Hôm nay,  

Tôi Không Giải Quyết Được

01/01/200600:00:00(Xem: 133154)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 910-1510-235-vb2120205

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và cũng là nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Bài viết mới của bà là một loạt câu hỏi với đời sống tại Mỹ.

*

Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây.

Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú vật. Ở tỉnh tôi ở có hội "Humane Society." Lúc đầu tôi không biết hội này làm gì. Tôi đoán từ chữ Humane chắc là phục dịch loài người. Nhưng sau này tôi mới biết hội phục dịch loài vật. Chó mèo không có chủ, họ sẽ tìm chủ mới cho. Tôi ngầm khâm phục cái hội này.

Một hôm sau vài tháng sinh sống ở tiểu bang này, tôi thấy có con mèo đi lạc quanh quẩn trước sân nhà. Nó trông rất giống con mèo mướp tôi nuôi và yêu qúi lúc còn ở Việt Nam. Tôi biết tôi không giữ nó được vì biết nó có chủ. Nên tôi gọi Humane Society. Một cô Mỹ trả lời "keep it until the owner finds it." Khi chồng tôi về tôi thuật lại câu chuyện. Anh sống ở Mỹ lâu hơn nên hiểu rộng hơn tôi về câu trả lời đó. Anh bèn dắt con mèo đi tìm chủ.

Anh không bế chú mèo con, anh đi ra cửa vừa ngoắc con mèo vừa kêu (meo meo) mà trên tay không một chút đồ ăn cho mèo. Lạ thay con mèo hình như hiểu anh. Nó ngoan ngoãn đi theo sau lưng anh với một khoảng cách không đổi. Nhìn cảnh đó lòng tôi cảm động nhưng cũng không dấu được cái mỉm cười. Lúc đó tôi và anh mới cưới nhau chưa có con. Tôi tưởng tượng nếu con tôi sau này ngoan như chú mèo thì đó là điều ứng tốt lành.

Một lát sau anh trở về, bảo là đứa bé gái nhỏ xin nuôi, nên anh đã cho con mèo cho nó.Vài tuần sau tôi không thấy chủ nó đến tìm nó nhưng cô bé hàng xóm đã là chủ của chú mèo con. Vài tháng sau chú mèo lớn như thổi. Nhưng một hôm tôi bắt gặp cô bé hành hạ con mèo, con mèo bị thương với máu trên người. Tôi không biết làm gì với con mèo đó và trách thầm, nếu con mèo đừng bị humane society bỏ rơi thì cuộc đời nó sẽ có khác.

Sau đó hai vợ chông tôi xây một căn nhà mới trong một khu rừng mới khai thác. Vì đất mới nên thú hoang rất nhiều. Một hôm bế đứa con đầu lòng còn nhỏ trên tay ra vườn sau nhà chơi, khi sắp ra khỏi cửa thì tôi chợt thấy một con rắn màu vàng chanh to bằng cổ tay bò vào nhà ngang qua chân tôi. Sợ quá tôi nhảy lên. Cũng may tôi vẫn còn ôm con, không quăng nó. Tôi đi ngả khác vào nhà và gọi Humane Society. Họ bảo tôi nên gọi sở thú. Tôi gọi sở thú. Họ bảo sở thú không làm việc cuối tuần. Lại một tên láo. Sở thú vẫn mở mỗi ngày cho khách vào xem. Tôi vào nhà mở hết cửa rồi cùng chồng khua nồi đánh chảo thật to cho rắn sợ bỏ đi. Một hồi sau không thấy rắn đi ra nhưng cũng không thấy nó ở trong nhà. Tôi không lam gì được khác hơn, đành yên bụng là rắn đã ra khỏi nhà.

Đóng cửa, lại hai vợ chồng ngồi tâm sự. Tôi quyết tâm không bao giờ gọi Humane Society nữa. Tôi kể chuyện cho chồng nghe về việc tôi ăn thịt rắn ở đảo hoang trên đường vượt biển. Để cứu bệnh, một chú cùng tàu đã bắt rắn rừng nấu cháo cho tôi ăn. Chú không nói là cháo rắn, chỉ bảo tôi ăn cháo cho khoẻ. Lúc đó tôi không suy nghĩ nên cứ ăn. Ăn xong khoẻ nên ngồi dậy nói chuyện. Chú nói thật là cháo rắn. Đó là lần đầu tôi ăn thịt rắn và cũng là lần cuối cùng.Tôi không nhớ cài cảm giác cháo có ngon hay không. Nhưng tôi nhớ cái tình người cùng tàu sống chết có nhau của chú.

Chồng tôi kể thêm cho tôi về luật của Mỹ. Anh nói rắn đó có thể là rắn hiếm. Nếu mình ăn thịt nó, hàng xóm biết được sẽ tố cáo mình và có thể mình bị tù hay bị phạt tiền. Trong hãng anh có một ông Mỹ làm chung kể anh nghe rằng cứ hàng xóm ông mất chó là chủ nó cứ đến một căn nhà Việt Nam duy nhất hỏi.

Vài tháng sau đó, chúng tôi thường thấy có con chó đi quanh quẩn trước sân nhà. Tôi thích chó mèo, nhưng tôi không thể nuôi chúng ở Mỹ. Và tôi rất ghét chó hay mèo đi đại tiện hay tiểu tiện trên sân cỏ nhà. Một hôm thấy con chó đi lại nhà và chủ đi theo sau, chồng tôi giả bộ nói "Your dog looks tasty" với hy vọng rằng chủ nó đừng dắt chó làm bậy nhà mình. Sau đó không thấy con chó đi qua nhà nữa. Không biết có sự trùng hợp không, vài tháng sau chủ nhà đó dọn đi nơi khác ở. Tôi biết là chồng tôi không bao giờ ăn thịt chó và có nuôi chó lúc còn ở việt nam. Nhưng tôi không giải thích được việc sợ hãi của người Mỹ về chuyện có người Việt Nam ăn thịt chó.

Họ cho chó nhà họ làm bậy ở nhà hàng xóm mà không nghĩ đến cái không vui của chủ nhà. Người mà ra đường phóng thích mấy cặn bã là bị tội đủ điều chưa kể là tội có thể làm gây bệnh. Chó mèo ra đường tự do vi phạm điều lệ sồng của loài người thì không ai bắt tội chủ hay chó mèo. Nhưng mình lỡ có đi qua nhà người Mỹ, họ có thể cho mình phạm tôi trespassing.

Việt Nam cũng có cái thú nuôi gà cho đá nhau, cái thú này được Mỹ cho là phong tục Việt Nam và có ghi nhận trong nhiều sách vở họ viết. Nhưng chuyện đá gà là bất hợp pháp ở đaị đa số tiểu bang trong nước Mỹ.

Rất nhiều người vẫn còn noi theo triết lý của đức Khổng tử: Tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Theo triết lý này nếu chồng không còn, thì người phụ nữ phải tùng cậu con trai.

Trong phong trào bảo vệ văn hoá của mỗi quốc gia, nước Mỹ cũng khuyên dân ngoại quốc sống trên đất mỹ đừng đồng hóa mà hãy nên gìn giữ phong tục tâp quán của mình. Nhưng chuyện lấy nhiều vợ và đá gà thì không mầy ai giám bảo trì.

Ngôn ngữ cũng thuộc về văn hóa nhưng ta chĩ được nòi tiềng việt với người việt nam. Người mỹ đâu có học tiềng việt đề nói chuyện với người việt. Hay nói khác hơn là ta không thể giữ gìn nên văn hoá theo nghiã rộng của nó. Rồi ta vẫn phải học tiềng mỹ khi sồng trên đất mỹ.

Cách đây không lâu, một trung tâm huần dạy nhờ tôi thông dịch cho một gia đình Việt Nam có đứa con được chánh phủ cho vào chương trình " No Child Left Behind". Đứa bé này đang học tiểu học, nhưng chắc qua mỹ lâu hay sinh ra ở mỹ vì có cái tên mỹ. Khi gọi tới nhà thì tôi không được nói chuyện với đừa bé. Nhưng người đầu tiên tiếp chuyện là ông bà của đứa bé. Lúc đầu thì bà giao cho ông nói, nói chuyện một hồi thì ông bảo để cho mẹ đứa bè về thảo luận. Khi nói chuyện được với mẹ đưá bé thì cô lại nói để hỏi thằng con coi nó có chịu học thêm không. Tôi không biết đây có phải túng tử. Nhưng đây không phải là phong tục của mỹ. Theo luật hay phong tục của mỹ, con còn nhỏ mọi chuyện đều do quyềt định của bố me. Cuối cùng đứa bé này không được hưởng quyền lời của chánh phủ cho không. Trong chương trình này chánh phủ sẽ trả thêm cho mỗi học sinh it nhất là một giờ miễn sao học sinh đó hoc khá được vời bạn cùng trình độ.

Khi bộ giáo dục của mỹ khám phá ra là học sinh ở mỹ thua học sinh ngoại quốc về toán, nhất là nước nhật, họ làm đủ thứ để giải quyết vấn đề này. Nhiều trường học cho là vì họ có nhiều học sinh ESL nên đưa kết quả của trường lớp xuống. Một điều không chối cãi được là không hiểu tiềng anh sẽ không hiểu thầy cô đang dạy gì. Nhưng sao kết quả thi toán trong ACT và SAT thì á đông lại chiếm điễm cao nhất. Nhì là mỹ trắng. Như vậy học toán có cần trinh độ anh văn không" Tôi không biết nên nghĩ gì"

Các cơ xưởng và đại học than rằng các học trò trung học bây giờ trình độ toán, đọc và viết tệ quá. Thế mà quân sư SAT bắt đầu cho ra essay test. Không viết được là không vào được đại học. Có một trường ở một tiểu bang bị lôi ra toà vì cho thi không đúng trình độ học trò (Cho cao quá). Kể cũng lạ, biết học trò trình độ viết văn không giỏi lại cho thêm cái phần thi viết văn. Không biết đây có phải là một chiến tranh lạnh để chống lại sự tăng trưởng dân số của học trò ESL, nhất là học trò từ Mễ Tây Cơ. Sao bộ giáo dục cho quân sư SAT này nhiều quyền thế.

Ai bảo vệ những trẻ em này"

KHANH PHAN

Ý kiến bạn đọc
28/01/202102:17:38
Khách
Chúng tôi đã xóa bỏ khỏi thư viện tác phẩm :
- Tôi Không Giải Quyết Được
- Chuyện Sống Ở Xứ Người

TVTL
10/04/201517:18:51
Khách
[PDF]TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC. Khanh Phan. Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây. Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú ...
[PDF]CHUYỆN SỐNG Ở XỨ NGƯỜI Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
Khanh Phan ... Ông ta, với giọng nói tự tin và phấn khởi, kết tội gia đình nầy đối xử tệ bạc .... Tôi buồn vì tôi không giải quyết được những chuyện như thế nầy.
cũng bị Thư Viện Tiếu Lùn vi phạm bản quyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,005,537
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam