Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Gìn Giữ Đức Tính Phụ Nữ Việt

17/11/201200:00:00(Xem: 233186)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn.Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả.Sau đây là bài viết mới nhất.

Tiệm furniture của tôi nằm gần khu vực của người Mỹ trắng. Có một người Mỹ hàng xóm tuổi trung niên, hắn ta hay đến tiệm, rất tinh nghịch hay pha trò, chuyên tìm những hủ tục, cách cư xử hay những tên của người Việt, tập đọc và đánh vần cho tôi nghe, có khi hắn còn giải nghĩa để chọc chúng tôi. Có lần hắn nói với tôi, “Đàn ông Việt Nam của các ông sướng thật! Được vợ hầu hạ phục vụ như nô lệ. Tôi rất ước ao có một người vợ Việt…”

Tôi vốn chẳng ưa gì hắn nên đốp lại: Nhưng phụ nữ Việt lại không thích đàn ông Mỹ trắng, vì các ông sáo miệng nhưng không thật lòng.

Hắn cười thất vọng, quay qua tôi trả đũa. Tôi biết …vì đàn bà Việt mang những cái tên đẹp mỹ miều nhưng khi tên họ đọc thành tiếng Mỹ thì...

Hắn đơn cử có quen một bà tên là Thi Dung và có coi trên TV show còn có tiêm uốn tóc làm đẹp tên Mỹ Dung (dung có nghĩa là dung nhan sắc diện, còn tiếng Mỹ nghĩa của nó lại là phân chuồng) Hắn tự đắc, khoái trá cười xằng xặc…

Tôi trả đũa lại. Đừng vội đắc chí! Cũng cái văn hóa của các ông, xếp hạng các ông sau chó, mà các ông còn nhe răng ra cười thích thú, còn cho rằng đó mới là văn minh, tôi cũng không hiểu long tự trọng của các ông để ở đâu? Ở xứ tôi người ta hay xỏ xiên “đồ chó má”ra chiều rất khinh bỉ, ghét qúa thì cho vào nồi mà hầm sáo… hoặc nhậu lai rai cho bõ ghét.

Hắn liếc tôi ra điều tức tối. Tôi lại bồi thêm, đàn bà Việt thấy các ông bị xếp hạng sau chó, nên phải dè chừng các ông cũng là phải!

Ấy là chuyện đối đáp người ngoài. Còn trong nhà

Cuộc sống ở Mỹ thì vất vả, nhiều gia đình Việt Nam muốn tụ họp các anh em với nhau vào những dịp cuối tuần, hay các ngày lễ nghỉ, làm những món ăn theo truyền thống quê nhà, nhờ vậy mà ngày nay gia đình nào cũng tự nấu phở, bún bò Huế, bún riêu, bún mọc, bánh xèo, cháo lòng, tiết canh, các món nhậu đặc sản….rồi cùng nhau ăn uống chuyện trò đấu láo cho quên đời mệt nhọc ở xứ người…

Gia đình chúng tội cũng không ngoại lệ. Nhà gồm mười anh chị em, năm trai và năm gái xen kẽ lẫn lộn, nên gái không được gọi là “Ngũ long công chúa và con trai cũng không bị gọi là “Ngũ qủy” vì gái trai không sinh liền một dây. Chúng tôi đều định cư tai Mỹ, tuy mỗi người đều đã có gia đình riêng, nhưng luôn quan tâm đến nhau, và thường hẹn gặp mỗi thứ bẩy cuối tuần, để hội họp ăn uống tại nhà mẹ của chúng tôi. Đó cũng đang là nét văn hóa mới của người Việt đang định cư tại Mỹ, nhằm tạo một truyền thống gắn bó, để hiểu và thống cảm lẫn nhau

Cứ mỗi lần tụ họp, Các chị em dâu, chị em gái đoàn kết phân công, chia đều các món ăn cho từng người, món nào đặc sản thì cùng nhau tập trung nấu nướng cho thật ngon để mọi người thưởng thức, phải công nhận rằng phụ nữ Việt có nhiều đức tính đáng khâm phục, họ dễ dàng chịu đựng bất cứ một nghịch cảnh nào, họ có thể tần tảo hy sinh nuôi chồng con đến quên mình, chẳng thế mà nhà thơ Tú Xương có mấy câu thơ để đời ca tụng người vợ hiền của ông.

Quanh năm buôn bán ở ven sông.
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Tụ họp cánh đàn ông chúng tôi cứ ung dung ngồi đấu láo, còn cỗ bàn để mặc cho các bà lo liệu chăm chút. Chẳng phải chúng tôi lười lĩnh gì, nhưng tại trời sinh đàn ông Việt vụng về biếng nhác việc nội trợ, còn phụ nữ thì khéo chiều chồng lại đảm đang việc nhà, mà làm như chuyện bếp núc, nó không còn là việc tầm thường theo quan niệm xưa cũ. Nó đã được mọi người thời nay công nhận là một công việc cao qúy, để đánh gía đẳng cấp của người phụ nữ đã được gíáo dục, coi việc nội trợ như bổn phận thiêng liêng làm vui lòng chồng con, ngoài ra nó còn là một cách gìn giữ hạnh phúc gia đình. Bởi vậy nhiều người đàn ông ngày nay cảm thấy tự hào vì có vợ là người Việt.

Chẳng phải bốc thơm các chị em ta, nhưng cứ lấy phụ nữ của đại gia đình chúng tôi để minh chứng cho điều đó.

Chúng tôi mỗi người đều được các chị em lo cho hết. Mâm cỗ lúc nào cũng sẵn sàng cho “các cụ xơi”. Cánh đàn ông chúng tôi chẳng phải bận tâm lo việc gì về nấu nướng! Cứ tỉnh bơ ngồi vào bàn, cầm đũa gắp những miếng ngon cho vào chén, rồi chậm rãi đưa lên miệng nhai cho ấm chân răng! Ngon thì khen rối rít dở thì chê tối mặt. Thỉnh thoảng lại cầm chai bia tu một hơi. Ôi sao mà tuyệt vời thế! Trong khi các bà vẫn đầu tắt mặt tối bên bếp hồng, vui vẻ với bổn phân thiêng liêng của mình!

Đã bao nhiêu lần ngồi đợi các bà để cùng ăn cho vui. nhưng các chị em cứ say trong công việc! Họ lo lắng chăm chút từng món, người thì giữ con nhỏ để cho chồng rảnh rang mà thưởng thức các miếng ngon, kẻ thì bưng bê hầu cho các đấng mày râu đến tận miệng.


Chỗ này các ông thiếu tí xả, chén nước chấm thiếu ớt, bên góc này cần đĩa rau thơm. Các chị em cứ bận túi bụi xắp xếp các món ăn, trong khi các cánh đàn ông chúng tôi đang nhâm nhi, nói chuyện vui vẻ, lâu lâu liếc vội các bà thầm khâm phục sự hy sinh, nhưng chẳng ai dám đứng lên giúp một tay, đành bấm bụng ngồi lì, thôi nhường phần cao qúy thiêng liêng cho các bà, không dám tranh chìa sợ cướp công của các vợ hiền, nhỡ Trời phạt cho trắng mắt! Phụ nữ Việt tuyệt vời đến thế! Đáng phải nêu gương cho các phụ nữ bản địa, theo đó mà học tập.

“Mấy bà đầm Mỹ bên đây cứ bầy đặt ra nữ quyền, rồi đòi bình đẳng, làm cho xáo trộn cả gia phong. Các bà cứ cúc cung tận tụy như bản chất phụ nữ Việt thì thế giới đã có hòa bình.” Đó là lời thằng em cột trèo trong lúc ngà ngà cao hứng tâng bốc vợ nó.

Hôm nay cũng các câu chuyện thời sự. Ông anh thứ hai lớn tiếng nói:

- Kể cánh đàn ông mình may mắn và hạnh phúc thật nhỉ! Đến Mỹ mà vẫn được các bà chiều chuộng, muốn món gì họ cũng cố gắng tìm tòi học nấu sao cho giống nhà hàng, đúng là số hưởng! Văn hóa Mỹ các bà đầm làm gì mà được như thế! Mấy thằng trẻ bây gìờ ngu! Cứ đi làm tôi cho ba cái con mũi lõ mắt xanh mỏ đỏ, cầy cứ trợn cả mắt mà chẳng được đoái hoài chăm sóc. Vợ chỉ lo đi shopping tiêu tiền! Đua đòi theo mốt.

Ông anh lớn vội hỏi, Thế chuyện thằng lớn nhà chú thế nào rồi?

- Em đã nói nó rồi, đừng có lấy vợ Mỹ! Nhưng nó không nghe! Để bây giờ mỗi đứa mỗi nơi… Ông anh lớn đáp, rồi than. Lúc đầu chấp nhận cho chúng nó cưới nhau, tưởng con dâu sẽ được các bác, cô, thím thuần hóa sau mỗi tuần đến sinh hoạt chung với đại gia đình…

Nào ngờ nó cứ chê cánh đàn ông Việt, chẳng chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ, lười lĩnh gia trưởng, đúng kiểu Á đông!

Sợ chồng học thói hưởng thụ như cha chú, giữ cung cách chồng chúa vợ tôi, nên lảng tránh, không để chồng có cơ hội được sinh hoạt chung với đại gia đình. Chúng nó tách ra không đến đây sinh hoạt nữa… Mới đây đã đâm đơn ly dị!

Tôi nghiệp thằng bé nhà em! Bây giờ cứ thẫn thờ cả người! Cũng may là chưa có con cái gì… Em nói nó rồi! Cứ kiếm người Việt cho chắc ăn! Dù sao họ cũng hiểu cái văn hóa của mình… Thế mà nó cũng không chịu nghe! Còn cãi lại, “Người Việt cũng khối người bỏ nhau đấy thôi!” Em cũng bó tay!

Chú Hào em rể của ông anh hai từ tốn nói. Chuyện hôn nhân chẳng ai nói mạnh được! Em có hai đứa con gái đây này! Mình dậy nó phải quen người Việt, nó có thèm nghe đâu! Tuần rồi đứa con lớn dẫn về nhà thằng Mỹ đen! Giới thiệu với chúng em là bạn trai của nó. Hai vợ chồng em há hốc miệng kinh ngạc!

Nó còn tỉnh bơ nói. Chúng con share chung phòng với nhau ở UC Davis. Vợ em buột miệng nói bằng tiếng Việt. Thôi tàn đời rồi con ơi! Thằng Mỹ đen miệng cười tươi, hở hàm răng trắng toát “what does she say?”Con gái em cứ liên miệng Vietnamese joke! Thằng Mỹ đen vẫn tỉnh bơ cười! Em gằn giọng quát lớn. Tiên sư nhà mày!…thứ con gái mất nết!Thằng Mỹ đen cứ what? What? Con gái em thì cứ never mine, never mine! Chúng em bực mình chẳng thèm nói gì thêm. Đứa con gái út phàn nàn bố mẹ cổ hủ qúa! Rồi vợ em cứ ngăn em, thôi anh! Nóng lên mất con! Từ từ rồi dạy nó…

Nghe kể, ông Giáo Hiếu điềm tĩnh nói. Bọn trẻ thời nay nó khác lắm! Chúng nó nhìn hạnh phúc theo kiểu của chúng nó, chứ không phải như chúng mình, chỉ quanh quẩn bên bếp nhà, nhai tòan rơm rồi cứ khen ngon… Mấy anh em nhìn các bà cười khoái chí… Rồi ông cố tình nói to cho các bà nghe thấy:

- Nói gì thì nói. Phụ nữ Việt là số một. Họ có một sức chịu đựng thật là phi thường. Có nhiều bà biết chồng hay đi ăn “phở” cố tiếp sức thêm cho chồng ba bốn bát “cơm nguội “ dằn bụng, nhưng chồng vẫn “máu…” Thôi thì đành chấp nhân đưa chồng “sang ngang”. Đợi đến khi thân bại củ liệt thì lại mò về bà cả, rồi lại huề cả làng, có gì đâu mà phải lo! Nhưng ông trời lâu lâu như cảnh tỉnh qúy ông, cho một bà nổi máu yên hùng cắt phéng cái của nợ của chồng, để “cọc nhọn” chẳng còn có cơ hội mà tìm trâu nưã!

Bỗng nhiên, thằng con ông anh lớn nói sốc xen vào:

- Phụ nữ Việt thời của bố mẹ, các chú thì đáng tự hào! Nhưng phụ nữ Việt trẻ thời nay thì còn phải xét lại… Họ nhan nhản mặc quần áo thiếu vải,mát mẻ, có khi cởi….ở các quán cà phê kia kìa! Họ được các ông xồn xồn cổ vũ, trộm ngắm nhìn say đắm, như hình tiền nhân đã chết, nhìn “gà khoả thân trên bàn thờ” mà chẳng được ăn… Chẳng thấy ai xấu hổ! Một số phụ nữ trẻ khác thì coi nhẹ sự chung thủy, và không kiên nhẫn chịu đựng. Văn hóa Việt của mình đang mất gốc rồi!!!

Tất cả các anh em như bị thằng cháu hắt cho một gáo nước lạnh, làm mọi người ngồi thẫn thờ…Chẳng một ai buồn nói thêm lời nào.

Tuyết Phong

Ý kiến bạn đọc
01/12/201218:30:00
Khách
Ai xui xẻo lắm mới bị đày đoạ như vậy. Việt kiều Mỹ gì mà thấy khủng khiếp quá.
Người miền nào mà ác quá vậy coi vợ như trâu bò!!!.
20/11/201204:47:28
Khách
Chào ông tuyết phong, bài này ông gặp phải vợ chúa chồng tôi! Thì chắc nó phải ngược với ông! Thưa bà cout với tính cách như bà thì ông nhà không" tương kính như tân", thì không còn răng mà ăn cơm!
Ở đây tác giả muốn đề cao người phụ nữ hy sinh cho chồng con dù đã làm việc vất vả ở công xưởng, nhưng về nhà vẫn chu toàn bổn phận người vợ ngoan, bởi vậy mới gọi là đức tính, còn nếu ông làm một bà cũng làm một, ông ăn chả bà cũng ăn nem thì huề chẳng ai phải hy sinh cho ai, hơn nữa ở Mỹ này không ai dài lưng như bà nghĩ đâu! Gia đình của họ một tuần gặp nhau một lần thì cớ gì bà phải nói họ phải xấu hổ.
Đọc truyện của ông vui, giải trí cho quên đời cám ơn ông, cứ viết tiếp nhé!
20/11/201200:45:54
Khách
Ô mài gót (oh my God) ..... Ông Gió Lạnh Teo Bugi (Tuyết Phong) ơi ời .... ông dám viê't đụng chạm vào nọc của người ta hả ...... làm cho cô Cót (Cout) cau có cay cú viết chì chiết chê trách ông làm vậy hihihi ... oh huhuhu ..... nghe mà phát tội cho ông ....
tại sao ông lại không khéo khen các bà mâ'y câu trước khi .... nằm dài hưởng ... football (hay food & balls). dụ như ông khen là: bao nhiêu tiê`n đi làm về là hiến dâng hết cho quí Mẹ (vợ); hay là bao nhiêu việc nặng trong nhà chúng ta (bọn đực rựa) đã thực thi vuông tròn ở nhà cho nên khi ra đươ`ng mới được quý mợ (mẹ , vợ) cho hưởng cái mát mặt là cho nằm phơi củ cải để coi foot ... ball(s) ......
nê'u mà ông khen, khoe như vậy thì cô Cút (Cout) sẽ không có dịp viết dài dòng chì chiết ông đê'n thê' .....
mong ông mau viê't lại 1 bài khác để tạ tội đi nha ..... kakaka
19/11/201223:47:16
Khách
Tôi mà có em gái or con gái thì thà ế chồng còn hơn gả cho dòng họ nhà này.
18/11/201223:09:28
Khách
Tiếc quá, tac giả bỏ nhiều công sức viết lách chỉ để cho người ta thấy cái lý luận một chiều, thiển cận, mục đích chỉ để biện hộ cho cái luời biếng cho "lưng dài bảy thước"... một khi đả thề nguyền két ước tram nam, là ngừoi bạn đồng hành, vui buòn cùng chia, sướng cực cùng hưởng, thì tại sao người chồng lại có ý nghỉ người vợ phải "cúc cung tận tuỵ". Tại sao người chồng đi làm cật lực để lo cho gia đình thì lại cho là họ "ngu" ???!!! vậy là yêu, là thương, là "tram nam dầy một chử đồng" đó sao ?? Nghỉ mà buòn. Hủ tục mà cư cố bám lấy, lại còn venh vang nói là mình "khôn". Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ, ngừoi xưa đả dạy. Ông tác giả này chỉ chọn lựa nhửng cái mà ống ấy gọi là "gia phong, nội trợ là bổn phận thiêng liêng" để che đậy cái bản chất lười biếng, ỷ lại, đòi hỏi, hưởng thụ của mình. Rồi khi "con giun xéo lam củng quằn" thì lại tiếp tục chửi đổng, nào la" đua đòi, mất gốc". Sao quá phiến diện hẹp hòi nhu đàn ông Taliban A phú hản vậy? Toi củng rất mừng là đàn ông VN như ông này đa số là ở lại VN, còn ở hải ngoại này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, nêu không thì thật là buồn cho xứ sở VN. "làm trai cho đáng nên trai. xuống Đông, Đông tĩnh, lên (đoài, Doài yên", trách nhiệm tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của người đàn ông đâu, sao không thấy ông nhac tới ? .Nên tự biết cái khiếm khuyết của mình mà tự xáu hổ. Nếu tác giả này có con gái, thấy con gái mình đi làm ngày 8 tiếng, cuối tuần làm overtime để kiếm tiền phụ chồng con, rồi còn lo cho con cái , xong rồi nấu nướng, giat giủ trong khi "quý tế" của ông ấy, tức là rể yếu quý của ông, nam dài tren ghe nệm xem football, xong rồi đòi ăn nhậu, xong đi ra tiem ca phê ngam tiếp viên thiếu vải, rồi lấy vợ bé, thì chang biết ông ấy có khen ngởi rể ống ấy đả để cho con gái ông ấy lảm đủ "bổn phân thêng lieng, cúc cung tan tuỵ" cùa người đàn bà khong ? Tôi thật sự tội nghiệp cho người vợ của ông này bị lợi dụng cho uống nứoc đường hơi nhiều và bi cho đi tàu bay giấy hơi lâu. Tôi phải về cám ơn phu quân của tôi, là một người đàn ông Vn đúng nghĩa cùa một cây tùng quân, xem nặng nghĩa cang thường, cho nên sau 35 nam cưới nhau mà cúng tôi vẩn "tương kính như tân", không như nhửng người gọi là "đàn ông VN" trong gia đình của ông tác giả này. Ông "tác già" này nên tự biết xấu hổ.
17/11/201219:00:22
Khách
Mấy ông này muốn đàn bà làm nô lệ không công hehehe
20/11/201220:23:57
Khách
Chào bà cout chắc bà phải là người thân của tác giả nên mới dám viết như vậy! Nếu không thì nhận xét của bà quá hồ đồ! Bà ở Mỹ được ăn học, có kiết thức sao lại khinh miệt giống nòi mình như vậy? Bà thư hỏi lại ông nhà hay cụ thân sinh ra bà, nếu đàn ông Việt có gia trưởng một chút có đáng để bà coi khinh như vậy không?
20/11/201219:53:30
Khách
Tôi không thấy tựa đề bài viết và nội dung có ăn nhập gì với nhau, chẳng thấy đề cao đức hy sinh gì hết. Đọc xong bài viết, chỉ thấy ngậm ngùi mà tội nghiệp cho thân phận đàn bà trong gia đình tác giả. Nếu gọi là "hy sinh" thì ... tác giả ơi ... sao để người bạn đời của mình phải "hy sinh" trong thời bình như vậy, chia xẻ bớt công việc thì chắc chắn sẽ hay hơn là chỉ ngồi nói tào lao, khoanh tay mà hưởng thụ. Tôi dám chắc là chẳng bà nào dám từ chối khi được đấng phu quân của mình chia xẻ những công việc nhà "cỏn con" ấy sau 1 tuần lễ ... cũng đi cày mệt nhọc như ai. Cũng cám ơn tác giả chia xẻ bài viết để tôi còn được thấy mình quá may mắn, tôi phải về cám ơn nhà tôi mới được.
20/11/201219:35:20
Khách
"nhưng chẳng ai dám đứng lên giúp một tay, đành bấm bụng ngồi lì" .Đọc đến đoạn này thấy đàn ông trong dòng họ nhà ông hèn quá.
20/11/201218:45:04
Khách
Thưa ong ngoctrương - chính ông củng xác nhận tác giả bài này là chồng chúa vợ tôi. Đó không phải là điều hay, để truyền bá, để hảnh diện. Điều đó lại càng không phải là "truyền thống VN", đừng đem nhửng hủ tục đó để dạy cho thế hệ đời sau. Chuyện ông này viết chỉ nên viết dưới tiêu đề "chuyện tại bàn nhậu", rượu vào lời (sai) ra, để tự tâng bốc mình, chứ không nên đem vào để bàn nhửng chuyen quá tầm tay như chuyện "giừ gìn truyền thống, van hoá". đây chắc chắn không phải là văn hoá VN. Tôi rất hảnh diện về văn hoá VN, và thường khoe với người bản xứ về đạo đức, văn hoá VN. Vợ chồng phải đối xử theo tình nghĩa, không thể gọi nhửng lo toan, san sóc cua người vợ là "cúc cung tận tuỵ, ngon thì khen rối rít, dở thì chê tối mat, hầu hạ phục vụ như nô lệ". Và củng xin hỏi ông Trương, nếu vợ chồng tương kính như tân sau mấy mươi nam an ở thì sao lai có thể gọi la"vợ chúa chồng tôi" ? và sao lại có thể nói "người chồng không có cái rang để ăn cơm" ???!!! Văn là người. Tiếc thay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,405,706
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có văn thơ đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Nhữ Đình Toán, cư dân Santa Ana, cựu sĩ quan CSQG/VNCH (Khóa 1 BTV-Học Viện CSQG), tù cải tạo gần 7 năm, định cư tại Hoa Kỳ từ 1991 theo diện HO-5. Hiện làm việc cho một hãng sản xuất phụ tùng máy bay Mỹ ở Fullerton (CA), có bài đăng trên một số báo tại quận Cam. Ông dự viết về nước Mỹ từ 2005 với tuỳ bút “Để Nhớ Về Saigon.” Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài mới của tác giả kể về một cô giáo cũ.