cảm ơn thầy đã giúp em có niềm tin vào khả năng của chính mình. Cô học trò nhỏ nhắn của thầy xưa đã tin vào nhận xét của thầy để rồi hôm nay cô học trò ấy bước vào đời với nghề dạy học của thầy ngày xưa.
Một lần về thăm Việt nam Thuỷ gặp lại rất nhiều bạn bè và đi thăm được thầy cô cũ. Khi Thủy hỏi thăm thầy, bạn bè bảo thầy bỏ dạy vào Sài gòn buôn bán. Thủy nghe tin thấy lòng buồn và hụt hẫng. Hụt hẫng hơn nhiều khi Thuỷ biết thầy phải phụ vợ chạy hàng buôn bán. Những ánh mắt trong veo của học trò đã không nuôi nổi đời sống gia đình của rất nhiều thầy cô, trong đó có gia đình thầy. Sài gòn đông đúc và những ngày nghỉ của Thủy thì ngắn. Thuỷ không tìm được thầy để nói rằng thầy đã làm thay đổi hướng đi, cái nhìn của một đứa học trò nhỏ năm nao.
THUỶ NHƯ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,483,381
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn
Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con. “Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung
Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Nhạc sĩ Cung Tiến