Hôm nay,  

Ban nhạc Những Cái Bóng

04/01/201200:00:00(Xem: 219987)

Ban nhạc Những Cái Bóng

Tác giả: Trương Tấn Thành, WA

Bài số 3447-12-28917vb4010412

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông là một hồi ký ngắn về một thời tuổi trẻ mê nhạc.

** *

Bạn nào hồi thập niên sáu mươi mà mê nhạc hoà tấu ghi ta điện như bọn tôi chắc đều biết ban nhạc hoà tấu đàn ghi ta điện bốn người của Anh tên là The Shadows (Những Cái Bóng). 

Nhạc của ban The Shadows rất trang nhã và rất sang như hoàng gia Anh Cát Lợi và dễ tập theo. Lúc đó Lâm và tôi đang học lớp Đệ Tam C ở trường Chu văn An, Sàigòn. Lâm nhà khá gỉa nên có bộ trống ở nhà ở tập, còn tôi thì mua được cây đàn “Phen” (hiệu đàn danh tiếng Fender) và một cái em-pli nhỏ mua trăm mấy bạc để luyện tập. 

Tôi miệt mài nghe những bài hoà tấu nổi tiếng của ban The Shadows như Peace Pipe, Blue Star, Man of Mystery, The Savage vân vân để tập đàn mò theo cách “nghe sao đánh lại như vậy. “ Rồi tôi đi theo người bạn có ban nhạc hẵn hoi để cố chen chưn vào cho thỏa cái đam mê của mình. Vào trong lớp, Lâm và tôi chuyên bàn luận về những bài nhạc mới ra của The Shadows và hẹn nhau những buổi dợt vào cuối tuần. Vì “tài năng có giới hạn” nên tôi giữ tay đàn bass, tay đàn yếu nhất trong ban so với hai tay solo và tay đệm. Thôi kệ, miễn là có tiếng là trong ban nhạc là “gồ” lắm rồi. 

Rôi khi quân đội Mỹ qua tham chiến mang theo chiếu hướng nhạc trẻ trung, kích động mà tieu biểu là ban nhạc The Venture. Tôi cũng theo thời mua hết dĩa này đến dĩa khác của The Venture về tập. Tôi còn nhớ là đường Đồng Khánh ở khu Chợ lớn có máy tiệm bám dĩa nhựa sao lại tuy phẩm chất rất tệ nhưng được cái rất rẽ nên tôi thường vào đó để mua. Những bài nhạc thịnh hành của The Venture mà tôi miệt mài tập theo lúc đó có thể kể đến Walk don't Run, The lonely Bull, The House of the Rising Sun, The Lonely Bull vân vân . 

Sau đó là tôi đứng ra tự lập ban nhạc của mình với sự cộng tác của mấy đứa em cũng mê nhạc hoà tấu đàn điện như tôi. Tôi còn nhớ một trong máy em đó tên là Nam cùng xóm với tôi. Ban nhạc nhà nghèo, “đam mê lớn nhưng tài nhỏ” cũng được nhiều lần xuất trận công diển như ai! Những bản nhạc ban nhạc của chúng tôi tập thêm nhiều bài của những ban nhạc khác nữa. Tuy vậy sự hấp dẫn của ban nhạc thời đầu The Shaows vẫn chế ngự trong lòng đam mê của tôi và cả Lâm.

Sau khi qua Mỹ và bắt liên lạc được với Lâm thì tôi được một món qùa vô gía của Lâm là diã CD thu lại những bản nhạc của Thời Shadows khi xưa! Đối với tôi đây là món qùa đem lại cho tôi cả một thời kỷ niệm vàng son. Đến giờ ngày nào tôi cũng bỏ vào máy để nghe khi lái xe lâu. Nghe lại những bài nhạc mà bọn tôi ưa mến ngày xưa tôi thấy một nổi cảm xúc dâng trào khi sống lại thời học sinh thân ái. 

Tiếp sau đó Lâm gởi thêm tôi một DVD các buổi trình diển của ban The Shadows của những năm gần đây làm tôi thêm xúc động và không biết lời nào để nói hết lòng cảm ơn Lâm. 

Lâm ơi, bọn mình đă hơn sáu mươi rồi, bị tù tội nhiều năm rồi song nhờ nơi xứ ngưiò bắt đầu lại cuộc đời từ số không, tất cả chỉ còn là kỷ niệm của thời xa xưa trong đó có đam mê về âm nhạc của bọn mình. 

Khi Lâm gởi cho mình dĩa CD và DVD của ban The Shadows gây cho mình niềm hoài cảm thật là sâu xa. Mỗi lần nghe tiếng đàn thanh nhã của ban The Shadows trổi lên là cả người mình nổi cợm lên đầy cảm xúc. Còn gì hơn được có dịp sống lại thời đèn sách khi xưa khi mà bọn mình được sống những ngày an bình không một nổi lo. Những nhạc sĩ tài danh đó có biết đâu là họ đã tạo được niềm vui thanh tao ở bọn mình. Tiếng đàn, nhịp điệu và giai điệu của họ in sâu không hề phai trong ký ức của bọn mình mà Những Cái Bóng đã:

Tạo niềm vui tao nhã cho tuổi xanh

Đem âm nhạc đưa hồn người lên tột đỉnh

Tôi và bạn, hai mình cùng sở thích

Gởi đam mê vào tiếng nhạc yêu thương

Cảm ơn bạn lắm đã giúp tôi sống trong vô vàn kỷ niệm.

Tôi viết bài ngắn này để tặng NP Lâm, người bạn đồng môn cùng nhiệt thành với Những Cái Bóng.

-Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,695,292
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mothers Day 2011, bà viết về Mẹ. Năm nay, bà viết về bà Mẹ Chồng, người mà bà trân trọng gọi là “Má tôi.”
Chủ Nhật 13-5 là Mothers Day 2012. Xin mời đọc bài viết mới của Anne Khánh Vân, giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến