Hôm nay,  

Tôi Không Giải Quyết Được

01/01/200600:00:00(Xem: 135147)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 910-1510-235-vb2120205

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và cũng là nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Bài viết mới của bà là một loạt câu hỏi với đời sống tại Mỹ.

*

Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây.

Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú vật. Ở tỉnh tôi ở có hội "Humane Society." Lúc đầu tôi không biết hội này làm gì. Tôi đoán từ chữ Humane chắc là phục dịch loài người. Nhưng sau này tôi mới biết hội phục dịch loài vật. Chó mèo không có chủ, họ sẽ tìm chủ mới cho. Tôi ngầm khâm phục cái hội này.

Một hôm sau vài tháng sinh sống ở tiểu bang này, tôi thấy có con mèo đi lạc quanh quẩn trước sân nhà. Nó trông rất giống con mèo mướp tôi nuôi và yêu qúi lúc còn ở Việt Nam. Tôi biết tôi không giữ nó được vì biết nó có chủ. Nên tôi gọi Humane Society. Một cô Mỹ trả lời "keep it until the owner finds it." Khi chồng tôi về tôi thuật lại câu chuyện. Anh sống ở Mỹ lâu hơn nên hiểu rộng hơn tôi về câu trả lời đó. Anh bèn dắt con mèo đi tìm chủ.

Anh không bế chú mèo con, anh đi ra cửa vừa ngoắc con mèo vừa kêu (meo meo) mà trên tay không một chút đồ ăn cho mèo. Lạ thay con mèo hình như hiểu anh. Nó ngoan ngoãn đi theo sau lưng anh với một khoảng cách không đổi. Nhìn cảnh đó lòng tôi cảm động nhưng cũng không dấu được cái mỉm cười. Lúc đó tôi và anh mới cưới nhau chưa có con. Tôi tưởng tượng nếu con tôi sau này ngoan như chú mèo thì đó là điều ứng tốt lành.

Một lát sau anh trở về, bảo là đứa bé gái nhỏ xin nuôi, nên anh đã cho con mèo cho nó.Vài tuần sau tôi không thấy chủ nó đến tìm nó nhưng cô bé hàng xóm đã là chủ của chú mèo con. Vài tháng sau chú mèo lớn như thổi. Nhưng một hôm tôi bắt gặp cô bé hành hạ con mèo, con mèo bị thương với máu trên người. Tôi không biết làm gì với con mèo đó và trách thầm, nếu con mèo đừng bị humane society bỏ rơi thì cuộc đời nó sẽ có khác.

Sau đó hai vợ chông tôi xây một căn nhà mới trong một khu rừng mới khai thác. Vì đất mới nên thú hoang rất nhiều. Một hôm bế đứa con đầu lòng còn nhỏ trên tay ra vườn sau nhà chơi, khi sắp ra khỏi cửa thì tôi chợt thấy một con rắn màu vàng chanh to bằng cổ tay bò vào nhà ngang qua chân tôi. Sợ quá tôi nhảy lên. Cũng may tôi vẫn còn ôm con, không quăng nó. Tôi đi ngả khác vào nhà và gọi Humane Society. Họ bảo tôi nên gọi sở thú. Tôi gọi sở thú. Họ bảo sở thú không làm việc cuối tuần. Lại một tên láo. Sở thú vẫn mở mỗi ngày cho khách vào xem. Tôi vào nhà mở hết cửa rồi cùng chồng khua nồi đánh chảo thật to cho rắn sợ bỏ đi. Một hồi sau không thấy rắn đi ra nhưng cũng không thấy nó ở trong nhà. Tôi không lam gì được khác hơn, đành yên bụng là rắn đã ra khỏi nhà.

Đóng cửa, lại hai vợ chồng ngồi tâm sự. Tôi quyết tâm không bao giờ gọi Humane Society nữa. Tôi kể chuyện cho chồng nghe về việc tôi ăn thịt rắn ở đảo hoang trên đường vượt biển. Để cứu bệnh, một chú cùng tàu đã bắt rắn rừng nấu cháo cho tôi ăn. Chú không nói là cháo rắn, chỉ bảo tôi ăn cháo cho khoẻ. Lúc đó tôi không suy nghĩ nên cứ ăn. Ăn xong khoẻ nên ngồi dậy nói chuyện. Chú nói thật là cháo rắn. Đó là lần đầu tôi ăn thịt rắn và cũng là lần cuối cùng.Tôi không nhớ cài cảm giác cháo có ngon hay không. Nhưng tôi nhớ cái tình người cùng tàu sống chết có nhau của chú.

Chồng tôi kể thêm cho tôi về luật của Mỹ. Anh nói rắn đó có thể là rắn hiếm. Nếu mình ăn thịt nó, hàng xóm biết được sẽ tố cáo mình và có thể mình bị tù hay bị phạt tiền. Trong hãng anh có một ông Mỹ làm chung kể anh nghe rằng cứ hàng xóm ông mất chó là chủ nó cứ đến một căn nhà Việt Nam duy nhất hỏi.

Vài tháng sau đó, chúng tôi thường thấy có con chó đi quanh quẩn trước sân nhà. Tôi thích chó mèo, nhưng tôi không thể nuôi chúng ở Mỹ. Và tôi rất ghét chó hay mèo đi đại tiện hay tiểu tiện trên sân cỏ nhà. Một hôm thấy con chó đi lại nhà và chủ đi theo sau, chồng tôi giả bộ nói "Your dog looks tasty" với hy vọng rằng chủ nó đừng dắt chó làm bậy nhà mình. Sau đó không thấy con chó đi qua nhà nữa. Không biết có sự trùng hợp không, vài tháng sau chủ nhà đó dọn đi nơi khác ở. Tôi biết là chồng tôi không bao giờ ăn thịt chó và có nuôi chó lúc còn ở việt nam. Nhưng tôi không giải thích được việc sợ hãi của người Mỹ về chuyện có người Việt Nam ăn thịt chó.

Họ cho chó nhà họ làm bậy ở nhà hàng xóm mà không nghĩ đến cái không vui của chủ nhà. Người mà ra đường phóng thích mấy cặn bã là bị tội đủ điều chưa kể là tội có thể làm gây bệnh. Chó mèo ra đường tự do vi phạm điều lệ sồng của loài người thì không ai bắt tội chủ hay chó mèo. Nhưng mình lỡ có đi qua nhà người Mỹ, họ có thể cho mình phạm tôi trespassing.

Việt Nam cũng có cái thú nuôi gà cho đá nhau, cái thú này được Mỹ cho là phong tục Việt Nam và có ghi nhận trong nhiều sách vở họ viết. Nhưng chuyện đá gà là bất hợp pháp ở đaị đa số tiểu bang trong nước Mỹ.

Rất nhiều người vẫn còn noi theo triết lý của đức Khổng tử: Tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Theo triết lý này nếu chồng không còn, thì người phụ nữ phải tùng cậu con trai.

Trong phong trào bảo vệ văn hoá của mỗi quốc gia, nước Mỹ cũng khuyên dân ngoại quốc sống trên đất mỹ đừng đồng hóa mà hãy nên gìn giữ phong tục tâp quán của mình. Nhưng chuyện lấy nhiều vợ và đá gà thì không mầy ai giám bảo trì.

Ngôn ngữ cũng thuộc về văn hóa nhưng ta chĩ được nòi tiềng việt với người việt nam. Người mỹ đâu có học tiềng việt đề nói chuyện với người việt. Hay nói khác hơn là ta không thể giữ gìn nên văn hoá theo nghiã rộng của nó. Rồi ta vẫn phải học tiềng mỹ khi sồng trên đất mỹ.

Cách đây không lâu, một trung tâm huần dạy nhờ tôi thông dịch cho một gia đình Việt Nam có đứa con được chánh phủ cho vào chương trình " No Child Left Behind". Đứa bé này đang học tiểu học, nhưng chắc qua mỹ lâu hay sinh ra ở mỹ vì có cái tên mỹ. Khi gọi tới nhà thì tôi không được nói chuyện với đừa bé. Nhưng người đầu tiên tiếp chuyện là ông bà của đứa bé. Lúc đầu thì bà giao cho ông nói, nói chuyện một hồi thì ông bảo để cho mẹ đứa bè về thảo luận. Khi nói chuyện được với mẹ đưá bé thì cô lại nói để hỏi thằng con coi nó có chịu học thêm không. Tôi không biết đây có phải túng tử. Nhưng đây không phải là phong tục của mỹ. Theo luật hay phong tục của mỹ, con còn nhỏ mọi chuyện đều do quyềt định của bố me. Cuối cùng đứa bé này không được hưởng quyền lời của chánh phủ cho không. Trong chương trình này chánh phủ sẽ trả thêm cho mỗi học sinh it nhất là một giờ miễn sao học sinh đó hoc khá được vời bạn cùng trình độ.

Khi bộ giáo dục của mỹ khám phá ra là học sinh ở mỹ thua học sinh ngoại quốc về toán, nhất là nước nhật, họ làm đủ thứ để giải quyết vấn đề này. Nhiều trường học cho là vì họ có nhiều học sinh ESL nên đưa kết quả của trường lớp xuống. Một điều không chối cãi được là không hiểu tiềng anh sẽ không hiểu thầy cô đang dạy gì. Nhưng sao kết quả thi toán trong ACT và SAT thì á đông lại chiếm điễm cao nhất. Nhì là mỹ trắng. Như vậy học toán có cần trinh độ anh văn không" Tôi không biết nên nghĩ gì"

Các cơ xưởng và đại học than rằng các học trò trung học bây giờ trình độ toán, đọc và viết tệ quá. Thế mà quân sư SAT bắt đầu cho ra essay test. Không viết được là không vào được đại học. Có một trường ở một tiểu bang bị lôi ra toà vì cho thi không đúng trình độ học trò (Cho cao quá). Kể cũng lạ, biết học trò trình độ viết văn không giỏi lại cho thêm cái phần thi viết văn. Không biết đây có phải là một chiến tranh lạnh để chống lại sự tăng trưởng dân số của học trò ESL, nhất là học trò từ Mễ Tây Cơ. Sao bộ giáo dục cho quân sư SAT này nhiều quyền thế.

Ai bảo vệ những trẻ em này"

KHANH PHAN

Ý kiến bạn đọc
28/01/202102:17:38
Khách
Chúng tôi đã xóa bỏ khỏi thư viện tác phẩm :
- Tôi Không Giải Quyết Được
- Chuyện Sống Ở Xứ Người

TVTL
10/04/201517:18:51
Khách
[PDF]TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC. Khanh Phan. Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây. Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú ...
[PDF]CHUYỆN SỐNG Ở XỨ NGƯỜI Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
Khanh Phan ... Ông ta, với giọng nói tự tin và phấn khởi, kết tội gia đình nầy đối xử tệ bạc .... Tôi buồn vì tôi không giải quyết được những chuyện như thế nầy.
cũng bị Thư Viện Tiếu Lùn vi phạm bản quyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,484,967
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến