Hôm nay,  

Tạ Ơn

22/11/201200:00:00(Xem: 203498)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.

Thứ năm tuần trước chị bạn tôi mời nhóm bô lão Việt Nam tới nhà chị dự tiệc. Ai nấy đều ngạc nhiên vì thường tiệc tùng, họp mặt của nhóm bô lão chúng tôi đều tổ chức vào ngày chủ nhật. Vì tuy là nhóm bô lão nhưng chúng tôi tuổi từ 55 đến 65 nên đa số còn đi làm. Thường chủ nhật là ngày nghỉ duy nhất để tổ chức họp mặt, hội hè.

Tuy là ngày thường nhưng chúng tôi đều cố gắng về sớm để đến dự tiệc với gia đình chị.

đúng giờ. Buổi tiệc khá đông và trịnh trọng với nhiều thức ăn Việt Nam rất ngon do chính tay chị nấu. Trên bức tường sau bàn ăn chị treo tấm bảng đơn sơ, ghi hàng chữ viết tay rất đẹp bằng tiếng Việt: TẠ ƠN NƯỚC MỸ.

Để giải thích sự thắc mắc của chúng tôi chị tuyên bố lý do:

- Gia đình tôi đặt chân tới nước Mỹ một tuần trước ngày lễ Thanksgiving. Năm nào chúng tôi cũng làm lễ Tạ Ơn đúng vào ngày Thanksgiving cùng với toàn dân Mỹ. Năm nay là kỷ niệm đúng 30 năm, nên gia đình tôi muốn muốn dành sự đặc biệt này cho ngày đầu tiên đặt chân đến nước Mỹ cách đây 30 năm…

Chị nghẹn ngào dứt lời. Cả bọn chúng tôi đều xúc động, lặng người. Hầu như mọi người đều đang hồi tưởng lại cái ngày “chết đi sống lại” của mình. Cũng như gia đình chị , chúng tôi đều làm lễ Tạ Ơn của mình hàng năm vào đúng ngày Thanksgiving của người Mỹ.

Sau những giây phút bồi hồi xúc động, chúng tôi nhập tiệc. Cả bọn như những chàng thanh niên trẻ tuổi, những cô gái đôi mươi ngày nào tranh nhau, sôi nổi nhắc lại bao kỷ niệm vui buồn, bao khó khăn của mình trong những ngày “chân ướt , chân ráo” đến vùng đất hứa thiên đàng này.

Gọi là “bô lão” vì nay chúng tôi là những cặp vợ chồng già neo đơn sau khi con cái đã đủ lông, đủ cánh. Chúng rời tổ ấm bay đến những vùng đất hứa xa xôi khác lập nghiệp. Nhà nào cũng chỉ còn “hai con khỉ già” nên thành lập hội bô lão để tương trợ lẫn nhau khi “trái gió trở trời”.

Chị là người lớn tuổi nhất trong đám bô lão chúng tôi - một người đàn bà miền Nam đẹp chân chất, mộc mạc. Ngày 30-4-75 chồng chị bị đi “học tập cải tạo”. Một thân một mình nuôi bốn đứa con còn nhỏ dại. Trong hoàn cảnh đau thương, bế tắc cho tương lai của các con, chị can đảm dẫn dắt bầy con đi vượt biên. Để rồi sau đó bảo lãnh cho chồng khi anh ra khỏi trại tù.

Ngày tôi vào làm ở hãng điện tử, tôi không biết chị làm ca nào- sáng, chiều, tối? Vì hầu như ca nào tôi cũng thấy mặt chị làm overtime. Đôi lúc tôi tự hỏi không biết chị ngủ lúc nào trong ngày? Trong hãng gọi chị là “ Mrs Yes!” vì không bao giờ chị biết say No mỗi khi Supervisor gọi overtime.

Khi hãng điện tử dẹp tiệm đóng cửa chị gần 60 tuổi. Vẫn hăng hái, nhiệt tình chị rủ đám già chúng tôi đi học Nail. Tôi giẫy nẩy:


- Già rồi học nail ai thèm mướn!

Chị vẫn hăng hái, sôi nổi:

- Già gì! Ở Mỹ này tuổi nào cũng đi học được cả. Không ai mướn thì mở tiệm làm cho mình.

Thế mà chị làm thiệt và rất có tinh thần học hỏi. Ra trường chị đi làm cho tiệm này, tiệm kia, học hỏi kinh nghiệm xong ra mở tiệm cho riêng mình. Tiệm của chị là tiệm duy nhất trong vùng mở cửa bảy ngày. Nhờ chịu thương, chịu khó chỉ một thời gian ngắn chị qua mặt hết đám trẻ.

Nay chị đến tuổi về hưu. Các con chị đã học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc, con cái đề huề. Chị bán tiệm nhưng vẫn đi làm cho “đỡ buồn”- sáu ngày một tuần. Chúng tôi thua chị xa lắc, xa lơ. Có lần tôi hỏi chị định làm đến bao lâu thì nghỉ. Chị trả lời tỉnh bơ:

- Bảy mươi tuổi! Nếu ông Trời còn cho mình sức khoẻ !

Thấy tôi le lưỡi, lắc đầu chị chê:

- Dở ẹt! Còn trẻ mà không “gân” bằng bà già này. Thua! Thua hết!

Tôi đùa trêu chị:

- Em nói chị nghe! Hổng phải em lười biếng. Em sợ làm nhiều quá như chị rồi chết sớm. “nhỏ” khác nhảy vào hưởng gia tài.

Cả bọn chúng tôi cười ngất. Niềm vui của tuổi già chúng tôi là đây!

Mọi người có mặt ngày hôm nay tuy đến Mỹ với nhiều phương cách khác nhau, kẻ Ô đi ghe, người ODP, vợ chồng bảo lãnh hay HO, du học…v…v nhưng đều có chung một mục đích: Đi tìm Tự Do, Ấm No, Hạnh Phúc.

Nước Mỹ là một đất nước tự do, thanh bình, giàu có và cơ hội. Người tỵ nạn Việt Nam với bản tính cần cù, chịu khó- như những cái cây được trồng trên mảnh đất mầu mỡ và được chăm sóc tốt nên sau 37 năm đã phát triển thành một cộng đồng di dân đông đúc và thành công.

Thế hệ chúng ta khi đến đây với hai bàn tay trắng, đã hy sinh, nỗ lực, cố gắng làm lụng cực nhọc để nuôi dưỡng thế hệ con cháu thành công và đóng góp nhân tài cho nước Mỹ ở mọi lãnh vực.

Niềm hãnh diện đã không làm chúng ta quên đi truyền thống tốt đẹp “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Những tổ chức bữa ăn tình thương, phát túi ngủ (sleeping bag), làm việc thiện nguyên trong các viện dưỡng lão, các trung tâm bệnh nhân ung thư, cứu trợ thiên tai bão lụt… của cộng đồng người Việt đã nói lên phần nào ý nghiã “Đền ơn đáp nghĩa” cuả chúng ta với nước Mỹ.

Đa số người Việt chúng ta đều lấy ngày Thanksgiving để ăn mừng và Tạ Ơn nước Mỹ- đã cưu mang và cho chúng ta một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Điều này cũng khiến chúng ta chạnh lòng khi nghĩ về đất nước, dân tộc ở quê nhà.

Nếu mỗi người Việt tỵ nạn đều lấy ngày đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ của mình để làm ngày Tạ Ơn thì chúng ta sẽ có 365 ngày Thanksgiving trong năm trên nước Mỹ. Điều này chỉ để nhắc nhở chúng ta mỗi ngày – hãy sống tốt, trung thành và phục vụ quê hương thứ hai của mình.

Đừng đòi hỏi nước Mỹ đã làm gì cho ta mà luôn luôn tự hỏi: chúng ta đã làm được gì cho nước Mỹ- Một đất nước giàu có, hùng mạnh mà lòng Nhân Ái của họ rất đáng để chúng ta ngả nón ngưỡng mộ, kính phục.

HAPPY THANKSGIVING đến tất cả mọi người.

Hải Âu

Ý kiến bạn đọc
22/11/201217:18:14
Khách
Happy Thanksgiving đến gia đình chị Hải Âu và tất cả mọi người sống trên đất Mỹ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,022,719
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có văn thơ đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả tên thật Nhữ Đình Toán, cư dân Santa Ana, cựu sĩ quan CSQG/VNCH (Khóa 1 BTV-Học Viện CSQG), tù cải tạo gần 7 năm, định cư tại Hoa Kỳ từ 1991 theo diện HO-5. Hiện làm việc cho một hãng sản xuất phụ tùng máy bay Mỹ ở Fullerton (CA), có bài đăng trên một số báo tại quận Cam. Ông dự viết về nước Mỹ từ 2005 với tuỳ bút “Để Nhớ Về Saigon.” Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn.Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả.Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài mới của tác giả kể về một cô giáo cũ.