Săn Ảnh Vùng Đồi Đá Đỏ Sedona
Tác giả: Phúc Thiện Nhựt
Bài số 3041-28341-vb2111510
Ông "bạn săn ảnh" ngoại bát tuần trong công viên Red Rock Pass Park.
Tác giả tên thật là Phùng An, hiện là cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Từ năm 1975 đến 1979: Bán chợ trời. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Cơm Chỉ”. Bài mới nhất của ông kể chuyện đi săn ảnh của Hội nghệ tyhuật PSCVN.
Ảnh Anthony Phùng:
***
Trong lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, săn ảnh là một trong những điều kiện thiết yếu giúp các nhiếp ảnh gia thâu được vào ống kính những chủ đề độc đáo, hình ảnh tuyệt vời cho từng thể loại.
Hội ảnh nghệ thuật PSCVN do nhiếp ảnh gia Vi Vi Trần cùng các nhiếp ảnh gia đã nổi tiếng trước năm 1975 gồm quý ông Lê ngọc Minh, Dương xuân Phương và Benjamin Vũ họp tác thành lập và điều hành hơn 20 năm tại miền nam California. Ngày nay do các nhiếp ảnh gia thế hệ trẻ, năng động có nhiều kiến thức sáng tạo trong lĩnh vực nhiếp ảnh khi kỷ thuật nhiếp ảnh chuyễn từ chụp âm bản (film)" sang "digital", tiếp tục điều hành và tổ chức các khoá học, các chuyến đi săn ảnh hàng năm.
Hội ảnh nghệ thuật này tôi đã có dịp giới thiệu cùng quý vị nhân dịp tham gia chuyến đi săn ảnh ở Mono Lake và Bodie Town, California năm 2008 (đọc bài "TRÊN ĐƯỜNG ĐI SĂN ẢNH" đăng trên Việt Báo online ngày 17 tháng 05 năm 2008). Hôm nay tôi xin nói đến chuyến đi săn ảnh vùng đồi đá đỏ Sedona, Arizona hội tổ chức cho khoá 9- 2010.
Khi nghe nói vùng đồi đá đỏ Sedona, tôi chưa biết ở đó có gì đặc biệt. Tuy nhiên, vì là địa danh lạ tôi hăng hái ghi danh và được ban tổ chức cho tham gia, mặc dù tôi không phải học viên khoá 9, năm 2010. Đọc bảng điều lệ và những vật dụng cần thiết cho chuyến đi săn ảnh 2 ngày, 2 đêm của hội, tôi chuẫn bị đầy đủ, sẳn sàng lên đường.
Chuyến đi khởi hành 10 giờ đêm thứ sáu (22-10-2010) tại bãi đậu xe kế trạm xăng Shell trước chợ ABC như những lần trước nhưng khoãng 9 giờ mọi người đã có mặt tại điểm hẹn, kiểm điểm lại hành trang, nghe trưởng ban tổ chức và điều hành chuyến đi thông báo thêm những điều cần thiết và sắp xếp chổ ngồi.
Nhìn 5 chiếc xe mini van Chrysler đời mới, mọi người đều nôn nao chờ giờ chuyễn bánh. Như thông lệ, cô Jennifer Cúc Nguyễn, trẻ trung, nhanh nhẹn thường xuyên họp tác với hội trong những dịp đi săn ảnh đưa bản điều lệ trong suốt chuyến đi cho mọi người ký tên trước khi đoàn xe khởi hành. Lộ trình từ Santa Anna đến Sedona dài hơn 500 dặm (miles), thời gian di chuyễn dự trù khoãng 9 tiếng đồng hồ.
Chiều cuối tuần nên hơn 9 giờ tối phố xá khu Little Saigon xe cộ vẫn còn rộn rịp, 5 chiếc xe mini van với 31 "thợ săn ảnh" âm thầm lần lượt rời bến theo bảng số thứ tự từ 1 đến 5 gắn sau mỗi xe qua những xa lộ quen thuộc, 22E, 55N, 91E của tiểu bang California, đoàn xe bắt đầu vào xa lộ Liên bang số 10E lúc 11:30 tối, trực chỉ hướng đông.
Đêm mùa Thu, (rằm tháng 9 âm lịch) thời tiết mát mẻ, dể chịu. Vùng ngoại ô xa lộ Liên
bang số 10E gia cư thưa thớt. Khi xe chạy qua những quãng đồng không, mông quạnh, nhìn xuyên qua màn đêm, vầng trăng rằm toả ánh sáng nhuộm vàng không gian bao la, ẩn hiện những ngọn đồi vùng sa mạc Palm Spring êm đềm như những vùng quê miền Trung Việt Nam thời đất nước thanh bình, ngoại trừ những trạm xăng dọc 2 bên xa lộ, những khu có sòng bài (casino) của các thổ dân do đỏ hoặc những nơi tạm nghĩ cho xe qua đường có nhiều đèn sáng và những nét sinh hoạt về đêm.
Trước khi mời quý vị cùng đi săn ảnh vùng đồi đá đỏ Sedona, tôi xin nói vài nét về địa danh này. Sedona là vùng núi, đồi nằm trên độ cao 4500ft đựợc đoàn người thám hiểm đầu tiên đến đây khám phá năm 1902, là một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Arizona, cách thành phố Phoenix, thủ phủ tiểu bang Arizona 120 dặm, hướng bắc trên xa lộ liên bang số 17N. Từ Sedona city đi tiếp về hướng bắc khoãng 28 dặm là thành phố Flagstaff và khoãng 108 dặm sẽ đến Grand Caynon, một thắng cảnh du ngoạn nỗi tiếng thuộc Liên bang (National Park). Cư dân thị trấn này tập trung trong các thung lủng giữa các ngọn đồi đá đỏ (Red Rock Loop,Willage of Oak Creek, Sky Ranch park, Airport Loop) hoặc rải rác ẩn, hiện giữa những rừng cây vùng nhiệt đới trên các đoạn đường ngoằn ngoèo dẫn vào các khu đồi đá dỏ.
Đường huyết mạch của thị trấn là xa lộ Liên bang số 17N, nối tiếp bằng liên tỉnh lộ 89A (Hwy 89A). Các cơ sở hành chánh, khu thương mại hoặc văn phòng dịch vụ tập trung dọc 2 bên đường huyết mạch. Trung tâm thị trấn không có nhiều đường dọc, ngang như các thành phố lớn chúng ta thường thấy nên các ngã tư xuyên qua đường huyết mạch không có nhiều đèn đường báo hiệu đỏ, vàng, xanh; thay vào đó là một vòng tròn như các bùng binh ngã năm, ngã 6 ở Sài gòn nhưng nhỏ hơn, trên bùng binh không trồng hoa hoặc dựng tượng. Các chiều lưu thông xuyên qua vòng bùng binh được báo hiệu bằng chữ "Roundabout" (đường ngoằn ngoèo, chạy vòng), những nhánh đường ít lưu luợng xe có đặt bảng "yield" nên xe cộ vẫn chạy liên tục không phải ngừng chờ đèn báo hiệu, ngoại trừ vài giao điểm xuyên qua vùng thị tứ hoặc cơ sở quan trọng.
Rãi rác bao quanh thị trấn là những ngọn đồi đá màu đỏ như gạch nung. Đứng từ xa nhìn giống những đồi đất đỏ, trông tưởng chừng như mềm và xốp nhưng là những khối đá cứng, đứng trơ trơ giữa không gian không biết từ bao giờ cho đến khi khám phá ra đến nay đã hơn một thế kỷ bị thời gian và gió, mưa mài dũa, xoi mòn biến thành những hình thù nhiều góc cạnh; tổ ong; quả chuông; lâu đài; hang, đông . . . trông thật đẹp mắt.
Ở đây không có những ngọn núi cao như vùng đông, bắc California hay khu ranh giới tam biên (đoạn đường ngoằn ngoèo khoãng 20 dặm trên xa lộ liên bang 15 xuyên qua eo núi biên giới 3 tiểu bang California, Nevada và Utah.), mùa đông không có tuyết phủ trên các ngọn núi cao, nên mùa hè không có tuyết tan chảy xuống thành suối đọng lại thành hồ như vùng cao nguyên California.
Toàn thi trấn không có cao ốc, hầu hết nhà 1 tầng, lác đác vài kiểu nhà 2 hoặc 3 tầng, lợp ngói màu đỏ giống như màu các khối đá đỏ. Nét đặc biệt, vì các ngọn đồi màu đỏ nên các cột đèn báo hiệu tại các ngã tư đường huyết mạch hoặc các rào chắn an toàn trên những đoạn đường ngoằn ngoèo đi vào các khu đồi đá đỏ cũng sơn cùng màu như các khối đá đỏ trên đồi.
Arizona là tiểu bang nhiệt đới, không có các giống cây thông tàng cao trên các sườn đồi như vùng cao nguyên Yosemite, White Mountain ở tiểu bang California. Trên các sườn đồi, mọc lẫn lộn những loại cây vùng nhiệt đới : Century plant; Banana yucca; Arizona Cypress; Poinleaf; Cottonwood; Frickly Pear. Trong các công viên có các loại cây Sycamore (tàng cao nhưng lá thưa không cho nhiều bóng mát); Juniper; Masquite ...
Đoàn xe âm thầm chuyễn bánh dưới ánh trăng rằm, mọi người chưa ngũ nhưng yên lặng như để tâm tư mơ về những hình ảnh đẹp sẽ chụp được trong chuyến đi săn ảnh, thỉnh thoảng từ chiếc máy walking talking (2 way radio) trưởng ban tổ chức chuyến đi nhắc nhỡ các bác tài giữ đúng vận tốc, đổi "lằn xe" (lane) qua mặt các xe truck hoặc ghé trạm xăng dọc đường để tiếp tế nguồn sinh lực cho 5 chiếc xe và đoàn săn ảnh có dịp giải toả sự dòn nén của bàng quang.
Sáng thứ bảy (23-10-2010), 4:30A chúng tôi đến thành phố Phoenix, chuyễn qua xa lộ liên bang số 17N trực chỉ Sedona để kịp chụp cảnh bình minh trên giòng suối Oak Creek. Đây là con suối duy nhứt chảy từ hướng Bắc Oak Creek Vista dọc Hwy 89A xuyên qua Sedona city xuống tận phía Nam Red Rock State Park. Muốn săn đưọc những kiểu ảnh đẹp, in hình bóng ngã trên giòng suối hay mặt hồ, không gian cần lặng gió, mặt nước không giao động, nhiếp ảnh gia sẽ thâu được vào ống kính hình bóng ngã trên giòng nước rỏ và đẹp. Đó là lý do đoàn săn ảnh đến giòng suối trước tiên vì buổi sáng sớm ít khi có gió thổi mạnh nhưng đến nơi sớm quá (7:30A),cổng vào công viên chưa mở, đoàn săn ảnh hơi thất vọng vội đổi hướng đi đến vị trí khác kẻo ánh bình minh lên nhanh.
Khu Sugar Loaf. (Chụp 9 giờ sáng thứ bảy 23-10-2010) Ảnh Anthony Phùng.
Chúng tôi đến vùng đồi Sugar Loaf 8:30A. mặc dù bình minh chưa lên cao nhưng ánh sáng cũng toả đều một vùng dồi bao la, nhìn từ xa xa những ngọn đồi đá đỏ hiện rỏ dần. Khu đồi này không có gia cư, toàn rừng cây Yucca baccata, Pointleaf và Prickly Pear, đoàn săn ảnh băng theo lối mòn đất đỏ vào sâu trong rừng. Người thích cảnh hùng vĩ của núi, đồi tha hồ tìm bố cục, góc cạnh các khối đá đỏ sừng sửng khoe màu dưới ánh bình minh, bấm máy; người thích chụp kỳ hoa, dị thảo len lỏi vào từng lùm cây xử dụng ống kính micro chụp màu sắc, góc cạnh những đoá hoa tươi vừa hé nhuỵ đón nhận những hạt sương mai; ngoài ra, những "bạn săn ảnh" muốn có những kiểu ảnh sinh động hơn, nép mình quan sát, yên lặng chờ đợi những loài động vật hoang dã, chim rừng hoặc loài bò sát đang thập thò trong hang rình rập tìm mồi cho bữa ăn đầu ngày.
Sau hơn một tiếng đồng hồ thâu vào ống kính nhiều hình ảnh đẹp, đoàn săn ảnh trở về bãi đậu xe dùng điểm tâm, áp dụng câu : "Có thực mới vực được đạo". Bữa điểm tâm bằng món xôi hấp nước dừa, lạp xường, tôm khô, tuy không phải cao luơng, mỹ vị nhưng đúng khẩu vị Á đông do công lao của chị Tina Dương cùng các chị trong đoàn săn ảnh đóng góp công lao,gia vị, phụ nấu, mọi người ăn no nê vẫn còn phần đủ cho 6,7 người ăn.
Gần hết buổi sáng thứ bảy, đoàn săn ảnh trở lại vùng Red Rock Pass Park. Lệ phí vào
cổng mỗi xe 10 đô la. Vừa xuống xe, mọi người rảo bước đến khu suối nước Oak Creek
Hôm nay cuối tuần nên giờ này đã có nhiều du khách vào công viên. Tôi cũng theo đoàn
săn ảnh vào tận bờ suối, đứng phía hữu ngạn chụp vài kiểu giòng nước bạc chảy xuyên qua ghềnh đá không dám len lỏi đi xa hoặc qua phía tả ngạn, trên đường về nghe các anh, chị em kể lại phía tả ngạn có nhiều cảnh đẹp, thuận ánh sáng thiên nhiên nên vài anh, chị "bạn săn ảnh" mạo hiểm băng qua giòng suối chụp được nhiều hình ảnh độc đáo.
Từ bờ suối trở lại công viên tôi thấy một "bạn săn ảnh" cao niên khoá 9, 2010 cũng vừa săn ảnh ở tả ngạn bờ suối trở ra vai mang máy ảnh, tay cầm chân 3 càng (tripod), ta ... chóng gậy, bước chân tuy chậm chạp nhưng vững vàng. Đợi ông "bạn săn ảnh" ngồi nghĩ chân nơi ghế đá trong công viên tôi lân la đến gợi chuyện: "Chà, chân máy ảnh của "ông anh" đẹp quá. Ông anh" mua bao nhiêu vậy"" "Tôi mua trên "net" cái chân máy $175.00 và mua thêm phần phụ tùng gắn trên chân máy $75.00. Nhờ bộ phận này, khi gắn máy ảnh vào chân máy mình xoay máy ảnh đổi bố cục, hậu cảnh dể dàng và nhanh hơn." Nghe ông "bạn săn ảnh" trả lời và giải thích công dụng chân máy ảnh, tôi nhìn chiếc máy ảnh ông đang mang trên vai chắc phải thuộc loại "xịn" nên không dám hỏi tiếp sợ thêm tủi thân vì chiếc máy ảnh của tôi mua từ năm 2008, đời cổ lổ xỉ, chờ "on sale" mới mua, cái chân 3 càng mua ở Wal mart 39$99 nhưng cũng tháp tùng theo các khoá nhiếp ảnh đi săn ảnh nhiều lần, nhiều nơi, trông chẳng giống ai;Tuy nhiên,tôi cũng tự hào đã được hội nhiếp ảnh PSCVN chọn 2 tác phẫm nhiếp ảnh trưng bày trong cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật năm 2008.
Ngồi nghỉ chân trên ghế đá tại công viên chờ đoàn săn ảnh đi xa trở về, tôi tiếp tục hỏi thăm ông "bạn săn ảnh" về lỉnh vực nhiếp ảnh , ông cho biết năm nay đã ngoại bát tuần (82 tuổi) nhưng vẫn còn đam mê nhiếp ảnh nên ghi danh theo học lớp nhiếp ảnh nghệ thuật khoá 9, năm 2010 và cũng đã đi săn ảnh với các anh, chị, em nhiều lần, nhiều nơi và dù đi xa hay gần tôi cũng mang theo ngoài dụng cụ nhiếp ảnh, "cây gậy trợ lực" này (vừa nói vừa chỉ cây gậy để bên cạnh). Sau khi săn ảnh về tôi tự sữa ảnh, thay đổi bố cục, ánh sáng và màu sắc những tác phẫm săn được bằng computer. Nghe ông "bạn săn ảnh"nói phải chống gậy đi săn ảnh, sữa ảnh bằng computer, tôi nghĩ câu nói: "hậu sanh khã uý", trường họp ông "bạn săn ảnh"này ta cũng nên thêm câu:"tiền sanh lại càng khã huý hơn".
Nếu quý vị có dịp nhìn người "bạn săn ảnh"đã ngoại bát tuần, mỗi lần đi săn ảnh phải... chống gậy hoặc quý cô "thợ săn ảnh" tuổi đời còn quá trẻ, những ngày cuối tuần thay vì dạo chơi quanh phố phường, quý cô cũng lặn lội thức khuya, dậy sớm vai mang "ba lô", máy móc, mặc áo giáp (loại áo có nhiều ngăn, nhiều túi các nhiếp ảnh gia thường mặc khi đi săn ảnh để đựng dụng cụ nhiếp ảnh) quý vị sẽ thấy sự đam mê nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia và giá trị những tác phẫm nhiếp ảnh nghệ thuật.
Vừa nói chuyện vừa nhìn ông "bạn săn ảnh" ngồi nghỉ chân bên cạnh đồ nghề nhiếp ảnh với "cây gậy trợ lực" tôi nhớ lại lời ông Huỳnh Phú Sỉ, nhiếp gia trẻ kiêm giảng viên các khoá nhiếp ảnh, nói : "Khi sự đam mê nhiếp ảnh đã nhập vào huyết quản, quý vị sẽ thích thú khi đi săn ảnh và không bao giờ quên chiếc máy ảnh. Có nhiều người đam mê nhiếp ảnh, đêm đêm nằm bên cạnh "bà xã" vẫn nhớ chiếc máy ảnh như người nghiện á phiện nhớ cái "bàn đèn". Câu nói ví von của ông Huỳnh Phú Sỉ thật là chí lý. Nhìn ông "bạn săn ảnh" đã ngoại bát tuần này ta sẽ hiểu được sự đam mê nhiếp ảnh. Ông xứng danh là cây cổ thụ trong hội ảnh PSCVN.
*
Bữa cơm trưa được các chị "thợ săn ảnh" chuẫn bị chu đáo bằng món bò kho, bánh mì dưa chuột. Món bò kho ngon thật là ngon, các chị chuẫn bị 3 bếp lò ga hâm nóng bò kho nên càng ăn càng thèm và không thấy no. Tạ ơn Thượng đế toàn năng đã dựng nên người phụ nữ không phải chỉ thích đi... "sốp-pin" mà còn có khã năng quán xuyến việc gia đình, đãm đang phần ẫm thực, xứng danh "nội tướng", thảo nào quý ông khi xa thì nhớ mong, gần thì thương yêu, cưng chiều. Tôi nghe anh, em trong đoàn săn ảnh khen người nấu món bò kho là chị "thợ săn ảnh" Phương Dung. Nhìn chị mảnh mai, nhanh nhẹn, duyên dáng như một cô thôn nữ xuân thì, ngồi chung xe với tôi lúc nào cũng nghe chị nói chuyện líu lo như tiếng hót chim sơn ca, mục đích giúp bác tài không buồn ngũ. Tôi ngồi ghế trước, thỉnh thoảng cũng được chị mời ly cà phê sữa nóng rót từ bình thuỷ, khi quả chuối tươi, trái bắp nấu còn âm ấm, trái quít ngọt hoặc các loại "chip" (thức ăn vặt). Nhìn chị mang máy ảnh và dụng cụ lỉnh kỉnh đi tìm vị trí săn ảnh, tôi nghĩ nếu chị đứng săn ảnh giữa ngọn đồi cao có gió thổi mạnh chắc gió sẽ thổi chị bay mất nhưng chị nấu món bò kho ngon đáo để. Ngồi ăn món bò kho giữa công viên, bàn ăn phủ khăn giấy trắng, tôi có cãm tưởng như đang ngồi ăn trong một nhà hàng khang trang tại Little Saigon, có đầy đủ, rau quế, rau thơm, chanh tươi, ớt hiểm . . .
Sau bữa cơm trưa, chúng tôi vội vả đến khu Chicken Point để kịp chụp nhiều cảnh đẹp do ánh sáng mặt trời buổi chiều chiếu vào những bức tường đá đỏ sừng sửng trãi dài trên lưng chừng đồi. Tôi không rỏ tại sao có địa danh Chicken Point, quan sát không thấy có trại chăn nuôi gà hay những dịch vụ liên quan đến gà. Ở đây có một nhà nguyện đạo Tin lành tuy nhỏ nhưng lối kiến trúc đẹp tên Chapel Holy Cross. Con đường nhỏ từ liên tỉnh lộ 179 (Hwy 179) dẫn vào khu Chicken Point không ngoằn mgoèo, vực sâu, hiểm trở nên địa điểm này có nhiều du khách và nhiếp ảnh gia đến săn ảnh hơn những nơi khác.
Hôm nay thời tiết quá ưu đãi đoàn đi săn ảnh chúng tôi, không quá nóng kể cả buổi trưa, 6 giờ chiều vẫn còn ánh sáng; tuy nhiên, máy ảnh đã no nê nhưng "thợ săn ảnh" bắt đầu thấy đói. Rối rít gọi nhau (gọi bằng máy walking talking) chuẫn bị lên xe về khu trung tâm thi trấn tìm nhà hàng ăn, ngũ sớm chuẫn bị ngày mai sẽ tiếp tục chạy đua với ánh bình minh ở đồi Bell Rock.
Ngồi trong xe bàn bạc nhau chọn bữa ăn tối. Ở đây không có nhà hàng Việt nam, Tàu, Thái, hay Đại hàn ngoài các tiệm ăn quen thuộc của người bản xứ nên "no choice" đành phải ăn pizza. Đoàn săn ảnh 31 người vào một lúc nhà hàng khó sắp xếp ngồi chung mặc dù ông Dean Vũ (trưởng đoàn) đã điện thoại đặt chổ trước khi đến. Chúng tôi ngồi riêng nhiều bàn, hoá đơn (bills) tính tiền từng bàn nhưng chủ nhà hàng vẫn áp dụng quy lệ tiền "tip" 15% như phục vụ chung nhóm.
Bàn chúng tôi 6 người, "kêu" (order) mỗi người một chai bia (3 Corona, 3 Heineken), 2 bánh pizzas cở trung, 2 lớp nhân (medium size, 2 toppings). Vui, đói, mệt nên ăn rất ngon. Bill tính tiền $93.60, mỗi người chi $16.oo (gần bằng tiền một con cá nướng da dòn, 2 người ăn)). Đây là thị trấn nhỏ, dân cư thưa thớt nhưng giá sinh hoạt cao. Một chai bia $5.oo, một bánh pizza $25.oo. Mặc dù bị "xẻo nhẹ" một góc túi tiền nhưng mọi người điều vui vì memories card máy ảnh của mỗi người đều chứa đầy hình ảnh đẹp.
Vào khách sạn, mỗi xe ngũ chung một phòng, nhường nhau xữ dụng phòng tắm, cắm
điện "sạc" pin máy ảnh và điện thoại di động. Vừa nằm xuống đã có tiếng... ngáy! Phòng tôi sáu người, lần lượt 5 tiếng ngáy trổi lên như 5 âm điệu ngũ cung "hò, xự, xang, xê, cống" trầm, bổng quyện vào nhau nghe như một bản đàn hoà tấu bằng những nhạc cụ thời thượng cổ, (tôi không góp tiếng... ngáy vì chưa ngũ nên may mắn nghe được bản nhạc hoà tấu bằng âm thanh... "ngáy" độc đáo này.)
Tối hôm qua trước khi vào khách sạn, ban tổ chức nhắc nhỡ mọi người, 6 giờ sáng hôm sau (chúa nhựt, 24-10-2010) phải có mặt tại bãi đậu xe. Hôm nay sẽ ra khu Bell Rock chụp cảnh bình minh. Muốn chụp dược ảnh đẹp cảnh bình minh khu đồi Bell Rock, đoàn săn ảnh phải đến nơi khi vầng thái dương vừa ửng hồng nơi đỉnh đồi. Vừa ra bãi đậu xe, trời còn lờ mờ tối chưa thấy rỏ mặt người, tôi nghe tiếng cô Jennifer Cúc Nguyễn khoe : "Good morning chú Anthony. Trưa nay cháu mời chú ăn cơm nóng với món thịt gà xào sả... không có ớt, con gái bố nấu đấy" (từ lúc tôi tham gia hội nhiếp ảnh PSCVN (2008), cô Jennifer Cúc Nguyễn xem tôi như ông "bố", "bố sồn sồn" chứ không phải "bố già" đâu nhé vì chưa phải... chống gậy đi săn ảnh.) Tôi ngạc nhiên, thông thường tôi nghe nói món thịt gà xào sả, ớt nhưng hôm nay cô Cúc khoe nấu món thịt gà xào sả... không có ớt. Lạ quá, đây là món ăn đặc biệt, do cô Cúc nấu chắc ngon lắm.Tuy nhiên, khi bữa cơm bày ra trên bàn, người nội trợ giải thích sở dỉ món gà xào sả không có ớt vì trong đoàn săn ảnh có nhiều người không quen dùng vị cay nên ớt xào chín để riêng, khi ăn tuỳ sở thích và khẩu vị mỗi người cho thêm vào. À, thì ra thế. Tôi thầm thán phục cô con gái tuổi đời quá trẻ nhưng có sáng kiến độc đáo trong việc nội trợ. Những bữa ăn dã chiến khi đi săn ảnh, tuy ở ngoài công viên, bên giòng suối hay dưới tàng cây nhưng nhờ tình người đậm đà, quý mến nhau đã làm thức ăn tăng thêm hương vi.
Bell Rock là một vị trí quen thuộc của quý vị nhiếp ảnh gia khắp nơi và các lớp nhiếp ảnh nghệ thuật thỉnh thoảng hướng dẫn các "thợ săn ảnh" đến thực tập săn ảnh. Ở đây, ngoài những ngọn đồi đá đỏ có nhiều hình thể khác nhau, có một ngọn đồi đá đỏ thật lớn, hình thể như một cái chuông khổng lồ sừng sửng ở hướng Đông, nên gọi là "Bell Rock", hai bên là những eo núi, triền đồi tạo nên nhiều hình ảnh tuyệt đẹp lúc bình minh.
Quãng đường từ trung tâm thị trấn đến Bell Rock không xa nhưng xe chạy vòng quanh qua nhiều triền đồi, tuy không có rừng thông cao hay suối, hồ như ờ vùng cao nguyên Bishop, California, nhưng khung cảnh thơ mộng, buổi ban mai êm đềm gợi nguồn cãm hứng, từ trong máy walking talking tôi nghe giọng thanh thoát, ngọt ngào của một cô "thợ săn ảnh" nào đó, ca : "Đường lên núi rừng, sao hãi hùng, ôi gió lộng, muôn lá động cành trong bóng thê lương. Chiều nay gió ngừng, bên suối rừng, dâng nước bạc, nghe tiếng nhạc buồn vương bóng cố hương. Mây bay về đâu" Chim bay về đâu" Xin cho tôi nhắn tới nàng đôi câu... " (Bài "Đường Lên Sơn Cước", nhạc sĩ Lê Bình sáng tác). Bản nhạc điệu ¾ tuy không thôi thúc, rộn ràng nhưng cũng làm đoàn săn ảnh thêm phấn khởi.
Đoàn xe chạy gần đến Bell Rock, nhìn hướng đông, một vùng màu đỏ rực trên đỉnh đồi
làm mọi người vừa nôn nao, vừa lo lắng. Cũng từ trong máy walking talking, giọng ca vừa dứt có tiếng nói :" Ồ! Đẹp quá. Nếu đến trể, màu đỏ loãng vào ánh bình minh không còn hình ảnh đẹp như bây giờ, uổng lắm." Tuy nhiên, ban tổ chức có nhiều kinh nghệm
và nghiên cứu kỷ thời gian, không gian ở những vùng chuẫn bị đến săn ảnh nên đoàn xe 5 chiếc đến vị trí đã chọn, màu đỏ trên đỉnh đồi chưa thay đổi, ở khe núi toả thêm chút ánh
sáng đầu ngày tô màu những cụm mây đang bàng bạc trên không trung thành 3 màu trắng, xám, hồng càng làm tăng nét đẹp thiên nhiên cảnh bình minh khu đồi Bell Rock.
Chúng tôi đến sớm nhưng cũng có vài nhiếp ảnh gia khác đến đây sớm hơn. Xe vừa ngừng, mọi người xuống xe, vác chân 3 càng, máy ảnh chạy túa ra trong bóng tối chập chờn tìm vị trí thích họp đặt máy ảnh. Nhìn đoàn người vội vả mang dụng cụ nhiếp ảnh di động dưới ánh sáng lờ mờ, tôi có cãm tưởng như một trung đội tinh nhuệ quân lực Việt nam Cộng hoà đang nhảy trực thăng vận trong thời chiến tranh Việt nam.
Khu vực này khá rộng nên mọi người dể tìm vị trí đặt máy ảnh. Tôi cũng tìm được một vị trí tốt. Quan sát toàn cảnh thấy ống kính mọi người đều qyay về hướng đồi Bell Rock, chọn bố cục, liên tục bấm máy. Nhìn phía bên này những ngọn đồi toàn màu đen chưa thấy màu đá đỏ, bên kia đồi, ánh bình minh sáng dần , chiếu vào những cụm mây trên không trung tô màu càng thêm rực rở. Ôi! Tạo hoá đã vẻ bức tranh thiên nhiên quá đẹp.
Mặt trời lên cao, những đồi đá đỏ hiện rỏ dần, hưóng đông không còn cho cảnh đẹp buổi bình minh, mọi người tảng ra tìm vị trí chụp những ngọn đồi hướng tây. Nếu cảnh đẹp hướng đông nói lên sức sống vươn lên của muôn loài động, thực vật; nét đẹp hướng tây cho ta thấy nét đẹp hùng vỉ của vũ trụ bao la. Nhìn những ngọn đồi đá đỏ hướng tây được ánh sáng mặt trời tô thành từng mãng sáng, tối nhiều góc cạnh theo hình thể, đoàn săn ảnh tha hồ chọn đề tài, bố cục, hậu cảnh, bấm máy.
Rời Bell Rock 9:30 sáng, điểm đến là khu Sky Ranch Park. Giờ này ánh sáng chan hoà đã tỏa khắp một vùng thung lủng hướng tây. Xa xa hai ngọn đồi đá màu trắng phủ bằng màu xanh các loại cây rừng nhiệt đới, lá thưa, tàng nhỏ nên không che kín sườn đồi, lốm dốm màu đá núi trắng, màu xanh lá cây trộn lẫn vào nhau vẽ thành bức tranh cảnh sơn lâm hoang dã. Dưới thung lủng hai ngọn đồi là khu gia cư, có khu lợp toàn mái ngói đỏ, vùng khác lợp vật liệu màu trắng, cho ta hình ảnh một miền quê hương thanh bình.
Gần 11 giờ trưa đoàn săn ảnh trở lại Red Rock Pass Park vì hôm qua có nhiều "bạn săn ảnh" chưa chụp được những cảnh đẹp phía hữu ngạn suối Oak Creek Chụp cảnh bờ suối có nhiều rủi ro hơn chụp cảnh núi, đồi. Trưa nay tại giòng suối này có một "bạn săn ảnh" vì vội băng qua con suối bị trượt chân ngã xuống nước, may mắn chiếc máy ảnh không bị rơi xuống suối.
Bữa cơm trưa với món gà xào xả... không có ớt cũng được bày ra tại bàn ăn trưa hôm qua trong Red Rock Pass Park. Nhìn 3 nồi cơm điện đã mở nắp còn đang toả hơi nóng càng làm tăng thêm cơn đói vì từ sáng đến giờ bận lo săn ảnh quên phần ẫm, thực Tôi đảo mắt nhìn 2 xoang thịt gà xào sả... không có ớt cũng còn đang bốc khói, thầm thán phục sự khéo léo của các cô, các chị "thợ săn ảnh". Mọi người vui vẻ nói nói, cười cười, tôi vừa thưởng thức món ăn vừa thầm nghĩ :"Trong gia đình nếu không có bàn tay "nội tướng", mọi người chắc phải ăn "Cơm Chỉ" quanh năm. Bữa cơm trưa chấm dứt bằng món thanh long tươi do anh, chi Can, Lâm tiếp tế miễn phí vì cây nhà, lá vườn.
Trong lúc thu dọn bàn ăn, một nam "bạn săn ảnh" ngỏ ý góp câu chuyện vui, tuy không
nói tên câu chuyện vui nhưng qua nội dung, tôi xin phép đặt tên "Khai". (Trong bài viết này tôi xin phép người "bạn săn ảnh" đã kể câu chuyện, thay đổi bối cảnh thời đệ nhị thế chiến thay vì thời chiến tranh Việt nam và thêm vào đoạn cuối "dùng chiến thuật tâm lý, tình cãm" để câu chuyện vui thêm phần hồi hộp, hào hứng) : "Khi đệ nhị thế chiến đến giai đoạn khốc liệt, mật vụ phe Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ, Nga) bắt được một nữ điệp viên phe Trục (Đức, Ý, Nhật) mỗi ngày đưa cô lên phòng thẫm cung, người thẫm vấn viên thấy cô nữ điệp viên duyên dáng, trẻ, đẹp, thân hình "bốc lửa" không nỡ tra tấn, cực hình, áp dụng khoa tâm lý cương, nhu thẫm cung nhưng lần nào hỏi cô ta : "Khai không"". Cô cũng trả lời : "Không khai"; Khai không" "Không khai". Sau nhiều lần áp dụng phương pháp cương, nhu không khai thác được tin tức gì, ban điều tra nảy ra sáng kiến dùng chiến thuật tâm lý, tình cãm vừa độc đáo, vừa lãng mạn. Sáng hôm ấy cơ quan thẫm cung cho cô ta dùng bữa điểm tâm thịnh soạn, chuẫn bị cho cô mặc áo quần tươm tất, khiêu gợi hơn thường ngày làm nỗi bật 3 vòng tuyệt vời của mẫu người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp như ở lớp tuổi "... bẻ gãy sừng trâu", đưa vào phòng riêng đầy đủ tiện nghi có cả giường niệm tối tân (như loại gường niệm memory foam ngày nay), người thẫm vấn viên là một thanh niên cường tráng, đẹp trai, phong độ xuất hiện đứng trước mặt cô ta, lối phục sức như thời nguyên tổ Adam lúc khai thiên, lập địa. Sau khi nở nụ cười hiền hoà, xã giao, hỏi : "Có khai không"" Lặng thing giây lác, cô đảo mắt nhìn toàn thân người thẫm vấn viên, trả lời : "Dạ, hơi... khai khai!". Nghe 3 chữ :"Hơi... khai khai" mọi người đều phá lên cười thoải mái. Bổng có tiếng cô Jennifer Cúc Nguyễn nói lớn :"Him khai!" "Him khai!" Chữ "Him khai!" làm đảo ngược nghĩa chữ "khai" nguyên thuỷ là động từ có nghĩa là nói tất cả những điều mình biết khi bị tra tấn. Trái lại, chữ "Him khai!" là tỉnh từ chỉ về một mùi vị thoát ra từ nơi nào đó trong cơ thể con người.
Có lẻ cô Jennifer Cúc Nguyễn muốn bảo vệ phái đẹp sợ anh, em trong đoàn săn ảnh nghĩ "Her khai!" nên vội la lớn : "Him khai!" để đánh lạc hướng. Câu chuyện vui kết thúc ở đây, nơi dùng cơm trưa cũng đã dọn dẹp sạch sẽ, mọi người vui vẻ ra xe mang theo trong máy ảnh nhiều cảnh đẹp và trên môi một nụ cười ý nhị do 3 chữ : "Hơi... khai khai!".
Hơn 3 giờ chiều, đoàn xe đến thủ phủ Phoenix, Arizona trực chỉ hướng tây trên xa lộ Liên bang số 10W. Về đến Little Saigon 9:30 tối chúa nhựt, (24-10-2010) tại điểm hẹn là một tiệm ăn như thường lệ đã có ban điều hành và bạn bè trong hội ảnh; vợ, con ra đón chồng, cha hoặc chồng ra đón vợ. Gặp lại nhau tay bắt, mặt mừng, hỏi han đủ thứ chuyện. Gớm! Vắng nhà chỉ 2 ngày, 2 đêm mà sự vui mừng khi đoàn tụ tưởng chừng như đi biền biệt từ lâu lắm không bằng.
Cầu chúc quý vị trong hội nhiếp ảnh PSCVN mãi mãi thành công. Hy vọng dịp triển lãm ảnh nghệ thuật mãn khoá 9-2010, khách thưởng ngoạn sẽ có dịp xem nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật độc đáo, giá trị của quý vị.
Phúc Thiện Nhựt