Hôm nay,  

Hai Bài Viết Ngắn

02/01/200600:00:00(Xem: 205584)
Người viết: VÀNH KHUYÊN

Bài số 912-1512-236-vb3010306

*

Tác giả là một nhân viên xã hội tại Oregan, đã góp nhiều bài viết và được giải thưởng viết về nước Mỹ năm thứ năm. Sau đây là hai bài viết ngắn của cô.

*

1. Hạnh Phúc Nơi Đâu

Tôi mãi đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc nơi đâu. Khi tôi tưởng nó lại gần thì lúc đó lại là xa nhất.

Mùa đông 1995, vừa vào xong quốc tịch Mỹ, tôi nộp đơn xin passport để trở về VN liền. Tôi tìm anh, tìm cái hạnh phúc ngày nào tôi đã có dù tôi đã nghe phong phanh anh vừa mới làm đám cưới với người bạn gái quen hơn bốn năm, nhưng trong cú phone cuối cùng với anh cách đó chưa đầy một tuần anh bảo không phải. Về hay không" Về để chấp nhận sự thật hay về để chứng minh đó không phải là sự thật. Dù trong tình huống nào chăng nữa, tôi có hiểu được là hạnh phúc cũ của tôi nếu còn, vẫn không còn như cũ không...

Trời tuyết, đường lạnh đến đóng băng sau trận mưa đá. Tôi dậy chuẩn bị ra phi trường mà không xem tin tức trước là đường trơn trợt rất là nguy hiểm.

Tôi có té chỉ tại tôi ngu chứ chả gan dạ gì...

Người em chở tôi ra phi trường rồi bỏ ở đó, tôi lo cho em về có an toàn không" Rồi lo cho mình, mình đang làm gì, đang đi đâu đây, chung quanh là băng như chính trong lòng tôi đang băng giá, không một hơi ấm, không một niềm tin cho hướng đi mình đang tới...

*

Bao nhiêu là chuyến bay sáng đó bị hủy bỏ, tôi cứ sách hai cái va li đi lòng vòng sân bay theo hướng người ta chỉ, cuối cùng, chán lắm, họ nói tôi phải liên hệ với người bán vé chuyển ngày đi. Bụng dạ tôi nghĩ nếu phải đời lại 3 ngày trong chuyến đi chỉ có 14 ngày chưa tôi thà đừng đi còn hơn...

Cảm ơn ông Trời, vẫn còn cho tôi sáng suốt lúc ấy...

Tôi gọi taxi về nhà, đang chán nản, thật là chán không tưởng. Ông taxi người Trung Đông chắc cũng lạnh lẽo, ra điều tán tỉnh tôi. Hắn mời tôi đi ăn tối. Thật quá đáng. Tôi đã quá rành rẽ cái đám sinh viên Trung Đông vào phòng y tế của Trường Đại Học tôi đang học lấy bao cao su free ngay trước cửa ra vào.

Tôi chán lắm, chán đến tận cổ. Tôi chẳng buồn trả lời câu mời, chỉ hỏi, "How much"" rồi chờ ông dừng xe.

Hạnh phúc ơi, lạc lối rồi.

OoO

Tôi dự lớp Lost and Grief cho qua cái buồn bả lúc đó. Trong lớp toàn là những người mất những gì hưũ hình, cha, mẹ, anh, chị, còn tôi, tôi mất hạnh phúc là cái vô hình, là cảm giác, chỉ là suy nghĩ tốt đẹp, tôi có qua được cơn xốc này không...

Ngày chia tay của lớp, mặt mày ai cũng lạc quan hơn ngày đầu, ai cũng tin mình đã hiểu, đã mạnh ra và đã vơi đi nhiều những ưu tư phiền muộn.

Bà giáo bắt tay chia tay tôi, hỏi lẹ " You still want to date" " Tôi mở tròn xoe mắt nhìn bà " No maam." mà trong bụng thầm trách, "trời, bà nghĩ tôi nhanh vậy sao, chuyện hết nước còn cái không nằm trong suy nghĩ của tôi đâu bà,..".

Thấy tôi quả quyết, bà buông tay tôi ra và nói "good luck". Những cuộc vui trước mắt đang chờ, tôi muốn lao vào trong tư thế nào đây...

*

"Anh Chuẩn, chở em đi đám cưới dùm nha, đậu xe ngoài phố Tàu đông lắm, em sợ "

Chuẩn do dự, "anh đâu có được mời, thôi em ráng đi một mình đi. "

Tôi vô tư nghĩ Chuẩn tự ái, giục, "Anh đi với em, giấy mời em hai người lận.."

Chuẩn không còn do dự nữa "Trâm à, anh có bạn gái rồi, đi với em vậy không tiện "

Đáng đời nhé, lao vào nữa đi, tôi chưa từng tệ như thế bao giờ, trong phút tuyệt vọng, tìm một cái phao, không có là không có, dù nghĩa hai chữ yêu thương không còn manh giáp nào trong lòng tôi...

*

Thời gian trôi quá mau, mới đó mà đã 8 năm nữa rồi...

Tiếng phone reo, tôi chạy vội ra phòng ngoài..tiếng mẹ ân cần " Trâm, tết này vợ chồng con có về lại đây thăm bố mẹ không, các anh chị của mày về lại cả đấy. "

Tôi thối thoái "Sở con cần người mẹ ạ, cho tụi con hoãn năm khác nha. "

Giọng mẹ buồn hẳn " hế thì thôi vậy! ".

Bà vẫn tin vào tôi tuyệt đối như thế. Con gái nói gì nghe đó. Bà không cần tìm hiểu tại sao đã bao lần gọi bà không bao giờ nghe tiếng con rể trong nhà. Bao nhiêu lần hỏi chồng tôi đâu tôi đều hỏi lại bà chuyện khác cho bà quên đi...

Đã hơn 2 năm tôi không có tin gì của anh. Cái ngày cuối tôi còn thấy anh trong cái gian nhà này là cái ngày anh nói với tôi tôi với anh không hợp, anh không có hạnh phúc, anh không có nên không thể làm cho tôi hạnh phúc và tôi đừng buồn vì đó chỉ là “the way it is“ đúng theo chữ anh nói.

Tôi đánh đổi hết, chỉ xin anh đừng làm giấy ly dị và đừng cho ba mẹ tôi biết chúng tôi đã xa nhau. Tủi cho ba mẹ tôi lắm.

Những đêm vắng, gối chiếc chăn đơn, tôi nằm thở dài, cái tiếng thở dài nghe như lời nhắc nhở tám năm trước tôi đã từng hỏi chính mình "hạnh phúc ơi, nơi đâu "...

Nhìn qua song cửa, tôi chỉ còn thấy ánh trăng sáng là rõ nhất. Của đáng tội thật...

Có qua cầu mới hiểu

Đắng cay như đã chờ

Cung đàn vẫn muôn điệu

Hồn ta giờ bơ vơ

***

2. Cho Những Ngày Tháng Tư

- Kể sơ tôi nghe về quá khứ của cô"

- Ông cần biết quá khứ của tôi làm gì"

- Nếu cô muốn nhận công việc sắp giao thì điều đó cần thiết.

Tôi ngắn gọn:

- Đi học, lớn lên chỉ đi học, làm việc nhà, tại quê hương chưa làm gì ra tiền, chỉ có xin tiền, nói dối, yêu đương qua đường rồi đi định cư. "

- Thế còn khi qua đây"

- Lạc lõng, khóc nhiều hơn cười, không biết mình là ai, trải qua một cuộc tình lesbian, từ đó mở mắt ra hiểu đời không như mình nghĩ. Trở lại trường, quyết tâm học ra trường. Tôi đã mất 6 năm để xong bằng Cử nhân.

Người phỏng vấn bắt đầu ghi chép.

- Còn chuyện gì khác cô muốn nói không"

- Làm cho sở xã hội, đụng chạm nhiều, do ganh ghét, do màu da, do tiếng nói, đã từng có ý định bắn một thằng nhưng nó chưa tới số. Đổi ý, không muốn bắn. Nó cư xử với phụ nữ như súc vật, coi phụ nữ rẻ như tại quốc gia trước kia tôi sống."

- Trong trường hợp nào"

-Hắn viết thư tố cáo tôi làm việc thiếu trách nhiệm mà không có bằng chứng, hắn còn xin gặp tôi tại sở và mắng tôi ngay tại bàn, hắn còn lớn tiếng bảo nếu tôi là em của hắn thì hắn đã cho tôi mấy cái tát. Tôi đứng dậy mời hắn ra ngoài, hắn hùng hổ xấn tới, tôi đã xô hắn ra."

- Sau đó cô có bị kỷ luật không"

-Họ kêu tôi lên nói chuyện, bảo nếu nhắm không giải quyết được thì kêu người khác, đừng đụng độ chân tay.

-Từ đó tới giờ công việc nào cô thích nhất"

- Viết thư tình mướn, tôi đã nhờ những bức thư tình viết hộ người khác qua cơn đói trong trường, người ta chia cơm cho tôi, tôi nặn óc viết ra những lời tình tứ (cười nhạt), cuối cùng người được gửi thư tìm tôi mà tỏ tình, nhưng tôi không thích yêu khi bụng đói.

- Còn gì khác không"

- Viết văn, lúc buồn, lúc vui, lúc thăng trầm, lúc vinh quang, điều tôi nghĩ đầu tiên là cầm cây bút lên, đặt xuống là viết, viết để cười, viết để khóc, viết để ưu tư, viết để giải toả, nói chung viết là sống "

- Thế cô đã viết được những gì"

- Vài ba mẫu chuyện ngắn, những đoản khúc, vài chục bài thơ, chả đâu vào đâu nhưng đó là tài sản tinh thần tôi không đánh đổi với bất cứ thứ gì mà người khác có thể cho là quý giá hơn "

- Thế cô đã tham gia công việc xuất bản và báo chí chính thức nào chưa"

-Điều đó đánh giá con người tôi sao"

- Không hẳn, nhưng có liên quan .

- Tôi nói thật ý tôi nghĩ được không"

- Xin mời cô.

- Tham gia quái gì, hư danh. Không báo không sách thì sao chứ" Tại sao mình lại đem rao bán những đứa con của mình. Xinh đẹp, xấu tốt gì cũng là của mình, cứ để đấy, có thối đâu, tôi từ chối không tham gia tờ báo nào nữa.

- Cô có muốn hỏi gì không"

- Có, khoảng bao lâu tôi có câu trả lời"

- Cho tôi một tuần, tôi còn phỏng vấn 3 người nữa.

- Cám ơn ông. Dù không được công việc này, tôi vẫn biết ơn ông cho tôi thời gian, dù chỉ khoảnh khắc, giúp tôi nhìn lại mình "...

- Chúc cô may mắn.

-Vâng, ông cũng vậy nhé! "

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,484,662
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến