Hôm nay,  

Tình Già

09/02/200700:00:00(Xem: 273252)

TÌNH GIÀ

Người viết: Phương Lan

Bài số 1196-1808-515 vb5080207

*

Tác giả tên thật là Lưu Phương Lan, một dược sĩ cư trú và làm việc tại Chino Hills,  California. Với sở thích chơi đàn piano và viết văn, tác giả  có 3 tác phẩm  đã xuất bản: "Tiếng Dương Cầm," truyện dài; "Anh Mới Biết Yêu Lần Đầu", tuyển tập truyện ngắn, viết chung với Phạm Thị Quang Ninh; "Còn Chờ Một Kiếp Sau", tuyển tập truyện ngắn. "Đi Hoang" là truyện ngắn đầu tiên của Phương Lan dành cho Viết về nước Mỹ.  Sau đây là bài viết thứ hai.

*

Nhìn chồng đang sắp xếp quần áo vào va li, bà Thành buồn rầu hỏi:

- Ông lại đi nữa a"

Không buồn trả lời vợ, ông vẫn tiếp tục lẩm nhẩm đếm, kiểm điểm các món dồ dem theo:

- Quần dài, áo sơ mi, áo thun bỏ ngoài, đồ lót, dao cạo râu này, thêm hai bộ đồ veste nữa đủ rồi. À chưa, còn thiếu hai đôi giầy nữa, ừ, có lẽ phải hai đôi mới đủ, phòng khi trời mưa ...

- Phải đem theo thuốc  là quan trọng nhất, lại không thấy ông nói tới. Bà nhắc.

- Tôi  không quên dâu, tôi đã bỏ vào túi sách tay rồi, bà đừng lo.

 Ông nhìn bà có vẻ áy náy  xong mới  đủng đỉnh nói: - Bà đã biết rồi còn hỏi.

- Không, tôi chỉ muốn biết kỳ này ông đi bao lâu"- Biết để làm gì" Ông sẵng giọng hỏi.

- Ô hay! Bà nói giọng bực mình, vợ chồng lấy nhau đã hơn 40 năm, ông đi bao lâu chằng lẽ tôi không có quyền hỏi sao"

Thế là ông nổi nóng gắt lên:

- Tôi  ở với bà bấy lâu đủ rồi, sắp cuối đời  phải để cho tôi có tự đo một chút chớ, tôi đâu phải là tù nhân của bà mà mỗi khi đi đâu phải xin phép, trình báo"

Thấy chồng ăn nói bạc bẽo, bà Thành tức giận ứa nước mắt:

- Thế ra ông coi cuộc sống chung với tôi là tù đầy à"

Giọng bà nghẹn lại vì tức lẫn tủi thân. Ông quay lại nhìn vợ, bà đang gục đầu vào hai cánh tay mà khóc, vai rung lên trong những tiếng nức nở, mái tóc muối tiêu và hai cánh tay trần đầy những vết tàn nhang của tuổi già trông xấu xí quá chừng. Ông chán nản muốn mặc kệ nhưng rồi lại không nỡ, vả lại ông cũng không muốn gây trong lúc này thêm rắc rối, ông chỉ muốn mọi ciệc đều suôi chèo mát mái để ông có thể ra đi trong ẽm đẹp, vì vậy ông nén lòng dịu giọng dỗ dành:

- Không phải ý tôi muốn nói như vậy đâu, đừng buồn, chẳng qua vì hôm nay trong người tôi không được khoẻ nên cáu kỉnh đôi chút, bà đừng để tâm nhé"

Thấy chồng xuống nước, bà Thành cũng thôi không giận nữa, bà lau nước mắt nói:

- Ông vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.

- Ừ nhỉ , nhưng  tôi cũng  không  biết chắc là bao lâu. Có thể là một, hai tháng

mà cũng có thể lâu hơn, đi thăm người ốm mà, có ai biết trước chừng nào họ sẽ khỏi" Ở nhà bà có buồn thì đến các con mà chơi.

- Thế bao giờ ông đi"

- Thứ bảy.  Hôm nay thứ năm rồi, còn hai hôm nữa.

Nghĩ ngợi một lúc, bà mới ngập ngừng hỏi: 

- Ông có thể hoãn đến tuần sau được không"- Nể làm gì vậy"

- Nể đưa tôi đi khám bệnh. Dạo này bụng tôi cứ hơi đau đau làm sao ấy, có một chỗ ấn vào thấy hơi cưng cứng.

- Ối dào ! cái bệnh đau bụng của bà là kinh niên chứ đâu phải  mới đây. Thứ hai bà đến bác sĩ mà khám, mình có phiếu y tế, để làm gì kia chứ " Vé máy bay tôi đã mua rồi , còn có hai hôm nữa đổi đâu có kịp.

- Thôi được cũng không gấp, để tôi chờ ông vậy. Ông đi mau mau rồi về, cho tôi gởi lời thăm anh chị Hai ở bển, chúc anh ấy mau lành bệnh.

- Ừ, tôi sẽ nhắn. Ông chép miệng, nhà chỉ có hai anh em, anh ấy lớn tuổi rồi lại vừa mới bị mổ xong, lẽ nào tôi không về thăm, rủi có chuyện gì  lại ân hận.

Thật ra đo chỉ là một cái cớ, vì nói nào cho ngay, ông cũng chẳng tha thiết gì lắm về thăm người anh mà ông biết chắc không đau nặng tí nào, mổ ruột dư mà, có ai chết bao giờ đâu"

Cái cớ chính là Bích Liên, một cô gái trẻ trung xinh đẹp ông được dịp quen  biết rồi bắt bồ  lần về Việt Nam cách đây đã hơn ba năm.

Kỳ đó, ông có rủ bà cùng đi du lịch một vòng cho biết các danh lam thắng cảnh cuả nước nhà, nhưng giờ chót bà bị kẹt không đi được vì đứa con gái của ông bà sanh đứa con đầu lòng đúng một ngày trước  khi hai ông bà lên đường. Ở bên Mỹ, sanh con chỉ được nằm bệnh viện có 24  giờ  rồi phải về nhà, người mẹ rất cần có người giúp đỡ ít nhất trong hai tuần đầu.

Ông bà Thành là đôi vợ chồng già, ông  66 tuổi về  hưu trí đã được ba năm, bà  62  và cũng đã nghỉ việc từ năm, sáu năm nay. Hai vợ chồng tuy không giàu có nhưng cũng thuộc loại khá giả, họ có được ba người con, hai trai một gái đều đã thành gia thất hết, hai ông bà đều về hưu cả nên rảnh rang lắm.    

Hồi trước, khi còn ở trong nước, ông làm ở ngân hàng. Khoa học càng ngày càng tiến bộ, ngành computer mới phát triển và phổ biến khắp thế giới, ngân hàng cử ông đi Mỹ để nghiên cứu và học hỏi. Thế rồi xảy ra biến cố 1975, ông ở lại luôn, ít lâu sau, ông gặp bà, hai người yêu nhau rồi kết hôn. Hai vợ chồng cần cù chăm chỉ làm ăn cho đến khi con cái thành đạt cả rồi mới về hưu. Cuộc sống xem ra cũng phong lưu, hạnh phúc, cho tới khi xảy ra một biến cố mới là lần về Sài Gòn kỳ đó theo bạn bè đi ăn chơi, ông đã gặp Bích Liên tại một vũ trường.  Bích Liên hôm đó trông thật là  hấp dẫn, nàng mặc một cái áo hở cổ màu đỏ bó sát lấy thân hình khêu gợi, ông nhìn mà mê mẩn. Tối hôm đó trong lúc khiêu vũ với nàng, ông đã hôn trộm nàng  một cái mà không bị phản đối.

Thế rồi chỉ hai tuần lễ sau đó, họ đã hẹn hò gặp gỡ nhiều lần rồi thề non hẹn biển.

Bắt đầu từ đó, ông cứ nay tìm cớ này mai tìm cớ khác đi đi về về Việt  Nam mỗi năm ít ra hai lần, có năm tới ba, bốn lần. Ông chợt nhận thấy cuộc sống  trước đây sao vô vị quá, tiền bạc dư giả để làm gì chứ nếu cứ phải sống với bà vợ già bèo nhèo như cái bánh tráng nhúng nước, nhan sắc thì tàn tạ như một bông hoa héo.

Nghĩ đến Bích Liên đẹp mơn mởn như một trái cấm, lòng ông lại rộn lên một niềm sung sướng, ông khẽ huýt sáo một bản nhạc yêu đời.

Bà Thành nhìn chồng với một vẻ tức tối xong không nói gì. Làm bạn với ông đã hơn 40 năm, bà còn lạ gì tánh nết chồng , khi thấy ông đột nhiên thay đổi, để ý đến cách ăn mặc, làm dáng chải chuốt, mái tóc muối tiêu của ông được nhuộm thành xanh đen, lại năng đi về Việt Nam nhiều hơn đi chợ thì bà hiểu liền là ông đã có nhân tình.

Bà nhìn chồng. Ôi ông Thành. Ông thật là tội nghiệp, gần 70 tuổi rồi, tóc tuy nhuộm đen nhưng mi mắt đã sụp, mặt và cổ đầy nếp nhăn, bụng đã xệ, đã thế lại còn bệnh tật, huyết áp cao hay nhức đầu chóng mặt, làm việc gì hơi nặng một tí, thậm chí có khi chỉ đi bộ một quãng ngắn thôi  cũng đủ làm ông thở phì phò như kéo bễ, thế mà lúc nào cũng làm ra bộ ta đây trẻ trung  trông thật  là buồn cười. Cái cô nhân tình của ông, bà nghe phong phanh chỉ mới hơn 20 tuổi, còn trẻ hơn con gáí út của ông.

Bà Thành thở dài ngồi xuống giường, biết chồng ngoại tình nhưng bà không ngăn cản vì biết có ngăn cũng vô ích, cái thứ đàn ông mê gái thì còn kể gì tình nghĩa" Làm ngơ may ra có lúc họ còn hồi tâm nghĩ lại, làm tới đồn họ vào con đường cùng có thể họ sẽ cạn tàu ráo  máng  rồi đi đến đổ vỡ, cái gì chứ tai tiếng thì bà sợ lắm, chót đời rồi ai còn nghĩ đến ly dị để làm gì"

Thôi thì cứ để cho ông ăn chơi dối già một thời gian rồi ngựa lại quay về đường cũ, bà hy vọng thế. Nhưng mấy lúc này bà cảm thấy trong người mệt mỏi lắm, bụng lại cứ đau nhâm nhẩm, đôi khi bà đưa tay rờ thử thì rõ ràng thấy một cục tròn khá lớn. Hay là mình mắc bệnh ung thư" Bà lạnh toát người với ý nghĩ đã mắc phải  căn bệnh ghê gớm đó, một căn bệnh nan y không thuốc nào chữa khỏi, hễ mắc phải là chết, mà cái chết sẽ đau đớn khủng khiếp vô cùng. Chính vì nỗi lo sợ đó mà bà không dám đi khám bệnh một mình, bà sợ không dám biết sự thật. Tuy bà cố làm ra vẻ bình thường nhưng trong lòng lo lắng lắm, chưa bao giờ bà cần sự có mặt của chồng như lúc này, thế mà ông lại sắp sửa đi xa...

Bà rùng mình, mặc dù cố kềm chế nhưng những giọt nước mắt vẫn trào ra, ông  quay lại bất chợt nhìn thấy thì nổi nóng quát lên: 

- Bà làm cái gì thế" Ai đời chồng đi vắng có ít lâu mà bà khóc lóc làm như trong nhà có người  chết!

Ôi câu nói mới tàn nhẫn làm sao, bà vừa định kể cho ông nghe về bệnh tật và những nỗi lo sợ của bà, nghe ông nói thế thì thôi ngay. Ông chỉ muốn yên thân và không  muốn nghe những lờì than vãn về bệnh tật cuả bà, mỗi khi nghe bà than dạo này hơi bị sụt kí, ông vẫn thản nhiên không rời tờ báo và nói cho qua chuyện:

- Ôi dào! người ta còn mất tiền để làm cho sút cân, còn bà lại than phiền  cái nỗi gì"  

Khi bà kêu đau bụng thì ông nói:

- Chắc ăn phải đồ độc không tiêu nên đau bụng, để một hồi sẽ hết.

Hoặc nói như hồi nãy:

- Chứng đau bụng của bà là kinh niên chứ đâu phải mới đây đâu"

Khi bà than mất ngủ và hay vã mồ hôi  đêm thì ông cáu kỉnh nói:

- Sao mà bà than lắm thế" Lúc nào cũng phải nghe bà than hết chuyện nọ đến chuyện kia, chán quá.

Nói xong, ông đứng dậy bỏ ra phòng khách ngồi xem TV. Lần này cũng vậy, bảo sao bà còn mở miệng được nữa" Bà dụi mắt, cố gượng cười:

- Tôi có khóc đâu, khói làm cay mắt đó chứ.

Bà dụi tắt bếp than rồi mới nói tiếp, mẻ thịt nướng này xong rồi, ông chờ tôi rửa tay rồi đi ăn cơm. Món bún chả hôm nay nước mắm tôi làm hơi nhạt để ông ăn cho khỏi lên máu. À ông nhớ đem thuốc tiêu chảy và thuốc dị  ứng theo nhé! Ở bên đó không biết ai nấu ăn cho ông, lỡ ăn phải cái gì lạ đau bụng mà không có thuốc uống thì khổ. 

Ông nhìn vợ hơi cảm động, nhưng nỗi sung sướng sắp được gặp lại người tình trẻ trung lại làm cho ông quên tất cả, ông chỉ còn nhớ một điều là Bích Liên đang đợi ông, nàng sắp thuộc về ông như đã hứa. Lần này về, ông đem theo một số tiền khá lớn đủ để mua một căn nhà xinh xắn ở Vũng Tàu, nơi có gió biển trong lành xa hẳn những bụi bặm của Sài Gòn, căn nhà này sẽ là nơi nghỉ mát lý tưởng của ông mỗi khi về Việt Nam thăm nàng. Trời ơi, ba tháng!  Phải, ông định tâm sẽ ở lại ít nhất ba tháng, có thể bốn hoặc lâu hơn, sống với ngưới tình ở vùng biển xanh cát vàng này thần tiên biết bao nhiêu! Nghĩ tới đây, ông lại thấy lòng háo hức không thể tả, ông có cảm tưởng như trẻ lại cả chục tuổi.       

*

Bích Liên ra đón ông ở phi trường với một vẻ nôn nóng lạ thường. Ông vừa mới bước chân xuống bậc thang chót của máy bay, nàng đã chạy tới ngả đầu vào vai ông nũng nịu:

- Sao mãi tới giờ này anh mới về" Em tưởng anh về vào dịp Tết cơ"

- Còn có nhiều việc phải thu xếp. Ông đáp và nheo cặp mắt ngắm nàng.  

- Thế anh có đem tiền mua nhà cho em không"

- Có chứ, chính vì vậy mà để em phải chờ lâu, vì anh còn phải đợi cho tới khi chương mục tiết kiệm đến hạn kỳ mới rút ra được.

Vừa nói, ông vừa quàng tay ôm ngang lưng nàng bước vào bên trong. Bích Liên hôm nay trông thật khêu gợi trong bộ áo đầm may khéo để lộ bộ ngực căng phồng, khuôn mặt được trang điểm kỹ lưõng với quầng măt vẽ xanh và đôi môi tô son chín mọng. Nhìn nàng đã thấy toát ra sự trẻ trung quyến rũ, ông nuốt nước bọt và ghé sát vào tai nàng thì thầm:

- Cho anh hôn một cái nhé"

Vẫn không dừng bước, nàng quay đầu tránh cái hôn của ông và nói:

- Thong thả đã, ở đây đông người. À thế anh nói ra sao với chị ấy" 

- Cần gì phải nói.

- Thế làm sao anh lấy ra được một số tiền lớn như thế"

- Anh là chủ gia đình, anh làm ra tiền, anh tiêu bao nhiêu mà chẳng được"

- Em ngại lắm, chỉ sợ bà ấy về đây làm ầm ỹ lên  xấu hổ chết.

- Không có chuyện đó dâu, bà ấy khôn ngoan thì nên im lặng, làm ầm ỹ anh ly dị liền, con cái lớn khôn cả rồi, có gì ràng buộc nữa đâu" Ly dị càng dễ xử cho anh. 

- Rồi sau đó anh định thế nào"

- Chúng ta sẽ làm đám cưới và anh sẽ về đây ở hẳn với em.

Bích Liên im lặng, nàng không thể nói ra nhũng ý nghĩ  của nàng bởi vì nàng đã có một kế hoạch khác, nàng định bụng sau khi lấy được của ông một số tiền lớn, nàng sẽ cho ông de để được công khai sống với Khải, người yêu của nàng. Nghĩ đến Khải là nàng lại thấy lòng rạo rực, Khải mới là người nàng yêu tha thiết, chàng khỏe mạnh đẹp trai, chỉ  phải tội nghèo, chàng mới là mẫu người yêu lý tưởng của nàng. Nhưng nàng cũng rất cần cái túi bạc của lão già dê này, phải nắm lấy lão để moi càng nhiều càng tốt. Nghĩ vậy, nàng để yên cho lão nắm tay nàng và khi lão cọ má vào tóc nàng thì thầm:

- Em yêu, anh nhớ em không biết bao nhiêu!

Nàng cố chịu đựng hơi thở nặng mùi thuốc lá lão và cũng thì thầm đáp lại:

- Em cũng thế, em mong anh ngày này qua ngày khác.

- Hôm nay anh về nhà em nhé"

- Nhà em chật chội lắm, anh không thấy thoải mái đâu, anh ở tạm khách sạn vậy, chừng nào có nhà riêng hãy hay.

- Nếu vậy anh phải tìm mua nhà gấp. Mai chúng mình đi Vũng Tàu em nhé"

- Anh không cần nghỉ ngơi vài bữa cho khỏe à"

- Nhìn thấy em là anh khỏe rồi, anh muốn sống chung với em càng sớm càng tốt.

- Cũng được, tuỳ anh.

Mười ngày sau họ đã tìm được căn nhà ưng ý, ông Thành xỉa tiền mặt mua liền, để Liên đứng tên, họ đã sống những ngày thật vui thú hầu như quên cả thời gian.

Bốn tháng sau ông Thành nhận được điện tín của Hùng, đứa con trai lớn của ông đánh đi từ  Mỹ "Ba về ngay, mẹ đau nặng sắp chết, hiện đang ở nhà thương Fountain Valley."

Cầm bức điện tín trong tay, ông Thành bàng hoàng như người đang nằm mơ, chưa bao giờ ông nghĩ một việc như thế này có thể xảy ra. Không, bà không thể chết được, đồng ý là đã có lúc ông nghĩ đến việc ly dị, nhưng vấn đề hôm nay lại hoàn toàn khác hẳn, bà sắp không còn ở trên thế gian này nữa, người vợ già của ông sắp bỏ ông để sang thế giới bên kia, người bạn đường hơn 40 năm của ông sắp xa lìa ông vĩnh viễn ư" Ý nghĩ không bao giờ được trông thấy bà nữa làm ông xốn sang trong dạ. Hơn 40 năm qua, bà đã chia ngọt sẻ bùi, sinh con đẻ cái với ông, hơn 40 năm đồng cam cộng khổ cho đên lúc già lẽ ra được thảnh thơi, bà lại đau khổ vì sự phản bội của ông, và bây giờ bà sắp bỏ ông, bà đi... Càng nghĩ ông càng đau thắt trong tim, bây giờ ông mới bàng hoàng nhận thấy cái gì mình đang có trong tay tưởng rằng tầm thường không bao giờ để ý, chỉ tới khi sắp mất mới thấy nó quí giá biết bao!    

Vội vã, ông thay áo nhưng run rẩy lập cập mãi vẫn chưa xỏ được đôi giầy. Bích Liên từ nãy vẫn theo dõi những cử chỉ cuả ông, bây giờ mới lên tiếng:

- Có chuyện gì thế, anh tính đi đâu"

Lẳng lặng, ông chìa bức điện tín cho nàng:

- Anh phải về xem bà ấy ra sao, anh ra hãng máy bay ghi tên.

Liên vội vã nói:

- Mỗi tuần có hai chuyến bay đi Mỹ, anh lấy chuyến sau được không"

- Tại sao lại phải chờ đến chuyến sau"

Liên nói không ngại ngùng:

- Là vì chuyến thứ nhất vào thứ ba, mà đến thứ năm mình mới có hẹn đi lấy cái xe Cadillac cho em, mua xong mình về chuyến thứ bảy còn kịp mà, cách có bốn hôm ăn nhằm gì.

Ông sửng sốt nhìn nàng như nhìn một con quái vật, lúc nào nàng cũng nghĩ đến cách moi tiền. Ông chợt hiểu là nàng yêu ông không phải vì ông mà chỉ vì tiền, nhưng nàng có còn nhân tính nữa không" Biết vợ ông sắp chết  mà nàng chẳng hề động tâm, nàng chỉ lo ông về sớm không kịp mua xe cho nàng. Càng nghĩ ông càng thấy ghê tởm, cho cả bản thân ông nũa, một niềm hối hận vụt dâng lên trong lòng. Lặng lẽ, ông có xỏ cho xong đôi giầy rồi bước ra cửa không thèm trả lời. Bích Liên nhìn theo với ánh mắt vui lấp lánh: 

-  Về làm đám ma cho bà ấy rồi bán hết nhà cửa, đem  tiền bạc qua đây ở với em.

Vừa nói, cô ta vừa bá lây cổ ông, hôn đánh chụt vào má:

- Đồng ý không cưng"

Tới đây thì ông chịu hết nổi, ông gạt tay cô ra, nhìn trừng vào mặt và nói giọng khinh bỉ

- Lúc nào cô cũng chỉ biết có tiền. Tôi ghê tởm cô quá, lần này tôi về sẽ không bao giờ trở qua nữa đâu.

Tức thì cô ả trở mặt liền, lồng lên xỉa xói:

- Đi luôn đi, lão già bẩn thỉu! Cứ làm như báu lắm đấy, ông tưởng tôi hy sinh vô điều kiện tuổi trẻ và cuộc đời tươi đẹp của tôi để lấy một lão già gấp ba lần tuổi" Đừng có mà nằm mơ, đồ ngốc!

Đồ ngốc" Ừ, có lẽ ông ngốc thật, nhưng bây giờ ông đã tỉnh ra rồi, cầu trời đừng cho quá muộn. Lần này, thay vì đi thẳng ra cửa, ông quay trở vào thu xếp thật nhanh cái va ly rồi mới xách đi luôn, ông mua vé cấp tốc bay về với vợ.

 Về đến nơi trời đã xẩm tối, không kịp về nhà cất hành lý, ông gọi taxi đến thẳng bệnh viện. Ngồi xuống bên giường bệnh của vợ, ông đau đớn nhìn những dây nhợ chằng chịt trên người bà và một miếng băng lớn nơi bụng, thì thầm hỏi:

- Bị mổ à" Tại sao mình không nói cho tôi biết mình bị như thế này từ bao giờ"

- Tôi có nói đấy chứ nhưng mình có muốn nghe đâu. Bà thều thào, trước hôm mình đi Việt Nam tôi có yêu cầu mình hoãn lại vài hôm để đưa tôi đi khám bệnh mà mình đâu có chịu.

Ông nhớ ra và cảm thấy hối hận vô cùng, vợ ông đau nặng như thế mà ông nỡ bỏ đi với nhân tình, dã man quá. Ông thở dài, nắm lấy tay bà:

- Tôi xin lỗi, tôi thật vô tình quá, cứ tưởng bà chỉ đau bụng xoàng. Thế rồi sự thể như thế nào"

- Tôi đợi mình mãi, ba  bốn tháng mình không về, những cơn đau thì cứ tăng dần. Một hôm tôi đau quá và bị xuất huyết  tới ngất đi,  hàng xóm phải gọi xe cứu thương chở đi bệnh viện, tại đây các bác sĩ khám phá ra rằng tử cung của tôi có một khối u và phải giải phẫu lập tức. Tôi chỉ kịp gọi điện thoại báo tin cho các con, thế rồi thằng Hùng đi điện tín cho mình.

- Kết quả ra sao"

- Không biết. Tôi mới mổ được ba hôm, chả ai nói gì cho tôi nghe cả, các con cũng vừa mới ở đây ra, chắc chúng nó biết, nhưng dấu.

Ngưng một lúc, bà nhìn ông nở một nụ cười héo hon:

- Mình ạ, có mình bên cạnh là tôi yên tâm rồi, có chết cũng không sao cả.

- Chỉ nói dại! Ông vuốt ve bà cố gắng an ủi,  giọng ông hơi run, rồi mình sẽ khỏi mà, tôi còn cần mình lắm, mình không thể bỏ tôi mà đi như vậy được.

Thôi nãy giờ  nói nhiều mệt rồi, bây giờ mình hãy ngủ một giấc cho khoẻ.

- Tôi chưa buồn ngủ đâu, mình về tôi mừng lắm, như được  thêm sức sống vậy.

Ngưng một lúc khá lâu, bà mới ngập ngừng hỏi một điều mà bà muốn biết đã lâu nhưng  chưa bao giờ đề cập tới:

- Còn chuyện bên nhà như thế nào"

Ông cúi đầu xấu hổ, phải nói thế nào đây để bà hiểu rằng ông đang hối hận" Sau cùng ông thở ra:   

- Chẳng có gì quan trọng đâu. Tôi đã thu xếp xong xuôi, rồi đây mọi việc sẽ đâu vào đấy cả. Mình yên tâm, từ nay tôi sẽ không đi đâu nữa hết, tôi sẽ ở bên mình mãi mãi, tôi sẽ làm tất cả để dành lại mạng sống cho mình.

- Có thật mình muốn cho tôi khỏi bệnh không"

Bà yếu ớt hỏi, mắt ngập đầy lệ, ông giật mình đau đớn như có người đâm vào ruột, mắt ông cũng rướm lệ: 

- Sao mình lại nói thế" Mình không tin tôi ư" Tôi xin thề trên đầu ba đứa con của chúng ta là bây giờ tôi chỉ biết có mình. Tôi yêu mình lắm, tôi không thể sống thiếu mình được. Nhất định mình sẽ bình phục, chúng ta sẽ làm lại tất cả. Bây giờ khuya rồi, mình đi ngủ đi.

- Ừ. Bà che miệng ngáp một cái dài rồi nhìn ông âu yếm, ông cũng nên đi nghỉ đi, trông ông hốc hác lắm đó. 

Ông gật đầu cho bà vui lòng, bà nhắm mắt lại, một nụ cười sung sướng nở trên môi, bà nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.

Ông Thành ngồi suốt đêm bên giường vợ, canh cho bà ngủ, ông để ý đến từng hơi thở cuả vợ và sung sướng thấy bà ngủ êm. Ngắm nét mặt thanh thản của vợ, ông cố tưởng  tượng đây là nhà mình và bà đang ngủ giấc ngủ bình thường như mọi đêm, sáng mai bà sẽ dậy sớm đi lại nhẹ nhàng trong bếp làm món điểm tâm, ra lấy cho ông tờ báo, sau đó hai vợ chồng cùng đi dạo mát nơi công viên gần nhà.

Ông sung sướng với những cái rất tầm thường đó, nhưng những tiếng chân vội vã chạy trên hành lang đưa ông về thực tế, một con bệnh ở phòng kế bên đang lâm cơn nguy kịch.

Ông giật mình ra khỏi cơn ảo tưởng, đưa mắt nhìn vợ, bà vẫn đang ngủ say, đầu hơi lệch khỏi gối. Nhẹ nhàng, ông sửa lại cho vợ, cố rón rén sợ làm bà thức giấc. Ông ngồi im chờ sáng, sốt  ruột chỉ mong được gặp bác sĩ để hỏi rõ bệnh trạng cuả bà.

Sáng hôm sau, ông là người đầu tiên gõ cửa phòng bác sĩ, chào hỏi xong, ông nói ngay:

- Thưa bác sĩ tôi cần biết sự thực, vợ tôi bị bệnh gì" Xin bác sĩ cứ nói thẳng, tôi có can đảm chịu đựng.

Ông bác sĩ già mỉm cười hiền lành:

- Sự việc không  đến nỗi nghiêm trọng như ông nghĩ đâu. Ông ngồi xuống đây đi, tôi sẽ cho ông xem kết quả cuả phòng thí nghiệm mới đưa lên sáng nay, cái bướu là bướu lành không có gì phải lo cả, duy có điều nó lớn quá nên tôi đã phải cắt bỏ cả tử cung. Lẽ ra bà ấy phải đi khám từ lâu, để lớn như thế này nguy hiểm lắm, có thể bị chảy máu tới chết nếu không cầm được, cũng may cứu kịp. Bây giờ thì xong xuôi cả rồi, bà ấy chỉ cần nghỉ ngơi vài tuần là hoàn toàn bình phục.   

Ông Thành nghe như vừa được cải tử hoàn sinh, ông muốn nhảy tới ôm chầm lấy bác sĩ nhưng không dám, ông chỉ nói lí nhí: 

- Cám ơn, cám ơn bác sĩ!

Như vừa trút được gánh nặng ngàn cân, ông cảm thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng như bay bổng, ông bước đi như chạy trên hành lang dắt tới phòng bà, vừa mở cửa, ông vừa la lớn:

- Tôi vừa nói chuyện với bác sĩ xong, không phải ung thư mình ạ!

Bà Thành dụi mắt tưởng đang nằm mơ, không tin ở tai mình, bà hấp tấp hỏi lại:

- Ông nói sao" không phải ung thư thật à" Ông không gạt  tôi đấy chứ"

- Gạt bà để làm gì" Lát nữa bác sĩ sẽ tới cho bà hay.

Rồi phấn khởi, ông tiếp theo:

- Tôi nói có sai đâu, mình bỏ tôi thế nào đuợc" Ông nắm lấy tay bà, cả hai cùng chảy nước mắt. Bà mỉm cười khi ông cúi xuống hôn lên trán bà:

- Có phải mình hứa với tôi chúng ta sẽ bắt đầu lại tất cả, phải không mình"

- Đúng vậy, tôi yêu mình và nhất định sẽ không bao giờ xa mình nữa. Xin mình tha thứ cho tôi  những  lỗi lầm  trong quá khứ. Chúng ta già rồi, thời gian được sống bên nhau đâu còn bao lâu nữa, phải biết trân quí nó, chúng ta hãy thương yêu nhau, hãy sống cho nhau suốt quãng đời còn lại mình nhé.

Bà ràn rụa nước mắt gật đầu, hai mái đầu bạc chụm vào nhau và cùng rung lên vì những tiếng nức nở, nhưng những tiếng khóc đây là tiếng khóc cảm động và những giọt nước mắt đây là những giọt nước mắt sung sướng.

Hạnh phúc đã trở lại với đôi vợ chồng già.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,263,796
Nguyễn Hữu Thời là tác giả rất có lòng với việc Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu. Trước 1975, ông dạy học, quân nhân QLVNCH Khóa 18 Thủ Đức).
Tác giả cho biết cô 35 tuổi, học Management Information System, ra trường từng làm IT Project Manager... hiện sống cùng gia dình tại Florida
Tác giả cho biết cô 35 tuổi, học Management Information System, ra trường từng làm IT Project Manager... hiện sống cùng gia đình tại Florida
Tác giả 66 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California).
Bài viết sau đây được gửi tới từ trong nước Việt Nam. Tác giả là một giáo viên dân Kinh 5, Rạch Giá, Kiên Giang, tự mô tả mình, nguyên văn như sau
Tôi cũng đến Mỹ đã được 16 năm, ngắn hơn Quân tiên sinh nhưng lại viết về nước Mỹ sớm hơn vì tôi tình cờ được đọc bài "Greenville
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregan.
Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Quang Thái là “Bên Kia Đồi,” chuyện một người đồng tính tự kềm hãm mình để rồi cuối đời lên đồi vắng cất tiếng hú khan
Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi".
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến