Hôm nay,  

Sau Ngày Nhà Cháy

04/03/201200:00:00(Xem: 222009)
Bài số 3500-12-289550vb8030412

Tuần trước, tác giả kể chuyện “Cháy nhà mới gặp hàng xóm”. Xin mời đọc tiếp chuyện sau vụ cháy nhà. Trần Ngọc Bình sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."

***

Sáng hôm sau khoảng 9 giờ tôi thả bộ theo lối tắt tới căn nhà bị cháy hồi hôm.Tại đây tôi găp mặt đông đủ văn võ bá quan đang bàn tán về vụ cháy nhà bất ngờ này và luôn cả ông già hồi hưu người Mỹ,ta cứ gọi là ông Joe cho tiện, mà cái nhà của ông ta ở sát ngay cái nhà bị cháy.
Ông Joe bắt tay tôi rất chặt và cứ giật lên giật xuống miệng không ngớt buông ra hai chữ cám ơn,cám ơn liên tục và sau đó ông cho biết hồi hôm vợ chồng ngủ ngon đến nỗi không biết trời chăng gì cả nói chi đến cái nhà bị cháy ngay sát vách nhà ông.
Ông tiếp cho đến lúc vừa rồi thì ông mới được người ta cho biết có người ở phía sau nhà ông đã gọi 911 kịp thời, ông giật tay tôi thật mạnh để cho tôi phải chú ý lắng nghe và nhấn mạnh, trong khi nhìn thẳng vào mặt tôi, mà người đó là tôi, nên nhà ông mới không bị thần lửa làm món ba bơ kiu nhậu chơi và ông lại chen vào hai chữ cám ơn nữa rồi mới chịu ngưng.
Bà vợ ông tóc bạc trắng tinh thì cứ nhìn tôi chăm chú trong khi lắng nghe ông chồng nói khi ông ngưng thì bà tiếp lời và cho biết bà cũng ngủ say nên không biết gì cả.
Bà chủ của căn nhà bị cháy quay qua tôi và ngỏ lời cám ơn tôi và bà cũng cho biết là người ta cho bà hay tôi là người gọi 911, bà cho biết bà ở mãi dưới thành phố Taylors cách đây khoảng 15 miles .Căn nhà này bà cho thuê và người thuê đã trả nhà và dọn đi cách đây lối một tuần lễ nên căn nhà trống không và đó là lý do khi căn nhà mới bị bắt lửa mà không ai biết.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến sự trùng hợp kỳ lạ của hai tiếng Việt và Anh,tôi còn nhớ một anh chàng rắn mắt trong một bài đọc của cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã chọc quê các người trong làng khi vừa la vừa chạy:’ Cháy ! Cháy !”. Dân trong làng chạy theo hỏi để xem chuyện gì xảy ra thì anh chàng rắn mắt này bèn chỉ vào miếng cháy trong chiếc bát ăn cơm khi được hỏi và cười thích chí.
Khi tôi bấm 911 để báo tin căn nhà phía sau nhà tôi bị cháy,dĩ nhiên tôi phải nói tiếng Anh là:” There is a fire” mà chữ :”Fire” này lại cũng có một nghĩa nữa là :”Bắn lộn” mà theo tôi có lẽ trong các lời cầu cứu thì hiếm khi có vụ cầu cứu cháy nhà mà phần đông là :”Bắn lộn” nên nhân viên phụ trách mới hỏi lại cho chắc ăn:” Shooting?”.( Bắn lộn hả? )
Vì thế khi tôi thuật lại câu chuyện này cho ông Joe,thì ông Joe đã cười lên như nắc nẻ rất là khoái chí tử,có lẽ một phần vì nhà của ông không bị cháy và phần kia là câu chuyện thật mà như đùa khi tôi gọi 911 do tôi thuật lại.

Bây giờ tôi xin trở lại câu chuyện,từ căn nhà bị cháy nhìn ra mặt đường ở trong khu sub- station, hai bên phải và trái đều có hai hàng cây trắc bách diệp một loại cây cùng họ với cây thông trồng dọc theo hai bên vách. Hàng cây bên phía nhà ông Joe, thì có ít cây hơn nên chỉ che được một phần của cái vách do đó hơi nóng của lửa đã làm cho phần còn lại của cái vách bằng vinyl không có cây trách bách diệp che bị cong queo như những miếng bánh tráng nướng trên than hồng,
Chỉ vào cái vách nhà, ông Joe lại nói tiếp nếu tôi không gọi 911 kịp thời thì căn nhà của ông ta coi như xong rồi và ông lại thốt ra hai tiếng cám ơn nữa làm tôi cảm thấy đỏ mặt vì theo tôi thì việc bấm máy gọi 911 là chuyện bình thường mà ai cũng sẽ làm và phải làm khi gặp trường hợp này và đâylà một phản ứng hoàn toàn tự động khi thấy chuyện cầnphải làm là làm liền không một mảy may tính toán. 
Khi viết đến đây tôi chợt nhớ ra lời khuyên của các cụ ta các cụ ta là không nên :” Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” đó sao?. Vì nếu bình chân như vại,tức là thản nhiên không làm gì cả thì họa sẽ đến với mình là điều chắc chắn.
Nhưng phải vào vai một người dân đi làm, cả đời dành dụm mới trả xong nợ nhà băng để có chỗ trú ngụ khi về hưu, mà lại thấy cái nhà mình ở vừa mới thoát khỏi cái lưỡi hái của Bà Hỏa trong đường tơ kẽ tóc thì những người cùng cảnh ngộ với nhau là tôi đây mới cảm thấy sự trân trọng trong cách mà ông Joe đã cám ơn tôi.
Còn căn nhà phía bên phải căn nhà bị cháy thì hoàn toàn không bị sức nóng của ngọn lửa ảnh hưởng vì đã có một hàng cây trắc bách diệp chạy dài từ sát bờ đường vào tận phía cuối của căn nhà chận sức nóng cửa hơi lửa. Tuy nhiên cả hai dãy cây này,phải và trái, đều bị cháy nám,và nếu xe chữa lửa đến không kịp thì hai hàng cây này sau khi bị cháy nám sẽ bắt lủa luôn thì dĩ nhiên cả hai căn nhà ở hai phía bên phải và trái của căn nhà bị cháy cũng sẽ bị thiêu rụi.
Thế nhưng, ở Mỹ này người Mỹ luôn luôn có bài giải cho bài chơi, đã có nhà thì phải có hệ thống nước dành cho cứu hỏa và trạm cứu hỏa thì không xa chỉ hơn 1 mile thôi. 
Sinh mệnh con người cũng như tài sản của người dân ỏ các nước tư bản đang :” dẫy chết” này luôn luôn được bảo vệ và tôn trọng.Chả bù ở xứ đỉnh cao trí tuệ khi xẩy tai nạn, điển hình như tại nhà máy điện nguyên tử ở Chernobyl Liên Xô(lúc đó ) đã phải cầu cứu các nước phương Tây và Mỹ trong việc cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ nổ này.
Mấy ngày sau nhờ khí hậu trở nên ấm áp vợ chồng chúng tôi di dạo trong khu sub-station như thường lệ thì bất ngờ gặp bà Joe cũng đang đi ngược chiều với chúng tôi. Như mọi lần,bà mỉm cười chào nhưng lần này cùng với nụ cười là một ánh mắt hình như trìu mến hơn,dịu dàng hơn như toát ra một cảm tình nồng hậu dành cho chúng tôi chứ không như những lần trước kia tuy rằng có tươi cười chào lại chúng tôi thật đấy nhưng hình như đó chỉ vì lịch sự,xã giao mà người Mỹ nào cũng có mà thôi vì họ đã được dạy như vậy.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,687,728
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Đón năm mới 2013, mời đọc bài viết cuối năm của Khôi An kể chuyện về thanh âm, ca nhạc.
Tác giả làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới, chuyện cuối năm bên Tây vẫn đầy hương vị của Little Sàigon.
Là con gái một quân nhân VNCH, từ bé, nàng từng nghĩ mình sẽ là vợ lính. Sau đổi đời, trưởng thành tại Hoa Kỳ, nàng chống lại Bố để kết hôn với một thuyền nhân. Ngày cưới đúng vào mùa giáng sinh. Năm nay, kỷ niệm 22 năm thành hôn, chàng đang trong nhà tù cộng sản tại Việt Nam.
Thêm một cánh chim đầu đàn thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ vừa từ trần: Cụ Nguyễn Văn Thịnh, vị niên trưởng của một gia đình thuyền nhân gồm 58 người định cư tại San Diego, đã ra đi vào lúc 4 giờ 57 chiều ngày thứ Hai 17-12-2012, nhằm ngày 5-11 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 83 tuổi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết ngắn. Mong Y Châu tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. 
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Thời chiến tranh, ông là YSĩ Quân Y Nhảy Dù. Bài viết sau đây được tác giả viết cho Mùa Giáng Sinh năm 2012. Chuyện là thật, nhưng họ và tên các nhân vật không hoàn toàn đúng sự thật.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến