Hôm nay,  

Viết Cho Anh Nhân Mùa Giáng Sinh

29/12/201200:00:00(Xem: 150333)
Là con gái một quân nhân VNCH, từ bé, nàng từng nghĩ mình sẽ là vợ lính. Sau đổi đời, trưởng thành tại Hoa Kỳ, nàng chống lại Bố để kết hôn với một thuyền nhân. Ngày cưới đúng vào mùa giáng sinh. Năm nay, kỷ niệm 22 năm thành hôn, chàng đang trong nhà tù cộng sản tại Việt Nam.

Người được nhắc trong bài viết là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ mà tên tuổi đã trở thành đề tài thời sư. Ngày 7-4-2012, khi vừa từ Hoa Kỳ về Sàigon, ông Quân bị bắt tại phi trường và nhà nước cộng sản hiện đang cố dàn dựng một phiên toà ghép tội. Tác giả bài viết là Bà Nguyễn Quốc Quân.
vb7-12-29_ngo_mai_huong
Ảnh từ Facebook: Ông bà Nguyễn Quốc Quân -Ngô Mai Hương, cư dân Eik Grove, California.
H trở về nhà vào lúc trời chạng vạng tối. Bài hát giáng sinh về chú Reindeer có cái lỗ mũi đỏ bị hất hủi; bỗng một ngày trở thành kẻ dẫn đường cho đoàn xe của Santa Claus làm H nghĩ đến Khoa và Trí. Các con đang bước vào cuộc đờì một mình, tự xoay sở, tự giải quyết mọi vấn đề, những hạnh phúc, khổ đau, trăn trở một mình. Ước gì có một Santa Claus ngoài đời thật cho các con.

Căn nhà vắng và lạnh giá, H mở cửa bước vào khoảng trống lạnh giá đó và nhớ anh thật nhiều. H nhớ cái năm Khoa vừa lên bảy tuổi, anh nói với H về cái ý định anh muốn về Việt Nam hoạt động và muốn nhờ bố chăm sóc cho H và các con. H đã quay đi không tin vào tai của mình, H không thể nào hiểu nỗi anh. H biết điều gì đưa đẩy mình đến với nhau, H biết vì sao H chọn anh, nhưng anh sẵn lòng lìa bỏ H và con là điều làm H ngẫn ngơ. Chắc ít có người phụ nữ nào trên đời này phải như H, cứ chắp nối những mảnh puzzle trong cuộc sống để tìm hiểu xem chồng mình có thực sự thương yêu vợ con hay không.

Bây giờ thì anh đang một mình đối diện với bốn bức tường lạnh giá. Và H ngồi đây co ro trong bóng đêm lo lắng cho anh, nhớ và thương anh, thương tấm lòng của anh. Anh nhắn qua Tổng Lãnh Sự Mỹ rằng công việc anh làm là cần thiết và xứng đáng, cho dẫu bản án có ra sao, cho dẫu thời hạn anh bị giữ lâu hơn dự định thì anh muốn H biết rằng anh không sao cả. Anh bảo anh muốn H sẽ cùng với anh vượt qua giai đoạn thử thách này.

Chẳng biết vì sao khi còn là một cô bé hay hái hoa dại, H cứ nghĩ lớn lên mình sẽ là vợ lính. Có lẽ tại bố H là một quân nhân. Hay hình ảnh người lính “góc núi ven rừng, chân mây đầu gió” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông những năm mới lớn đã vẽ nên cái ước muốn lạ lùng đó:

Còn đây đêm cuối cùng
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
Ngại rơi nước mắt, nhạt nhòa mi em
Người đi giúp núi sông...
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề giành lấy quê hương
(Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
- Nguyễn Văn Đông)

Mãi sau này H mới biết rằng H không thể và sẽ chẳng bao giờ có thể làm nỗi việc đó. H nghĩ đàng sau những người lính “đêm nắm gối súng ven rừng” là những người phụ nữ thật phi thường. Dù họ có là vợ một quân nhân hay một vị tướng. H nhớ đến cô Vân hiền nội của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Hôm đến thăm cô, cô đã đem chồng thư đã được đóng thành tập cho H coi với lời dặn dò: “Cô cho MH đọc thư chú với điều kiện không được có một chữ nào lên báo”. Nếu được phép, có lẽ câu chuyện đầu tiên mà H tha thiết được viết nhất là câu chuyện của cô. Câu chuyện của một người vợ lính mà suốt những năm tháng lấy nhau, ngay cả khi ông lên tướng rồi, thời gian gặp nhau là hai tuần một lần. Để rồi cùng đồng ý với nhau rằng thời gian có nhau là thời gian ngắn ngủi nhưng giá trị (quality time). Vậy mà khi đến Mỹ, lúc ông có thể dành thời gian cho vợ con, thì người lính trong ông lại bắt ông quay trở về với cái trách nhiệm còn dang dở của mình. H nhớ đến câu nói cuối cùng của cô khi tiễn H ra cửa: “Ước gì cô được gặp lại chú ở kiếp sau. Chỉ mong là lúc ấy chú đừng theo nghiệp lính nữa, nếu không thì lại thêm một đời lủi thủi”.

Không có anh, không có ai ngồi nghe H kể chuyện. Chỉ có anh là chịu ngồi nghe H kể về những giấc mơ của mình. Kỳ này đi DC, H ngồi thế vào chỗ ngồi tuyệt thực của anh. Ban đêm trời đổ mưa và lạnh, mưa ướt hết cả lưng một người bạn ngồi kế H. H gặp lại những khuôn mặt quen thuộc của ba mươi năm về trước, những người đã cùng mình đi biểu tình từ những ngày rất xa xưa. Câu nói của Luật sư Lê Quốc Quân (từ Việt Nam) làm H xúc động. Anh cám ơn những người đang cùng tuyệt thực với anh ở bên kia bờ đại dương. Cám ơn những tấm lòng son sắt với quê hương suốt 37 năm, mà có lẽ, anh bảo có người chắc đã “bỏ cuộc chơi”.

Ngồi kế bên H là một chị đang cầm tấm hình của ba chị trước ngực, bác là người H được gặp ở DC vào sáu năm trước. Khi ấy bác đã 80 tuổi vậy mà bác đi theo đoàn biểu tình đi bộ từ toà đại sứ VC đến toà đại sứ Trung Cộng để phản đối vụ Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Bác mất vào tháng hai năm nay, trước khi mất người con gái đã hứa với bác ngày Quốc Tế Nhân Quyền sẽ đem bác theo đến DC. Có lẽ không ai biết đến chị, biết đến bác, nhưng tấm lòng của những người VN âm thầm này chắc thấu đến đất trời. H thấy mình may mắn được sống cùng những âm thầm đó.

Buổi sáng trời mưa lâm râm, H dậy từ bốn giờ sáng để chạy đi Virginia gặp Luật sư Linda Malone. Chở H đi là hai bạn trẻ cùng tuyệt thực, các em chỉ ở tuổi đôi mươi. Những ngày mưa gió giá rét ở DC này chắc sẽ làm hành trang cho các em trong tương lai. Khi được bắt tay vào xây dựng đất nước, các em sẽ không quên những khao khát, những tha thiết của lớp người tóc đã điểm sương cùng tuyệt thực với các em hôm nay.

Căn nhà của Luật sư Linda Malone nằm bên một dòng sông. Mặc dầu vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, đàn vịt trời cũng đã có ở đó, lá vàng lã tã rơi trên sông tạo nên một khung cảnh thật bình yên. Vậy mà sống ở đây là một phụ nữ đã tham gia vào những vụ án quốc tế lớn như vụ án diệt chủng xử Serbia và Montenegro.

Luật sư Linda Malone đã phải dậy tự sáu giờ sáng để đón H. Bà là người phụ nữ có giọng nói thật dịu dàng, ân cần, bà đã làm cho H xúc động nhiều. Bà bảo bà có hai mục tiêu chính: thứ nhất là làm sao để anh sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Kế đến nếu phiên tòa của anh diễn ra không công bằng với những đòi hỏi căn bản cần có của luật pháp thì bà sẽ nhất định mang ra cho công luận thế giới biết đến. Bà sẽ làm nổi bật trường hợp cuả anh để mọi người biết rằng đây không phải trường hợp cá biệt và thúc đẩy cộng đồng quốc tế tạo áp lực lên Việt Nam, buộc họ phải cải tổ luật pháp nếu họ muốn gia nhập vào cộng đồng quốc tế. Nếu anh biết được điều này anh sẽ rất vui, H biết nó vô cùng ý nghĩa đối với anh, nhưng không hiểu sao H quên mất không nói với bà điều đó.

Giáng sinh ở Cali đến cùng với những cơn mưa đêm, đến sáng trời vẫn u ám và còn mưa. Nhân viên Tổng Lãnh Sự Mỹ bảo anh nhắn với H rằng: Mùa giáng sinh này, hai mươi hai năm trước là ngày hạnh phúc nhất, may mắn nhất trong cuộc đời của anh – ngày cưới của mình. Hai mươi hai năm trước, cũng một ngày mưa như hôm nay. Đi bộ một mình trong mưa, H đã phải làm một quyết định khó khăn nhất trong đời là chống lại bố, người mà H thương yêu nhất để nhận lời lấy anh.

Hôm nay kỷ niệm ngày cưới của mình, trời cũng mưa như hôm nào. H nhìn lên bầu trời đầy mây xám và để mặc cho mưa gió tạt ướt mặt, ướt tóc mình. H chạnh nhớ một câu hát trong phim The Soud Of Music “Nothing comes from nothing. Nothing ever could”. Những gì tốt đẹp, may mắn mình nhận được trong đời, có lẽ đến từ những hành động tốt đẹp mình đã làm từ bao giờ hay từ kiếp trước. Rồi H nghĩ đến điều anh nói “Khi mình muốn làm được một điều gì, mình phải chấp nhận mất mát”.

Trời vẫn mưa không ngừng, H sẽ đánh dấu kỷ niệm ngày cưới của năm thứ hai mươi hai bằng lời hứa với anh rằng: Dù phiên toà sắp tới diễn ra như thế nào, dù bản án có ra sao, H sẽ vững vàng và sẽ cùng anh vượt qua giai đoạn thử thách này.

Ngô Mai Hương

Ý kiến bạn đọc
07/11/201614:38:50
Khách
ông bạn Mike coi bộ lớn họng dữ ha. Kg ai đánh giá chính xác được hành động và con người của 1 kẻ dấn thân đấu tranh cho tiền đồ dân tộc bằng người bạn đường và người thân của họ. Riêng tôi luôn ngả mũ trước những ng này.
08/06/201623:40:45
Khách
Cám ơn TS Lê Quốc Quân và Cô Ngô Mai Hương đã hy sinh hạnh phúc riêng mà tranh đấu cho dân, cho nước. Nhất là trong lúc này nước ta đang bị đe dọa và dân Việt ta khổ hơn bao giờ. TS là người có chí hướng cao cả, đáng khâm phục và biết ơn. Xin chúc lành cho gia đình cùa TS và Cô Mai Hương.
03/04/201618:28:35
Khách
Những người đấu tranh không nên lập gia đình. Biết mình sẽ đi đâu tranh mà lập gia đình rồi sinh con đẻ cái là một hành động quá ích kỷ, chỉ biết mình mà không care tới vợ con mình. Đó là hành động của bọn animal.
02/02/201323:16:04
Khách
Cám ơn và chúc mừng Anh chị, gia Đinh hội ngộ. Anh chị đã giúp nhiều người VN khác hiểu được ai là kẻ đang sợ hãi.
08/01/201301:04:26
Khách
Cám ơn tác giả một bài viết rất chân thành.
Chúc may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,663,141
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có văn thơ đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Nhữ Đình Toán, cư dân Santa Ana, cựu sĩ quan CSQG/VNCH (Khóa 1 BTV-Học Viện CSQG), tù cải tạo gần 7 năm, định cư tại Hoa Kỳ từ 1991 theo diện HO-5. Hiện làm việc cho một hãng sản xuất phụ tùng máy bay Mỹ ở Fullerton (CA), có bài đăng trên một số báo tại quận Cam. Ông dự viết về nước Mỹ từ 2005 với tuỳ bút “Để Nhớ Về Saigon.” Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn.Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả.Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài mới của tác giả kể về một cô giáo cũ.
Nhạc sĩ Cung Tiến