Hôm nay,  

Xin Lỗi Hoa Hường

06/02/201200:00:00(Xem: 310544)
Xin Lỗi Hoa Hường

Người viết: ThaiNC
Bài số 3476-12-28946vb2020612

Tên thật: Nguyễn Cao Thái. Sinh năm 1959 tại Huế. Vào Saigon 1968, và vượt biên đến Mỹ 1979. Hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình, đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết linh hoạt. Bài viết mới củaThaiNClần này là không phải là chuyện trên đất Mỹ, mà là chuyện trong ký ức của một Việt kiều từ Mỹ trở lại thành phố cũ.

***

“Bánh mì đây, Bánh mì nóng đây”
“Aiìi mua bánh mì không?”
Tiếng ai kéo dài nghe như là tiếng ải lảnh lót của con nhỏ bán bánh mì đêm đã xuất hiện đầu ngỏ. Thằng Cọp và thằng Thọ, hai thằng vừa là bạn cùng lớp vừa là hàng xóm kế nhà nhau, núp dưới lùm cây đưa mắt ra hiệu chuẩn bị. Đêm nay hai thằng sẽ cùng nhau một trò chơi hứa hẹn vô cùng lý thú.
Hàng rong buổi tối là một nét đặc thù của Huế. Có tối nào mà thiếu vắng tiếng mì gỏ của ông Tàu già, tiếng chè gánh, hột vịt lộn, và … bánh mì nóng mới ra lò đã trở thành những thứ quen thuộc. Chỉ có điều lạ thằng Cọp và Thọ để ý là từ hai tuần nay, tiếng rao quen thuộc của thằng bán bánh mì đã không còn nữa mà đổi thành giọng rao lanh lảnh của một đứa con gái mà hình như cũng còn nhỏ lắm cở Cọp và Thọ thôi. Hai đứa đang học lớp ba trường tiểu học Phú Mỹ. Tụi nó tính sẽ phá con nhỏ này một trận.
Đêm nay là đêm thi hành kế hoặch.
Biết giờ con bán bánh mì sắp đi qua, hai thằng hẹn nhau chờ sẵn núp trong lùm cây. Khi tiếng rao hàng tới gần và thấy con nhỏ vác bao bánh mì trên vai gần tới, thằng Thọ bụm mủi, giả giọng khò khè như người lớn kêu “bánh mì!” Con nhỏ bánh mì dừng lại lắng tai nghe vì tiếng kêu bất ngờ nó chưa định được phương hướng xuất phát. Thằng Thọ lại kêu lên lần nữa “bánh mì”. Lần này thì con bé định được hướng, đi về phía cổng. Sau cái cổng chính là gần chục nóc gia với ánh đèn mờ leo lét kể cả nhà thằng Cọp, nhà thằng Thọ, biết nhà nào kêu? Con bán bánh mì dừng lại và cất tiếng hỏi
- Nhà mô? Nhà mô kêu bánh mì rứa?
Không có tiếng trả lời làm con nhỏ ngần ngại. Ngoài ánh đèn lờ mờ trong nhà, bên ngoài trời tối đen, vài ánh sao yếu ớt không đủ soi năm ngón tay. Nó lại hỏi lần nữa, đầy hy vọng
-Ai rứa? Ai kêu bánh mì rứa?
Đến lượt thằng Cọp ra tay. Nó cũng bụm mủi lại như thằng Thọ vừà hú vừa nói giọng nghe thật rùng rợn trong lúc thằng Thọ thì cố thở phì phì thiệt lớn “Hú húuuu. Ma đây! Ta là Ma đây phhhùùùù. Mi tên chiii?” Nghe ba chữ Ta là ma con bán bánh mì muốn rụng rời chân tay, hồn vía nó lên mây, ba chân bốn cẳng bỏ chạy, không để ý ma này kỳ ghê chỉ dám núp trong xó tối doạ chứ không dám hiện hình ra mà nhát.
Thằng Cọp và thằng Thọ ôm miệng cố nhịn cười thành tiếng khi thấy con bánh mì hối hả chạy, vấp phải một rể cây, té bổ sóng soài trên mặt đất. Chắc là đau lắm, nhưng con bé không dám chần chừ, lật đật ngồi dậy xốc lại bao bánh mì móp méo rồi ù té chạy tiếp, để quên lại một chiếc dép bị văng ra lúc té xuống.
Đợi cho con bé chạy xa rồi, hai thằng mới ôm bụng cười nắc nẻ. Người ta nói con gái là chúa sợ ma quả nhiên là đúng thiệt. Mới phì phì mấy cái là đã vắt giò lên cổ.
Đang cười khoái chí, thằng Thọ ngưng lại, lượm chiếc dép của con bán bánh mì lên giọng lo ngại
- Chết cha. Lỡ mai hắn trở lại kiếm chiếc dép này rồi vô mét ba tao hay ôn mi là bị đòn mi ơi.
Thằng Cọp trấn an
- Để tao cất vô nhà. Nó khỏi kiếm được đi.
- Rồi lỡ ôn mi thấy hỏi thì răng?
Thằng Cọp ngần ngừ một chút, rồi cầm chiếc dép đến bên cái ao cạn đầy rác và muỗi gần đó rồi quăng xuống. Xong. Có trời mới biết.
Thằng Thọ gật gù khen: mi giỏi thiệt.

*
Đã mấy ngày rồi không thấy con bán bánh mì tới kiếm chiếc dép và cũng không thấy nó rao bán qua xóm nhà của Cọp và Thọ nữa làm cả hai thằng đều thắc mắc và ái ngại, nhất là thằng Cọp.
Bẳng thêm vài ngày nữa, bỗng giữa một đêm mưa rả rích, thằng Cọp mừng khấp khởi khi lại nghe tiếng rao lảnh lót trộn trong tiếng mưa rơi
“Bánh mì đây. Bánh mì nóng đây”
“Aaiììi mua bánh mì không”
Vẫn tiếng ai kéo dài của con bán bánh mì làm thằng Cọp bỗng thấy nao nao trong dạ. Nó nhìn ra ngoài trời đang mưa rỉ rả. Thỉnh thoảng vài cơn gió mạnh rít lên dữ tợn luồn dưới mái tôn làm rung chuyển cả mái nhà. Chắc có bão đâu đó nên mới có gió mạnh như vậy. Đang ở trong nhà mà thằng Cọp còn cảm thấy lạnh, mà ngoài kia con bé bán bánh mì đêm đang đội mưa đón gió …
Thằng Cọp nhìn ông nội nằn nì
- Ôn ơi con muốn ăn bánh mì.
Ông nội Cọp ngạc nhiên. Đây là lần đầu tiên Cọp đòi ăn đêm. Đúng lúc đó, bà nội cũng lên tiếng
-Con cái nhà ai giờ chừ mưa gió như ri mà còn đi bán.Tội quá. Kêu vô mua mấy ổ dùm nó đi ôn.
Ông nội Cọp không nói gì, đứng dậy kiếm cây dù và cái đèn PIN mở cửa bước ra. Đợi tiếng rao tới thật gần, ôn gọi
-Bánh mì, vô đây mua.

Con bán bành mì dừng lại hỏi câu thường lệ của nó

-Nhà mô rứa. Nhà mô kêu bánh mì rứa?

Ông nội Cọp căng cái dù lên, bật đèn pin dọi về phía trước và bước ra đón.

Con bán bánh mì đã thấy ông nội Cọp với ánh đèn pin sáng chói nên nó yên tâm tìến về phía nhà Cọp.

Khi ông nội và con bé bước vào, thằng Cọp bỗng thấy hồi hộp. Nó đâu có đói đúng gì mà đòi ăn. Nó cũng như bà nội chỉ muốn mua dùm cho con bán bánh này vài ổ kẻo tội nghìêp. Trời mưa bão như ri nhà người ta đóng kín cổng lo ngủ chứ ai mà ăn bánh mì. Và điều quan trọng hơn hết là tự nhiên thằng Cọp nổi tính tò mò muốn biết con bán bánh mì này là ai.

Con bán bánh mì đêm đã bước vào nhà. Toàn thân nó được bao kín mít bằng chiếc áo tơi lính và cái nón lá. Sau lưng nó nổi u một cục của cái bao bánh mì..

Một cách từ tốn, con bé tháo cái áo mưa ra trước để xuống góc nhà, và hạ bao bánh mì xuống cạnh bên. Xong rồi nó tháo chiếc nón ra để lên cái áo mưa, dùng cả hai tay vuốt những giọt nước mưa còn đọng trên mặt, từ trước vuốt ra sau, tụm lại mái tóc cho gọn gàng.

Thằng Cọp la lên thất thanh

-Ê Hoa, mi bán bánh mì hả?

Con Hoa bán bánh mì bây giờ mới thấy thằng Cọp ngồi ở góc nhà. Nó cũng kêu lên ngạc nhiên: -Ủa, Cọp. Mì ở đây à.

Thì ra là con Hoa bạn học chung trường Phú Mỹ mà. Cọp học lớp 3B con trai, còn con Hoa 3A con gái. Không chung lớp nên tụi nó chỉ biết nhau sơ sơ. Cọp là con trai đâu chịu chơi với con gái! 

*
Có ai đó nói rằng Huế là của quá khứ, không phải là hiện tại và càng không thể là tương lai. Hôm nay Cọp ngồi một mình trong quán vắng để vọng về quá khứ đó.
Bên ngoài trời vẫn đổ mưa, như là cơn mưa chưa bao giờ ngừng từ cái đêm con Hoa vô bán bánh mì ở nhà Cọp. Đêm đó sau khi con Hoa bước ra, ông nội Cọp lấy cái ly bỏ sữa đặc để Cọp chấm ăn với bánh mì. Đây là món khoái khẩu của Cọp. Vậy mà hôm đó Cọp ngồi thẩn thờ không nuốt nổi miếng nào. Cọp ráng lắng tai nghe tiếng con Hoa hòa lẫn cùng tiếng mưa “ăaìi mua bánh mì không?” mà nghe như tiếng nó đang réo rắt “Ai mua bánh mì dùm con…mua dùm con. Trời mưa quá.” Cọp cầu sao nghe được tiếng con Hoa dừng lại hỏi “ Nhà mô? Nhà mô kêu bánh mì rứa?”… Không biết con Hoa có phải bán hết bánh mì rồi mới được về nhà? Cọp tiếc là hồi nãy không nói ông nội mua hết dùm nó. Thằng Cọp ngồi thẩn thờ. Miếng bánh mì lúc mới bẻ ra còn nóng hổi bốc khói nay đã lạnh ngắt. Vài chú ruồi đêm đánh hơi mùi sữa bay lại đậu trên vành ly chờ cơ hội nhào xuống Cọp cũng không buồn để ý. Cọp chỉ thấy lờ mờ đôi bàn chân gầy guộc của con Hoa mang hai chiếc dép khác nhau xiêu vẹo trên con đường lầy lội, và tiếng rao của nó nhỏ dần… nhỏ dần. Bỗng nhiên Cọp thấy buồn quá. Thiệt là buồn.
Những ngày sau đó gặp nhau trong trường thằng Cọp cứ lén nhìn xuống chân con Hoa và thấy nó vẫn còn đeo hai chiếc dép khác nhau. Té ra con Hoa nghèo quá chưa đủ tiền mua đôi dép khác lại càng làm Cọp bứt rứt thêm. Cọp ước chi con Hoa là con trai. Cọp có nhiều dép dư lắm. Dép nó chưa kịp mòn thì ba mạ Cọp đã mua cho đôi khác. Ông nội Cọp thấy tiếc nên giữ lại những đôi củ nhưng vẫn còn tốt chán. Cọp sẽ cho con Hoa một đôi. Nhưng nó là con gái thì đời nào chịu mang dép con trai? Mà nếu Cọp hỏi mua dép con gái, ai hỏi Cọp biết trả lời răng? Dị chết.


Cứ vậy mà mỗi ngày đến giờ ra chơi là thằng Cọp lại nhìn chân con Hoa. Ngày lại ngày qua, con Hoa vẫn hai chiếc dép khác màu mà thằng Cọp vẫn chưa nghĩ ra được cách nào để đền cho Hoa đôi khác.
Rồi tết đến.
Chẳng may đây là cái tết tàn khốc nhứt trong lịch sử của Huế. Tết 1968.
Và ba Cọp quyết định đưa gia đình nó vào Sàigòn sinh sống, tìm nơi an toàn.
Cọp phải ra đi trước khi có cơ hội đền cho Hoa đôi dép. Lời xin lỗi mà Cọp ấp ủ thế là không còn dịp để nói ra nữa rồi!

Bây giờ cũng sắp tết. Cái tết năm 98.
Ba mươi năm…
Cọp về làm khách phương xa ngay trên quê hương của mình. Rời đất Thàn Kinh từ năm ấy Cọp chưa lần nào có dịp trở lại. Vận nước đổi thay đã đẩy đưa Cọp đi thật xa, qua tận bên kia bờ đại dương.
Vài năm trước đây, gặp lại Thọ tại Cali, mừng mừng tủi tủi, Thọ đã kể lại cuộc đời buồn thảm của Hoa.
Thọ sau này cũng biết con nhỏ bán bánh mì bị dọa ma chính là Hoa. Nhưng nó hoàn toàn vô tâm không để ý chuyện chiếc dép. Sau Mậu Thân, khi mọi chuyện đã yên, thằng Thọ, con Hoa và bao đứa trẻ khác cũng trở lại trường. Tới khi Thọ đậu đệ thất trường Quốc Học, nhưng Hoa đã không vào được Đồng Khánh như ước mơ. Thọ và Hoa không gặp nhau từ đó. Bẳng đi một thời gian khá lâu sau, Thọ tình cờ gặp một người quen cho biết Hoa không có chồng mà lại có một đứa con gái. Cuộc sống nghèo khổ cùng cực đến nổi Hoa mang bệnh nặng, không tiền thuốc thang nên đã chết rồi. Đứa con nó lúc đó mới khoảng hai tuổi, mạ chết, ba không có, không biết lưu lạc về đâu.
Cọp bùi ngùi nghe Thọ kể. Thực ra thì Hoa và Cọp cũng không phải là bạn thân thiết gì để mà tiềc nuối. Nhưng đã từ lâu, hình ảnh con Hoa mang hai chiếc dép khác nhau với túi bánh mì giữa một đêm mưa không hề phai nhạt trong tâm trí của Cọp. Mỗi lần cầm ổ bánh mì nóng hổi nào trong tay là ký ức Cọp như tự động quay lại khúc phim năm xưa…
Đêm nay trời cũng mưa.
Cọp trở về xóm cũ để tìm lại ngày xưa. Nhưng ngày xưa đâu còn nữa! Và người xưa cũng không thấy ai. Cọp lang thang quanh quẩn trên con đường quen thuộc của quảng đời ấu thơ mà thấy như đang lạc loài ở một nơi xa lạ. Còn gì nữa đâu! Những bãi cỏ xanh mướt hai bên đường, những vườn cây đầy trái, những dàn bông Cẩn đỏ rực… tất cả chỉ còn là quá khứ. Thay thế vào đó là những ngôi nhà sát rịt nhau, hàng quán chi chit. Cọp lang thang quanh quẩn ở đây từ sáng đến tối, chỉ mong được nghe một tiếng “ Cọp” của một người quen biết nào đó còn xót lại, nhưng vẫn chưa ai.
Cọp chọn quán này để ngồi đêm cuối cùng ở đây. Theo Cọp thầm tính thì nơi đây chính là cái ao cạn mà ngày xưa Cọp một lần nhẫn tâm quăng chiếc dép con Hoa xuống. Thời gian có thể làm kỷ niệm nhạt phai, nhưng sao vẫn không xoá đi được một lỗi lầm nhỏ của thời non dại.

“ Vé số đây. Vé số đây. Aaìii mua vé số không”
Đang bâng khuâng thả hồn về dĩ vảng, Cọp giật mình vì tiếng rao bán vé số. Cái tiếng AI kéo dài thành tiếng Ảỉ nghe thật là quen thuộc. Cọp nhìn ra phía ngoài thấy có một con bé toàn thân kín mít trong tấm áo mưa và chiếc nón lá, nhưng bàn tay nhỏ bé đang chìa ra khỏi áo cầm một cọc vé số dược bao kín bằng bao nylon, phất qua phất lại chào mời. Như có cái gì thúc đẩy, Cọp đưa tay gọi con bé vào.
Nghe tiếng gọi, con bé mừng lắm quày quả bước tới. Trước hết nó tháo cái aó mưa thả xuống nền, bỏ nón lá xuống, và lấy cả hai tay vuốt hết những giọt nước mưa trên mặt rồi kéo cả đôi tay ra phía sau túm mái tóc lại cho gọn. Cọp suýt nữa kêu lên. Ngày xưa con Hoa khi vào nhà nó bán bánh mì cũng làm những động tác như cô bé này. Và khi nó tiến lại gần thì, trời ơi, hình như là nó giống con Hoa lắm! Cọp nói “hình như” bởi vì đã ba mươi năm rồi, ký ức dù sao cũng đã nhạt phai.
Cọp ra dấu cho con bé ngồi xuống.
-Con còn nhiều vé sô không? Cọp hỏi
-Chừng ni. Con bé đưa hết cả bọc cho Cọp.- Mai xổ rồi chú. Dễ trúng lắm.
Cọp đang bồi hồi trong dạ cũng suýt bật cười.
-Mai xổ rứa con nhắm bán hết không?
Khuôn mặt nó có vẻ đăm chiêu, thở nhẹ
-Chắc là không mô chú ơi. Dạo ni cái chi cũng ế ẩm…
-Vậy chú mua hết số vé này …được không?
-Dạ được chơ- nó hí hửng- Cám ơn chú.
-Nhưng mà chú hỏi con mấy điều này con phải trả lời thiệt nghe?
Nó có vẻ chần chừ- Da…được.
Cọp thấy gương mặt con bé xịu xuống như sợ Cọp sẽ không mua hết vé số nếu nó không trả lời được, làm Cọp thấy bất nhẫn, vội vàng trấn an
-Thôi coi như chú mua hết rôì đó. Chừ con biết thì trả lời. Không thì thôi.
-Dạ. Chú hỏi chi ? Con bé nói như reo, sợ Cọp đổi ý.
- Con tên chi? Mấy tuổi rồi?
- Tên Hường. Mười tuổi.
- Rứa mạ con tên chi? Cọp hồi hộp chờ.
- Con không biết.
Câu trả lời làm Cọp thất vọng. Tại sao nó không biết ? Nhìn mặt nó buồn buồn như có điều chi tâm sự.
- Con 10 tuổi rồi mà không biết tên mạ con à?
Hường mắt đỏ hoe ngập ngừng
-Con nói thiệt… Mạ con chết rồi, lúc con còn nhỏ nên con không biết tên mạ con.
Cọp bỗng thấy hối hận khi không lại khơi dậy nỗi buồn của con bé.
-Còn ba con mô?
-Con không có ba. Con chỉ nhớ là mình có mạ thôi. Con không có ba.
Cọp hỏi thêm:
- Mạ con làm răng mà chết?
-Họ nói là mạ con nghèo quá, không có tiền mua thuốc nên bịnh quá chết.
Có thể nào đây là một sự trùng hợp không? Con bé này tên là Hường, cái tên mà Cọp cảm thấy có một sự liền lạc với tên Hoa. Hoa Hường. Nó không có ba, và mạ nó nghèo bịnh không có tiền thuốc men mà chết. Cọp buột miệng hỏi:
- Có phải mạ con tên Hoa không?
Hường ngơ ngác
-Con không biết. Mà răng chú nói mạ con tên Hoa?
Cọp chưa kịp trả lời, con bé đã vội vàng đứng dậy.
-Chú ơi con phải về, không thôi trể giờ họ đóng cửa. Cám ơn chú.
Nói xong nó lấy nắm tiền của Cọp đưa không kịp đếm, khoác vội chiếc aó mưa băng mình ra cửa thật mau.
Cọp ngẩn ngơ trông theo và kịp thấy con Hường bị trợt chân ngã sóng soài. Như một phản xạ Cọp la lên.
- Coi chừng Hoa … và phóng mình theo.
Tới ngang ngưỡng cửa Cọp thấy một chiếc dép của con Hường lúc té bị sút ra. Cọp cầm chiếc dép xỏ vào chân con Hường đang ngồi suýt soa.
-Con có sao không?
Con bé Hường không trả lời. Nó thân thiết dựa vào Cọp và hỏi lại.
- Chú ơi, răng mà chú kêu con là Hoa rứa? Mạ con tên Hoa thiệt hả chú? Chú biết mạ con hả chú?
Cọp lặng thinh. Con Hường nhìn mặt Cọp hỏi
- Răng mà chú khóc?
Cọp chùi mặt
- Không phải mô. Nước mưa đó.
Con Hường bỗng đứng dậy hốt hoảng.
-Chú ơi con phải về. Trễ rồi.
Nó vùng đứng dậy chạy được mấy bước, chợt quay lại nói;
-Chú là bạn của mạ con thiệt hả chú? Chú có hình của mạ không? Tối mai chú tới đây nữa cho con coi hình của mạ con nghe chú?
Nó hỏi một hơi và băng mình chạy đi không cho Cọp kịp trả lời một câu nào.
Bóng Hường đã khuất vào màn đêm mà Cọp vẫn đứng bất động.
Mưa vẫn rơi…
Đứa bé này có phải là đứa con mồ côi của Hoa không? Hay nó chỉ là một trong muôn ngàn đứa bé lam lũ kiếm sống khắp nẻo đường quê hương? Cọp nhớ lại lúc xỏ chiếc dép cho con bé Hường, nó thấy một cảm giác rất ấm áp, thân tình. Cọp bỗng thấy tiếc là ngày xưa phải chi Cọp cũng biết cầm chiếc dép trả lại cho con Hoa thì biết đâu chừng mọi sự sẽ khác đi một chút, tốt hơn một chút? Phải chi cái nghèo không đeo đuổi cuộc đời của mạ con Hoa, nếu bé Hường chính là con gái của Hoa. Và, phải chi không hề có cuộc chiến để ba con Hoa không đi lính chết để Hoa không phải đi bán bánh mì mưu sinh lúc tuổi còn thơ. Phải chi Cọp có thể mua vé số cho bé Hường hằng ngày. Phải chi, phải chi…
Suy nghĩ mông lung không làm Cọp quên rằng sớm mai Cọp phải rời Huế trở lại Sàigòn để kịp chuyến bay về Mỹ. Vợ và con đang chờ Cọp ở Cali.
Chiều mai khi con Hường trở lại đây, chắc là nó sẽ ngồi chờ và thắc mắc cái ông tốt bụng hôm qua đi mô mà lỗi hẹn với nó? Có lẽ hôm sau, rồi hôm sau nữa…nó cũng sẽ tới đây với hy vọng thấy được hình và nghe chuyện của mạ nó. Không biết là nó sẽ chờ đến bao lâu vì không ai nói cho nó biết rằng cái ông đó bây giờ đã ở xa, xa lắm…
“Xin lỗi Hoa – Xin lỗi Hường”./.
ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
06/02/201216:24:46
Khách
Tác giả viết bài nầy rất là cảm dộng. Chuyện có thật,hay là sáng tác ? Không biết cô bé Hường bây giờ mấy tuổi rồi? Thân chào.
07/02/201218:07:48
Khách
Hay quá... rất cảm động. Cảm ơn tác giả!

21/02/201203:26:24
Khách
Chào bạn Hai Hoang và TT. Cám ơn đã để lại đôi dòng.
06/02/201218:23:00
Khách
Bài viết thật cảm động! Thú thật, nhiều khi tôi tự hỏi tại sao tôi là tôi đang ở đây mà không phải là Hoa, là Hương, là những em bé, là những cụ già đang lang thang kiếm sống trong hoàn cảnh đói khổ trên khắp nẻo đường quê hương!
05/12/201219:24:07
Khách
Đọc lại mà vẫn còn ướt mắt... tuyệt vơi`!
08/02/201215:26:09
Khách
Cám ơn các bạn Hậu Giang, Bình, và TanP đã có đồng cảm với tác giả.
Bạn Hậu Giang, câu chuyện xảy ra năm 1998, thì bây giờ cô bé Hường đó cũng đã 24,25 rồi...

ThaiNC
14/02/201222:36:14
Khách
Đúng là quá cảm động, xin cảm ơn tác giả !
16/02/201205:14:46
Khách
Rất cảm động. Người tốt thì biết hối hận dù muộn cũng còn hơn không.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,694,740
Tác giả cho biết ông họ Vũ, Martin Vu, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn, online từ 05/30/2012, đã gần 6,000 lượt người đọc. Bài thứ hai của Tuyết Phong là truyện ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhân ngày Fathers Day 2012, xin mời đọc chuyện kể của người con lai Mỹ-Việt, về một ông bố nuôi cựu chiến binh Mỹ và người Mẹ từ Việt Nam sang Mỹ tìm con. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino count, CA., cho biết ông rời Vietnam năm 1992. Sau 7 tháng tại Phillipines, đến California vào năm 1993. "Mồ Côi" là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Vì không thể rời nhiệm sở tại Alice Springs, Northern Territory, Úc Châu, tác giả đã không thể trực tiếp dự buổi họp mặt nhận giải. Mãi tới, ba năm sau, 2011 lần đầu tiên, vị Linh mục nhà văn và Việt Báo mới có dịp gặp gỡ lần đầu. Sau đây là bài viết mới nhất của nhà văn linh mục nhân mùa Fathers Day: Chuyện một ông bố từng có ý nghĩ giết bà vợ phụ bạc.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Mừng tác giả trở lại trường học và mong ông viết thêm.
Ngày này, tuần tới sẽ là Fathers Day. Nhân dịp này, mời đọc bài viết mới nhất của Cam Li. Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.
Nhạc sĩ Cung Tiến