Hôm nay,  

Phật Tử Biết Tên Đức Chúa Trời

13/01/201200:00:00(Xem: 35802)
Phật Tử Biết Tên Đức Chúa Trời

Tác giả: Nguyễn Phúc Sông Hương
Bài số 3455-12-28925vb6011312

Tác giả là một thi sĩ rất được quí trọng, đồng thời cũng là một tiểu đoàn trưởng tác chiến trên mặt trận Xuân Lộc cho giờ cuối cùng. Sau đó là trại tù rồi H.O. Hiện ông và gia đình an cư tại Sacramento. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Người Đàn Bà Bên Kia Hàng Rào”. Sau đây là bài viết thứ hai.

***

Sáng thứ bảy hàng tuần, cắt cỏ trước sân, tôi đều thấy toán truyền giáo Tin Lành, hai nam bốn nữ đứng tuổi, áo quần lịch sự, phân làm hai toán đi bộ chậm rải dọc theo hai bên đường Village Tree. Không biết họ có chọn nhà trước khi đến bấm chuông cửa hay không, nhưng tôi thấy không phải nhà nào cũng có người ra mở cửa tiếp chuyện.
Lần nào thấy tôi, toán ba người một nam hai nữ cũng đưa tay chào. Tôi chào lại và vẫn tiếp tục công việc của mình. Tôi biết họ muốn dừng lại nói vài lời làm quen nhưng tiếng máy cắt cỏ nổ lớn và sự hửng hờ của tôi khiến họ bước đi ngay.Rất nhiều lần như vậy, nhưng cả ba người vẫn luôn có nụ cười vui vẻ.
Tôi tránh tiếp xúc với toán truyền đạo Tin Lành vì một lý do rất đơn giản là gia đình chúng tôi đã có đạo Phật, biết chắc rằng chẳng bao giờ chúng tôi thay đổi đức tin của mình. Tiếp xúc chỉ làm mất thì giờ của cả hai bên.
Tuy vậy, nhiều lúc tôi cảm thấy mình thiếu lịch sự. Tại sao tôi lại không nở nụ cười đáp lại? Không lẻ trao đổi nụ cười, trò chuyện vài câu với những người đi truyền giáo là mình đã bị ảnh hưởng hay sao?
Cho đến một hôm cái máy cắt cỏ không nỗ nửa chừng. Tôi loay hoay với cái máy cả năm mười phút,định dẹp máy đi nghỉ thì ba người truyền giáo bước đến. Người đàn ông da đen, lớn tuổi nhất mặc áo vét, cà vạt, đến bên tôi, lịch sự hỏi:
-Chúng tôi có thể giúp ông gì không?
Tôi mỉm cười chào lại, và nói:
-Tôi đã kiểm soát thấy xăng và dầu còn đủ, nhưng không hiểu sao nó lại không chịu nổ
Rất tự nhiên như đối với một người từng quen, ông bước đến cầm tay máy rồi thử kéo giây vài lần. Máy không nổ. Ông ngồi xuống xem xét rồi mỉm cười,nói:
-Máy không “work” vì bị thấm nhiều nước từ sân cỏ. Chỉ cần phơi nắng vài phút cho khô thì máy sẽ nổ lại. Máy nhà tôi cũng đã vài lần bị trường hợp này.
Ông tự giới thiệu tên mình và tên hai người đàn bà cùng toán trong đó có một người là vợ ông. Khi biết tên Mỹ của tôi là Patrick giống như tên mình Ông Patrick mỉm cười vui vẻ nói:
-Thì ra chúng ta đều lấy tên một vị Thánh.
Tôi nói rằng tôi thật không biết Patrick là tên một vị Thánh, nếu biết thì tôi đã không dám.
Ông Patrick mỉm cười nửa đùa nửa thật:
-Ông đừng suy nghĩ như thế. Tên gọi chẳng độc quyền riêng ai. Trên thế giới này có rất nhiều người mang tên Patrick. Thánh Patrick hẳn đã biết và chắc chắn Thánh chẳng phiền hà gì mà còn rất vui.
Bà Patrick khen hai hàng bông hồng nhà tôi rất đẹp. Bà hỏi tôi có mất nhiều công chăm sóc không. Bà Lynda, người da trắng tóc nâu bạc không nói nhưng trên đôi môi như luôn có nụ cười thân thiện.
Quả nhiên, như ông Patrick nói, máy cắt cỏ đã nổ lại sau vài phút phơi nắng. Tôi tiếp tục công việc sau lời chúc “ một ngày vui vẻ” của ông Patrick khi ba người từ giả.
Sáng thứ bảy kế tiếp thấy ba người đi đến, tôi cất tiếng chào nhưng vẫn tiếp tục đẩy máy cắt cỏ. Biết tôi không muốn nói chuyện, họ chào lại rồi đến bấm chuông nhà bên cạnh.Nhà này của hai người đàn bà sống chung, một người đã lái xe đi làm, còn một người thì luôn ở trong nhà, ít tiếp xúc.
Sau ba tuần vắng toán truyền giáo, tôi tưởng là họ đã chấm dứt công việc trong khu vực này, bây giờ thấy họ trở lại, tự nhiên tôi cũng cảm thấy vui vui. Ít ra thì hình ảnh những người ăn mặc lịch sự, luôn nở nụ cười đã làm sinh động con đường Village Tree vắng vẻ mỗi sáng thứ bảy cuối tuần.
Thấy tôi tắt máy, cất tiếng chào, ba người liền dừng lại bắt chuyện. Trông họ vui thật, có lẻ vì lâu quá bây giờ mới có dịp để “ truyền giáo” ông già bảy mươi nhỏ nhắn Á Châu. Tôi nghĩ như vậy, nhưng không, họ chẳng nói gì liên quan đến đạo giáo Tin Lành mà chỉ nói những chuyện thông thường trong cuộc sống.
Ông Patrick cho biết ông và vợ đang dạy Trung học ở Elk Grove, sắp về hưu, bà Leyna làm việc ở tòa thị chánh thành phố. Ba người là hội viên hội Thánh, dùng thời gian nghĩ việc đời cuối tuần để lo việc đạo.
Tôi giới thiệu mình là một cựu chiến binh miền nam Việt Nam, đã bị tù Cọng Sản gần mười năm. Nghe tôi nói, ông Patrick không ngạc nhiên lắm, nhưng vợ ông và bà Leyna thì mở tròn mắt nhìn tôi từ đầu đến chân như không thể tin rằng một người nhỏ xác như tôi mà chịu đựng được mười năm trong nhà tù CS.
Hôm đó, ông Patrick đã trao cho tôi một cuốn sách mỏng và nói:-
-Ông thử đọc cuốn sách này. Nếu ông cảm thấy thích thì chúng tôi sẽ biếu ông thêm cuốn khác.
Tôi cầm cuốn sách, thấy hình bìa vẻ cây Thánh Giá và những đứa bé với hàng chữ: Children under God’s protection. Tôi cám ơn và nói rằng khả năng Ang ngữ của tôi không khá lắm nhưng sẽ cố gắng đọc, có gì không hiểu thì sẽ hỏi ông Patrick.
Ông Patrick cười vui, bắt tay từ giả. Ba người đến bấm chuông nhà bên cạnh, là nhà của hai vợ chồng người Mễ và ba đứa con còn nhỏ. Họ đứng đợi vài phút rồi bỏ đi vì không ai mở cửa .
Toán truyền giáo bên kia đường cũng vừa bấm chuông nhà đối diện với nhà tôi nhưng cũng chẳng có ai ra mở cửa. Chủ nhà kế bên là ông Gordon ra mở cửa, chào hỏi nhưng chỉ nói chuyện vài ba phút.
Tôi không cắt cỏ sáng thứ bảy sau đó vì không được khỏe. Tuần kế tiếp, tôi nghe tiếng chân người đang bước lên bậc cấp gỗ nhà tôi rồi có tiếng bấm chuông. Tôi nhìn ra, thấy ba người đang đứng đợi. Tôi ra mở cửa mà cảm thấy lúng túng khi nghĩ đến cuốn sách tôi chỉ mới liếc qua và đã để quên đâu đó, sợ khó trả lời nếu ông Patrick hỏi.

Ông Patrick nói vì không thấy tôi cắt cỏ, nghỉ rằng tôi bệnh nên vào hỏi thăm. Biết tôi không được khỏe, cả ba chào, chúc tôi mau khỏe, rồi đi ngay, không nhắc nhở gì đến cuốn sách.
Sáng thứ bảy tuần kế, khi tôi dọn dẹp ở vườn sau thì ba người đến Vợ tôi hé cửa và nói: ”Ông Patrick không có ở nhà”.
Tôi tưởng thái độ của vợ tôi không nhiều thì ít đã làm tổn thương tinh thần của họ, sẽ không đến nhà chúng tôi nữa, nhưng không, họ đã trở lại sau hai tuần.
Khi thấy ông Patrick bước đến bấm chuông, vợ tôi trách tôi “Ông thật phiền, mình đã theo Phật, còn nhiều chuyện với người ta nửa làm chi”.
Trách thì trách nhưng vợ tôi cũng ra mở cửa. Tôi tưởng như lần trước, “nàng” chỉ hé cửa bảo với họ là tôi không có ở nhà, nhưng thật bất ngờ “nàng” lại mở rộng cửa mời họ vào.
Nhà chúng tôi nhỏ, bàn thờ Phật đặt tại phòng khách ngay trước mắt mọi người. Ông Patrick, vợ ông và bà Leyna đã hơi nghiêng đầu về phía bàn thờ khi đi ngang qua. Tôi nhìn “nàng” và chợt hiểu ý của “nàng”là để cho người ta thấy rõ đức tin không lay chuyển được của mình
Lần này bên cạnh ba người còn có một cô gái Việt tên Hồng. Sau khi được ông Patrick giới thiệu, cô Hồng lễ phép nói:
-Thưa hai bác, cháu được đến đây để thông dịch những gì hai bác cần.
Ông Patrick lấy một cuốn sách có tựa đề “God governs the world” từ trong túi xách đưa cho tôi xem rồi nói:
--Thưa ông bà, biết ông bà đã có đức tin, nhưng chúng tôi cũng xin phép cho cô Hồng được dịch thuât một vài đoạn quan trọng trong cuốn sách bởi vì nó rất bổ ích trong cuộc sống của chúng ta.
Cô Hồng lấy cuốn sách như cuốn ông Patrick trao cho tôi rồi bắt đầu đọc, dịch ra tiếng Việt cho chúng tôi nghe, đại ý rằng Đức Chúa Trời cai trị thế gian bằng quyền lực và tình thương, thưởng phạt công minh, không ai có thể che dấu tội ác của mình được.
Cô Hồng chỉ đọc một chương rồi dừng lại, có lẻ vì sợ làm mất thì giờ của chúng tôi. Uống xong một tách trà, mọi người đứng dậy từ giả thì ông Patrick bắt tay tôi và hỏi:
-Tên Việt của ông là Phúc Nguyễn phải không? Tôi thấy tên Phúc Nguyễn với địa chỉ này trên danh sách những người làm việc thiện.
Nghe ông Patrick hỏi, tôi thật bở ngở. Thật không ngờ một việc làm quá nhỏ nhoi và tình cờ mà một cái tên Việt Nam lại được đưa lên danh sách những người làm việc thiện.
Tôi lắc đầu, trả lời ông Patrick:
-Tôi không dám nhận ba chữ “làm việc thiện” đâu, chẳng qua chỉ là một chút quà không đáng kể mang tấm lòng của vợ chồng già chúng tôi mà thôi.
Ông Patrick mỉm cười xiết chặt tay tôi, nói nhỏ:” Cái tên này mới chính là tên đầu tiên của ông, đừng quên”..
Tiễn khách đi rồi, vợ tôi nói với vẻ vừa lòng như đã giải quyết xong một công chuyện:
-Để cho họ thấy mình thờ Phật thì lần sau họ không đến nữa.
Ậm ừ cho xong chứ tôi biết rằng chẳng có trở lực nào đối với sức mạnh tinh thần của những người truyền giáo.
Tôi chợt nghĩ ngợi về một lá thư có vẻ phiền trách của Walker Cancer Research Ínstitute mà chúng tôi mới nhận hôm qua.” You were not one of the four Million Americans who answered my privous letter. I think I know why …
Vợ tôi cười vui và nói rằng ”Họ tưởng mình là người giàu có mà keo kiệt. Biết đâu tương lai mình sẽ giàu có thật. Ờ, nói thiệt nếu có tiền thì mình phải nghĩ đến nước Mỹ trước. Mình già rồi, không làm gì được, mong được may mắn để có cơ hội tỏ lòng biết ơn”.
Nhớ lại khoảng ba năm trước, ông Gordon, người hàng xóm đến nhà trao cho chúng tôi một phong bì gây quỷ cho “ Heart Assotiation” với số tiền yêu cầu tối thiểu là hai mươi đồng. Tưởng nhiều chứ hai mươi đồng thì không khó gì lắm nên tôi đã đi mua một money order gởi đi. Tưởng thế là xong, không ngờ khoảng một tháng sau, chúng tôi nhân được rất nhiều thư của các hội từ thiện trên khắp nước Mỹ gửi đến. Đọc những lời lẻ, hình ảnh trong thư, thật khó mà cầm lòng, thế nhưng thực tế với tiền trợ cấp cho người già, chúng tôi chỉ gửi đi rất hạn chế, gần như là không đáng kể. Qua ba năm, đến bây giờ chỉ còn lại ba hội mà chúng tôi cố gắng duy trì vì cảm thấy gần gủi với trái tim mình hơn: Hội Easter Seals giúp trẻ em nghèo khổ tại Sacramento và hai hội Disabled Veterans, Paralyzed Veterans ở thủ đô Washington mà thôi. Tháng nào cũng có niềm vui, thầm lặng mà hạnh phúc như một người nghèo được hưởng bữa cơm ngon..
Sau ngày đó toán truyền đạo Tin Lành không còn đến khu vực đường Village Tree. Vừa rồi, gần cuối năm dương lịch 2011 tôi tình cờ gặp vợ chồng ông Patrick tại cửa hàng bán đồ cũ ở đường Stockton. Ông nói:” Thời buổi kinh tế khó khăn mình đi shopping ở đây”.
Hai ông bà Patrick mua khá nhiều đồ dùng cũ bằng điện. Tôi mua cái quần Jean, về nhà phải nhờ bà xã cắt ngắn, lên lai.
Ông Patrick nói rằng toán của ông đã đổi khu vực, tuy vậy thỉnh thoảng vợ chồng ông cũng lái xe ghé qua đường Village Tree thăm vài người bạn mới quen.
Ông Patrick đã thân mật hỏi tôi có nhớ tên Đức Chúa Trời không khi nghe tôi nói đã đọc xong cuốn sách ông cho. Ông bà rất vui với đầy cảm xúc trong đôi mắt nhìn tôi khi nghe tôi trả lời: ”tên Đức Chúa Trời là Giê Hô Va”.
Ông Patrick bắt tay tôi và nói:
-Một tín đồ Phật Giáo nặng lòng như ông mà biết được tên Đức Chúa Trời thì thật đáng quý. Chúng tôi rất cảm xúc và không mong gì hơn.
Tôi cũng vậy, cũng cảm xúc, thứ cảm xúc tôi không hề có khi đọc tên Đức Chúa Trời, hay Jesus Christ trong sách. Phải chăng vì trong sách chỉ là những chử viết được đọc bằng đôi mắt, còn bây giờ được phát ra từ trong lòng mình trước những con người đang hồi hộp chờ đợi lắng nghe?
Nguyễn Phúc Sông Hương

Ý kiến bạn đọc
16/01/201217:39:14
Khách
Với lòng tôn kính , xin cảm ơn Ông vì đã cho đọc một bài hay và rất nhiều ý nghĩa . Cầu mong Ông bà luôn An Bình - Mạnh Khoẻ - Vui vẻ Đón Tết Nhâm Thìn ( 2012 ) .
Peter Vũ
13/01/201203:38:12
Khách
cám ôn ông Nguyển Phuóc Sông Huong và qua bài viết này tôi xin đuộc giối thiệu dến ông bài giảng của Muc Su Thomas Stebein tên Viet la Tôn Thát Bình và dây la link cua bái giảng
http://www.youtube.com/watch?v=anaFGAX9jsg
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,731,568
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến